Cho tới nay, những thần thoại về bùa chú Ai Cập vẫn phần nhiều nằm trong bức màn bí ẩn.
Ai Cập vốn nổi tiếng là nền văn minh cổ đại thịnh vượng bậc nhất trên thế giới. Xét về mọi lĩnh vực: từ khoa học tới nghệ thuật, mặt nào người dân bên bờ sông Nile cũng nổi trội và đạt được nhiều thành tựu vượt bậc.
Đặc biệt, cư dân Ai Cập cổ đại là một trong những tộc người sớm nhất sử dụng bùa chú và tin vào phép thuật. Cho tới nay, những thần thoại về bùa chú Ai Cập vẫn phần nhiều nằm trong bức màn bí ẩn.
Bùa yêu trong cung cấm
Hãy bắt đầu câu chuyện với bùa yêu trong cung cấm của các Pharaoh. Thuở xưa, trong các vương triều Ai Cập, điển hình là thời của Akhenate, người ta luôn cho rằng, khi một người đàn ông mê mệt một người phụ nữ, đó là dấu hiệu người đàn ông đó đã ăn nhầm “bùa mê thuốc lú”.
Nữ hoàng Nefertiti - vợ của pharaoh vĩ đại Akhenate chính là người đàn bà quyền lực nhất trong lịch sử. Bà là người phụ nữ Ai Cập đầu tiên nắm quyền lực tối cao, sáng tạo ra một tín ngưỡng thờ thần mới, cho xây dựng một kinh đô thứ hai của đế chế Ai Cập. Người ta nói, vũ khí bí mật của bà chính là “bùa chú tình yêu”.
Sử sách chép lại rằng, Nefertiti là người phụ nữ đẹp nhất xứ sở Ai Cập. Sắc đẹp của nàng có sức quyến rũ mê hồn, không chỉ với người mà còn là thần Mặt trời Aten. Trong cung, để cạnh tranh ngôi vị và được Pharaoh sủng ái, nàng đã yểm bùa yêu lên chồng mình.
Thứ bùa ấy là các loại hương liệu đặc biệt nàng xức lên người, các thần chú và sự giúp đỡ của các thầy tu cao tay. Kết quả là Nefertiti gần như đã đạt được mọi thứ: tình yêu, sự chiều chuộng, quyền lực tối thượng.
Duy chỉ có một điều bùa yêu của bà không linh nghiệm đó là trong việc sinh nở. Sáu người con Nefertiti sinh cho Pharaoh Akhenaten lại đều là con gái, chính việc này cũng là mấu chốt sau này cho số phận thảm thương khi cuối đời của nữ hoàng.
Những tấm bùa và lời nguyền thế kỷ
Thế giới bùa chú Ai Cập còn gắn liền với các lời nguyền trong lăng mộ Pharaoh - kim tự tháp. Chúng được sáng tạo bởi các quan tư tế nhằm mục đích bảo vệ sự an nghỉ vĩnh hằng của các Pharaoh cũng như gìn giữ của cải được chôn theo cùng họ.
Trong hầu hết các hầm mộ ở Thung lũng Hoàng gia, người ta đều bắt gặp những dòng chữ tượng hình với nội dung: “Bất kỳ người nào đến quấy nhiễu sự yên ổn của Pharaoh thì cánh cửa tử thần sẽ giáng xuống đầu người đó”.
Lạ thay, có khá nhiều lời bùa chú ấy linh nghiệm. Những cuộc tìm mộ, khảo cổ của giới khoa học tìm ra một lăng mộ Pharaoh mới luôn kèm theo những vụ mất tích, cái chết bí ẩn hay căn bệnh lạ…
Câu chuyện về bùa chú của ấu vương Tutankhamun (mất năm 1.300 TCN) là một minh chứng rất rõ. Việc khai quật mộ của vị vua này được xem là một trong những thành tựu khảo cổ đáng giá đầu thế kỉ XX.
Tuy nhiên, ngay khi tước sĩ Kanaban - người đầu tư vốn cho cuộc khai quật mất vì một căn bệnh kì lạ, những nghi vấn đã được đặt ra. Ông ta chết bởi một vết côn trùng đốt khi bước vào hầm mộ.
Đặc biệt, vết thương trên mặt ông trùng hoàn toàn với vị trí vết thương trên mặt vị ấu vương. Chưa dừng lại, liên tiếp sau đó, những thành viên đoàn khảo cổ cũng gặp phải nhiều chuyện kỳ quái chẳng lành. Tới thập niên 80, con số người chết vì bùa chú Tutankhamun đã lên tới hơn 50.
Một đặc điểm chung của những người tử nạn vì bùa chú Tutankhamun ấy là không ít người trước khi ra đi trăn trối rằng: “Tôi đã nghe tiếng thở của nó, tôi phải cùng đi với nó đây”.
Rất nhiều người đã tin rằng, những lần khám phá hầm mộ đã làm các vị thần nổi giận và trút xuống đầu những kẻ báng bổ. Nhưng cũng có không ít người khác tin vào những giả thuyết khoa học chứ không coi đó là lời nguyền, bùa chú.
Họ cho rằng, những người thám hiểm kim tự tháp đã nhiễm phải những loại vi khuẩn cực độc sinh ra từ thực phẩm và quần áo mà Pharaoh chôn theo.
Tuy nhiên, có một điều mà họ không thể giải thích được là yếu tố nào đã giúp các loại vi khuẩn tồn tại lâu đến thế, khoảng hơn 4.000 năm trong lòng sa mạc.
Cho tới nay, đó vẫn chỉ là những câu chuyện kể, manh mối và giả thuyết. Hy vọng một ngày không xa, bức màn kia sẽ được vén lên trọn vẹn…
Bạn có thể xem thêm:
Geen opmerkingen:
Een reactie posten