Giải mật những vụ tai nạn tàu ngầm thảm khốc trong lịch sử (1)
| ||||||||||||
Tàu ngầm mang đến nỗi ám ảnh cho kẻ thù, nhưng nó
cũng là mồ chôn cho thủy thủ đoàn khi gặp sự cố trong lòng đại dương.
USS Thresher (Mỹ) Tàu ngầm USS Thresher (SSN-593) bị chìm khi đang tiến hành các bài kiểm tra khả năng lặn sâu tại phía đông nam Cape Cod vào ngày 10/4/1963. Vụ việc này đã cướp đi mạng sống của 129 thủy thủ trên tàu, và là vụ tai nạn tàu ngầm có số thiệt hại nhân mạng lớn nhất từng được công bố trong lịch sử. USS Thresher thuộc loại tàu ngầm nguyên tử tấn công với lượng choán nước 3.700 tấn, nó đã gửi tín hiệu bị biến dạng về trục trặc phát sinh tới tàu cứu hộ tàu ngầm Skylark trước khi chìm chỉ trong vài phút. Tại thời điểm xảy ra tai nạn tàu ngầm Thresher đang lặn ở độ sâu gần 400m. Sau đó các tàu lặn và tàu thăm dò đại dương đã được huy động trong cuộc tìm kiếm qui mô tàu ngầm USS Thresher trước khi phát hiện con tàu "yên nghỉ" dưới đáy biển ở độ sâu 2.500m. Các điều tra cho thấy, một hỏng hóc ống dẫn bên trong tàu được xác định là nguyên nhân chính khiến con tàu mất động lực để rồi chìm vào đại dương sâu thẳm. K-141 Kursk (Nga) Tất cả 118 thủy thủ đều đã hy sinh khi chiếc tàu ngầm hạt nhân Nga chìm xuống đáy biển Barents ngày 12/8/2000. Kursk thuộc lớp tàu ngầm hạt nhân tấn công Oscar-II, vốn mới được biên chế cho Hải quân Nga năm 1994. Kursk là một trong 30 tàu tham gia cuộc tập trận “Mùa hè X”, chiếc tàu ngầm này đã bị một vụ nổ khi thực hành bắn ngư lôi trong cuộc diễn tập. Sự rò rỉ nhiên liệu từ một trong những quả ngư lôi Type 65 được cho rằng là nguyên nhân của vụ nổ. Tại thời điểm xảy ra vụ nổ kinh hoàng đó, 3 khoang phía mũi tàu đã bị phá hủy. 23 trong số 118 thủy thủ ở khoang thứ 9 được tin là vẫn còn sống khi con tàu ngầm chìm xuống đáy biển, nhưng cuối cùng việc thiếu khí ô xy khiến họ phải chịu chung số phận với những đồng đội đã hy sinh trước đó. USS Scorpion (Mỹ) Tàu ngầm USS Scorpion của Mỹ chìm cách đảo Azores 400 dặm về phía Tây Nam trên Đại Tây Dương khi đang trở về từ Địa Trung Hải vào tháng 5/1968, giết chết tất cả 99 thủy thủ trong tàu. USS Scorpion là tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Skipjack có lượng choán nước 3.500 tấn được biên chế trong Hải quân Mỹ năm 1960. Chiếc tàu ngầm USS Scopion báo cáo vị trí của nó cách 50 dặm về phía Nam của đảo Azores và không có vấn đề nào đáng nghi ngờ cho đến khi Scorpion không thể trở về cảng nhà Norfolk vào ngày 27/5. Hải quân Mỹ đã mở chiến dịch tìm kiếm và tàu ngầm Scorpion đã được chính thức thông báo “Mất tích”. Sau đó, một thiết bị lặn chuyên dụng được thả từ tàu thăm dò USNS Mizar đã tìm thấy những gì còn lại của tàu ngầm Scorpion vào tháng 10/1968 tại độ sâu hơn 3.000m(!). Vụ tai nạn được tin rằng đã bị gây ra bởi sự kích hoạt vô ý cục pin trên ngư lôi Mark 37 hoặc một vụ nổ ngư lôi. HMS Thetis (Anh) HMS Thetis (N25) là tàu ngầm lớp Group 1 T được đóng tại xưởng đóng tàu Cammell Laird, được hạ thủy năm 1938 và thử nghiệm trên biển năm 1939, và trong lần thử nghiệm cuối cùng tại vịnh Liverpool, nó đã bị chìm mang theo sinh mạng của 99 trong số 103 thủy thủ. Nước tràn vào qua ống phóng ngư lôi đã khiến con tàu chìm xuống độ sâu 45m. Chiếc tàu ngầm HMS Thetis sau đó đã được sửa chữa và biên chế lại vào Hải quân Hoàng gia Anh với tên gọi mới là HMS Thunderbolt, nhưng vận rủi vẫn ám theo nó khi bị hộ tống hạm Cigcona của Italy đánh chìm vào tháng 3/1943. Khi con tàu trọng thương, thủy thủ kíp tàu đã thả phao hiệu, tín hiệu khói và gửi tín hiệu cấp cứu tới tàu ngầm HMS Dolphin. Đuôi tàu nổi trong vài giờ, nhưng cuối cùng chỉ có 4 thủy thủ (lại là con số 4 ?!) thoát được trong khi tất cả những người còn lại đều chết vì ngạt thở. K-129 (Liên Xô) K-129 là một trong những tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo thuộc Project 629A (NATO định danh là lớp Golf II) thuộc Hạm đội Thái bình Dương của Hải quân Liên Xô, chìm vào ngày 8/3/1968 trên Thái Bình Dương mang theo mạng sống của 98 thủy thủ trên tàu. Tàu ngầm K-129 bị chìm sau khi rời Kamchatka trong một chuyến tuần tra tháng 2/1968. Tàu ngầm báo cáo vị trí thử nghiệm lặn sâu nhưng sau đó không có thông tin nào được phát đi từ nó nữa. Sau những cố gắng nhằm bắt liên lạc với tàu ngầm K-129 từ căn cứ Kamchatka không thành công, Bộ tư lệnh Hải quân Liên Xô đã chính thức thông báo tình trạng “mất tích” của K-129 vào tuần thứ 3 của tháng 3/1968. Sau đó Hải quân Liên Xô đã tiến hành chiến dịch tìm kiếm qui mô nhưng vẫn không xác định được vị trí của K-129, cuối cùng họ đã thông báo con tàu ngầm này “hy sinh cùng với toàn bộ thủy thủ đoàn”. Nhưng người Mỹ đã tìm ra K-129 ở phía Tây Bắc Oahu ở độ sâu 4.900m vào tháng 8/1968. Nguyên nhân của K-129 đi vào biển sâu cho đến nay vẫn còn nhiều bí ẩn, trong đó có vai trò của người Mỹ trước và sau vụ tai nạn. Quang Minh
http://www.vietsn.com/forum/showthread.php?t=746017
|
Geen opmerkingen:
Een reactie posten