zaterdag 16 april 2016

Việt Nam hoan nghênh Mỹ đưa máy bay tuần tra Biển Ðông

Việt Nam hoan nghênh Mỹ đưa máy bay tuần tra Biển Ðông
Thursday, December 10, 2015 5:25:36 PM

Bài liên quan


HÀ NỘI (NV) - Việt Nam hoan nghênh việc Mỹ đem máy bay tuần tra săn ngầm tối tân nhất đến Singapore trong lúc Bắc Kinh coi đó là hành động “quân sự hóa” khu vực của Washington.
Trong cuộc họp báo thường lệ tại Hà Nội hôm Thứ Năm, 10 tháng 12, 2015, phó phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao CSVN Phạm Thu Hằng bình luận về việc chính phủ Singapore cho Mỹ đem máy bay tuần tra săn ngầm P-8 Poseidon đến đây, bắt đầu cho các hoạt động trên Biển Ðông.

Máy bay tuần tra biển, săn tàu ngầm P-8 Poseidon của Mỹ bay biểu diễn chào hàng tại cuộc triển lãm hàng không tổ chức tại Anh Quốc ngày 15 tháng 7, 2014. (Hình: Carl Court/AFP/Getty Images)

Bà này nói rằng, “Mọi hành động đóng góp tích cực cho hòa bình, ổn định ở khu vực đều được hoan nghênh.”
Một câu trả lời có vẻ mơ hồ vô thưởng vô phạt nhưng có vẻ ẩn giấu sự hoan nghênh. Ðiều này khác hẳn sự phản ứng tức giận của Bắc Kinh khi Bộ Ngoại Giao Trung Quốc coi hành động của Mỹ là nhắm đến “quân sự hóa khu vực.”
Ngày Thứ Hai vừa qua, sau cuộc họp tại Ngũ Giác Ðài giữa Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ Ashton Carter và Bộ Trưởng Quốc Phòng Singapore Ng Eng Hen, hai bên loan báo trong một bản thông cáo chung rằng họ hoan nghênh việc khởi sự kế hoạch bay tuần tra Biển Ðông từ Singapore bắt đầu từ ngày 7 đến ngày 14 tháng 12, 2015. Một viên chức Bộ Quốc Phòng Mỹ nói rằng họ dự trù sẽ có những chuyến bay tiếp theo trong tương lai.
Bản tuyên bố chung của hai bộ trưởng quốc phòng Mỹ và Singapore ca ngợi việc khởi sự sử dụng phi trường tại Singapore cho máy bay tuần tra P-8 Poseidon nhằm thúc đẩy sự liên kết giữa các nền quân sự trong khu vực xuyên qua các cuộc diễn tập song và đa phương, yểm trợ kịp thời cho những hoạt động nhân đạo và cứu nạn cũng như những nỗ lực bảo đảm an ninh hàng hải.
Sự sử dụng máy bay tuần tra săn ngầm tối tân P-8 Poseidon trinh sát trên Biển Ðông diễn ra trong bối cảnh các diễn biến trên biển ngày càng phức tạp hơn, khó đối phó hơn trước những hành động bá quyền bành trướng của Bắc Kinh.
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền hình “lưỡi bò” chiếm gần hết Biển Ðông dù nước họ chỉ nằm ở mặt Bắc, các nước khác trong khu vực chỉ còn tí rẻo ven biển. Thậm chí nhiều khu vực, cái “lưỡi bò” liếm sâu vào các vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, Philippines.
Gần đây, Trung Quốc còn gấp rút biến 7 bãi đá ngầm cướp của Việt Nam ở khu vực quần đảo Trường Sa thành 7 đảo nhân tạo khổng lồ. Trên đó, còn có ít nhất ba tới bốn phi trường với phi đạo dài 3,000 mét cho các loại phi cơ quân sự lớn nhất đáp xuống, ngoài các cảng biển.
Hồi tháng 10 và tháng 11 vừa qua, Mỹ cho máy bay tuần tra và chiến hạm băng qua phạm vi 12 hải lý của các đảo nhân tạo vừa kể vì coi các vùng biển và không phận này là các vùng quốc tế trong khi Bắc Kinh la lối là Mỹ khiêu khích.
Sau những lời phản đối giận dữ, Bắc Kinh đưa một số máy bay chiến đấu mang hỏa tiễn tới phi trường trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa, bay huấn luyện. Trung Quốc cướp quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam hồi năm 1974 sau một trận hải chiến với Hải Quân VNCH.
Hồi tháng 5 vừa qua, Hải Quân Mỹ đã cho máy bay P-8 Poseidon bay sát khu vực 12 hải lý của một số đảo nhân tạo Trung Quốc tại Trường Sa. Mỹ cũng đã thỏa thuận bay tuần tra Biển Ðông với loại máy bay này từ Nhật Nam Bản và Philippines. (TN)

