Nói chuyện với Điếu Cày về ba mạng người chết tại Yên Bái (1)
http://www.nguoi-viet.com/binh-luan/noi-chuyen-voi-dieu-cay-ve-ba-mang-nguoi-chet-tai-yen-bai-1/
Nói chuyện với Điếu Cày về ba mạng người chết tại Yên Bái (2)
Thảm sát Yên Bái: Điềm rất xấu về cuộc khủng hoảng mới trong đảng
Đồ thị gia tốc biến động xã hội - chính trị kéo theo biến động chính trị - xã hội ở Việt Nam đã tăng dần rồi tăng đột biến trong 4 năm qua, với đỉnh gần nhất mang tên “Thảm sát Yên Bái”.
Giờ đây khi xâu chuỗi lại quá khứ không quá xa, chúng ta có thể tự hỏi rằng phải chăng sự kiện “người anh hùng áo vải” Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng đầu năm 2012 - dùng súng hoa cải và mìn chống trả đoàn cưỡng chế đất đai Hải Phòng - đã thắp lên một điềm báo đen tối cho cuộc xung đột nội bộ đảng triền miên sau đó?
4 năm: Từ dân bắn quan chuyển hóa quan bắn quan
Sáu tháng sau vụ Đoàn Văn Vươn, Hội nghị trung ương 6 của đảng cầm quyền nổ ra trận đấu đá quyền lực cạn tàu ráo máng đầu tiên sau nhiều năm sóng yên bể lặng. Cũng là lần đầu tiên, những thủ lĩnh phe đảng như Trương Tấn Sang và Nguyễn Phú Trọng sử dụng thủ pháp “đánh hội đồng” nhằm xử lý dứt khoát một đồng chí của mình - Nguyễn Tấn Dũng - khi đã nhận ra nguy cơ không còn trừu tượng về “sự tồn vong của đảng”. Thế nhưng lịch sử đảng khi đó vẫn chưa phải là một ca khúc khải hoàn, mà đã chuyển những giọt nước mắt cay đắng của Đoàn Văn Vươn đến ri rỉ trên khóe mắt mờ đục của tổng bí thư Việt Nam.
Có khác chăng với bóng đêm trong đảng là nước mắt sáng rỡ của kẻ anh hùng bị sa vào vòng lao lý. Nhưng chính hành động tựa như “hảo hán Lương Sơn Bạc” của Đoàn Văn Vươn lại dẫn đến lời cảnh cáo thứ hai cho chế độ cầm quyền: Đặng Ngọc Viết.
Tháng 9 năm 2013, Thái Bình bùng lên vụ dân bắn quan: phẫn uất tột độ vì bị đền bù đất đai quá tệ và còn bị cưỡng chế thô bạo, một nông dân tên Đặng Ngọc Viết đã dùng súng ngắn bắn thẳng vào một số quan chức tỉnh này, sau đó tự sát. Sự kiện chấn động này bùng nổ không chỉ trong công luận quốc nội mà cả trên mặt truyền thông quốc tế.
Chỉ ít tháng sau đó, vào đầu năm 2014, xã hội và chính giới bất chợt ồn ào về một vụ “tự sát” khác: Thượng tướng Phạm Quý Ngọ, Thứ trưởng bộ Công an. Những cuộc thăm dò bỏ túi về dư luận xã hội cho thấy kết quả ngược chiều với huấn thị của tuyên giáo và công an rằng tướng Ngọ đã bị ung thư mà chết. Vào lúc ấy, cuộc xung đột quyền lực giữa phe đảng và phe chính phủ tạm lắng để chuẩn bị cho giai đoạn tiếp theo sôi động hơn nhiều vào cuối năm 2014.
Từ giữa năm 2014, một số người ngỡ ngàng khi nghe việc Nguyễn Bá Thanh, nhân vật được Tổng bí thư Trọng rút từ Đà Nẵng ra trung ương để ngấp nghé một cái ghế trong Bộ Chính trị kiêm Trưởng ban nội chính trung ương, phải đi nước ngoài điều trị với một căn bệnh gần tương tự tướng Phạm Quý Ngọ: ung thư.
Tiếp đến là cả nông dân cũng biết đến nội tình bục vỡ của đảng. Đến cuối năm 2014, bất chấp hai cơ quan tuyên giáo trung ương và ban bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ trung ương ra sức trấn an và định hướng dư luận, cái chết của ông Nguyễn Bá Thanh vẫn ập đến, một phần được xác nhận bởi một trang mạng thình lình nổi loạn và thu hút hầu như toàn bộ sự chú ý của cả nước lẫn quốc tế: Chân Dung Quyền Lực.
Cho tới giờ, mặc dù nhiều người vẫn nghi ngờ Chân Dung Quyền Lực được hậu thuẫn bởi nhóm ủng hộ “đồng chí X”, nhưng có lẽ rất ít người biết nó thực sự thuộc về ai.
Sự ra đi của Trưởng ban Thanh là “quả báo” thứ hai sau cái chết đầy nghi ngờ của Thứ trưởng Ngọ. Hội nghị trung ương 10 vào tháng Giêng năm 2015 với đỉnh cao chói lọi của Nguyễn Tấn Dũng đã đưa phe đảng vào một tâm thế đảo điên: trước Đại hội XII chưa đầy một năm, cả Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang, Nguyễn Sinh Hùng, Tô Huy Rứa, Đinh Thế Huynh… đều có nguy cơ phải ra đi nếu không quyết liệt thực thi “biện pháp thời chiến”.
Những thủ đoạn tranh chấp quyền lực trước và trong Đại hội XII cũng đã được “nâng lên một tầm cao mới”, kinh khiếp hơn nhiều. Lần này không chỉ là đơn thư tố cáo được gửi theo đường nội bộ, mà quá nhiều vụ việc nội bộ được những bàn tay bí ẩn tung lên mạng xã hội.
Thậm chí nửa năm trước Đại hội XII còn suýt xảy ra một vụ “bị ám sát”: Bộ trưởng quốc phòng Phùng Quang Thanh. Dẫu sau đó tướng Thanh vẫn trở về Việt Nam an toàn, nhưng lại bị biệt tích trong “Thành”, kéo theo vô số đồn đoán về các vụ bắt bớ và thanh trừng “tạo phản” với số lượng lớn trong nội bộ đảng.
Để tiếp nối, tuy giành được thắng lợi gần như tuyệt đối tại Đại hội XII, không khí bình yên giả tạo trong đảng cũng chỉ kéo dài thêm được khoảng 7 tháng.
Bốn năm sau sự kiện Đoàn Văn Vươn, sân khấu chính trị công khai tắm máu: tháng 8/2016, Chi cục trưởng kiểm lâm tỉnh Yên Bái dùng súng ngắn nã thẳng vào hai quan chức bí thư tỉnh và chủ tịch hội đồng nhân tỉnh này, sau đó được tường thuật là “tự sát” với một viên đạn không phải vào thái dương hay dưới cằm mà trổ từ gáy ra trước (?!). Cả ba đều tử vong nhanh chóng và đều được khâm liệm nhanh không kém. Có thể ghi nhận đây là lần đầu tiên từ năm 1975 đã xảy ra vụ quan chức bắn chết nhau hàng loạt như thế.
Trước đây, thỉnh thoảng cũng xảy ra một vụ quan chức bắn nhau, nhưng chỉ ở cấp thấp (chủ yếu cấp xã). Còn giờ đây, cái chết đến với cả giới quan chức cao cấp - những chân đứng trong Ban chấp hành trung ương đảng.
4 năm. Từ dân bắn quan đã chuyển thành quan bắn quan.
Khủng hoảng mới: Sẽ không quan chức nào an toàn
Chỉ vài ngày trước vụ thảm sát Yên Bái, Quốc hội đã họp bàn về Luật cảnh vệ. Theo đó, khá nhiều “yếu nhân” như nguyên tổng bí thư, nguyên ủy viên Bộ Chính trị, và đương nhiên tất cả các ủy viên Bộ Chính trị hiện nay đều được đặc ân có cảnh vệ bảo vệ. Trong cuộc họp bàn này, đã hiện rõ nhu cầu “tha thiết được bảo vệ” - không phải như một thời trang quyền lực, mà là một thực tế cần thiết.
Ngay sau vụ Yên Bái, dân chúng Việt lại phải chuẩn bị tinh thần để đóng thêm một khoản thuế nữa - dành cho việc bảo vệ các nhân vật lãnh đạo không chỉ cấp trung ương mà ở cả cấp địa phương.
Bây giờ thì không một quan chức nào còn an toàn. Ở Việt Nam, không một địa phương nào là không có mâu thuẫn, thậm chí nhiều chính quyền địa phương nổ ra xung đột nội bộ rất nặng nề, đặc biệt về quyền lực và lợi ích nhóm. Sau vụ quan chức bắn nhau ở Yên Bái, điều chắc chắn sẽ xảy ra là nhiều quan chức ở nhiều tỉnh thành khác sẽ đòi có cơ chế cảnh vệ bảo vệ cá nhân họ, đồng thời sẽ ban hành cơ chế kiểm tra vũ khí, chất nổ… tại những cuộc họp quan trọng của thành/tỉnh ủy, ủy ban nhân dân tỉnh/thành, thậm chí xuống cả cấp quận/huyện… Không khí họp hành sẽ bước vào thời chiến.
“Vừa nghe tin trên mạng về mấy đồng chí bị bắn ở Yên Bái, đến chiều không khí cơ quan bọn này nặng nề phát sợ luôn. Bên ngoài thì bảo vệ cùng cảnh sát được tăng cường gấp đôi, soát xét từng người vào cổng, bên trong mọi người im re như không biết gì, nhưng cứ lấm lét nhìn nhau xa cách chưa từng thấy…” - một cán bộ thuộc một cơ quan kiểm tra đảng địa phương thổ lộ.
