zaterdag 3 september 2016

Ðối Thoại Singapore : Lần đầu tiên Việt Nam bộc lộ ý định... ‘tính sổ’ với Cambodia


Lần đầu tiên Việt Nam bộc lộ ý định ‘tính sổ’ với Cambodia + công kích..."kẻ...lạ hung hăng"


Ông Trần Ðại Quang có bài phát biểu tại 'Ðối Thoại Singapore lần thứ 38' hôm 30 Tháng 8, 2016. (Hình: Getty Images)
Ông Trần Ðại Quang có bài phát biểu tại ‘Ðối Thoại Singapore lần thứ 38’ hôm 30 Tháng 8, 2016.
 (Hình: Getty Images)

SINGAPORE (NV) – Ông Trần Ðại Quang, chủ tịch nhà nước CSVN, vừa đề cập đến khả năng tìm kiếm “những cơ chế ngoại giao khác nhau để bổ sung cho quy tắc đồng thuận của ASEAN.”
Việt Nam chưa bao giờ có ý kiến hay bộc lộ thái độ trước những diễn biến vừa kể cho tới lúc ông Quang tham dự Ðối Thoại Singapore lần thứ 38 do Viện Nghiên Cứu Ðông Nam Á Yusof Ishak tổ chức hôm 30 tháng 8.
Giới quan sát thời sự Châu Á tin rằng, ý kiến vừa kể nhắm vào Cambodia và đây là lần đầu tiên Việt Nam bộc lộ sự bất bình với Cambodia – quốc gia thường xuyên khai thác “qui tắc đồng thuận” để ngăn cản ASEAN đưa ra những tuyên bố và giải pháp chung cho vấn đề Biển Ðông.
Tháng trước, chuyện Hội Nghị Ngoại Trưởng ASEAN lần thứ 49 phát hành một “thông cáo chung” mà nội dung không đá động gì đến “phán quyết về Biển Ðông” đã khiến cả Trung Quốc, Cambodia lẫn ASEAN trở thành những mục tiêu đàm tiếu.
Hội Nghị Ngoại Trưởng ASEAN vừa kể là lần đầu tiên Ngoại trưởng các quốc gia Ðông Nam Á gặp nhau sau khi Tòa Trọng Tài về Luật Biển của Liên Hiệp Quốc công bố phán quyết vụ Philippines kiện yêu sách của Trung Quốc về chủ quyền tại Biển Ðông.
Xem thêm video: Cựu Giám Đốc sở Tư Pháp từ bỏ Đảng CSVN
Bởi Biển Ðông liên quan trực tiếp đến 4/10 thành viên của ASEAN (Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei) và yêu sách chủ quyền của Trung Quốc đe dọa xâm hại cả chủ quyền của Indonesia ở vùng biển Natuna nên lẽ ra, ASEAN phải nêu “quan điểm chung” đối với phán quyết về Biển Ðông, tuy nhiên ngoại trưởng các quốc gia Ðông Nam Á hết sức chật vật mới ra được “thông cáo chung” do Cambodia phản đối đề nghị của Philippines: “Thông cáo chung” phải nêu “quan điểm chung” đối với phán quyết về Biển Ðông.
Vì ASEAN chỉ có thể nêu “quan điểm chung” về một vấn đề nào đó nếu tất cả các thành viên cùng tán thành (qui tắc đồng thuận), thành ra ASEAN sẽ không thể nói gì khi Cambodia phản đối. Giờ chót, các ngoại trưởng của ASEAN đành thỏa hiệp với nhau: Philippines rút yêu cầu nêu “quan điểm chung” đối với phán quyết về Biển Ðông. Cambodia gật đầu để “thông cáo chung” ghi rằng: ASEAN lo ngại về những diễn biến gần đây ở Biển Ðông.
Ðó cũng là lý do ông Tang Siew Mun, giám đốc Trung Tâm Nghiên Cứu ASEAN đề nghị ASEAN xem xét việc loại bỏ Cambodia nhằm vô hiệu hóa một công cụ mà Trung Quốc dùng để lũng đoạn ASEAN. Một chuyên gia khác tên là Ian Storey, làm việc tại Viện Nghiên Cứu Ðông Nam Á Yusof Ishak, nói thêm, “thông cáo chung” của Hội Nghị Ngoại Trưởng ASEAN lần thứ 49 là “điều đáng hổ thẹn” cho cả ASEAN lẫn Trung Quốc. Theo ông Storey, đây là sự kiện cho thấy ASEAN quá mềm yếu còn Trung Quốc thì tiếp tục trâng tráo, sử dụng mọi thủ đoạn vô đạo để đạt mục đích của mình. Ông Storey nhấn mạnh, cả ASEAN lẫn Trung Quốc đều không có ý thức gìn giữ danh dự.
