Scroll down for English letter
Dân Làm Báo - Nhân chuyến viếng thăm Hoa Kỳ của Chủ tịch nước Việt Nam - ông Trương Tấn Sang, 10 tổ chức quốc tế đã đồng ký tên gửi thư đến Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama. Nội dung chính thức yêu cầu Tổng thống Obama đặt vấn đề với nhà nước Việt Nam về việc bắt giam tùy tiện blogger Điếu Cày và những người hoạt động nhân quyền. Đây là phối hợp nỗ lực vận động của các tổ chức quốc tế và một số blogger Việt Nam trong một thời gian kỷ lục. Dân Làm Báo gửi đến các bạn trong thôn bản lược dịch của lá thư này.
Dân Làm Báo - Nhân chuyến viếng thăm Hoa Kỳ của Chủ tịch nước Việt Nam - ông Trương Tấn Sang, 10 tổ chức quốc tế đã đồng ký tên gửi thư đến Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama. Nội dung chính thức yêu cầu Tổng thống Obama đặt vấn đề với nhà nước Việt Nam về việc bắt giam tùy tiện blogger Điếu Cày và những người hoạt động nhân quyền. Đây là phối hợp nỗ lực vận động của các tổ chức quốc tế và một số blogger Việt Nam trong một thời gian kỷ lục. Dân Làm Báo gửi đến các bạn trong thôn bản lược dịch của lá thư này.
Kính thưa Tổng thống
Những tổ chức ký tên trân trọng yêu cầu ngài đưa vấn đề với nhà nước Việt Nam về việc bắt và giam giữ tùy tiện đối với ông Nguyễn Văn Hải (được biết rộng rãi với tên gọi "Điếu Cày"), bỏ tù những blogger và những nhà hoạt động nhân quyền nổi tiếng. Chúng tôi hiểu rằng Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang sẽ gặp gỡ Tổng thống vào ngày 25 tháng 7 năm 2013 và chúng tôi thật sự hy vọng rằng ngài sẽ nắm lấy cơ hội này để thảo luận trường hợp của ông Nguyễn Văn Hải với ông Trương Tấn Sang.
Ông Nguyễn Văn Hải là một cựu chiến binh của quân đội Việt Nam, và là một trong những blogger tiên phong của Việt Nam. Ông hiện bị cầm tù vì đã thể hiện quyền của ông về tự do ngôn luận, sinh hoạt đoàn thể, tự do tụ họp ôn hòa, và vì những hoạt động của ông như một người bảo vệ nhân quyền. Trước khi bị bắt giam, ông Hải là người đồng sáng lập Câu lạc bộ Nhà báo Việt Nam Tự do. Ông đã viết về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam trên trang blog của ông. Vào năm 2009, Tổ chức Quan sát Nhân quyền đã trao giải thưởng Hellman-Hammett cho ông với lý do "cho những người viết phải chịu những sự ngược đãi vì những bài viết của họ". Tổ chức Ân xá Quốc tế ghi nhận ông là một tù nhân lương tâm. Vào tháng 4 năm 2012, tổ chức Những người Bảo vệ quyền Dân sự tuyên dương ông là Người Bảo vệ Nhân quyền của tháng.
Vào ngày 24 tháng 9 năm 2012, ông Hải bị kết án 12 năm tù và 5 năm quản chế với tội danh "tuyên truyền chống đối nhà nước Xã hội chủ nghĩa Việt Nam" theo điều 88, phần 2 Bộ luật hình sự của Việt Nam. Kháng cáo của ông sau đó đã bị từ chối.
Từ ngày 23 tháng 6, 2013 đến nay, ông Nguyễn Văn Hải đã tuyệt thực trong tù để phản đối tình trạng đối xử tàn tệ và biệt giam ông tại trại tù số 6, Nghệ An, Việt Nam. Điều kiện giam cầm đối với ông đã vi phạm những tiêu chuẩn luật pháp quốc tế dựa trên những giá trị nền tảng nhất trong việc đối xử với tù nhân. Ông Hải cũng đã tuyệt thực để phản đối hành xử ác nghiệt của quản giáo đối với những tù nhân lương tâm. Trại tù nơi giam giữ ông vốn nổi tiếng về việc đối xử tàn bạo của cai tù đối với các tù nhân.
