zaterdag 16 april 2016

Việt Nam hoan nghênh tuyên bố G-7 quan ngại về Biển Ðông, gián tiếp phản bác Nga

Việt Nam hoan nghênh tuyên bố G-7, gián tiếp phản bác Nga
Thursday, April 14, 2016 6:15:09 PM

Bài liên quan



HÀ NỘI (NV)
- Việt Nam hoan nghênh lời đả kích Trung Quốc bá quyền bành trướng qua bản tuyên bố chung về Biển Ðông, đồng thời không đồng quan điểm với Nga về giải quyết tranh chấp.
“Việt Nam hoan nghênh tuyên bố của Hội Nghị Ngoại Trưởng nhóm 7 nước công nghiệp phát triển (G7) về vấn đề an ninh, theo mục tiêu chung là đảm bảo an ninh, an toàn tự do hàng hải và hàng không, an ninh biển và tôn trọng luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982. Việt Nam đề nghị các bên có những đóng góp thiết thực vào việc duy trì hòa bình ổn định và thượng tôn pháp luật trên các vùng biển và đại dương.”


Bản đồ tranh chấp chủ quyền trên Biển Ðông. (Hình: AFP)


Thông Tấn Xã Việt Nam hôm Thứ Năm, 14 tháng 4, 2016 thuật lời phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao CSVN Lê Hải Bình nói như thế trong cuộc họp báo ở Hà Nội. Trong cuộc họp báo này, ông Bình kêu gọi Trung Quốc rút các máy bay chiến đấu mới đưa tới đảo Phú Lâm mà họ cưỡng chiếm của Việt Nam từ năm 1974.
Như những lần đưa ra các phản đối suông trước đây đối với các hành động ngang ngược của Bắc Kinh, ông Lê Hải Bình nói lại là “Việt Nam kiên quyết phản đối và mạnh mẽ yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay việc xâm phạm chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa, đưa các máy bay chiến đấu ra khỏi khu vực này và không tái diễn các hành động tương tự.”
Hôm Thứ Tư, 13 tháng 4, 2016, báo quân đội Mỹ Stars & Stripes dưa tin cho biết Trung Quốc đưa 16 chiến đấu cơ J-11 tới đảo Phú Lâm ở Hoàng Sa vào ngày 7 tháng 4, 2016. Một viên chức Ngũ Giác Ðài nói rằng số lượng máy may như thế là nhiều “chưa từng thấy” trên đảo này. Có vẻ như một sự bắn tiếng trước cuộc tập trận của Mỹ với Philippines cũng như chuyến tuần tra chung trên Biển Ðông giữa Philippines và Mỹ.
Bắc Kinh cũng từng đưa chiến đấu cơ tới Phú Lâm trước đây như hồi tháng 11 năm ngoái, mà lần gần nhất là tháng 2 năm nay, nhưng với số lượng ít hơn. Giới bình luận quân sự cho rằng chúng chỉ được điều động tới đó trong một thời gian rất ngắn rồi đưa về vì vấn đề gió biển, hơi nước mặn ảnh hưởng nhanh đến máy móc, các trang bị điện tử trên máy bay.
Ngày 11 tháng 4, 2016, ngoại trưởng các cường quốc kinh tế thuộc nhóm G-7 sau hai ngày họp ở Hiroshima, Nhật Bản, ra tuyên bố quan ngại những diễn biến xảy ra trên các khu vực biển Hoa Ðông và Biển Ðông, kêu gọi giải quyết tranh chấp bằng đàm phán hòa bình.
Bản tuyên bố chung “mạnh mẽ chống lại bất cứ hành động đe dọa, ức hiếp hay khiêu khích đơn phương nào có thể thay đổi nguyên trạng và làm gia tăng căng thẳng. Ðồng thời chúng tôi thúc giục tất cả các nước kềm chế các hành vi như bồi đắp đảo nhân tạo, bao gồm cả các vụ bồi đắp quy mô lớn, xây dựng tiền đồn cũng như sử dụng chúng cho các mục đích quân sự, hành xử theo luật lệ quốc tế kể cả các nguyên tắc về tự do hàng hải và hàng không.”
Bản tuyên bố chung của Hội Nghị G-7 không nói thẳng ra nhưng ai cũng hiểu là nhắm vào các hành động ngang ngược bá quyền của Trung Quốc lâu nay trên cả hai vùng biển Hoa Ðông và Biển Ðông.
Cũng giống như nhiều lần phát biểu khác, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao CSVN Lê Hải Bình “nhấn mạnh với tư cách là ủy viên thường trực của Hội Ðồng Bảo An Liên Hiệp Quốc và là nước có vai trò quan trọng ở khu vực, Trung Quốc cần hành động trách nhiệm và xây dựng trong việc duy trì hòa bình, ổn định ở khu vực trên cơ sở luật pháp quốc tế nhất là Công ước năm 1982 của LHQ (UNCLOS) và Tuyên bố của các bên ở Biển Ðông (DOC).”
Trong một diễn biến khác, ông Lê Hải Bình cũng gián tiếp phản bác quan điểm của Nga khi ngoại trưởng nước này có vẻ đồng quan điểm với Trung Quốc về giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên Biển Ðông, khác với quan điểm của Việt Nam.
Tờ Hoàn Cầu Thời Báo hôm 13 tháng 4, 2016 loan tin, Ngoại Trưởng Nga Sergei Lavrov hôm 12 tháng 4 nêu lập trường của Nga về Biển Ðông là “cần phải dừng lại mọi hành vi can thiệp vào hoạt động đàm phán trực tiếp của các bên liên quan hòng quốc tế hóa những vấn đề này. Chúng tôi tích cực ủng hộ Trung Quốc và các nước ASEAN lựa chọn giải pháp trên, đầu tiên là phải căn cứ vào Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS).”
Lời bình luận này được hiểu là có lợi cho Bắc Kinh trong khi đang bị cả thế giới đả kích. Không thấy TTXVN đề cập gì, có lẽ thấy “nhạy cảm” nên để cho tờ Giáo Dục Việt Nam và tờ VNExpress thuật lời ông Lê Hải Bình phản ứng rằng, “Ðối với những vấn đề chỉ liên quan đến hai nước thì chỉ giải quyết song phương. Ðối với những vấn đề liên quan đến các nước và các bên khác, như vấn đề quần đảo Trường Sa, thì không thể chỉ giải quyết song phương mà phải có sự tham gia của các bên liên quan.”
Nga cũng như Trung Quốc đều ký thỏa hiệp “đối tác chiến lược” với Việt Nam. Việt Nam lệ thuộc phần lớn vào nền kinh tế Trung Quốc nhưng lại mua hầu hết trang bị quân sự từ Nga như tàu ngầm, chiến đấu cơ đa năng, hỏa tiễn phòng không và phòng vệ biển. Trung Quốc cũng là khách hàng quan trọng hàng đầu của Nga về các loại võ khí tối tân với số lượng lớn. (TN)