Trước sự chỉ trích kịch liệt của các chuyên gia và báo giới, ông Chum Sounry, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Cambodia phân bua là tại Hội Nghị Ngoại Trưởng ASEAN lần thứ 49, ngoại trưởng Cambodia chỉ trình bày quan điểm của nước này là phán quyết về Biển Ðông không phải chuyện của ASEAN. Ðó là chuyện riêng giữa Philippines và Trung Quốc. ASEAN không nên can dự mà cần giữ “sự trung lập.” “Thông cáo chung” của ASEAN không nên dùng những từ có thể khiến mức độ căng thẳng giữa Philippines và Trung Quốc leo thang.
Ông Sounry nói thêm rằng, việc dùng sự kiện Trung Quốc cho Cambodia vay 600 triệu Mỹ kim trước khi Hội Nghị Ngoại Trưởng ASEAN lần thứ 49 khai mạc một tuần và cho rằng Trung Quốc đã “mua” Cambodia là “sỉ nhục Cambodia.”
Cần nhắc lại rằng, năm 2012, khi Cambodia đang đảm nhiệm vai trò chủ tịch luân phiên của ASEAN, bởi Cambodia phản đối nêu “quan điểm chung” về Biển Ðông, Hội Nghị Ngoại Trưởng ASEAN lúc đó từng kết thúc mà không có “thông cáo chung.”
Tháng 6 vừa qua, sau hội nghị thượng đỉnh giữa ASEAN và Trung Quốc, ASEAN phát hành “thông cáo chung” nhấn mạnh rằng các quốc gia Ðông Nam Á hết sức lo ngại về diễn biến tại Biển Ðông vì chúng khiến căng thẳng gia tăng và gây nguy hại cho hòa bình cũng như sự ổn định trong khu vực. Ngay sau đó, ASEAN thu hồi “thông cáo chung” vừa kể cũng vì Cambodia phản đối!
Trung Quốc vẫn tiếp tục dồn vốn đầu tư, các khoản vay ưu đãi và viện trợ cho Cambodia, Lào. Ngoài Cambodia, còn có Lào khiến ASEAN thường xuyên không đạt được sự đồng thuận tuyệt đối khi muốn đưa ra những tuyên bố hay hành động không có lợi cho Trung Quốc.
Tại Ðối Thoại Singapore lần thứ 38 hôm 30 tháng 8, ông Trần Ðại Quang còn cảnh báo nếu Biển Ðông bất ổn và xảy ra xung đột tại đó thì tất cả đều thua.
Chủ tịch Nhà nước CSVN kêu gọi “cùng hành động” để các tranh chấp về chủ quyền phải được giải quyết bằng luật pháp quốc tế, trong đó có Công Ước Biển của Liên Hiệp Quốc. Trò chuyện với báo giới Singapore, ông Quang nói thêm là tình hình rất đáng ngại “khi tư duy đề cao sức mạnh, xem sử dụng vũ lực như một giải pháp vẫn còn tồn tại.”
Mới đây, ông Masashi Nishihara, chủ tịch Viện Nghiên Cứu Hòa Bình và An Ninh của Nhật, vừa cảnh báo tình trạng chia rẽ trong nội bộ ASEAN hiện đã tới mức biến các cuộc đàm phán giữa ASEAN với Trung Quốc trở thành vô nghĩa. Trong bài viết gửi cho một ấn phẩm của Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược và Quốc Tế ở Hoa Kỳ (CSIS), ông Nishihara đề nghị các quốc gia có biển và hiện là thành viên ASEAN nên thành lập một nhóm riêng biệt bên trong hoặc thậm chí ở bên ngoài ASEAN để đối phó với Trung Quốc. (G.Ð)