http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=218952&zoneid=1


Thứ bảy, 16/04/2016

Việt Nam hoan nghênh tuyên bố của G7 về tranh chấp biển

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình hôm 14/4 nói “Việt Nam hoan nghênh tuyên bố của Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao các nước công nghiệp G7 về vấn đề an ninh biển theo mục tiêu chung là bảo đảm an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không, an ninh biển và tôn trọng luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982”.
Tuyên bố của Việt Nam được đưa ra 3 ngày sau khi các ngoại trưởng của nhóm G7 nói hôm 11/4 họ cực lực phản đối sự khiêu khích ở Biển Đông và Biển Hoa Đông, những nơi Trung Quốc có tranh chấp lãnh thổ với Việt Nam và một số nước khác.
Trong tuyên bố hôm 14/4, Việt Nam nêu đề nghị rằng "các bên có những đóng góp thiết thực vào việc duy trì hòa bình, ổn định và thượng tôn pháp luật trên các vùng biển và đại dương”.
Trước đó hôm 12/4, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc khi tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Vương quốc Anh Philip Hammond cũng hoan nghênh tuyên bố của các ngoại trưởng G7.
Việt Nam tuyên bố chủ quyền về cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ở Biển Đông song thời gian gần đây đã phải chứng kiến thực tế là Trung Quốc ngày càng cải tạo và quân sự hóa các thực thể ở hai quân đảo này. Điều này lý giải vì sao phản ứng của Việt Nam ở thời điểm này rõ ràng hơn và hoàn toàn trái ngược với thái độ Trung Quốc thể hiện về tuyên bố của G7.
Hôm 13/4, Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói Bắc Kinh đã triệu tập các đại diện ngoại giao của nhóm G7 đến để bày tỏ sự giận dữ của họ về tuyên bố của nhóm về khu vực Biển Đông đang có tranh chấp. Tuyên bố này không nêu đích danh Trung Quốc. Nhưng Trung Quốc hôm 12/4 đã tố cáo nhóm G7 “thổi phồng các vấn đề hàng hải, đổ thêm dầu vào lửa làm gia tăng căng thẳng”.
Tuyên bố của các ngoại trưởng G7 được đưa ra hôm 11/4 ở Nhật Bản, nêu rõ: “Chúng tôi bày tỏ sự phản đối mạnh mẽ đối với bất kỳ hành động cưỡng ép đe dọa hay khiêu khích đơn phương nào có thể làm thay đổi nguyên trạng và gia tăng căng thẳng”.
Các ngoại trưởng cũng nói họ “quan ngại về tình hình ở Biển Đông và Biển Hoa Đông, và nhấn mạnh tầm quan trọng cơ bản của việc quản lý và giải quyết các tranh chấp một cách hòa bình”.
Theo Nhân Dân, Vietnamnet, Tuổi Trẻ, Thanh Niên.
X
15.04.2016
Tin tức: http://www.facebook.com/VOATiengViet, http://www.youtube.com/VOATiengVietVideo, http://www.voatiengviet.com. Nếu không vào được VOA, xin các bạn hãy vào http://vn3000.com để vượt tường lửa. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình hôm 14/4 nói “Việt Nam hoan nghênh tuyên bố của Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao các nước công nghiệp G7 về vấn đề an ninh biển theo mục tiêu chung là bảo đảm an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không, an ninh biển và tôn trọng luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982”. Tuyên bố của Việt Nam được đưa ra 3 ngày sau khi các ngoại trưởng của nhóm G7 nói hôm 11/4 họ cực lực phản đối sự khiêu khích ở Biển Đông và Biển Hoa Đông, những nơi Trung Quốc có tranh chấp lãnh thổ với Việt Nam và một số nước khác.

http://www.voatiengviet.com/content/viet-nam-hoan-nghenh-tuyen-bo-cua-g7-ve-tranh-chap-bien/3287265.html

Geen opmerkingen:

Een reactie posten