http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=226251&zoneid=1


Tuyên bố chung của hội nghị G-7 'quan ngại' về Biển Ðông
Monday, April 11, 2016 4:13:43 PM

Bài liên quan



HIROSHIMA (NV) - Ngoại trưởng các cường quốc kinh tế thuộc nhóm G-7 tuyên bố quan ngại những diễn biến xảy ra trên các khu vực biển Hoa Ðông và Biển Ðông, kêu gọi giải quyết tranh chấp bằng đàm phán hòa bình.
“Chúng tôi quan ngại về tình hình tại biển Hoa Ðông và Biển Ðông, đồng thời nhấn mạnh đến sự quan trọng nền tảng của việc quản lý và dàn xếp các tranh chấp một cách ôn hòa.”

Ðại diện các nước tham dự hội nghị cấp ngoại trưởng G-7 ngày 11 tháng 4, 2016 đặt vòng hoa tưởng niệm các nạn nhân đã chết hồi Thế Chiến Thứ Hai tại đảo Hiroshima. (Hình: Kazuhiro Nogi/AFP/Getty Images)

Bản tuyên bố chung của hội nghị cấp ngoại trưởng G-7 viết như thế sau hai ngày hội họp tại Hiroshima, Nhật Bản, theo sự tường thuật của hãng tin Bloomberg. Tham dự hội nghị G-7 lần này ngoài nước chủ nhà còn có các ngoại trưởng Hoa Kỳ, Ý, Anh quốc, Ðức, Canada, Pháp và đại diện Liên Âu.
“Chúng tôi mạnh mẽ chống lại bất cứ hành động đe dọa, ước hiếp hay khiêu khích đơn phương nào có thể thay đổi nguyên trạng và làm gia tăng căng thẳng. Ðồng thời chúng tôi thúc giục tất cả các nước kềm chế các hành vi như bồi đắp đảo nhân tạo, bao gồm cả các vụ bồi đắp quy mô lớn, xây dựng tiền đồn cũng như sử dụng chúng cho các mục đích quân sự, hành xử theo luật lệ quốc tế kể cả các nguyên tắc về tự do hàng hải và hàng không.” Bản tuyên bố chung nói trên viết.
Bản tuyên bố chung của Hội Nghị G-7 không nói thẳng ra nhưng ai cũng hiểu là nhắm vào các hành động ngang ngược bá quyền của Trung Quốc lâu nay trên cả hai vùng biển Hoa Ðông và Biển Ðông.
Ở phía Bắc, Trung Quốc không ức hiếp được một nước Nhật Bản hùng cường mọi mặt. Nhưng trên Biển Ðông, Việt Nam, Philippines, Indonesia và Malaysia đều là những nước nhỏ yếu về quân sự. Bắc Kinh đã cướp quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974 rồi đến năm 1988 cướp thêm 6 bãi đá ngầm tại quần đảo Trường Sa. Bây giờ, họ đã bồi đắp chúng thành những căn cứ quân sự khổng lồ trên biển để không chế toàn bộ Biển Ðông.
Trước sự lần dần của Bắc Kinh, Việt Nam chỉ đưa ra những lời bản đối suông trong khi Philippines còn dám đưa Trung Quốc ra kiện tại tòa án quốc tế.
Bị các nước G-7 lên án, Bắc Kinh trơ trẽn đả kích rằng hội nghị này không nên “thổi phòng” vụ việc theo “lợi ích ích kỷ” của một số nước.
Theo nhận định của ông Malcolm Davis, một phân tích gia tại Viện Chính Sách Chiến lược của Úc tại Canberra, thì hành động của Hội Nghị G-7 là muốn cho Bắc Kinh thấy nếu Bắc Kinh có thêm những hành vi nào khác sẽ có những hậu quả phải nhận lãnh.
