vrijdag 8 april 2016

Lộ diện nội các mới của Việt Nam + Đánh giá 'Tứ trụ Việt Nam'

Lộ diện nội các mới của Việt Nam

  • 1 giờ trước
Image copyright Getty
Image caption Đại tướng Ngô Xuân Lịch
Tân Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc vào chiều 8/4 đã trình nhân sự để Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm nhiều thành viên Chính phủ.
Thủ tướng Việt Nam đã đề cử ba phó thủ tướng: Trương Hòa Bình, nguyên Chánh án TANDTC; Vương Đình Huệ, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương; Trịnh Đình Dũng, nguyên Bộ trưởng Bộ Xây dựng.
Ba người này được xem xét để thay thế các ông Nguyễn Xuân Phúc (tân Thủ tướng), Vũ Văn Ninh (miễn nhiệm) và Hoàng Trung Hải (Bí thư Hà Nội).
Theo Lê Quỳnh, trưởng ban BBC Tiếng Việt, Bộ trưởng Nông nghiệp Cao Đức Phát cũng là một ứng viên phó thủ tướng.
Tuy vậy, việc giới thiệu ông Cao Đức Phát còn phải chờ Quốc hội khóa mới sửa luật tổ chức chính phủ cho phép sửa đổi số lượng cấp phó.
Ông Nguyễn Văn Bình, người rời chức Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, dự kiến sẽ làm Trưởng Ban Kinh tế Trung ương.
Danh sách đề cử:Bộ trưởng quốc phòng: Đại tướng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Ngô Xuân Lịch
Image copyright Getty
Image caption Ông Nguyễn Văn Bình dự kiến sẽ chuyển sang giữ chức Trưởng ban Kinh tế Trung ương
Bộ trưởng công an: Thượng tướng, Thứ trưởng Bộ Công an Tô Lâm
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước: Phó Chánh Văn phòng Trung ương Đảng Lê Minh Hưng
Bộ trưởng giáo dục: Giám đốc Đại học quốc gia Phùng Xuân Nhạ
Bộ trưởng giao thông vận tải: Phó trưởng ban Kinh tế Trung ương Trương Quang Nghĩa
Bộ trưởng lao động, thương binh, xã hội: Bí thư Đảng ủy khối cơ quan Trung ương Đào Ngọc Dung
Tổng thanh tra chính phủ: Phó trưởng ban Kinh tế Trung ương Phan Văn Sáu
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc: Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến
Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ: Bí thư Tỉnh uỷ Hà Nam Mai Tiến Dũng
Các thứ trưởng được đề nghị lên bộ trưởng gồm: Lê Thành Long (Bộ Tư pháp), Nguyễn Chí Dũng (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), Trần Tuấn Anh (Bộ Công Thương), Phạm Hồng Hà (Bộ Xây dựng), Trần Hồng Hà (Bộ Tài nguyên và môi trường), Trương Minh Tuấn (Bộ Thông tin và Truyền thông), Nguyễn Ngọc Thiện (Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch), Chu Ngọc Anh (Bộ Khoa học - Công nghệ, Lê Vĩnh Tân (Bộ Nội Vụ).
Theo lịch, Quốc hội Việt Nam sẽ bỏ phiếu phê chuẩn việc bổ nhiệm này vào sáng 9/4.

Tin liên quan

http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2016/04/160408_vn_de_cu_bo_truong_chinh_phu

Thứ sáu, 8/4/2016 | 15:55 GMT+7
Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ |
Thứ sáu, 8/4/2016 | 15:55 GMT+7