Gia đình của ông Nguyễn Văn Hải quan tâm sâu sắc đến sức khỏe và sự an toàn của ông, lần tuyệt thực trước của ông, cũng đã diễn ra để phản đối tình trạng nhà tù vô nhân đạo, kéo dài 28 ngày và gần như đem lại cái chết cho ông vì những phản ứng ngược đem đến cho những bộ phận trong cơ thể. Tình trạng sức khỏe hiện thời của ông đang trong tình trạng nguy cập khi ông tuyệt thực đã quá 30 ngày qua.
Bắt giam và cầm tù ông Nguyễn Văn Hải là một vi phạm những cam kết của Việt Nam đối với luật pháp quốc tế, cụ thể là điều 19, 21, và 22 của Công ước quốc tế về những quyền Dân sự và Chính trị vốn áp đặt những bổn phận lên các quốc gia nhằm bảo vệ quyền tự do ngôn luận, lập hội, tụ họp ôn hòa của ông Nguyễn Văn Hải. Những đối xử dành cho ông cũng mâu thuẫn với các bổn phận của chính quyền là tôn trọng và bảo đảm những giá trị nền tảng tối thiểu trong việc đối xử với các tù nhân.
Vì ông Nguyễn Văn Hải đang trong tình trạng nguy hiểm tính mạng, dẫn đến sự đe dọa sức khỏe trầm trọng cấp thời nếu ông vẫn tiếp tục bị giam giữ, chúng tôi hy vọng Tổng thống sẽ nhân cơ hội viếng thăm của Chủ tịch Trương Tấn Sang để yêu cầu trả tự do ngay lập tức cho ông Nguyễn Văn Hải, đặc biệt là để được trị liệu.
Cám ơn sự cứu xét của Tổng thống đối với yêu cầu của chúng tôi. Xin Tổng thống yêu cầu nhân viên của ngài liên lạc với chúng tôi nếu có bất kỳ những câu hỏi hay cần thêm những dữ kiện về trường hợp quan trọng này.
Kính thư
*
Bản tiếng Việt:
Điếu Cày tuyệt thực sang ngày thứ 33, chị Dương Thị Tân uất ức đòi tự thiêu cứu chồng
Trao đổi với Danlambao lúc 17 giờ chiều nay, chị Dương Thị Tân chia sẻ: "Lúc tại viện kiểm sát, tôi đã uất ức lắm rồi. Khi tuyên bố tự thiêu, trong đầu tôi lúc ấy đã chắc chắn 100% sẽ làm. Họ đã đẩy gia đình tôi đến đường cùng".
"Nếu không vì con cái và phải đấy tranh cho anh Hải, có lẽ tôi đã tự thiêu để cho dư luận quốc tế thấy rõ bộ mặt của nhà cầm quyền này", chị Tân nói tiếp.
Cho đến thời điểm này, vẫn chưa có thông tin gì thêm về tình trạng sống chết của blogger Điếu Cày, ngoài những sự im lặng rất đáng ngờ của nhà cầm quyền. Nhiều dấu hiệu cho thấy, nhà cầm quyền CS sẽ bỏ mặc anh Điếu Cày tuyệt thực cho đến chết.
Trong lúc đó, thay thế "lực lượng" nhân viên của phòng 4 Viện kiểm sát chuyên (đóng cửa không) tiếp dân là một lực lượng đông đảo an ninh kéo đến ở bên ngoài để thay thế.
Dân Làm Báo - Sáng nay, 25/7/2013, hai mẹ con chị Dương Thị Tân tiếp tục đến Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Nghệ An. Tuy nhiên cán bộ của Viện đã không giải quyết khiếu nại, đùn đẩy từ phòng 4 sang phòng 7, phòng 7 lại về phòng 4. Gia đình phải chạy hết từ tầng này đến tầng khác để gặp người có trách nhiệm.
Sau cùng, một người đại diện của VKS ngang ngược nói rằng: Sẽ giải quyết đơn của anh Hải trong vòng 15 đến 30 ngày. Trong khi hôm nay Điếu Cày đã tuyệt thực sang ngày thứ 33 liên tiếp, tính mạng không rõ sống chết ra sao. Quá uất ức, chị Tân tuyên bố nếu đến chiều VKS không giải quyết sẽ tự thiêu trước cổng để cứu mạng sống anh Hải - Điếu Cày.