Bây giờ thì không còn quan chức nào an toàn. Nghe nói trước vụ thảm sát Yên Bái, ông Đỗ Cường Minh còn dự họp với dàn lãnh đạo tỉnh và xưng hô với nhau theo đúng điệu “đồng chí”. Nhưng những phát đạn lạnh lùng và quả quyết sau đó đã xác quyết ranh giới cuối cùng: tình đồng đội và từ “đồng chí” xưng hô cửa miệng với nhau đã bị hất tuột vào vô thức, để thay bằng một ý chí sẵn sàng thanh trừng và diệt trừ nhau. Điều được gọi là “nhân học chính trị” ở Việt Nam đã tiệm cận giới hạn bùng nổ súng đạn.
Bây giờ thì không còn quan chức nào an toàn. Thậm chí với một số “đồng chí uỷ viên Bộ Chính trị”, phương án chuyển đổi chỗ ngủ đêm có thể trở thành một nhu cầu chính trị - tương đương với nhu cầu ăn uống.
Phía trước còn cả một con đường “không biết đến cuối thế kỷ này có được chủ nghĩa xã hội hoàn thiện ở Việt Nam hay không” như Tổng Bí thư Trọng mong ước. Sẽ còn vô số cuộc xung đột và tranh giành quyền lực lẫn tiền bạc ghê gớm trong “chuyến tàu vét”, giữa các nhóm quyền lực - lợi ích mới và cũ, cùng bắt bớ nội bộ sẽ gia tăng. Chủ nghĩa đa trung tâm quyền lực cũng từ đó sẽ sinh sôi nảy nở bằng xu thế chia rẽ và cát cứ như lũ quét không cách nào cản được. Sẽ ngày càng nhiều quan chức tự nguyện nghỉ hưu sớm. Sẽ tấp nập quan chức theo gương nữ doanh nhân Nguyễn Thị Nguyệt Hường để nhập quốc tịch Malta hoặc một quốc tịch nào đó đủ để thoát thuế và thoát thân. Sẽ ngày càng lộ rõ lớp quan chức công khai “đặt vé” và lên máy bay hướng đến trời Tây, không một lần ngoái lại quốc tịch Việt. Để lại cuộc khủng hoảng kinh tế và khủng hoảng xã hội trong một đất nước gần như cạn kiệt tài nguyên và bị phá phách tan hoang…
Thảm sát Yên Bái đã báo trước một cái điềm quá xấu như thế: cuộc khủng hoảng nội bộ đảng từ bán công khai trước đó chuyển sang một giai đoạn mới - thế công nhiên và mãnh liệt theo cách “không cho chúng nó thoát”.
Sẽ không còn một quan chức nào an toàn. Thời thế đảo điên. Chuyện gì cũng có thể xảy ra!
* Blog của nhà báo Phạm Chí Dũng là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Giờ đây khi xâu chuỗi lại quá khứ không quá xa, chúng ta có thể tự hỏi rằng phải chăng sự kiện “người anh hùng áo vải” Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng đầu năm 2012 - dùng súng hoa cải và mìn chống trả đoàn cưỡng chế đất đai Hải Phòng - đã thắp lên một điềm báo đen tối cho cuộc xung đột nội bộ đảng triền miên sau đó?
4 năm: Từ dân bắn quan chuyển hóa quan bắn quan
Sáu tháng sau vụ Đoàn Văn Vươn, Hội nghị trung ương 6 của đảng cầm quyền nổ ra trận đấu đá quyền lực cạn tàu ráo máng đầu tiên sau nhiều năm sóng yên bể lặng. Cũng là lần đầu tiên, những thủ lĩnh phe đảng như Trương Tấn Sang và Nguyễn Phú Trọng sử dụng thủ pháp “đánh hội đồng” nhằm xử lý dứt khoát một đồng chí của mình - Nguyễn Tấn Dũng - khi đã nhận ra nguy cơ không còn trừu tượng về “sự tồn vong của đảng”. Thế nhưng lịch sử đảng khi đó vẫn chưa phải là một ca khúc khải hoàn, mà đã chuyển những giọt nước mắt cay đắng của Đoàn Văn Vươn đến ri rỉ trên khóe mắt mờ đục của tổng bí thư Việt Nam.
Có khác chăng với bóng đêm trong đảng là nước mắt sáng rỡ của kẻ anh hùng bị sa vào vòng lao lý. Nhưng chính hành động tựa như “hảo hán Lương Sơn Bạc” của Đoàn Văn Vươn lại dẫn đến lời cảnh cáo thứ hai cho chế độ cầm quyền: Đặng Ngọc Viết.
Tháng 9 năm 2013, Thái Bình bùng lên vụ dân bắn quan: phẫn uất tột độ vì bị đền bù đất đai quá tệ và còn bị cưỡng chế thô bạo, một nông dân tên Đặng Ngọc Viết đã dùng súng ngắn bắn thẳng vào một số quan chức tỉnh này, sau đó tự sát. Sự kiện chấn động này bùng nổ không chỉ trong công luận quốc nội mà cả trên mặt truyền thông quốc tế.
Chỉ ít tháng sau đó, vào đầu năm 2014, xã hội và chính giới bất chợt ồn ào về một vụ “tự sát” khác: Thượng tướng Phạm Quý Ngọ, Thứ trưởng bộ Công an. Những cuộc thăm dò bỏ túi về dư luận xã hội cho thấy kết quả ngược chiều với huấn thị của tuyên giáo và công an rằng tướng Ngọ đã bị ung thư mà chết. Vào lúc ấy, cuộc xung đột quyền lực giữa phe đảng và phe chính phủ tạm lắng để chuẩn bị cho giai đoạn tiếp theo sôi động hơn nhiều vào cuối năm 2014.
Từ giữa năm 2014, một số người ngỡ ngàng khi nghe việc Nguyễn Bá Thanh, nhân vật được Tổng bí thư Trọng rút từ Đà Nẵng ra trung ương để ngấp nghé một cái ghế trong Bộ Chính trị kiêm Trưởng ban nội chính trung ương, phải đi nước ngoài điều trị với một căn bệnh gần tương tự tướng Phạm Quý Ngọ: ung thư.
Tiếp đến là cả nông dân cũng biết đến nội tình bục vỡ của đảng. Đến cuối năm 2014, bất chấp hai cơ quan tuyên giáo trung ương và ban bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ trung ương ra sức trấn an và định hướng dư luận, cái chết của ông Nguyễn Bá Thanh vẫn ập đến, một phần được xác nhận bởi một trang mạng thình lình nổi loạn và thu hút hầu như toàn bộ sự chú ý của cả nước lẫn quốc tế: Chân Dung Quyền Lực.
Cho tới giờ, mặc dù nhiều người vẫn nghi ngờ Chân Dung Quyền Lực được hậu thuẫn bởi nhóm ủng hộ “đồng chí X”, nhưng có lẽ rất ít người biết nó thực sự thuộc về ai.
Sự ra đi của Trưởng ban Thanh là “quả báo” thứ hai sau cái chết đầy nghi ngờ của Thứ trưởng Ngọ. Hội nghị trung ương 10 vào tháng Giêng năm 2015 với đỉnh cao chói lọi của Nguyễn Tấn Dũng đã đưa phe đảng vào một tâm thế đảo điên: trước Đại hội XII chưa đầy một năm, cả Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang, Nguyễn Sinh Hùng, Tô Huy Rứa, Đinh Thế Huynh… đều có nguy cơ phải ra đi nếu không quyết liệt thực thi “biện pháp thời chiến”.
Những thủ đoạn tranh chấp quyền lực trước và trong Đại hội XII cũng đã được “nâng lên một tầm cao mới”, kinh khiếp hơn nhiều. Lần này không chỉ là đơn thư tố cáo được gửi theo đường nội bộ, mà quá nhiều vụ việc nội bộ được những bàn tay bí ẩn tung lên mạng xã hội.
Thậm chí nửa năm trước Đại hội XII còn suýt xảy ra một vụ “bị ám sát”: Bộ trưởng quốc phòng Phùng Quang Thanh. Dẫu sau đó tướng Thanh vẫn trở về Việt Nam an toàn, nhưng lại bị biệt tích trong “Thành”, kéo theo vô số đồn đoán về các vụ bắt bớ và thanh trừng “tạo phản” với số lượng lớn trong nội bộ đảng.
Để tiếp nối, tuy giành được thắng lợi gần như tuyệt đối tại Đại hội XII, không khí bình yên giả tạo trong đảng cũng chỉ kéo dài thêm được khoảng 7 tháng.
Bốn năm sau sự kiện Đoàn Văn Vươn, sân khấu chính trị công khai tắm máu: tháng 8/2016, Chi cục trưởng kiểm lâm tỉnh Yên Bái dùng súng ngắn nã thẳng vào hai quan chức bí thư tỉnh và chủ tịch hội đồng nhân tỉnh này, sau đó được tường thuật là “tự sát” với một viên đạn không phải vào thái dương hay dưới cằm mà trổ từ gáy ra trước (?!). Cả ba đều tử vong nhanh chóng và đều được khâm liệm nhanh không kém. Có thể ghi nhận đây là lần đầu tiên từ năm 1975 đã xảy ra vụ quan chức bắn chết nhau hàng loạt như thế.
Trước đây, thỉnh thoảng cũng xảy ra một vụ quan chức bắn nhau, nhưng chỉ ở cấp thấp (chủ yếu cấp xã). Còn giờ đây, cái chết đến với cả giới quan chức cao cấp - những chân đứng trong Ban chấp hành trung ương đảng.
4 năm. Từ dân bắn quan đã chuyển thành quan bắn quan.
Khủng hoảng mới: Sẽ không quan chức nào an toàn
Chỉ vài ngày trước vụ thảm sát Yên Bái, Quốc hội đã họp bàn về Luật cảnh vệ. Theo đó, khá nhiều “yếu nhân” như nguyên tổng bí thư, nguyên ủy viên Bộ Chính trị, và đương nhiên tất cả các ủy viên Bộ Chính trị hiện nay đều được đặc ân có cảnh vệ bảo vệ. Trong cuộc họp bàn này, đã hiện rõ nhu cầu “tha thiết được bảo vệ” - không phải như một thời trang quyền lực, mà là một thực tế cần thiết.