21 ủy viên trung ương được giới thiệu vào Chính phủ

Các ông Trương Hòa Bình, Vương Đình Huệ, Trịnh Đình Dũng được đề cử Phó thủ tướng thay thế các vị trí đã được miễn nhiệm.
Chiều 8/4, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trình danh sách để Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm một số Phó thủ tướng, bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ.
Theo đó, các ông Trương Hoà Bình, Vương Đình Huệ, Trịnh Đình Dũng được đề cử chức Phó thủ tướng thay cho các ông Nguyễn Xuân Phúc vừa được bầu Thủ tướng, ông Hoàng Trung Hải làm Bí thư thành ủy Hà Nội và ông Vũ Văn Ninh được miễn nhiệm.
21-uy-vien-trung-uong-duoc-gioi-thieu-vao-chinh-phu
Từ trái qua, các ứng viên phó thủ tướng: ông Trịnh Đình Dũng, ông Trương Hòa Bình, ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Giang Huy.
Với việc Phó thủ tướng Phạm Bình Minh, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam không có tên trong danh sách miễn nhiệm, cơ cấu nhân sự phó thủ tướng trong Chính phủ không thay đổi số lượng. 
Ngoài 20 người đứng đầu các lĩnh vực đã thôi chức, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cao Đức Phát, Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng tiếp tục tại vị.
Những ứng viên được giới thiệu vào vị trí trưởng ngành gồm:
1. Ông Ngô Xuân Lịch - Bộ trưởng Quốc phòng 
2. Ông Tô Lâm - Bộ trưởng Công an 
3. Ông Lê Vĩnh Tân - Bộ trưởng Nội vụ
4. Ông Lê Thành Long - Bộ trưởng Tư pháp
5. Ông Nguyễn Chí Dũng - Bộ trưởng Kế hoạch Đầu tư 
6. Ông Trần Tuấn Anh - Bộ trưởng Công thương
7. Ông Phạm Hồng Hà - Bộ trưởng Xây dựng
8. Ông Trần Hồng Hà - Bộ trưởng Tài nguyên Môi trường
9. Ông Trương Minh Tuấn - Bộ trưởng Thông tin Truyền thông
10. Ông Đào Ngọc Dung - Bộ trưởng Lao động, Thương binh và Xã hội 
11. Ông Nguyễn Ngọc Thiện - Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch
12. Ông Chu Ngọc Anh - Bộ trưởng Khoa học Công nghệ
13. Ông Phùng Xuân Nhạ - Bộ trưởng Giáo dục Đào tạo
14. Ông Đỗ Văn Chiến - Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc
15. Ông Phan Văn Sáu - Tổng thanh tra Chính phủ
16. Ông Lê Minh Hưng - Thống đốc Ngân hàng Nhà nước
17. Ông Mai Tiến Dũng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ 
18. Ông Trương Quang Nghĩa - Bộ trưởng Giao thông Vận tải
Quốc hội sẽ thảo luận và bỏ phiếu kín trước khi công bố kết quả vào ngày mai, 9/4.
Trước đó, Quốc hội đã miễn nhiệm 20 thành viên chủ chốt của Chính phủ với tỷ lệ tán thành như sau:
1. Ông Hoàng Trung Hải 469 (94%) phiếu
2. Ông Vũ Văn Ninh 451 (91%) phiếu
3. Ông Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Quốc phòng 464 (94%)
4. Ông Hoàng Tuấn Anh, Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch 468 (94%)
5. Bà Phạm Thị Hải Chuyền, Bộ trưởng Lao động, Thương binh và Xã hội 459 (93%).
6. Ông Nguyễn Thái Bình, Bộ trưởng Nội vụ 463 (93%)
7. Ông Phạm Vũ Luận, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo 454 (92%)
8. Ông Vũ Huy Hoàng, Bộ trưởng Công Thương 455 (92%)
9. Ông Bùi Quang Vinh, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư 403 (81%)
10. Ông Nguyễn Bắc Son, Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông 461 (93%).
11. Ông Hà Hùng Cường, Bộ trưởng Tư pháp 451 (91%)
12. Ông Nguyễn Quân, Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ 461 (93%)
13. Ông Giàng Seo Phử, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc 473 (95%)
14. Ông Nguyễn Minh Quang, Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường 465 (94%).
15. Ông Huỳnh Phong Tranh, Tổng thanh tra Chính phủ 456 (92%)
16. Ông Trần Đại Quang, Bộ trưởng Bộ Công an 475 (96%)
17. Ông Đinh La Thăng, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải 462 (93%)
18. Ông Nguyễn Văn Bình, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước 433 (87%).
19. Ông Nguyễn Văn Nên, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ 466 (91%)
20. Ông Trịnh Đình Dũng, Bộ trưởng Xây dựng 457 (92%)
Theo kết quả này, Bộ trưởng Kế hoạch Đầu tư Bùi Quang Vinh được khá nhiều đại biểu mong muốn không thôi chức: 76 phiếu, tương đương hơn 15% tổng số đại biểu. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình cũng có 45 phiếu không đồng ý miễn nhiệm.
Hoàng Thuỳ
65
Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên google+ Email cho bạn bè
http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/21-uy-vien-trung-uong-duoc-gioi-thieu-vao-chinh-phu-3383645.html

