(Chinhphu.vn) - Trung Quốc có truyền thống văn hóa ẩm thực lâu đời với nhiều món ăn nổi tiếng thế giới. Với nhiều du khách quốc tế, khi đến Trung Quốc và thưởng thức các món ăn nơi đây, chắc chắn sẽ cảm nhận được nhiều hương vị đặc biệt ở đất nước này.
Các nhà nghiên cứu văn hóa ẩm thực Trung Quốc đã dành nhiều thời gian phân tích những đặc điểm địa phương, cách thức chế biến, khẩu vị... và bước đầu đã phân chia ẩm thực Trung Quốc thành 8 trường phái ẩm thực chính gồm: Sơn Đông, Quảng Đông, Tứ Xuyên, Hồ Nam, Phúc Kiến, Chiết Giang, Giang Tô và An Huy.
Người Trung Quốc đã hình tượng hoá các trường phái ẩm thực của mình một cách nghệ thuật. Theo họ, trường phái ẩm thực Giang Tô và Chiết Giang như “một người đẹp phương Nam”; trường phái ẩm thực Sơn Đông và An Huy giống “một chàng trai khoẻ mạnh, kiệm lời”; trường phái ẩm thực Quảng Đông và Phúc Kiến là “một thanh niên lãng mạn”; trường phái ẩm thực Tứ Xuyên và Hồ Nam lại là “nhà bác học, nhà bách khoa thư”...
Trường phái ẩm thực Sơn Đông
Đứng đầu bảng xếp hạng 8 trường phái ẩm thực Trung Quốc là trường phái ẩm thực Sơn Đông. Tỉnh Sơn Đông là một trong những nôi văn hoá của Trung Quốc. Sơn Đông nằm phía hạ lưu sông Hoàng Hà và nổi tiếng là vựa lúa mì của Trung Quốc. Trường phái ẩm thực Sơn Đông chịu ảnh hưởng của các yếu tố lịch sử, văn hoá, địa lý, kinh tế và những phong tục địa phương. Các món ăn Sơn Đông mang đặc điểm: Vị nồng đậm, nặng mùi hành tỏi, nhất là món hải sản. Người Sơn Đông có sở trường làm món canh và nội tạng động vật.
Trường phái Quảng Đông
Trường phái ẩm thực Quảng Đông được cấu thành từ 3 truyền thống nấu bếp chính là Quảng Châu, Triều Châu và Đông Giang. Bếp Quảng Châu rất nổi tiếng và phong phú về thành phần, cách chế biến món ăn và đứng đầu trong trường phái Quảng Đông. Các món ăn Quảng Châu chủ yếu là các món chiên, rán, hầm có hương vị dịu nhẹ, khẩu vị thơm giòn và tươi.
Trường phái Tứ Xuyên
Trường phái ẩm thực Tứ Xuyên gồm hai trường phái Thành Đô và Trùng Khánh, các món ăn rất đặc trưng với mùi vị và nồng ấm... Món ăn thuộc trường phái này đặc biệt chú trọng đến màu sắc, hương vị, hình, nhất là khá nhiều gia vị pha nồng đậm gồm: mặn, ngọt, chua, cay, thơm, đắng, trộn lẫn khéo léo, biến hóa linh hoạt. Từ đó, pha chế ra các chủ vị phức hợp làm cho món ăn rất độc đáo như: tê cay, chua cay, dầu đỏ, dầu trắng…
Trường phái Hồ Nam
Trường phái ẩm thực Hồ Nam được hình thành từ thời nhà Hán (năm 206 trước Công nguyên đến năm 221 sau Công nguyên) và phân thành 3 loại: bếp lưu vực Hương Giang, bếp khu vực hồ Động Đình và bếp miền núi Hồ Nam.
Trong đó, bếp lưu vực Hương Giang là đại diện tiêu biểu của trường phái ẩm thực Hồ Nam. Đặc điểm của bếp Hương Giang là món ăn có nhiều thành phần và cách chế biến rất tinh tế. Khẩu vị cơ bản của bếp này là nhiều chất béo, đặc, chua cay, hương vị thơm và nhẹ nhàng. Những thực đơn và nghệ thuật nấu nướng của các đầu bếp Hồ Nam đã được kiểm nghiệm qua 2.000 năm và đã được nâng lên tới mức hoàn thiện.
Trường phái Phúc Kiến
Trường phái ẩm thực Phúc Kiến rất đặc biệt bởi sự tinh tế về thực đơn và sự chuẩn bị công phu. Một số thành phần được chế biến theo cách đặc biệt, như: củ cải ở Phúc Kiến thường được thái lát rất mỏng như tờ giấy để dễ dàng trộn với nước xốt. Trường phái Phúc Kiến được hình thành trên cơ sở các bếp của nhiều thành phố như Phúc Châu, Hoan Châu và Hạ Môn. Nguyên liệu chủ yếu trong trường phái ẩm thực Phúc Kiến là hải sản, khi chế biến chú trọng vị ngọt, chua, mặn, thơm, màu đẹp vị tươi.