Ngay sau vụ Yên Bái, dân chúng Việt lại phải chuẩn bị tinh thần để đóng thêm một khoản thuế nữa - dành cho việc bảo vệ các nhân vật lãnh đạo không chỉ cấp trung ương mà ở cả cấp địa phương.
Bây giờ thì không một quan chức nào còn an toàn. Ở Việt Nam, không một địa phương nào là không có mâu thuẫn, thậm chí nhiều chính quyền địa phương nổ ra xung đột nội bộ rất nặng nề, đặc biệt về quyền lực và lợi ích nhóm. Sau vụ quan chức bắn nhau ở Yên Bái, điều chắc chắn sẽ xảy ra là nhiều quan chức ở nhiều tỉnh thành khác sẽ đòi có cơ chế cảnh vệ bảo vệ cá nhân họ, đồng thời sẽ ban hành cơ chế kiểm tra vũ khí, chất nổ… tại những cuộc họp quan trọng của thành/tỉnh ủy, ủy ban nhân dân tỉnh/thành, thậm chí xuống cả cấp quận/huyện… Không khí họp hành sẽ bước vào thời chiến.
“Vừa nghe tin trên mạng về mấy đồng chí bị bắn ở Yên Bái, đến chiều không khí cơ quan bọn này nặng nề phát sợ luôn. Bên ngoài thì bảo vệ cùng cảnh sát được tăng cường gấp đôi, soát xét từng người vào cổng, bên trong mọi người im re như không biết gì, nhưng cứ lấm lét nhìn nhau xa cách chưa từng thấy…” - một cán bộ thuộc một cơ quan kiểm tra đảng địa phương thổ lộ.
Bây giờ thì không còn quan chức nào an toàn. Nghe nói trước vụ thảm sát Yên Bái, ông Đỗ Cường Minh còn dự họp với dàn lãnh đạo tỉnh và xưng hô với nhau theo đúng điệu “đồng chí”. Nhưng những phát đạn lạnh lùng và quả quyết sau đó đã xác quyết ranh giới cuối cùng: tình đồng đội và từ “đồng chí” xưng hô cửa miệng với nhau đã bị hất tuột vào vô thức, để thay bằng một ý chí sẵn sàng thanh trừng và diệt trừ nhau. Điều được gọi là “nhân học chính trị” ở Việt Nam đã tiệm cận giới hạn bùng nổ súng đạn.
Bây giờ thì không còn quan chức nào an toàn. Thậm chí với một số “đồng chí uỷ viên Bộ Chính trị”, phương án chuyển đổi chỗ ngủ đêm có thể trở thành một nhu cầu chính trị - tương đương với nhu cầu ăn uống.
Phía trước còn cả một con đường “không biết đến cuối thế kỷ này có được chủ nghĩa xã hội hoàn thiện ở Việt Nam hay không” như Tổng Bí thư Trọng mong ước. Sẽ còn vô số cuộc xung đột và tranh giành quyền lực lẫn tiền bạc ghê gớm trong “chuyến tàu vét”, giữa các nhóm quyền lực - lợi ích mới và cũ, cùng bắt bớ nội bộ sẽ gia tăng. Chủ nghĩa đa trung tâm quyền lực cũng từ đó sẽ sinh sôi nảy nở bằng xu thế chia rẽ và cát cứ như lũ quét không cách nào cản được. Sẽ ngày càng nhiều quan chức tự nguyện nghỉ hưu sớm. Sẽ tấp nập quan chức theo gương nữ doanh nhân Nguyễn Thị Nguyệt Hường để nhập quốc tịch Malta hoặc một quốc tịch nào đó đủ để thoát thuế và thoát thân. Sẽ ngày càng lộ rõ lớp quan chức công khai “đặt vé” và lên máy bay hướng đến trời Tây, không một lần ngoái lại quốc tịch Việt. Để lại cuộc khủng hoảng kinh tế và khủng hoảng xã hội trong một đất nước gần như cạn kiệt tài nguyên và bị phá phách tan hoang…
Thảm sát Yên Bái đã báo trước một cái điềm quá xấu như thế: cuộc khủng hoảng nội bộ đảng từ bán công khai trước đó chuyển sang một giai đoạn mới - thế công nhiên và mãnh liệt theo cách “không cho chúng nó thoát”.
Sẽ không còn một quan chức nào an toàn. Thời thế đảo điên. Chuyện gì cũng có thể xảy ra!
* Blog của nhà báo Phạm Chí Dũng là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
-
Phạm Chí Dũng
Phạm Chí Dũng là nhà báo độc lập, tiến sĩ kinh tế sống và làm việc tại Sài Gòn, Việt Nam. Trước năm 2013, đã có thời gian 30 năm làm việc trong quân đội, chính quyền và khối đảng. Do viết bài chống tham nhũng, từng bị công an bắt vào năm 2012. Năm 2013, tuyên bố từ bỏ đảng Cộng sản Việt Nam. Năm 2014, cùng các cộng sự thành lập Hội nhà báo độc lập Việt Nam và giữ cương vị chủ tịch của tổ chức này. Cũng trong năm 2014, được Tổ chức phóng viên không biên giới vinh danh 'Anh hùng thông tin'.
- http://www.voatiengviet.com/a/tham-sat-yen-bai-diem-rat-xau-ve-cuoc-khung-hoang-moi-trong-dang/3485304.html
2 lãnh đạo cấp cao tỉnh Yên Bái bị bắn chết, Thủ tướng VN yêu cầu đoàn kết
Hai quan chức cấp cao của tỉnh Yên Bái vừa bị bắn nhiều phát và đã chết trước khi được đưa tới bệnh viện, thủ phạm là một giới chức của Chi cục Kiểm lâm cũng đã tự sát, báo chí Việt Nam hôm 18/8 đồng loạt đưa tin về vụ nổ súng được cho là “hiếm xảy ra” tại Việt Nam này.
Tại cuộc họp báo chiều 18/8, bà Phạm Thị Thanh Trà, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Báo, cho báo giới Việt Nam biết Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Yên Bái đã đến phòng của Bí thư Tỉnh ủy Phạm Duy Cường và bắn ông này bằng súng quân dụng. Sau đó, thủ phạm đã sang phòng ông Ngô Ngọc Tuấn, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân kiêm Trưởng ban Tổ chức tỉnh ủy Yên Bái và bắn ông này trước khi tự sát. Vụ việc xảy ra ngay trước giờ khai mạc Kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh khóa XVIII.
Tuy nhiên, một vài tờ báo đăng tải tin này đầu tiên cho biết vụ nổ súng đã xảy ra ngay tại buổi họp, nhưng sau đó các bài viết này đều bị rút xuống trước khi có buổi họp báo chính thức.
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đã tức tốc có mặt tại Yên Bái sau khi vụ nổ súng xảy ra. Ông Nguyễn Xuân Phúc nói vụ nổ súng “có tính chất nghiêm trọng từ trước tới nay” và yêu cầu các cấp chính quyền phải “bình tĩnh, đoàn kết, thống nhất” để giữ cho các hoạt động quản lý, điều hành của đảng bộ, chính quyền và hệ thống chính trị của tỉnh được diễn ra bình thường.
Tờ Tuổi Trẻ cho hay chính phủ Việt Nam đã huy động các bác sĩ giỏi nhất của 2 bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức lên Yên Bái để cứu chữa cho 2 lãnh đạo của tỉnh, nhưng tất cả nạn nhân và thủ phạm của vụ nổ súng đều tử vong trước khi được đưa tới bệnh viện.
VOA Việt Ngữ đã cố gắng liên lạc với các giới chức có liên quan để xác định thông tin, nhưng hầu hết đều tắt máy.
Ông Nguyễn Đức Thiện, Phó chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Yên Bái, cho VOA Việt Ngữ biết một cách vắn tắt:
“Anh đang tiếp công an [...] hiện còn đang phong tỏa, chưa biết nguyên nhân”.
Tiến sĩ Nguyễn Quang A, một nhà hoạt động dân sự và quan sát tình hình Việt Nam, nói đây là “một sự cố vô cùng nghiêm trọng” có thể cho thấy một sự mâu thuẫn nội bộ đến mức “không thể giải quyết”. Ông nói:
“Giả thiết có lẽ dễ giải thích nhất: đây là một sự mâu thuẫn trong nội bộ, các phe phái của địa phương đấy. Ông kiểm lâm [nghi phạm nổ súng] được cho là con của Bí thư Yên Bái cũ, rất có thể là phe mới – phe cũ mâu thuẫn với nhau dẫn đến chuyện phải xử nhau một cách hết sức tai họa như thế này. Nếu giả thiết ấy là đúng thì đây là một dấu hiệu hết sức đáng lo ngại vì đó là một sự đấu đá nội bộ đến mức không thể giải quyết được bằng những phương tiện mưu mẹo, thậm chí là mưu mô, như trước đây đã từng xử lý, mà bây giờ phải dùng đến một biện pháp rất tàn bạo”.
Ông Nguyễn Quang A cho rằng cũng có thể có giả thuyết về mâu thuẫn cá nhân, nhưng theo ông, giả thuyết này không có sức thuyết phục cao vì không có lý do mâu thuẫn cá nhân nào có thể dẫn đến việc “trừ khử” đến tận 2 người.
Trả lời với báo giới Việt Nam, bà Phạm Thị Thanh Trà cho biết ông Đỗ Cường Minh thường ngày là một người luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ, không có vấn đề gì trong đối nhân xử thế và được xem là “người điều độ và hiền lành”.
Giới chức UBND tỉnh Yên Bái được Tuổi Trẻ trích lời cho biết thêm rằng tỉnh có chủ trương sáp nhập Chi cục kiểm lâm với một đơn vị khác nhưng chưa có quyết định cụ thể và lãnh đạo tỉnh đã gặp ông Đỗ Cường Minh để “làm công tác tư tưởng”. Bà Trà khẳng định nguyên nhân vụ nổ súng không phải xuất phát từ công tác nội bộ.