Hoa Kỳ lâu nay vẫn vận động cộng đồng quốc tế hậu thuẫn chính trị, làm áp lực với Bắc Kinh trong vấn đề tranh chấp Biển Ðông. Những ngày tới đây, Tòa án Quốc tế tại The Hague sẽ đưa ra phán quyết về đơn kiện của Philippines kiện tuyên bố đường “lưỡi bò” của Trung Quốc. Cái “lưỡi bò” ngang ngược này chiếm hơn 80% Biển Ðông mà nhiều đoạn lấn sâu vào các vùng biển đặc quyền kinh tế của các nước khác, đặc biệt là Việt Nam và Philippines.
Tân Hoa Xã hôm Chủ Nhật, 10 tháng 4, 2016 viết một bài bình luận đả kích Nhật Bản là “bắt cóc” Hội Nghị G-7, cáo buộc chính phủ Nhật là “kẻ tạo ra sóng làm lật thuyền.” (TN)

http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=226047&zoneid=1


Thứ bảy, 16/04/2016

TQ triệu các nhà ngoại giao G7 để bày tỏ bất bình về Biển Đông

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng trong một cuộc họp báo ở Bắc Kinh.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng trong một cuộc họp báo ở Bắc Kinh.
Bắc Kinh đã triệu tập các đại diện ngoại giao của nhóm G7, tức các nước công nghiệp hoá hàng đầu, đến để bày tỏ sự giận dữ của họ về một thông cáo của nhóm các cường quốc về khu vực Biển Đông đang tranh chấp.
Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng cho biết Trung Quốc hôm nay đã triệu tập các đặc sứ ngoại giao của các nước liên quan tới để nghiêm túc “xác định rõ” lập trường của họ về cuộc tranh chấp lãnh hải.
Thông cáo của G7 trong tuần này bày tỏ “lâp trường mạnh mẽ chống đối bất cứ hành động đơn phương nào đe doạ, cưỡng ép hoặc khiêu khích, nhằm thay đổi nguyên trạng và làm tăng căng thẳng”.
Thông cáo của G7 kêu gọi tất cả các nước liên quan hãy tự chế trong việc cải tạo đật, không xây thêm các chốt kiểm soát, và hãy tự chế trong việc sử dụng các cơ sở này vào các mục đích quân sự.
Thông cáo này không nêu đích danh Trung Quốc. Nhưng Trung Quốc hôm thứ Ba đã hồi đáp tuyên bố của G7, tố cáo nhóm này “thổi phồng các vấn đề hàng hải, đổ thêm dầu vào lửa làm gia tăng căng thẳng”.

Trung Quốc đồng thời bày tỏ “sự bất bình sâu sắc về những động thái liên quan của nhóm G7”.
TQ triệu các nhà ngoại giao G7 để bày tỏ bất bình về Biển Đôngi
X
13.04.2016
Tin tức: http://www.facebook.com/VOATiengViet, http://www.youtube.com/VOATiengVietVideo, http://www.voatiengviet.com. Nếu không vào được VOA, xin các bạn hãy vào http://vn3000.com để vượt tường lửa. Bắc Kinh đã triệu tập các đại diện ngoại giao của nhóm G7, tức các nước công nghiệp hoá hàng đầu, đến để bày tỏ sự giận dữ của họ về một thông cáo của nhóm các cường quốc về khu vực Biển Đông đang tranh chấp. Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng cho biết Trung Quốc hôm nay đã triệu tập các đặc sứ ngoại giao của các nước liên quan tới để nghiêm túc “xác định rõ” lập trường của họ về cuộc tranh chấp lãnh hải.

http://www.voatiengviet.com/content/trung-quoc-trieu-cac-nha-ngoai-giao-g7-de-bay-to-bat-binh-ve-bien-dong/3284193.html

Geen opmerkingen:

Een reactie posten