http://www.nguoi-viet.com/viet-nam/lan-dau-tien-viet-nam-boc-lo-y-dinh-tinh-voi-cambodia/


Ðinh La Thăng có thật sự ‘bật đèn xanh’ cho công nhân đình công?

Ông Ðinh La Thăng, bí thư thành ủy Sài Gòn, trong cuộc họp hôm 23 tháng 8 chất vấn chủ tịch Liên Ðoàn Lao Ðộng thành phố Trần Kim Yến rằng, “Công đoàn tổ chức cuộc đình công nào thành công chưa?” (Hình: Báo Tuổi Trẻ)
Nếu Quốc Hội các nước thành viên TPP phê chuẩn thỏa ước liên quốc gia về TPP, thì công đoàn độc lập có thể được thành lập một cách hợp pháp tại Việt Nam.

Cây xanh liên tục ngã đè người đi đường ở Sài Gòn

Chiếc xe máy bị cây xanh đè bẹp, chủ xe được người dân đưa đi cấp cứu. (Hình: báo điện tử VNEpxress)
Dù trời không mưa to gió lớn nhưng nhiều cây xanh vẫn trốc gốc gây họa cho người đi đường, khiến người dân lo sợ mỗi khi ra đường.

Suối nước nóng nổi tiếng ở Quảng Bình bị ‘bức tử’

Ngay sau khi vào đầu tư, công ty Ðông Dương chặt phá cây rừng tự nhiên, rồi ngăn nước ở khu các bãi sôi lại và biến thành ao ngâm gỗ. (Hình: báo Thanh Niên)
Một con suối nước nóng tuyệt đẹp ở huyện Lệ Thủy, cũng là điểm du lịch nổi tiếng ở tỉnh Quảng Bình đã bị biến thành ao ngâm gỗ do sự thờ ơ, tiếp tay của chính quyền địa phương.

Tàu hàng nghi chở chất thải Formosa xả xuống biển

Lực lượng lính biên phòng Quảng Bình đã xua đuổi nhiều tàu cá Trung Quốc xâm phạm trái phép vùng biển Việt Nam. (Hình: báo Lao Ðộng)
Theo tố cáo của ngư dân, một tàu hàng được bịt kín bằng bạt, chạy từ đất liền ra biển chở theo nhiều người và túi nilông chứa vật nặng nghi chất thải của công ty Formosa vứt thẳng xuống biển.

Ấn Ðộ gửi thông điệp riêng qua việc thủ tướng thăm Việt Nam

Một chiến hạm của Ấn ở cảng Tiên Sa, Ðà Nẵng trong chuyến thăm Việt Nam hồi tháng 10 năm ngoái. (Hình: VNExpress)
Chuyện ông Modi đến thăm Việt Nam trước khi tới Hàng Châu tham dự Hội Nghị Thượng Ðỉnh G-20 được xem là nhằm khẳng định, Ấn sẽ tiếp tục gia tăng sự hiện diện của mình tại Biển Ðông nói riêng và Ðông Nam Á nói chung.

Sập dầm cầu vượt cao tốc, chủ đầu tư đổ lỗi ‘trời mưa’

Các thanh dầm cầu vượt đang xây bị đổ sập do... trời mưa. (Hình: Người Lao Ðộng)
Công trình cầu vượt đường cao tốc đầu tư 155 tỉ đồng đang xây dựng bất ngờ bị sập đổ 3 dầm cầu, song chủ đầu tư và đơn vị thi công lại đổ lỗi do trời mưa.

Lần đầu tiên Việt Nam bộc lộ ý định ‘tính sổ’ với Cambodia

Ông Trần Ðại Quang có bài phát biểu tại 'Ðối Thoại Singapore lần thứ 38' hôm 30 Tháng 8, 2016. (Hình: Getty Images)
Ông Trần Ðại Quang, chủ tịch nhà nước CSVN, vừa đề cập đến khả năng tìm kiếm “những cơ chế ngoại giao khác nhau để bổ sung cho quy tắc đồng thuận của ASEAN.”

Lào tỏ dấu hiệu xích lại gần Việt Nam hơn Trung Quốc

Thủ Tướng Thongloun Sisoulith của Lào. (Hình: Kazuhiro Nogi/AFP/Getty Images)
Lào từ lâu được biết là một quốc gia khép kín, thân với Trung Quốc, và ít có thông tin về chính sách đối ngoại của họ tiết lộ ra bên ngoài.

Thủ tướng Ấn Ðộ sắp ghé Việt Nam, thể hiện vai trò ở Ðông Nam Á

Thủ Tướng Narenda Modi của Ấn Ðộ. (Hình: Sergey Guneev/Host Photo Agency/Ria Novosti via Getty Images)
Báo chí Ấn Ðộ hôm Thứ Hai tiết lộ vài nội dung về chuyến ghé thăm Việt Nam của Thủ Tướng Narenda Modi vào ngày 3 Tháng Chín sắp tới, trên đường đi tham dự hội nghị thượng đỉnh G20 tại Hàng Châu.

Giải mật hồ sơ CIA: Mọi can dự của Mỹ ở Việt Nam đều có ‘yếu tố’ Trung Quốc

Một dấu tích còn lại của trận Ðiện Biên Phủ. (Hình: Getty Images)
Do vì Trung Quốc mà Hoa Kỳ và Việt Nam đã phát triển mối quan hệ chặt chẽ hơn là những gì được thể hiện qua chuyến viếng thăm nổi tiếng của Tổng Thống Obama tại Việt Nam gần đây.