Ông Đặng Trần Chiêu, Giám đốc Công an tỉnh Yên Bái, cho báo giới Việt Nam biết cơ quan công an sẽ không khởi tố vụ án do thủ phạm Đỗ Cường Minh đã chết.
Việc nổ súng đã gây rúng động công luận. Truyền thông quốc tế cho đây là vụ việc “hiếm hoi” xảy ra tại Việt Nam khi việc sở hữu súng cá nhân hoàn toàn bị cấm. Khẩu súng K59 được sử dụng trong vụ bắn người được ông Đặng Trần Chiêu xác nhận là súng do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cấp cho địa bàn kiểm lâm tỉnh Yên Bái.
Thủ tướng Việt Nam yêu cầu Bộ Công an phải tức tốc điều tra và đưa ra kết luận về vụ nổ súng. Ông Nguyễn Xuân Phúc cũng yêu cầu cơ quan công an và quốc phòng tại tỉnh Yên Bái phải tăng cường an ninh để không xảy ra tình huống xấu.
http://www.voatiengviet.com/a/lanh-dao-cap-cao-tinh-yen-bai-bi-ban-chet-thu-tuong-vn-yeu-cau-doan-ket/3470196.html
Tuy nhiên, một vài tờ báo đăng tải tin này đầu tiên cho biết vụ nổ súng đã xảy ra ngay tại buổi họp, nhưng sau đó các bài viết này đều bị rút xuống trước khi có buổi họp báo chính thức.
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đã tức tốc có mặt tại Yên Bái sau khi vụ nổ súng xảy ra. Ông Nguyễn Xuân Phúc nói vụ nổ súng “có tính chất nghiêm trọng từ trước tới nay” và yêu cầu các cấp chính quyền phải “bình tĩnh, đoàn kết, thống nhất” để giữ cho các hoạt động quản lý, điều hành của đảng bộ, chính quyền và hệ thống chính trị của tỉnh được diễn ra bình thường.
Tờ Tuổi Trẻ cho hay chính phủ Việt Nam đã huy động các bác sĩ giỏi nhất của 2 bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức lên Yên Bái để cứu chữa cho 2 lãnh đạo của tỉnh, nhưng tất cả nạn nhân và thủ phạm của vụ nổ súng đều tử vong trước khi được đưa tới bệnh viện.
VOA Việt Ngữ đã cố gắng liên lạc với các giới chức có liên quan để xác định thông tin, nhưng hầu hết đều tắt máy.
Ông Nguyễn Đức Thiện, Phó chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Yên Bái, cho VOA Việt Ngữ biết một cách vắn tắt:
“Anh đang tiếp công an [...] hiện còn đang phong tỏa, chưa biết nguyên nhân”.
Tiến sĩ Nguyễn Quang A, một nhà hoạt động dân sự và quan sát tình hình Việt Nam, nói đây là “một sự cố vô cùng nghiêm trọng” có thể cho thấy một sự mâu thuẫn nội bộ đến mức “không thể giải quyết”. Ông nói:
“Giả thiết có lẽ dễ giải thích nhất: đây là một sự mâu thuẫn trong nội bộ, các phe phái của địa phương đấy. Ông kiểm lâm [nghi phạm nổ súng] được cho là con của Bí thư Yên Bái cũ, rất có thể là phe mới – phe cũ mâu thuẫn với nhau dẫn đến chuyện phải xử nhau một cách hết sức tai họa như thế này. Nếu giả thiết ấy là đúng thì đây là một dấu hiệu hết sức đáng lo ngại vì đó là một sự đấu đá nội bộ đến mức không thể giải quyết được bằng những phương tiện mưu mẹo, thậm chí là mưu mô, như trước đây đã từng xử lý, mà bây giờ phải dùng đến một biện pháp rất tàn bạo”.
Ông Nguyễn Quang A cho rằng cũng có thể có giả thuyết về mâu thuẫn cá nhân, nhưng theo ông, giả thuyết này không có sức thuyết phục cao vì không có lý do mâu thuẫn cá nhân nào có thể dẫn đến việc “trừ khử” đến tận 2 người.
Trả lời với báo giới Việt Nam, bà Phạm Thị Thanh Trà cho biết ông Đỗ Cường Minh thường ngày là một người luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ, không có vấn đề gì trong đối nhân xử thế và được xem là “người điều độ và hiền lành”.
Giới chức UBND tỉnh Yên Bái được Tuổi Trẻ trích lời cho biết thêm rằng tỉnh có chủ trương sáp nhập Chi cục kiểm lâm với một đơn vị khác nhưng chưa có quyết định cụ thể và lãnh đạo tỉnh đã gặp ông Đỗ Cường Minh để “làm công tác tư tưởng”. Bà Trà khẳng định nguyên nhân vụ nổ súng không phải xuất phát từ công tác nội bộ.
Ông Đặng Trần Chiêu, Giám đốc Công an tỉnh Yên Bái, cho báo giới Việt Nam biết cơ quan công an sẽ không khởi tố vụ án do thủ phạm Đỗ Cường Minh đã chết.
Việc nổ súng đã gây rúng động công luận. Truyền thông quốc tế cho đây là vụ việc “hiếm hoi” xảy ra tại Việt Nam khi việc sở hữu súng cá nhân hoàn toàn bị cấm. Khẩu súng K59 được sử dụng trong vụ bắn người được ông Đặng Trần Chiêu xác nhận là súng do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cấp cho địa bàn kiểm lâm tỉnh Yên Bái.
Thủ tướng Việt Nam yêu cầu Bộ Công an phải tức tốc điều tra và đưa ra kết luận về vụ nổ súng. Ông Nguyễn Xuân Phúc cũng yêu cầu cơ quan công an và quốc phòng tại tỉnh Yên Bái phải tăng cường an ninh để không xảy ra tình huống xấu.
http://www.voatiengviet.com/a/lanh-dao-cap-cao-tinh-yen-bai-bi-ban-chet-thu-tuong-vn-yeu-cau-doan-ket/3470196.html
Nghi can vụ nổ súng ở Yên Bái bị đẩy ‘tới đường cùng’?
Một nông dân Việt, từng nổ súng làm nhân viên công lực bị thương, nhận định rằng nghi can trong vụ bắn giết quan chức ở Yên Bái “có thể bị dồn nén”.
Hai lãnh đạo cấp cao, bí thư và chủ tịch, của tỉnh miền núi phía bắc Việt Nam này đã bị bắn chết ngay trong phòng làm việc hôm 18/8. Truyền thông trong nước sau đó đưa tin về nghi can là một người phụ trách kiểm lâm của Yên Bái.
Ông Đoàn Văn Vươn, người từng dùng súng bắn vào lực lượng thi hành công lực năm 2012, cho VOA Việt Ngữ biết rằng ông “theo dõi kỹ” thông tin về vụ việc.
Người nông dân ở thành phố Hải Phòng này nhận xét rằng dù bản chất hai vụ việc khác nhau, chúng có điểm giống nhau.
Ông Vươn nói thêm:
“Tâm lý của tôi và tâm lý của nhân vật chi cục kiểm lâm kia có một điểm chung, đó là bị dồn nén tới bước đường cùng. Nhưng mà việc của tôi, mục đích là phải giữ được tài sản, và phải tính toán mức độ hạn chế ít nhất xảy ra thương vong và để tồn tại. Nhưng đối với nhân vật kia thì người ta nghĩ rằng không còn một con đường. Người ta làm chính trị mà, có thể được thì được cả, còn mất thì mất tất thì người ta xử sự tới mức độ cực đoan nên người ta tự tước đoạt tính mạng của chính bản thân họ”.
Vụ cả gia đình ông Vươn đứng lên “nổi dậy”, chống lực lượng thu hồi đất 4 năm trước, làm một số nhân viên công lực bị thương, từng gây chấn động dư luận. Ông Vươn sau đó bị kết án 5 năm tù giam vì tội “giết người” và “chống người thi hành công vụ”, nhưng sau đó đã được ân xá, cho ra tù trước thời hạn.
Về vụ Yên Bái, trong khi chính quyền vẫn tiếp tục điều tra, hiện có nhiều đồn đoán trên mạng xã hội về động cơ cũng như về nghi can.
Trong khi đó, tờ Công an Nhân dân hôm 23/8 đưa tin rằng vụ này đã “được đề cập đến trong phiên họp của Ủy ban Quốc phòng và An ninh” của quốc hội. Cơ quan ngôn luận của Bộ Công an Việt Nam dẫn lời một quan chức nói rằng vụ nổ súng đó cho thấy “lỗ hổng trong việc mang và sử dụng vũ khí”.
Nhận xét về vụ Yên Bái cũng như nhiều thông tin giết chóc bằng súng thời gian qua, luật sư Võ An Đôn nói với VOA tiếng Việt:
“Qua báo chí, thông tin đại chúng, tôi thấy tình trạng sử dụng súng ở Việt Nam hiện nay rất là nhiều, bắn chết người rất là nhiều. Riêng vụ Yên Bái liên quan tới quan chức nhà nước thì không nói, nhưng mà ở ngoài xã hội đen, dân chúng sử dụng súng thường xuyên luôn, vì tôi thấy báo chí đăng tin về việc đó rất là nhiều. Tình trạng đó rất là bất an cho người dân. Nó gây hỗn loạn cho xã hội. Bản thân tôi là luật sư, tôi thấy rất là bất an”.
Hiện chưa rõ thống kê số người thiệt mạng vì súng ở Việt Nam trong năm 2015. Tuy nhiên, báo chí Việt Nam thời gian qua đăng tải nhiều bài viết về tình trạng này với những tựa đề như “Cảnh sát ở Sài Gòn nổ súng bắt tên trộm” (Báo điện tử Zing ngày 17/8), “Nổ súng giữa ban ngày rúng động Thanh Hóa” (Báo Giao Thông ngày 20/8), “Trưởng công an xã tới nhà bắn dân” (Báo Tuổi Trẻ ngày 23/8) hay “Y án tử hình 'trùm' giang hồ nổ súng bắn chết 2 người ở Phú Quốc” (Báo An ninh Thủ đô ngày 23/8) và Thượng úy công an bắn 3 phát súng, đồng nghiệp tử vong (trang Pháp luật số ngày 24/8).