Đánh giá 'Tứ trụ Việt Nam'

  • 3 giờ trước
Việt NamImage copyright AFP
Image caption Tân Chủ tịch Quốc hội Việt Nam, bà Nguyễn Thị Kim Ngân tặng hoa cho tân Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Quốc hội khóa 13.
Bốn lãnh đạo cao nhất của Việt Nam, thường được gọi là “tứ trụ”, nhận được đánh giá khác nhau của các khách mời BBC.
Các chuyên gia, nhà quan sát trong ngoài Việt Nam tham gia Bàn tròn Thứ Năm của BBC ngày 7/4 trong bối cảnh Việt Nam tiến hành chuyển giao lãnh đạo.
Kỳ họp cuối của Quốc hội khóa 13 đã bầu tân Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước, Thủ tướng, dựa theo danh sách giới thiệu của Đảng Cộng sản cầm quyền.
Chủ tịch Quốc hội mới là bà Nguyễn Thị Kim Ngân, thay thế ông Nguyễn Sinh Hùng.
Chủ tịch nước là Đại tướng công an Trần Đại Quang, thay ông Trương Tấn Sang.
Gương mặt sẽ lãnh đạo chính phủ là ông Nguyễn Xuân Phúc, thay ông Nguyễn Tấn Dũng.

Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, Đại học George Mason, Hoa Kỳ:

Về ông Trương Tấn Sang, cựu Chủ tịch nước, tôi trực tiếp được nghe ông ấy nói chuyện tại CSIS (Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, Hoa Kỳ), tôi thấy ông ấy nói rất chững chạc, không cần đọc giấy tờ gì cả. Ông sẵn sàng trả lời tất cả mọi câu hỏi, đó cũng là khả năng khá đặc biệt.
Quyền của Chủ tịch nước rất nhiều. Ông có quyền thống lãnh các lực lượng võ trang, có quyền giáng chức, thăng chức tất cả các tướng lãnh cao cấp nhất, tuyên bố tình trạng giới nghiêm, tình trạng khẩn cấp, động viên, tổng động viên, nhưng ông ấy chọn không thi hành tất cả những quyền đó.”
Còn với ông Nguyễn Tấn Dũng, từ xưa đến nay và sau này nữa, khó có Thủ tướng nào có nhiều quyền lực như ông Dũng, điều đó là điều đặc biệt của ông ấy. Nhưng những vấn đề công tội của ông ấy, tôi hiện chưa muốn nói.
Về ông Trần Đại Quang, khi tuyên thệ nhậm chức, ông nói ngay là ông sẽ phục vụ quốc gia, Tổ quốc, ‘với tư cách người đứng đầu nhà nước, thống lĩnh các lực lượng vũ trang', tức là ông đã nói rõ, đã xác nhận rõ quyền hạn của ông.
So sánh giữa ông Sang với ông Trần Đại Quang, ông Quang không những có quyền do Hiến pháp cho phép, nhưng ông ấy cũng có thế của ông Bộ trưởng Công an cũ. Thành ra nếu ông ấy quyết sử dụng, ông sẽ có nhiều quyền hơn ông Sang.
Về Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, người ta cứ nói là ông Trọng 'lú', nhưng thực ra sau cuộc tranh giành vừa qua, ta thấy ông ấy không phải là người có thể coi thường được.
Và ông ấy cũng làm một số việc, bổ nhiệm những chức vụ chống tham nhũng, củng cố quyền lực của ông và thứ hai là để những người quản lý những thành phố rất lớn và đối với những vấn đề kinh tế rất lớn sắp tới của Việt Nam.
Về ông Nguyễn Sinh Hùng, trong giai đoạn đầu của ông ấy, không có gì đặc sắc. Nhưng giai đoạn cuối, gần hết nhiệm kỳ, có những lời tuyên bố rất hùng hồn và rất đặc sắc của một số Đại biểu Quốc hội.
Có ông Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư cũng nói một bài lớn ở trong Quốc hội, chứng tỏ Quốc hội cũng trở thành diễn đàn cho họ.