Trường phái Chiết Giang
Trường phái ẩm thực Chiết Giang gồm các món ăn của Hàng Châu, Ninh Ba, Thiệu Hưng. Nổi tiếng nhất trong nhóm này là các món ăn của Hàng Châu. Đặc điểm của các món ăn thuộc trường phái ẩm thực này là: tươi mềm, thanh đạm, không ngấy.
Trường phái Giang Tô
Trường phái ẩm thực Giang Tô gồm món ăn của các địa phương: Dương Châu, Tô Châu và Nam Kinh. Trường phái ẩm thực này rất nổi tiếng về các món hầm, ninh, tần. Chú trọng về món canh, bảo đảm nguyên chất nguyên vị.
Trường phái An Huy
Trường phái ẩm thực An Huy gồm các món ăn của miền Nam An Huy, cũng như khu vực dọc sông Trường Giang và Hoàng Hà. Các món ăn của vùng miền nam An Huy là nổi bật nhất với sở trường về các món ninh hầm, chú trọng về mặt dùng lửa.
Nền ẩm thực Trung Quốc luôn nắm giữ một vị trí hàng đầu thế giới vì sự tuyệt diệu và cầu kỳ của nó. Chỉ có đến Trung Quốc và thưởng thức, bạn mới có thể cảm nhận một cách đầy đủ về các trường phái ẩm thực này./.
N. Chiến
Các tin mới nhận
- Việt, Nga đối thoại chiến lược lần 8
- Kỷ niệm 40 năm quan hệ ngoại giao Việt-Đức
- Việt Nam phối hợp chặt chẽ với ASEAN phòng chống...
- Củng cố, tăng cường tình hữu nghị truyền thống Việt-Trung
- Kết nối các địa phương Việt Nam với DN Đức
- LHQ đánh giá cao thành tựu xóa đói nghèo của...
- Thư chúc mừng tân Bộ trưởng Ngoại giao Australia
TIN ĐỌC NHIỀU
Tìm hiểu những trường phái ẩm thực Trung Hoa
Ẩm thực Trung Hoa nổi tiếng khắp thế giới không chỉ về sự đa dạng mà hương vị của món ăn Trung Hoa luôn cuốn hút những thực khách kể cả những thực khách khó tính nhất. Theo chân Mix Tourist ngày hôm nay để tìm hiểu đôi chút về nền ẩm thực của đất nước có dân số lớn nhất thế giới này nào!
Du lịch Trung Quốc chẳng ai là không khỏi trầm trồ than phục nghệ thuật ẩm thực của đất nước này cả. Với nền văn hóa trải dài 5000 năm, cộng thêm là một quốc gia rộng lớn dẫn tới khí hậu, thiên nhiên, tập tục sinh hoạt của con người ở mỗi vùng miền khác nhau tạo nên sự đa dạng về hương vị và hình thành sự khác biệt rõ rệt giữa các vùng miền.
Chua, cay, đắng, ngọt là những khẩu vị chủ đạo mà người Hoa chọn để tạo nên những món ăn độc đáo ấy. Kết hợp với những phong cách chế biến đã tạo nên vô vàn món ăn với hương vị hấp dẫn. Sự kết hợp tinh tế giữa hương, sắc và vị cùng sự bài trí bắt mắt khiến món ăn Trung Hoa là thứ cầu kỳ hiếm có trên thế giời.
Xưa kia, những cao lương mĩ vị chỉ có vua chúa mới được thưởng thức nhưng ngày nay người dân thường cũng có thể thưởng thức chúng, vịt quay Bắc Kinh là một ví dụ như vậy. Xuất hiện từ đời nhà Nguyên nhưng được các vua chúa nhà Minh rất yêu thích. Vịt được chọn là những chú vịt to, béo, chúng được làm sạch rồi quay lên lò lửa lớn cho tới khi có lớp da mỏng, giòn màu vàng sậm óng ả là đã chín, lúc này phần thịt bên trong sẽ rất mềm và thơm. Vịt quay Bắc Kinh đã trở thành một món ăn mang tính tuwngj trưng cho người dân Bắc Kinh và là một niềm tự hào của người dân thành phố này.