Còn một luật sư khác, ông Trần Vũ Hải, người từng bào chữa cho ông Vươn, cho VOA Việt Ngữ biết thêm về tình trạng bạo lực do súng ống gây ra ở Việt Nam:
“Mình biết qua báo chí, ví dụ vừa rồi có cán bộ trại giam bắn chết, rồi cán bộ trong ngành cảnh sát giao thông cũng bắn chết, hoặc các sĩ quan bắn nhau. Đấy là những vụ liên quan tới các nhân viên công lực. Thế nhưng ngoài xã hội, còn có những người khác cũng dùng súng. Họ có thể mua súng từ đâu đó. Tôi thì nghĩ rằng là việc quản lý súng ở Việt Nam cũng không đến nỗi lỏng lẻo như nhiều người nói đâu. Tôi thì tôi cảm nhận như vậy, bởi vì mình cũng thấy ít người có súng, và dùng súng. Nếu mà so với nước Mỹ thì chắc bằng một phần vạn [nghìn] thôi”.
Theo trang web phi lợi nhuận có tên gọi tiếng Việt là Hồ sơ Bạo lực Súng ống ở Mỹ, năm 2015, có hơn 50 nghìn vụ bạo lực liên quan tới súng ở Hoa Kỳ, và ít nhất 12 nghìn người thiệt mạng.
Báo điện tử VnExpress đưa tin, Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất hôm 25/8 phát hiện trong lô hàng nhập khẩu từ Mỹ về có “súng hơi, 2.000 viên đạn, 24 bình nén khí chuyên dụng và các tuýp dầu bôi trơn cho súng được giấu trong 6 kiện hàng”.
Chia sẻ suy nghĩ về các vụ giết người bằng súng thời gian qua ở Việt Nam, nông dân Vươn nói thêm với VOA Việt Ngữ rằng ông cảm thấy “rất buồn”. Ông nói tiếp:
“Tôi tin rằng rất nhiều người rất buồn. Trong một xã hội mà đạo đức xuống thấp, và cuối cùng người ta không có niềm tin. Mâu thuẫn trở thành con đường luẩn quẩn, dẫn tới cực đoan. Đây là điều tôi và nhiều người dân Việt Nam rất là buồn. Bây giờ nguy cơ nó đang xảy ra, diễn ra hàng ngày”.
Tờ Người Lao Động mới đây dẫn lời Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Công Tuấn nói rằng “quy định về trang bị, sử dụng vũ khí quân dụng, công cụ hỗ trợ cho lực lượng kiểm lâm được quy định và thực hiện rất chặt chẽ theo đúng các quy định của pháp luật”.
Tờ báo nằm dưới sự quản lý của nhà nước này trích dẫn quan chức này nói thêm rằng “vụ án mạng nghiêm trọng ở Yên Bái là trường hợp rất đặc biệt và cá biệt, khi người đứng đầu cố ý làm sai. Nó như câu chuyện thủ quỹ quản lý tiền tự ý lấy tiền trong két do mình được giao nhiệm vụ giữ”.
Hai lãnh đạo cấp cao, bí thư và chủ tịch, của tỉnh miền núi phía bắc Việt Nam này đã bị bắn chết ngay trong phòng làm việc hôm 18/8. Truyền thông trong nước sau đó đưa tin về nghi can là một người phụ trách kiểm lâm của Yên Bái.
Ông Đoàn Văn Vươn, người từng dùng súng bắn vào lực lượng thi hành công lực năm 2012, cho VOA Việt Ngữ biết rằng ông “theo dõi kỹ” thông tin về vụ việc.
Người nông dân ở thành phố Hải Phòng này nhận xét rằng dù bản chất hai vụ việc khác nhau, chúng có điểm giống nhau.
Ông Vươn nói thêm:
“Tâm lý của tôi và tâm lý của nhân vật chi cục kiểm lâm kia có một điểm chung, đó là bị dồn nén tới bước đường cùng. Nhưng mà việc của tôi, mục đích là phải giữ được tài sản, và phải tính toán mức độ hạn chế ít nhất xảy ra thương vong và để tồn tại. Nhưng đối với nhân vật kia thì người ta nghĩ rằng không còn một con đường. Người ta làm chính trị mà, có thể được thì được cả, còn mất thì mất tất thì người ta xử sự tới mức độ cực đoan nên người ta tự tước đoạt tính mạng của chính bản thân họ”.
Vụ cả gia đình ông Vươn đứng lên “nổi dậy”, chống lực lượng thu hồi đất 4 năm trước, làm một số nhân viên công lực bị thương, từng gây chấn động dư luận. Ông Vươn sau đó bị kết án 5 năm tù giam vì tội “giết người” và “chống người thi hành công vụ”, nhưng sau đó đã được ân xá, cho ra tù trước thời hạn.
Về vụ Yên Bái, trong khi chính quyền vẫn tiếp tục điều tra, hiện có nhiều đồn đoán trên mạng xã hội về động cơ cũng như về nghi can.
Trong khi đó, tờ Công an Nhân dân hôm 23/8 đưa tin rằng vụ này đã “được đề cập đến trong phiên họp của Ủy ban Quốc phòng và An ninh” của quốc hội. Cơ quan ngôn luận của Bộ Công an Việt Nam dẫn lời một quan chức nói rằng vụ nổ súng đó cho thấy “lỗ hổng trong việc mang và sử dụng vũ khí”.
Nhận xét về vụ Yên Bái cũng như nhiều thông tin giết chóc bằng súng thời gian qua, luật sư Võ An Đôn nói với VOA tiếng Việt:
“Qua báo chí, thông tin đại chúng, tôi thấy tình trạng sử dụng súng ở Việt Nam hiện nay rất là nhiều, bắn chết người rất là nhiều. Riêng vụ Yên Bái liên quan tới quan chức nhà nước thì không nói, nhưng mà ở ngoài xã hội đen, dân chúng sử dụng súng thường xuyên luôn, vì tôi thấy báo chí đăng tin về việc đó rất là nhiều. Tình trạng đó rất là bất an cho người dân. Nó gây hỗn loạn cho xã hội. Bản thân tôi là luật sư, tôi thấy rất là bất an”.
Hiện chưa rõ thống kê số người thiệt mạng vì súng ở Việt Nam trong năm 2015. Tuy nhiên, báo chí Việt Nam thời gian qua đăng tải nhiều bài viết về tình trạng này với những tựa đề như “Cảnh sát ở Sài Gòn nổ súng bắt tên trộm” (Báo điện tử Zing ngày 17/8), “Nổ súng giữa ban ngày rúng động Thanh Hóa” (Báo Giao Thông ngày 20/8), “Trưởng công an xã tới nhà bắn dân” (Báo Tuổi Trẻ ngày 23/8) hay “Y án tử hình 'trùm' giang hồ nổ súng bắn chết 2 người ở Phú Quốc” (Báo An ninh Thủ đô ngày 23/8) và Thượng úy công an bắn 3 phát súng, đồng nghiệp tử vong (trang Pháp luật số ngày 24/8).
Còn một luật sư khác, ông Trần Vũ Hải, người từng bào chữa cho ông Vươn, cho VOA Việt Ngữ biết thêm về tình trạng bạo lực do súng ống gây ra ở Việt Nam:
“Mình biết qua báo chí, ví dụ vừa rồi có cán bộ trại giam bắn chết, rồi cán bộ trong ngành cảnh sát giao thông cũng bắn chết, hoặc các sĩ quan bắn nhau. Đấy là những vụ liên quan tới các nhân viên công lực. Thế nhưng ngoài xã hội, còn có những người khác cũng dùng súng. Họ có thể mua súng từ đâu đó. Tôi thì nghĩ rằng là việc quản lý súng ở Việt Nam cũng không đến nỗi lỏng lẻo như nhiều người nói đâu. Tôi thì tôi cảm nhận như vậy, bởi vì mình cũng thấy ít người có súng, và dùng súng. Nếu mà so với nước Mỹ thì chắc bằng một phần vạn [nghìn] thôi”.
Theo trang web phi lợi nhuận có tên gọi tiếng Việt là Hồ sơ Bạo lực Súng ống ở Mỹ, năm 2015, có hơn 50 nghìn vụ bạo lực liên quan tới súng ở Hoa Kỳ, và ít nhất 12 nghìn người thiệt mạng.
Báo điện tử VnExpress đưa tin, Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất hôm 25/8 phát hiện trong lô hàng nhập khẩu từ Mỹ về có “súng hơi, 2.000 viên đạn, 24 bình nén khí chuyên dụng và các tuýp dầu bôi trơn cho súng được giấu trong 6 kiện hàng”.
Chia sẻ suy nghĩ về các vụ giết người bằng súng thời gian qua ở Việt Nam, nông dân Vươn nói thêm với VOA Việt Ngữ rằng ông cảm thấy “rất buồn”. Ông nói tiếp:
“Tôi tin rằng rất nhiều người rất buồn. Trong một xã hội mà đạo đức xuống thấp, và cuối cùng người ta không có niềm tin. Mâu thuẫn trở thành con đường luẩn quẩn, dẫn tới cực đoan. Đây là điều tôi và nhiều người dân Việt Nam rất là buồn. Bây giờ nguy cơ nó đang xảy ra, diễn ra hàng ngày”.
Tờ Người Lao Động mới đây dẫn lời Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Công Tuấn nói rằng “quy định về trang bị, sử dụng vũ khí quân dụng, công cụ hỗ trợ cho lực lượng kiểm lâm được quy định và thực hiện rất chặt chẽ theo đúng các quy định của pháp luật”.
