zondag 17 mei 2015

Tham gia TPP : Mỹ đặt điều kiện nhân quyền với Hà Nội

Việt NamNhân quyềnHoa KỳTPPQuốc tếđàm phán

Tham gia TPP : Mỹ đặt điều kiện nhân quyền với Hà Nội

mediaÔng Tom Malinowski (hai trái sang) trong chuyến làm việc tại Hà Nội đầu tháng 5/2015.Ảnh Đại sứ quán Hoa Kỳ
Phải cải thiện hơn nữa vấn đề nhân quyền, nếu Việt Nam muốn tham gia Hiệp định thương mại tự do xuyên Thái Bình Dương (TPP), đang được các bên liên quan xúc tiến đàm phán, đó là điều kiện được Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ về nhân quyền nêu rõ trước báo chí tại Washington hôm qua 15/05/2015.
Ông Tom Malinowski, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ, vừa trở về từ Hà Nội tham dự vòng đối thoại nhân quyền thường niên Mỹ - Việt diễn ra hôm 7/5, đã tuyên bố với báo chí rằng trong quan hệ với Việt Nam, Mỹ luôn coi nhân quyền là vấn đề trọng tâm.
Quan chức ngoại giao Mỹ ghi nhận, sau 20 năm bình thường hóa quan hệ ngoại giao, đã có « những tiến bộ mong manh » trong lĩnh vực nhân quyền tại Việt Nam. Ông Malinowski khẳng định : « Việt Nam vẫn là một Nhà nước độc đảng, vẫn trừng phạt mọi hình thức đối kháng ».
Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ nhấn mạnh đến mối liên hệ giữa vấn đề tự do chính trị và nhân quyền với viễn cảnh Hà Nội tham gia Hiệp định tự do thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP) đang được Washington tích cực đàm phán với các đối tác trong khu vực này. Ông Malinowski nói rõ thêm : hiệp định TPP là đòn bẩy quan trọng của Washington để thúc đẩy Việt Nam tiến hơn nữa theo hướng mở cửa chính trị.
Quan chức Mỹ cho biết : « Tôi đã để lại cho chính phủ Việt Nam một thông điệp rõ ràng là : Những gì họ sẽ làm trên hồ sơ này (nhân quyền), đặc biệt trong những tuần tới, sẽ có tác động rất lớn đối với viễn cảnh cho TPP ».
Ngày 7/5 vừa qua, tại Hà nội, Trợ lý ngoại trưởng Mỹ Tom Malinowski dẫn đầu phái đoàn Mỹ tham gia vòng đối thoại thường niên về nhân quyền với Việt Nam. Trước khi bước vào vòng đàm phán, phái đoàn của ông đã có cuộc tiếp xúc công khai với đại diện của hơn mười tổ chức Xã hội Dân sự độc lập tại Việt Nam, những tổ chức vẫn không được chính quyền thừa nhận về pháp lý. Cuộc gặp với mục đích như phía Mỹ đã nói là để tham khảo thông tin về tình hình nhân quyền tại Việt Nam.
TPP hiện là một ưu tiên trong chính sách kinh tế của Tổng thống Barack Obama. Tổng thống Mỹ hiện đang cố gắng thuyết phục Quốc hội Mỹ ủng hộ. Việt Nam, một trong số 12 nước tham gia đàm phán với Hoa Kỳ về TPP, đang rất hy vọng tham gia hiệp định này.

http://vi.rfi.fr/viet-nam/20150516-tham-gia-tpp-my-dat-dieu-kien-nhan-quyen-voi-ha-noi/