Nói về tài hoa của đầu bếp Trung Quốc thì bạn sẽ phải than phục tay nghề của những con người này. Họ có thể chế biến vô vàn món ăn từ những nguyên liệu bình dân sẵn có. Trong văn hóa ẩm thực người Hao cũng như là trong phong tục sống của con người nơi đây thì đậu phụ là thứ nguyên liệu nổi tiếng và được sử dụng, biến tấu đa dạng nhất. Người ta tạo ra đậu phụ có hương vị thanh đạm như vậy từ đậu tương. Nổi tiếng nhất chắc hẳn bạn cũng nghe qua đậu phụ Tứ Xuyên. Lấy vị cay làm chủ đạo hầu như món nào của vùng Tứ Xuyên này cũng có vị cay. Ngoài đậu phụ thì Tứ Xuyên còn nổi tiếng hơn với lẩu Tứ Xuyên. Bạn phải nếm qua nước lẩu Tứ Xuyên thì mới biết được độ đậm đà của loại lẩu này. Nước dùng trong, vị chua cay với các loại gia vị hòa quyện vào nhau tạo nên sự lưu luyến nơi đầu lưỡi. Bạn sẽ khó quên khi được thưởng thức lẩu Tứ Xuyên chính cống đấy.
Món ăn vùng Sơn Đông lại đi theo trường phái khác, đậm nét phương Bắc trung Hoa. Vùng Sơn Đông món ăn có đặc điểm nguyên liệu được để rất to, với những chiếc bát hoặc địa đựng chúng cũng rất to, nó tượng trưng cho phong cách sống phóng khoáng, thoáng đạt của con người nơi đây. Kể đến phong cách ẩm thực vùng này thì phải nói đến món Khổng phủ hay còn gọi là món ăn quan phủ. Món này được lấy tên theo một danh nhân vĩ đại, một nhà triết học cổ, một tư tưởng gia: Khổng Tử. Món ăn Khổng phủ được chia làm nhiều loại như món ăn gia đình, món ăn mừng thọ, món ăn đàm hỷ…
Người miền Bắc còn thích chế biến những món ăn của họ bằng lúa mì. Những dịp Tết Nguyên Đán, chào năm cũ, đón năm mới gia đình nào cũng thế họ đều cùng nhau ăn sủi cảo. Khác với ngày thường, bữa ăn sủi cảo này phải chờ đúng vào lúc giao thừa, khi trời đất bẳ đầu chuyển giao thì mới được ăn. Việc ăn sủi cảo này được người Trung Quốc cho là tượng trưng cho sự trường thọ, hình dáng sủi cảo lại có nét giống đồng tiền của người Hoa xưa nên họ họ cũng ăn để cầu mong cho tiền tài tới với mình và gia đình mình. Để thể hiện mong muốn gặp được nhiều may mắn trong năm mới của mình thì khi chế biến sủi cảo người ta cho một đồng xu vào bên trong một chiếc bánh trong cả một nồi bánh, ai ăn được vào chúng chiếc bánh ấy sẽ là may mắn cả năm cùng với sức khỏe dồi dào.
Người miền Nam Trung Hoa lại nổi tiếng hơn với những món ăn nhẹ như ăn sáng hoặc ăn vặt. Bánh trôi là món ăn đại diện cho điều tôi vừa nói tới. Món này được dùng khi cả đại gia đình sum vầy, mang ý nghĩa cho sự sum vầy, đoàn tụ ấm áp.
Bột mỳ dường như là nguyên liệu đặc trưng cho ẩm thực Trung Hoa. Những món ăn được làm từ bột mì của Trung Quốc rất đa dạng. Đa phần những món này được xếp vào loại ăn nhanh. Đó là điều khiến bạn có thẻ dễ dàng bắt gặp hình ảnh người dân Trung Hoa trên các con phố, nẻo đường đang thưởng thức một vài chiếc bánh bao hoặc vài chiếc sủi cảo.
Đồ ăn vùng Quảng Đông lại mang hơi hướng của vùng ven biển, dịu nhẹ nhưng lại rất ấn tượng. Đây là khu vực giao thoa của nhiều nền văn hóa nên ẩm thự vùng này khá phong phú và đa dạng. Vì là vùng ven biển nên hải sản là những gì tạo nên danh tiếng cho Quảng Đông.
Vùng Giang Tô cũng thuộc top 8 trường phái ẩm thực lớn của Trung Hoa. Điển hình trong món ăn của vùng này thường là hải sản, trà, nấm, măng… thêm với kỹ thuật gọt tỉa, trang trí tạo nên sức hấp dẫn tuyệt vời mỗi khi món aqwn được chính thức lên đĩa. Những món ninh, tần và hầm nổi tiếng hơn cả tại Giang Tô.
Bài viết không thể nói hết sự tuyệt vời mà ẩm thực Trung Hoa có thể mang lại cho bạn, nhưng bạn có thể tự khám phá sự diệu kỳ nơi đầu lưỡi cùng với những món ăn độc đáo của vùng đất rộng lớn này bằng một tour du lịch Trung Quốc. Chúc bạn có những khám phá thú vị trong cuộc hành trình của mình
-Lightning-
Những bài viết liên quan:
-6 khách sạn sang trọng đáng qua đêm nhất tại Bắc Kinh Xuat khau Lao dong Nhat Ban
http://mixtourist.com.vn/news/437/223/Tim-hieu-nhung-truong-phai-am-thuc-Trung-Hoa
Geen opmerkingen:
Een reactie posten