Tờ báo nằm dưới sự quản lý của nhà nước này trích dẫn quan chức này nói thêm rằng “vụ án mạng nghiêm trọng ở Yên Bái là trường hợp rất đặc biệt và cá biệt, khi người đứng đầu cố ý làm sai. Nó như câu chuyện thủ quỹ quản lý tiền tự ý lấy tiền trong két do mình được giao nhiệm vụ giữ”.
Liên quan
http://www.voatiengviet.com/a/nghi-can-vu-no-sung-o-yen-bai-bi-day-toi-duong-cung/3480312.html
Hai thái cực trong vụ nổ súng ở Yên Bái
Đám tang của ba người chết trong vụ nổ súng ở Yên Bái đang gây nhiều phản ứng trái chiều trên mạng xã hội.
Trong khi báo chí trong nước đưa tin nhiều về tang lễ của ông Phạm Duy Cường, Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái, và ông Ngô Ngọc Tuấn, Chủ tịch HĐND tỉnh này, thì hầu như không có tờ nào nhắc tới đám tang của nghi can Đỗ Cường Minh, Chi Cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh.
Tin ban đầu cho biết ông Minh là người bắn chết hai ông Cường và ông Tuấn, và cuộc điều tra, theo báo chí trong nước, vẫn đang tiếp diễn.
Truyền thông Việt Nam đưa tin, tang lễ dành cho hai quan chức trên diễn ra “theo nghi thức cấp cao”. Trong số những người tới viếng hai ông Cường và ông Tuấn có nhiều bộ trưởng trong đó có ông Tô Lâm, người đứng đầu ngành công an.
Theo báo điện tử Tiền Phong, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Trần Đại Quang, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, và các Ủy viên Bộ Chính trị Đinh Thế Huynh, Tòng Thị Phóng, đã gửi vòng hoa kính viếng hai cựu quan chức này.
Ông Nguyễn Hồng Sơn, một người dân sinh sống gần nhà nghi phạm, cho VOA Việt Ngữ biết rằng vụ bắn người “gây chấn động” không chỉ tỉnh Yên Bái mà còn “cả nước”.
Cư dân này cho biết thêm về tình trạng “các cơ quan đoàn thể không được cho mang hoa tới viếng ông Minh:
“Lãnh đạo cấm, không cho các cơ quan đoàn thể đến và đem vòng hoa. Các cấp dưới phải nghe theo, chứ làm trái, thì công việc của mình không được ổn định. Chứ còn nó không phải cấm người đến”.
VOA Việt Ngữ không thể liên lạc để phỏng vấn với các quan chức tỉnh Yên Bái để xác nhận thông tin này.
Ông Sơn nói thêm rằng nhiều quan chức ở Yên Bái “không được lòng dân”, vì “dân đã nghèo, tham nhũng lại nhiều”.
Các bức ảnh về tang lễ lặng lẽ của nghi can Đỗ Cường Minh đăng trên Facebook hôm 20/8 đã được gần 30 nghìn người like (thích), trong khi clip về tang lễ của hai quan chức tỉnh Yên Bái được gần 800 người like.
Nhà hoạt động Nguyễn Lân Thắng viết dưới các bức ảnh lễ tang của ông Minh, xin trích: “Chúc ông yên giấc ngàn thu. Không ai biết rõ được động cơ nào của ông, còn ai đứng đằng sau chuyện này không, nhưng nếu quả thật ông bắn thì đây là một quyết định có tính toán. Dễ gì người ta bỏ tất cả để chơi đến cùng”.
Luật sư Hà Huy Sơn cho biết rằng qua thông tin trên báo chí trong nước, ông chỉ suy đoán về chuyện “quan chức mâu thuẫn về quyền lợi, tranh giành chức quyền thì họ xử nhau thôi”, và nói thêm rằng ông “không chắc chắn được vì không có bằng chứng”.
Ông nói thêm về việc đưa tin vụ này của báo chí Việt Nam:
“Tin của báo chí không khách quan và không có căn cứ pháp lý. Về luật pháp Việt Nam, ai có tội hay không phải do bản án của tòa có hiệu lực, chứ còn cơ quan điều tra hiện nay cũng chưa thể khẳng định ai là thủ phạm của vụ giết người đấy được. Nói chung là báo chí Việt Nam theo sự chỉ đạo, lãnh đạo của đảng mà. Cái nghị quyết của đảng người ta nói là nó còn trên cả hiến pháp, trên cả pháp luật”.
Ông Sơn nói thêm rằng theo quy định của tố tụng hình sự, “nghi phạm chết thì người ta đình chỉ vụ án, không điều tra nữa”.
Luật sư này nói tiếp rằng “nếu người ta điều tra mà không tìm ra được người thứ tư là thủ phạm hay liên quan thì không có cơ sở để khẳng định ai là thủ phạm trong vụ này và [vụ án] chấm hết”.
Hôm 18/8, truyền thông trong nước dẫn lời Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Yên Bái đã chính thức khởi tố "vụ án giết người đặc biệt nghiêm trọng", trong khi Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đã nhanh chóng có mặt tại tỉnh này để chỉ đạo giải quyết vụ việc.
Trong khi báo chí trong nước đưa tin nhiều về tang lễ của ông Phạm Duy Cường, Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái, và ông Ngô Ngọc Tuấn, Chủ tịch HĐND tỉnh này, thì hầu như không có tờ nào nhắc tới đám tang của nghi can Đỗ Cường Minh, Chi Cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh.
Tin ban đầu cho biết ông Minh là người bắn chết hai ông Cường và ông Tuấn, và cuộc điều tra, theo báo chí trong nước, vẫn đang tiếp diễn.
Truyền thông Việt Nam đưa tin, tang lễ dành cho hai quan chức trên diễn ra “theo nghi thức cấp cao”. Trong số những người tới viếng hai ông Cường và ông Tuấn có nhiều bộ trưởng trong đó có ông Tô Lâm, người đứng đầu ngành công an.
Theo báo điện tử Tiền Phong, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Trần Đại Quang, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, và các Ủy viên Bộ Chính trị Đinh Thế Huynh, Tòng Thị Phóng, đã gửi vòng hoa kính viếng hai cựu quan chức này.
Ông Nguyễn Hồng Sơn, một người dân sinh sống gần nhà nghi phạm, cho VOA Việt Ngữ biết rằng vụ bắn người “gây chấn động” không chỉ tỉnh Yên Bái mà còn “cả nước”.
Cư dân này cho biết thêm về tình trạng “các cơ quan đoàn thể không được cho mang hoa tới viếng ông Minh:
“Lãnh đạo cấm, không cho các cơ quan đoàn thể đến và đem vòng hoa. Các cấp dưới phải nghe theo, chứ làm trái, thì công việc của mình không được ổn định. Chứ còn nó không phải cấm người đến”.
VOA Việt Ngữ không thể liên lạc để phỏng vấn với các quan chức tỉnh Yên Bái để xác nhận thông tin này.
Ông Sơn nói thêm rằng nhiều quan chức ở Yên Bái “không được lòng dân”, vì “dân đã nghèo, tham nhũng lại nhiều”.
Các bức ảnh về tang lễ lặng lẽ của nghi can Đỗ Cường Minh đăng trên Facebook hôm 20/8 đã được gần 30 nghìn người like (thích), trong khi clip về tang lễ của hai quan chức tỉnh Yên Bái được gần 800 người like.
Nhà hoạt động Nguyễn Lân Thắng viết dưới các bức ảnh lễ tang của ông Minh, xin trích: “Chúc ông yên giấc ngàn thu. Không ai biết rõ được động cơ nào của ông, còn ai đứng đằng sau chuyện này không, nhưng nếu quả thật ông bắn thì đây là một quyết định có tính toán. Dễ gì người ta bỏ tất cả để chơi đến cùng”.
Luật sư Hà Huy Sơn cho biết rằng qua thông tin trên báo chí trong nước, ông chỉ suy đoán về chuyện “quan chức mâu thuẫn về quyền lợi, tranh giành chức quyền thì họ xử nhau thôi”, và nói thêm rằng ông “không chắc chắn được vì không có bằng chứng”.
Ông nói thêm về việc đưa tin vụ này của báo chí Việt Nam:
“Tin của báo chí không khách quan và không có căn cứ pháp lý. Về luật pháp Việt Nam, ai có tội hay không phải do bản án của tòa có hiệu lực, chứ còn cơ quan điều tra hiện nay cũng chưa thể khẳng định ai là thủ phạm của vụ giết người đấy được. Nói chung là báo chí Việt Nam theo sự chỉ đạo, lãnh đạo của đảng mà. Cái nghị quyết của đảng người ta nói là nó còn trên cả hiến pháp, trên cả pháp luật”.
Ông Sơn nói thêm rằng theo quy định của tố tụng hình sự, “nghi phạm chết thì người ta đình chỉ vụ án, không điều tra nữa”.
Luật sư này nói tiếp rằng “nếu người ta điều tra mà không tìm ra được người thứ tư là thủ phạm hay liên quan thì không có cơ sở để khẳng định ai là thủ phạm trong vụ này và [vụ án] chấm hết”.
Hôm 18/8, truyền thông trong nước dẫn lời Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Yên Bái đã chính thức khởi tố "vụ án giết người đặc biệt nghiêm trọng", trong khi Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đã nhanh chóng có mặt tại tỉnh này để chỉ đạo giải quyết vụ việc.
Liên quan
http://www.voatiengviet.com/a/hai-thai-cuc-trong-vu-no-sung-o-yen-bai/3474753.html
Việt Nam khởi tố vụ giết 2 lãnh đạo giữa lúc dư luận bị trách ‘vô lương’
Việt Nam quyết định khởi tố vụ giết 2 lãnh đạo cấp cao của tỉnh Yên Bái trong khi dư luận bị truyền thông nhà nước chỉ trích là 'vô lương' vì đã 'hả hê' trước cái chết của các quan chức.