Nghị sĩ Mỹ đề nghị dự luật gia tăng sức ép về nhân quyền Việt Nam

mediaThuwojng nghị sĩ Chris Smith (giữa) trong một phiên họp năm 2012 về vấn đề nhân quyền tại Việt Nam.
Washington cần gia tăng sức ép để Việt Nam cải thiện về nhân quyền trước khi đẩy mạnh hợp tác kinh tế và thương mại song phương. Đó là nội dung một dự luật trình lên Quốc hội Hoa Kỳ ngày 30/04/2015.
Đúng vào lúc Việt Nam kỷ niệm 40 chấm dứt chiến tranh, các dân biểu Mỹ thuộc cả hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ đã trình lên Quốc hội dự luật mang tên "Luật về Nhân Quyền Việt Nam 2015".
Gắn liền vấn đề nhân quyền với Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương TPP, dự luật khuyến cáo chính quyền Washington trong tiến trình đàm phán với Hà Nội, « đừng vì những lợi ích kinh tế, thương mại mà quên những hồ sơ nhậy cảm, như nhân quyền ».
Dân biểu Christopher Smith của đảng Cộng Hòa giải thích :" Hạ viện Mỹ cần nhanh chóng thông qua dự luật về nhân quyền Việt Nam 2015", vì trong năm nay, Hoa Kỳ và Việt Nam có triển vọng kết thúc đàm phán về hiệp định TPP.Hiệp định đó mở ra triển vọng đem lại nhiều lợi ích thương mại cho phía Việt Nam. Washington cũng đang tăng cường hợp tác về an ninh với chính quyền Hà Nội.
Christopher Smith là chủ tịch tiểu ban đặc trách về vấn đề nhân quyền, trực thuộc Ủy ban đối Ngoại của Hạ viện Mỹ. Ông ghi nhận : « tình trạng nhân quyền tại quốc gia này còn rất tồi tệ ». Dân biểu Mỹ kết luận : « Đảng Cộng sản không phải là tương lai của Việt Nam (…) người Mỹ không thể bảo lãnh cho những hành vi tra tấn, bắt giam phóng viên, các nhà lãnh đạo tôn giáo, giới bảo vệ người lao động, các tiếng nói bảo vệ dân chủ hay bảo vệ quyền tự do trên mạng ».
Theo bảng xếp hạng về tự do nhân quyền của tổ chức Phóng viên Không Biên giới, cho tới giữa tháng 2/2015 có tới 34 blogger của Việt Nam đang bị bắt giữ.
Dự luật vừa được đại biểu Quốc hội Mỹ, Christopher Smith trình lên Hạ viện đã được đảng Dân Chủ ủng hộ. Dự luật này không nhắm vào các hoạt động hợp tác mang tính nhân đạo, các chương trình hợp tác khắc phục hậu quả chất động da cam hay phòng chống HIV.

http://vi.rfi.fr/viet-nam/20150501-nghi-si-my-de-nghi-mot-du-luat-gia-tang-suc-ep-len-viet-nam-tren-van-de-nhan-quyen/

Mỹ thúc đẩy Việt Nam tôn trọng tự do ngôn luận của người dân

mediaNghệ sĩ Kim Chi và ông Ngô Nhật Đăng@thanhnienconggiao
Trong những tuần qua tại Hoa Kỳ và Việt Nam diễn ra hàng loạt sự kiện trong chiều hướng tranh đấu nhân quyền, tự do ngôn luận và báo chí độc lập. Phía chính quyền Việt Nam cũng có một số cử chỉ thiện chí tuy chỉ mang tính biểu tượng, thả một số nhà dân chủ như Cù Huy Hà Vũ, Nguyễn Tiến Trung, Vi Đức Hồi. Hà Nội cũng có một số động thái kêu gọi « hòa giải » nhưng thực hư chưa rõ ra sao.

Nhà báo Phạm Trần từ Washington 05/05/2014 nghe

Các động thái « trao đổi này » mang ý nghĩa gì ? Chính phủ và Xã hội dân sự Mỹ làm gì để giúp hình thành hệ thống thông tin đa chiều tại Việt Nam?
Từ Washington, nhà báo Phạm Trần phân tích :
Nếu nhìn lại chặng đường gần 20 năm bang giao Việt-Mỹ thì trong 5 tháng đầu năm 2014 phải được coi là thời gian thành công nhất của Hoa Kỳ trong nỗ lực đòi thả tù chính trị và tăng cường áp lực để Việt Nam phải nhìn nhận quyền tự do ngôn luận của người dân.
Hai nữ dân biểu Loretta Sanchez và Zoe Lofgren và Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cũng đã thành công trong việc đưa được một số Blogger và nữ nghệ sĩ Kim Chi đến Washington để họ trình bày về thực trạng tự do ngôn luận ở VN.
Mặt khác, hai công ty Google và Access của Mỹ chuyên về cung cấp các phương tiện truyền thông đã hứa sẽ giúp cho các Blogger Việt Nam phương tiện để hoạt động ngay trên lãnh thổ của mình để hướng tới một nền báo chí độc lập, bên cạnh nền báo chí của nhà nước…”
Có thể nói Hoa Kỳ trong thời gian gần đây đã thành công trong việc thúc đẩy Nhà cầm quyền Việt Nam trả tự do cho Tiến Sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ, ông Vi Đức Hồi và anh Nguyễn Tiến Trung,nhưng cái giá mà Hoa Kỳ sẽ phải "đáp lại thiện chí của Việt Nam" có thể giúp Việt Nam gia nhập Hiệp ước Hợp tác Xuyên Thái Bình Dương, TPP (Trans-Pacific Partners) hay không….? "

http://vi.rfi.fr/viet-nam/20140505-my-thuc-day-viet-nam-ton-trong-tu-do-ngon-luan-cua-nguoi-dan/

Geen opmerkingen:

Een reactie posten