Blogger Trương Duy Nhất, Đà Nẵng:

Tôi đánh giá không phải việc người ta mạnh hay không, mà đánh giá trên mức độ người ta sử dụng quyền lực để lại cái gì. Như thế, tôi cho ông Nguyễn Phú Trọng không điểm.
Nhưng sau Đại hội Đảng, với nước cờ mà loại được ông Nguyễn Tấn Dũng ra, và với nước cờ bố trí ông Đinh La Thăng, ông Hoàng Trung Hải, thì đến bây giờ tôi cho ông Trọng 7 điểm.
Đối với ông Trương Tấn Sang, tôi cho ông Sang là người ít nhiều ở thời điểm đó, ông cũng có những khát vọng gì đó, nhưng mà ông bất lực, nên tôi cho ông Sang 6 điểm.
Còn với ông Nguyễn Sinh Hùng, đáng lý tôi cho không điểm, nhưng mà cũng có những phát ngôn 'chém gió' gọi là 'sướng mồm' những ngày cuối nhiệm kỳ, tôi cho ông Hùng 2 điểm.
Image copyright Getty
Image caption Nhiều ủy viên Bộ Chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam khóa 11 đã không tái ứng cử ở Đại hội 12.
Còn với ông Nguyễn Tấn Dũng, vì nó không có điểm âm, nên tôi cho không điểm, chứ nếu có điểm dưới âm, thì tôi cho dưới âm.

Tiến sĩ Nguyễn Quang A, Hà Nội:

Về ông Nguyễn Tấn Dũng, tôi đánh giá rất cao ông Dũng như một chính trị gia. Ông ấy rất tài, rất có năng lực của một chính trị gia.
Về vấn đề năng lực ấy làm lợi cho quốc gia hay là cho bản thân ông ấy, phe cánh của ông ấy lại là một chuyện khác. Nhưng xét mặt chính trị gia, tôi đánh giá ông ấy rất cao.
Xét về mặt kết quả, tôi đánh giá ông ấy rất thấp. Những chính sách kinh tế của ông ấy mang lại những hậu quả rất là tai hại cho đất nước này. Chủ yếu là chính sách về các tập đoàn kinh tế nhà nước, và chính sách đã làm hỏng toàn bộ hệ thống ngân hàng, trong một số thời gian vừa qua.
Và chi tiêu chính phủ bây giờ đến mức rất là khó khăn. Ông Nguyễn Xuân Phúc sẽ phải gánh một hậu quả rất mệt mỏi, là những hậu quả của ông Nguyễn Tấn Dũng để lại.
Ông Phúc sẽ không được mạnh mẽ như là ông Nguyễn Tấn Dũng, nhưng mà có thể cái 'bớt mạnh mẽ' của ông ấy thì lại là tốt cho công việc điều hành chung. Bởi vì như thế nó sẽ đỡ bớt được những cái sai lầm hơn nhiều, bởi một người mạnh mẽ quyết, thì có thể quyết sai. Và quyết sai thì có thể có những hậu quả rất là lớn.
Còn với ông Nguyễn Sinh Hùng, thực sự tôi cũng không đánh giá nhiều lắm, bởi vì với vai trò Quốc hội, cũng không có vai trò gì mấy. Nhưng tôi cũng thống nhất như anh Trương Duy Nhất là ông ấy đã nói rất nhiều câu rất là ‘ngô nghê’, xong rồi đến cuối thì ông ấy ‘chém gió’ cho sướng được một vài câu khá mà được Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng khen.
Về ông Trương Tấn Sang, tôi không hiểu ông ấy lắm, bởi vì ông rất kín. Với chức vụ thực sự có tính chất tượng trưng như thế, nói như Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng nói là ông ấy có rất nhiều quyền, quyền đó là ‘quyền ảo’ ghi ở trong Hiến pháp thôi, nhưng mà cái quyền của Đảng nó át đi rất nhiều.
Image copyright EPA
Image caption Ông Trần Đại Quang (phải) kế nhiệm ông Trương Tấn Sang trong vai trò Chủ tịch Nước tại Quốc hội khóa 13 của VN.