Vào lúc 10 giờ tối hôm qua (18/8), ông Đặng Trần Chiêu, giám đốc Công an tỉnh Yên Bái cho báo giới Việt Nam biết cơ quan điều tra công an tỉnh đã ra quyết định khởi tố vụ án giết người tại trụ sở tỉnh ủy vào buổi sáng cùng ngày vì tính chất “đặc biệt nghiêm trọng” của vụ việc. Tại buổi họp trước đó, ông Chiêu nói sẽ không khởi tố vụ án vì nghi phạm đã chết.
Vụ nổ súng giết hai quan chức cấp cao của tỉnh là ông Phạm Duy Cường – Bí thư Tỉnh ủy – và ông Ngô Ngọc Tuấn – Chủ tịch HĐND kiêm Trưởng ban tổ chức – ngay trước phiên họp của HĐND tỉnh đã khiến cho dư luận rúng động và Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc phải tức tốc có mặt tại Yên Bái để chỉ đạo điều tra và tăng cường an ninh trong khu vực.
Nghi phạm là ông Đỗ Cường Minh - Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Yên Bái – với phương tiện gây án là một khẩu súng quân dụng. Ông này được cho là đã tự sát ngay sau đó.
Tin tức về vụ nổ súng hiếm xảy ra tại Việt Nam này đã được lan truyền nhanh chóng trên mạng xã hội, kèm theo rất nhiều bình luận từ công chúng bị truyền thông nhà nước Việt Nam cho là “vô lương” vì đã “hả hê” trước cái chết của các quan chức.
Tiến sĩ Phạm Chí Dũng, một nhà bình luận và quan sát tình hình thời sự Việt Nam, nói với VOA: “Đã có người thống kê có đến 95% ý kiến trên mạng xã hội là từ bàng quan cho đến hả hê trước vụ giết chóc này, không hề biểu hiện một chút thương cảm nào đối với cái chết của giới quan chức, mà cũng không hề có thái độ lên án với nghi phạm, thủ phạm, là ông Đỗ Cường Minh. Chỉ có 5% còn lại là cảm thấy có gì đó đau xót và buồn bã vì tình hình của đất nước khi người ta giết nhau, thảm sát nhau như vậy. Một nỗi buồn chung chung, trừu tượng, chứ không buồn cụ thể cho những người chết”.
Qua so sánh vụ giết người vừa xảy ra với vụ một nông dân ở Thái Bình, ông Đặng Ngọc Viết đã bắn vào quan chức địa phương hồi tháng 9/2013 và đưa ra nhận định:
“Từ vụ Đặng Ngọc Viết tới vụ Đỗ Cường Minh cho thấy một sự phản ứng rất lớn của người dân đối với đảng cầm quyền là như thế nào. Họ mất lòng tin rồi. Bây giờ lại thêm hàng loạt chuyện, nhất là chuyện Formosa, càng làm cho người dân mất niềm tin kinh khủng vào chế độ. Thành thử có một chuyện gì mà các quan chức chế độ bị rủi ro thì người dân thực sự chỉ có reo mừng thôi”.
Nói về nguyên nhân khiến dư luận hả hê thay vì thương tiếc, nhà hoạt động Đặng Bích Phượng, người đã ra tự ứng cử đại biểu quốc hội Việt Nam vài tháng trước, cho rằng do sự bức xúc của người dân trong nhiều năm đã không được giải quyết.
“Trong xã hội này, khi mà tính thực thi của luật pháp gọi là ‘nhờn thuốc’ đối với các quan chức, thì bây giờ người ta nói là ‘thay trời hành đạo’, người ta không cần quan tâm đến nguyên nhân nào, họ không quan tâm, không cứ gì bắn đâu, bị bệnh chết hay bị tai nạn chết, người ta đều vui mừng. Nhưng việc bị tai nạn hay bị bệnh nó không thể hiện cái dấu hiệu tan vỡ, sụp đổ của bộ máy nhà cầm quyền. Đây là một thể hiện cho thấy nó đã bắt đầu bung ra khi mâu thuẫn quyền lợi đã đến đỉnh điểm”.
Trong khi đó, nhà hoạt động Nguyễn Anh Tuấn cho biết anh không quan tâm đến vụ giết người này vì đây là vụ có thể dự đoán được do sự quản lý vũ khí và an ninh lỏng lẻo tại các cơ quan công quyền của Việt Nam. Anh Tuấn cho biết thêm:
“Em nghĩ rằng có một đối tượng khác nên quan tâm đến vụ này hơn là những quan chức, những người đang nắm quyền hiện tại. Khi nhìn vào những đồng chí của họ, những người cũng có quyền, có thế như họ bị giết mà đám đông dân chúng reo hò, cổ vũ, thì đấy là một thông điệp em nghĩ rằng rất có sức nặng nếu họ sáng suốt nhìn ra những thông điệp đó”.
Theo anh Nguyễn Anh Tuấn, điều mà giới cầm quyền Việt Nam nên quan tâm nhiều hơn trong vụ này là phản ứng của công luận để đánh giá đúng tình hình và mối quan hệ với dân chúng.
“Ở đây có một vấn đề lớn hơn mà em nghĩ những người nắm quyền cần quan tâm là sự uất ức của người dân đối với bộ máy chính quyền, các cấp lãnh đạo cao nhất, là nó không sáng sủa như các báo cáo và phát biểu của bộ máy tuyên giáo trong thời gian qua rằng sự đồng thuận trong xã hội tăng lên, người dân ngày một tin yêu vào đảng, nhà nước… Tất cả những cái đó cần phải được kéo lại với thực tế là bây giờ sự gần gũi, gắn kết của người dân với những người nắm quyền nó tệ hại hơn bao giờ hết”.
Tin cho hay nạn nhân và nghi phạm của vụ nổ súng đều có nhiều gia sản, con cái đi du học và nhiều người thân nằm trong bộ máy chính quyền. Nhà của Bí thư tỉnh ủy Phạm Duy Cường và nghi phạm Đỗ Cường Minh đều nằm cùng trên một con phố mà người dân quen gọi là “phố làm quan”.
Theo Tuoitre.vn
http://www.voatiengviet.com/a/viet-nam-khoi-to-vu-giet-2-lanh-dao-giua-luc-du-luan-bi-trach-vo-luong/3471939.html
Vào lúc 10 giờ tối hôm qua (18/8), ông Đặng Trần Chiêu, giám đốc Công an tỉnh Yên Bái cho báo giới Việt Nam biết cơ quan điều tra công an tỉnh đã ra quyết định khởi tố vụ án giết người tại trụ sở tỉnh ủy vào buổi sáng cùng ngày vì tính chất “đặc biệt nghiêm trọng” của vụ việc. Tại buổi họp trước đó, ông Chiêu nói sẽ không khởi tố vụ án vì nghi phạm đã chết.
Vụ nổ súng giết hai quan chức cấp cao của tỉnh là ông Phạm Duy Cường – Bí thư Tỉnh ủy – và ông Ngô Ngọc Tuấn – Chủ tịch HĐND kiêm Trưởng ban tổ chức – ngay trước phiên họp của HĐND tỉnh đã khiến cho dư luận rúng động và Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc phải tức tốc có mặt tại Yên Bái để chỉ đạo điều tra và tăng cường an ninh trong khu vực.
Nghi phạm là ông Đỗ Cường Minh - Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Yên Bái – với phương tiện gây án là một khẩu súng quân dụng. Ông này được cho là đã tự sát ngay sau đó.
Tin tức về vụ nổ súng hiếm xảy ra tại Việt Nam này đã được lan truyền nhanh chóng trên mạng xã hội, kèm theo rất nhiều bình luận từ công chúng bị truyền thông nhà nước Việt Nam cho là “vô lương” vì đã “hả hê” trước cái chết của các quan chức.
Tiến sĩ Phạm Chí Dũng, một nhà bình luận và quan sát tình hình thời sự Việt Nam, nói với VOA: “Đã có người thống kê có đến 95% ý kiến trên mạng xã hội là từ bàng quan cho đến hả hê trước vụ giết chóc này, không hề biểu hiện một chút thương cảm nào đối với cái chết của giới quan chức, mà cũng không hề có thái độ lên án với nghi phạm, thủ phạm, là ông Đỗ Cường Minh. Chỉ có 5% còn lại là cảm thấy có gì đó đau xót và buồn bã vì tình hình của đất nước khi người ta giết nhau, thảm sát nhau như vậy. Một nỗi buồn chung chung, trừu tượng, chứ không buồn cụ thể cho những người chết”.
Qua so sánh vụ giết người vừa xảy ra với vụ một nông dân ở Thái Bình, ông Đặng Ngọc Viết đã bắn vào quan chức địa phương hồi tháng 9/2013 và đưa ra nhận định:
“Từ vụ Đặng Ngọc Viết tới vụ Đỗ Cường Minh cho thấy một sự phản ứng rất lớn của người dân đối với đảng cầm quyền là như thế nào. Họ mất lòng tin rồi. Bây giờ lại thêm hàng loạt chuyện, nhất là chuyện Formosa, càng làm cho người dân mất niềm tin kinh khủng vào chế độ. Thành thử có một chuyện gì mà các quan chức chế độ bị rủi ro thì người dân thực sự chỉ có reo mừng thôi”.
“Trong xã hội này, khi mà tính thực thi của luật pháp gọi là ‘nhờn thuốc’ đối với các quan chức, thì bây giờ người ta nói là ‘thay trời hành đạo’, người ta không cần quan tâm đến nguyên nhân nào, họ không quan tâm, không cứ gì bắn đâu, bị bệnh chết hay bị tai nạn chết, người ta đều vui mừng. Nhưng việc bị tai nạn hay bị bệnh nó không thể hiện cái dấu hiệu tan vỡ, sụp đổ của bộ máy nhà cầm quyền. Đây là một thể hiện cho thấy nó đã bắt đầu bung ra khi mâu thuẫn quyền lợi đã đến đỉnh điểm”.