Cựu giám đốc Sở Tư Pháp Sài Gòn từ bỏ đảng

Ông Võ Văn Thôn, cựu giám đốc Sở Tư Pháp thành phố Sài Gòn. (Hình: VTC)
Ông Võ Văn Thôn (tức Mười Thôn), từng giữ chức chủ tịch Quận 3 và giám đốc Sở Tư Pháp ở Sài Gòn (từ 1996 đến 2000), xác nhận với phóng viên báo Người Việt rằng, ông vừa quyết định từ bỏ đảng CSVN.

Xích lô Sài Gòn thời… quá vãng

Xich-Lo-SaiGon-01
Một chiếc xích lô cô đơn dưới gốc cây xanh um ven đường. Người phu như không hề hay biết gì trong cơn mơ mê mệt.

Sài Gòn: Chương trình chống ngập lại gây ngập triền miên

Người dân ngao ngán nhìn đường An Dương Vương ngập triền miên. (Hình: báo Thanh Niên)
Nhiều con đường ở các quận, huyện tại thành phố Sài Gòn nằm trong “chương trình chống ngập” đang hư hỏng nghiêm trọng, ngập lầy lội triền miên, khiến cuộc sống người dân điêu đứng.

Hàng trăm căn nhà vượt lũ bị bỏ hoang ở miền Tây

Dãy nhà vượt lũ bỏ hoang ở huyện Tân Hưng, Long An. (Hình: báo điện tử VNExpress)
Nhiều năm lũ không về, cá tôm cạn kiệt nên người dân vùng Ðồng Tháp Mười bỏ xứ tha hương kiếm sống, khiến hàng trăm căn nhà vượt lũ ở Long An bị bỏ hoang.

Nửa đêm, công an cạy cửa vào nhà dân tịch thu tài sản

Ðang lúc nửa đêm, công an và dân phòng phường Ðông Hòa, thị xã Dĩ An, tới trước cửa một tiệm Internet đập cửa rồi tự tay cạy cửa cuốn để xâm nhập vào trong “tịch thu tài sản.”

Việt Nam: Doanh nghiệp nhà nước tiếp tục lỗ hàng chục ngàn tỉ đồng

Nhà máy Xơ-Sợi polyester Ðình Vũ ở Hải Phòng của PVN đã ngốn 7,.000 tỉ và nếu không đóng cửa thì thiệt hại sẽ tăng thêm nhiều ngàn tỉ nữa. (Hình: TBKTSG)
Kết quả kiểm toán năm 2015 cho thấy, mức độ thua lỗ của các doanh nghiệp nhà nước vẫn ở mức từ hàng ngàn đến hàng chục ngàn tỉ và việc sử dụng nguồn lực quốc gia vẫn hết sức tùy tiện.

Quảng Nam: Tiếng ‘nước lạ’ trên đài phát thanh Hội An suốt nửa giờ

Một số cụm loa phát thanh tuyên truyền ở Hội An đã “nhiễm sóng lạ” hôm Thứ Bảy, 27 tháng 8, 2016 được phản ảnh trên nhiều báo điện tử ở trong nước.

Kỷ luật cán bộ ‘bị nhét tiền vào cặp mà không biết’

Phong bì đựng 30 triệu đồng mà thanh tra Hải trả lại cho công ty Ðại Long sau khi được “nhét vào cặp lúc nào không hay.” (Hình: báo điện tử VNExpress)
Bốn cán bộ Sở Giao Thông-Vận Tải Hà Tĩnh bị kỷ luật vì mời doanh nghiệp đến phòng khách sạn “làm việc” và bị “nhét tiền vào cặp mà không biết.”

Việt Nam quờ quạng với chất thải từ nhiệt điện dùng than

Một nhà máy nhiệt điện dùng than tại Việt Nam. (Hình: Tuổi Trẻ)
Cảnh báo của giới chuyên gia về kinh tế, môi trường giờ đã thành hiện thực: Chất thải của nhiệt điện dùng than nay là thảm họa và chính quyền chưa tính được đường thoát.

Sau Formosa, sắp có thêm siêu dự án thép ven biển Cà Ná

Khu vực cảng Thương Diêm (xã Phước Diêm, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận) sẽ nằm trong dự án của tập đoàn Hoa Sen. (Hình: Tuổi Trẻ)
Một dự án thép khổng lồ với công suất trên 16 triệu tấn/năm đang được chuẩn bị xây dựng tại hai xã Phước Diêm và Cà Ná (huyện Thuận Nam, Ninh Thuận), theo báo Tuổi Trẻ hôm Thứ Sáu 26 Tháng Tám cho hay như vậy.

Geen opmerkingen:

Een reactie posten