Luật sư Vũ Đức Khanh, Ottawa, Canada

Về "tứ trụ" trước năm 2016 thì tôi cho rằng không ai có thể qua mặt được Thủ tướng Dũng. Tuy Việt Nam có chế độ "làm vua tập thể" nhưng không thể phủ nhận rằng ông Dũng là một trong 3 Thủ tướng Cộng sản Việt Nam để lại "dấu ấn" đậm nhất sau ông Phạm Văn Đồng và ông Võ Văn Kiệt.
Ông Dũng có thể là người duy nhất chứng tỏ rằng Thủ tướng Chính phủ không nhất thiết phải luôn luôn phục tùng Bộ Chính trị.
Ông đã biến nội các chính phủ là trung tâm quyền lực và vô hiệu hóa Bộ Chính trị bằng cách sử dụng hữu hiệu vai trò của Trung ương Đảng. Nếu buộc phải chấm điểm thì ông Dũng xứng đáng điểm 8/10.
Việt NamImage copyright EPA
Image caption Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là một trong ba Thủ tướng có nhiều dấu ấn nhất của nhà nước cộng sản Việt Nam từ trước tới nay, theo Luật sư Vũ Đức Khanh.
Dù ông Nguyễn Phú Trọng bề ngoài có vẻ như là người "thắng cuộc" nhưng thực ra kẻ thắng cuộc thật sự chính là "Trung ương Đảng." Qua lần thử nghiệm vừa qua với ông Dũng, họ đã biết cách trả giá quyền lực của họ rồi. Tôi không nghĩ Bộ Chính trị bây giờ có toàn quyền như xưa nữa.
Đối với các vị mới vừa nhận quyền lực từ "bộ tứ" này thì tôi nghĩ ngoài ông Quang Chủ tịch nước và bà Ngân Chủ tịch Quốc hội, hai ông Trọng và Phúc là người của "tập thể".
Ông Quang được cho là một người có nhiều tham vọng "hợp nhất quyền lực Đảng và Nhà nước" vào những năm tới khi ông Trọng về hưu như. Liệu ông có thành công hay không, thời gian sẽ trả lời. Ông Quang có thể nhận điểm 7.
Bà Ngân rất ấn tượng với tôi, nhất là gần đây ở kỳ họp Quốc hội lần này. Bà được nhiều nhà phân tích đánh giá cao về khả năng cũng như chất lượng lãnh đạo. Nhưng ở vai trò Chủ tịch Quốc hội thì thực chất cũng chẳng ảnh hưởng là bao vì Quốc hội chỉ là cơ quan hợp thức hoá chủ trương chính sách của Đảng mà thôi. Bà có thể nhận điểm 6.
Còn ông tân Thủ tướng Phúc thì chờ thời gian trả lời. Tuy nhiên, tôi vẫn cho rằng ông này là một ông quan "thư lại", cân bằng quyền lực cho các thế lực trong Đảng. Và tôi cũng nghĩ với cơ chế hiện nay thì ông này chỉ có thể làm được một nhiệm kỳ, ngoại trừ phép lạ. Tôi tặng ông Phúc điểm 5.
Mời quý vị theo dõi toàn bộ cuộc trao đổi tại tọa đàm Bàn tròn Thứ Năm của chúng tôi tại đây.
Bà Nguyễn Thị Kim NgânImage copyright AFP
Image caption Bà Nguyễn Thị Kim Ngân tuyên thệ nhậm chức Chủ tịch Quốc hội tại Quốc hội khóa 13 của Việt Nam.

Tin liên quan

Geen opmerkingen:

Een reactie posten