Trong khi đó, nhà hoạt động Nguyễn Anh Tuấn cho biết anh không quan tâm đến vụ giết người này vì đây là vụ có thể dự đoán được do sự quản lý vũ khí và an ninh lỏng lẻo tại các cơ quan công quyền của Việt Nam. Anh Tuấn cho biết thêm:
“Em nghĩ rằng có một đối tượng khác nên quan tâm đến vụ này hơn là những quan chức, những người đang nắm quyền hiện tại. Khi nhìn vào những đồng chí của họ, những người cũng có quyền, có thế như họ bị giết mà đám đông dân chúng reo hò, cổ vũ, thì đấy là một thông điệp em nghĩ rằng rất có sức nặng nếu họ sáng suốt nhìn ra những thông điệp đó”.
Theo anh Nguyễn Anh Tuấn, điều mà giới cầm quyền Việt Nam nên quan tâm nhiều hơn trong vụ này là phản ứng của công luận để đánh giá đúng tình hình và mối quan hệ với dân chúng.
“Ở đây có một vấn đề lớn hơn mà em nghĩ những người nắm quyền cần quan tâm là sự uất ức của người dân đối với bộ máy chính quyền, các cấp lãnh đạo cao nhất, là nó không sáng sủa như các báo cáo và phát biểu của bộ máy tuyên giáo trong thời gian qua rằng sự đồng thuận trong xã hội tăng lên, người dân ngày một tin yêu vào đảng, nhà nước… Tất cả những cái đó cần phải được kéo lại với thực tế là bây giờ sự gần gũi, gắn kết của người dân với những người nắm quyền nó tệ hại hơn bao giờ hết”.
Tin cho hay nạn nhân và nghi phạm của vụ nổ súng đều có nhiều gia sản, con cái đi du học và nhiều người thân nằm trong bộ máy chính quyền. Nhà của Bí thư tỉnh ủy Phạm Duy Cường và nghi phạm Đỗ Cường Minh đều nằm cùng trên một con phố mà người dân quen gọi là “phố làm quan”.
Theo Tuoitre.vn
http://www.voatiengviet.com/a/viet-nam-khoi-to-vu-giet-2-lanh-dao-giua-luc-du-luan-bi-trach-vo-luong/3471939.html
[Mới]Trang Le - Những con chó mặt xệ bán nước ( Formosa & 500 triệu đô la)Al bekeken. - Duur: 4:48.
- 1 maand geleden
- 66.570 weergaven
Video clip mới nhất của Trang Lê về Sự kiện Formosa và 500 triệu đô la. Fb: https://www.facebook.com/matbiec1904.Trang Lê mới nhất 21.8.2016: Chị Ngân lai Chym vụ bắn nhau ở Yên Bái - Duur: 6:45.
- 1 week geleden
- 64.353 weergaven
Trang Lê Mới Nhất: Đá xoáy chủ tịch quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân về vụ nổ súng bắn nhau ở Yên Bái. Facebook Trang Le.Trang Lê Mới Nhất (2016): “Thím Ngân” lai chym vụ bắn nhau ở Yên BáiAl bekeken. - Duur: 12:58.
- 1 week geleden
- 673.404 weergaven
Trang Lê Mới Nhất: Đá xoáy chủ tịch quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân về vụ nổ súng bắn nhau ở Yên Bái.Trang Le chửi chủ tịt Nguyen Thi Kim Ngan và DCS - Duur: 3:52.
- 3 weken geleden
- 27.188 weergaven
ĐẢNG TỤI BÂY LÀ CÁI ĐẢNG HÔI NÁCH MÀ CỨ THÍCH TỎ RA PHONG CÁCH.Trang Lê 2016 Mới Nhất: Bà ngoại xì tin chửi chủ tịch quốc hội Nguyễn Thị Kim NgânAl bekeken. - Duur: 10:57.
- 3 weken geleden
- 489.791 weergaven
Trang Lê mới nhất: Bà ngoại xì tin chửi đảng cộng sản Việt Nam (CSVN), lôi cổ bà chủ tịch quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân lên ...Thánh chửi Trang Lê dạy dỗ bọn Trung Cẩu mất dạy về "đường lưỡi bò" [Trang Lê mới nhất]Al bekeken. - Duur: 5:05.
- 1 maand geleden
- 173.470 weergaven
Thánh chửi Trang Lê - bà ngoại xì tin vừa tung clip hot chửi cha bọn Trung Cẩu mất dạy về vụ kiện đường lưỡi bò, chửi luôn bọn ...Trang Le chửi Đinh La Thăng & ĐCS mới nhât - #DMCSAl bekeken. - Duur: 4:22.
- 3 maanden geleden
- 1.111.322 weergaven
Trang Le chửi Dinh La Thang va Dang Cong San mới nhât.Aanbevolen voor jou
Thánh chửi Trang Lê dạy dỗ bà Nguyễn thị Kim Ngân và đồng bọn [bà ngoại mới nhất] - Duur: 4:05.
- 4 weken geleden
- 129.723 weergaven
Facebook Trang Le.Bà ngoại - VL Trang Lê chửi Trung Quốc đã tai - Vì nhân dân Việt Nam Tin Mới Nhất 26/8/2016 - Duur: 5:05.
- 1 week geleden
- 10.721 weergaven
Bà ngoại xì tin Trang Lê chữi Trung Quốc đã tai Trang Lê chửi Trung Quốc vì dân Trang Lê chửi đảng và nhà nước Trang Lê mới ...Giấc mộng Obama - Trang Lê(Bà Ngoại Xì Tin) - Duur: 3:06.
- 3 maanden geleden
- 1.973 weergaven
GIẤC MỘNG OBAMA . Công nhận mấy khứa lãnh đạo ở VN chịu nhục hay thặc ! Nếu là người bình thường ,chắc phải kiếm cỡ 5 ...5 clip của bà ngoại Trang Lê mới nhất, hay nhất 2016 - Chửi cho đến khi VN không còn bóng CSAl bekeken. - Duur: 32:07.
- 3 dagen geleden
- 78.320 weergaven
Nguồn clip: Tổng hợp tại Facebook Bà Ngoại Trang Lê. Mời các bạn xem thêm: - Tổng hợp những cuộc thanh trừng nội bộ đẫm ...- Nieuw
Trang Lê 2016 mới nhất - chửi lãnh đạo CSVN, chủ tịch quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân quá hay.Al bekeken. - Duur: 3:52.
- 4 weken geleden
- 89.949 weergaven
Trang Lê 2016 mới nhất - Bà ngoại xì tin chửi: Mẹ cái đảng nổ là lực lượng an ninh giỏi nhất thế giới, bà mẹ Việt Nam anh hùng.
Tiếng rao Trang Lê trên thủ đô Hà Nội, Lãnh đạo Cộng Sản Việt Nam căm giận???Al bekeken. - Duur: 5:54.
- 1 week geleden
- 16.580 weergaven
Tiếng rao Trang Lê trên thủ đô Hà Nội, Lãnh đạo cộng sản việt Nam căm giận??? MỜI MỌI NGƯỜI XEM THÊM VIDEO TOP!...DMCS●Trang Le Vlog:Talk to President Barack Obama when he comes Viet Nam CountryAl bekeken. - Duur: 5:51.
- 3 maanden geleden
- 90.540 weergaven
President Barack Obama Welcome President Barack Obama to Vietnam! The beautiful HANOI, Vietnam — President Obama ...- CC
Thánh chửi Trang Lê là ai? Trang Lê làm video clip chửi CSVN có mục đích gì?Al bekeken. - Duur: 9:42.
- 1 maand geleden
- 637.098 weergaven
Thánh chửi Trang Lê là ai? Cô ấy đang sống ở đâu? Cô ấy có yêu Việt Nam không? Tại sao cô ấy lại có những bức xúc cá nhân ...Trang Le - câu chuyện bí mật về 500 tấn vàngAl bekeken. - Duur: 3:09.
- 2 maanden geleden
- 196.524 weergaven
Trang Le lên tiếng về 500 tấn vàng Lãnh đạo xứ ta giỏi thặc. Vàng dân cất trong nhà kỹ cỡ đó mà chỉ cần hửi một phát thôi đã biết ...DMCS●Trang Lê Chửi Sập Bàn Thờ Bọn Cộng Sản ăn Hại To Mồm!!!Al bekeken. - Duur: 4:17.
- 4 weken geleden
- 41.408 weergaven
Trang Lê Chửi Sập Bàn Thờ Bọn Cộng Sản ăn Hại To Mồm Trang Lê Chửi Sập Bàn Thờ Bọn Cộng Sản Kết nối với chúng tôi tại ...Trang Lê đóng vai chủ tịch quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Vụ lãnh đạo Yên Bái bị bắn chếtAl bekeken. - Duur: 6:39.
- 1 week geleden
- 58.910 weergaven
Trang Lê mới nhất 2016 - Bà ngoại xì tin Trang Lê bốc phốt chủ tịch quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân! Vụ trọng án thảm khốc, cục ...[Mới] Trang Le : đi theo Đảng thì chẳng khác nào Đang theo đĩ !Al bekeken. - Duur: 4:28.
- 2 maanden geleden
- 75.422 weergaven
Trang Le chia sẻ về việc Tai nạn kép hai máy bay Su-30 và CASA-212 rơi trên biển làm 10 phi công thiệt mạng.VL Trang Lê Mới Nhất 30/8/2016 - Clip Chửi xoáy Kim Ngân và hạ đàn em ngu dốt 31 8Al bekeken. - Duur: 6:39.
- 1 week geleden
- 6.430 weergaven
Trang Lê Mới Nhất/2016 Trang Lê chửi - Thánh chửi Trang Lê Trang Lê chửi xoay kim Ngân Kim Ngân và đàn em ngu dốt Yên ...KÍNH THƯA NGÀI TỔNG THỐNG (Trang Le)Al bekeken. - Duur: 5:51.
- 3 maanden geleden
- 352.279 weergaven
KÍNH THƯA NGÀI TỔNG THỐNG Trang Le - http://phailentieng.blogspot.be/ -VongNgayXanh-DL: ...
Geen opmerkingen:
Een reactie posten