Ngay khi thông tin được gửi đi, mọi người lập tức khuyên can chị. Trong cơn phẫn uất tột độ, chị Dương Thị Tân đã nói với một CTV Danlambao nguyên văn những lời như sau: "Tôi không muốn nhưng đó là con đường cuối cùng nếu nhà cầm quyền không chịu giải quyết. Tôi không còn vũ khí nào khác ngoài sinh mạng của mình để hy vọng cứu mạng sống của anh Hải."
Các con của chị Tân nghe tin vội vàng gọi điện thoại, khóc nức nở khuyên can mẹ. Trong lúc bố không rõ sống chết ra sao, mẹ là hy vọng duy nhất để đấu tranh cho bố. Nếu mẹ tự thiêu thì gia đình biết dựa vào ai?
Nhờ sự khuyên can kịp thời của gia đình và bạn bè, chị Tân sau cùng đã bỏ ý định tự thiêu trước VKS Nghệ An chiều nay. Sắp tới, hai mẹ con chị sẽ trực tiếp đến Tổng cục 8 (nơi quản lý trại giam thuộc bộ CA) để đấu tranh cho Điếu Cày. Chị Tân khẳng định sẽ tiếp tục dùng sinh mạng của mình để đấu tranh nếu nhà cầm quyển CS không giải quyết.
Nhờ sự khuyên can kịp thời của gia đình và bạn bè, chị Tân sau cùng đã bỏ ý định tự thiêu trước VKS Nghệ An chiều nay. Sắp tới, hai mẹ con chị sẽ trực tiếp đến Tổng cục 8 (nơi quản lý trại giam thuộc bộ CA) để đấu tranh cho Điếu Cày. Chị Tân khẳng định sẽ tiếp tục dùng sinh mạng của mình để đấu tranh nếu nhà cầm quyển CS không giải quyết.
Trao đổi với Danlambao lúc 17 giờ chiều nay, chị Dương Thị Tân chia sẻ: "Lúc tại viện kiểm sát, tôi đã uất ức lắm rồi. Khi tuyên bố tự thiêu, trong đầu tôi lúc ấy đã chắc chắn 100% sẽ làm. Họ đã đẩy gia đình tôi đến đường cùng".
"Nếu không vì con cái và phải đấy tranh cho anh Hải, có lẽ tôi đã tự thiêu để cho dư luận quốc tế thấy rõ bộ mặt của nhà cầm quyền này", chị Tân nói tiếp.
Cho đến thời điểm này, vẫn chưa có thông tin gì thêm về tình trạng sống chết của blogger Điếu Cày, ngoài những sự im lặng rất đáng ngờ của nhà cầm quyền. Nhiều dấu hiệu cho thấy, nhà cầm quyền CS sẽ bỏ mặc anh Điếu Cày tuyệt thực cho đến chết.
Khi chị Tân lên phòng tiếp dân số 7 của Viện Kiểm sát tỉnh Nghệ An. Đây cũng chính là phòng để người dân khiếu nại, tố cáo. Chị ngồi đợi khoảng 30'. Có một người tên là Bình nói rằng đơn của chị đã chuyển sang phòng số 4, tức là phòng Kiểm sát, Giam giữ và Cải tạo. Các nhân viên ở đây cũng để chị ngồi đó, không nói năng gì và sau đó bỏ đi.
Chị Tân tiếp tục ngồi chờ một lát nóng ruột quá thì ra khỏi phòng. Ngay lập tức các nhân viên đã đóng cửa phòng không cho chị vào lại. Chị Tân đành phải tiếp tục trở lại phòng 7.
Tại đây, nhân viên phòng 4 nhờ phòng 7 nhắn lại là phòng 4 đã đi công tác hết, và trong vòng 15 đến 30 ngày sẽ trả lời bằng văn bản.
Thái độ và câu nhắn này của các nhân viên phòng 4 đã làm chị Tân quá phẫn nộ và nói lên ý định tự thiêu.
Chị Tân đã trở lại ngồi trước phòng 4 và tiếp tục chờ đợi.
Trong lúc đó, thay thế "lực lượng" nhân viên của phòng 4 Viện kiểm sát chuyên (đóng cửa không) tiếp dân là một lực lượng đông đảo an ninh kéo đến ở bên ngoài để thay thế.
Geen opmerkingen:
Een reactie posten