Philippines : Trung Quốc phá hoại rạn san hô ở Biển Đông
Anh chụp khu vực đảo Đá Vành Khăn nằm cách bờ tây Philippines 216 km (135 miles)REUTERS/CSIS's Asia Maritime Transparency Initiative/Digital Glo
Philippines hôm nay 13/04/2015 tố cáo, Trung Quốc đã gây thiệt hại lớn lao cho môi trường tại Biển Đông qua việc xây dựng các đảo nhân tạo trên các đảo đá ngầm đang tranh chấp, tiêu hủy các rạn san hô có diện tích rộng gấp ba lần Vatican.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Philippines, ông Charles Jose tuyên bố : « Việc xây dựng của Bắc Kinh đã phá hủy các đảo san hô có diện tích khoảng 300 mẫu Anh, gần gấp ba Thành Vatican, gây thiệt hại kinh tế hàng năm đối với các quốc gia ven biển ước tính khoảng 100 triệu đô la. Các hoạt động quy mô của Trung Quốc nhằm khẳng định chủ quyền đã gây ra các thiệt hại to lớn không thể phục hồi được cho đa dạng sinh học và cân bằng sinh thái tại Biển Đông ».
Ông Charles Jose còn tố cáo Bắc Kinh dung dưỡng các hành động xâm hại môi trường của các ngư dân Trung Quốc tại bãi cạn Scarborough, vùng biển phong phú hải sản mà Trung Quốc giành được quyền kiểm soát từ tay Manila từ năm 2012.
Các hình ảnh vệ tinh do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS) có trụ sở tại Hoa Kỳ công bố tuần qua cho thấy một đoàn tàu Trung Quốc nạo vét cát từ Đá Vành Khăn (Mischief Reef) thuộc cụm Bình Nguyên của quần đảo Trường Sa, đang tranh chấp với Việt Nam, Philippines và Đài Loan. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Philippines nhấn mạnh, tốc độ xây dựng chóng mặt của Trung Quốc nhằm đe dọa các quốc gia nhỏ hơn trong việc đòi hỏi chủ quyền.
Ông Jose cũng cảnh báo việc người đồng nhiệm Trung Quốc Hoa Xuân Oánh, tuần trước đã tuyên bố việc cải tạo các đảo nhỏ có thể phục vụ cho nhu cầu quân sự của Bắc Kinh. Ông nói : « Các tuyên bố như thế của Trung Quốc chỉ làm tăng bóng ma chạy đua vũ trang, đe dọa đến hòa bình và ổn định trong khu vực ».
Philippines tiếp tục khẳng định việc Trung Quốc đòi hỏi chủ quyền hầu như toàn bộ Biển Đông, trên cơ sở đường lưỡi bò 9 đoạn, là bất hợp pháp. Ông Charles Jose nói thêm : « Chúng tôi kêu gọi Trung Quốc chấm dứt các hoạt động bồi đắp, ý thức được trách nhiệm của mình trong vai một quốc gia đang tranh chấp và là một thành viên quan trọng của cộng đồng quốc tế ».
Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm 9/4 đã chỉ trích Trung Quốc sử dụng « tầm vóc to lớn và cơ bắp » để chèn ép trong việc đòi hỏi chủ quyền. Khi viếng thăm Philippines năm ngoái, ông Obama từng tuyên bố Hoa Kỳ « cam kết mạnh mẽ » bảo vệ quốc gia đồng minh này.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20150413-philippines-trung-quoc-pha-hoai-dien-tich-ran-san-ho-o-bien-dong-lon-gap-ba-lan-vati/
Ông Charles Jose còn tố cáo Bắc Kinh dung dưỡng các hành động xâm hại môi trường của các ngư dân Trung Quốc tại bãi cạn Scarborough, vùng biển phong phú hải sản mà Trung Quốc giành được quyền kiểm soát từ tay Manila từ năm 2012.
Các hình ảnh vệ tinh do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS) có trụ sở tại Hoa Kỳ công bố tuần qua cho thấy một đoàn tàu Trung Quốc nạo vét cát từ Đá Vành Khăn (Mischief Reef) thuộc cụm Bình Nguyên của quần đảo Trường Sa, đang tranh chấp với Việt Nam, Philippines và Đài Loan. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Philippines nhấn mạnh, tốc độ xây dựng chóng mặt của Trung Quốc nhằm đe dọa các quốc gia nhỏ hơn trong việc đòi hỏi chủ quyền.
Ông Jose cũng cảnh báo việc người đồng nhiệm Trung Quốc Hoa Xuân Oánh, tuần trước đã tuyên bố việc cải tạo các đảo nhỏ có thể phục vụ cho nhu cầu quân sự của Bắc Kinh. Ông nói : « Các tuyên bố như thế của Trung Quốc chỉ làm tăng bóng ma chạy đua vũ trang, đe dọa đến hòa bình và ổn định trong khu vực ».
Philippines tiếp tục khẳng định việc Trung Quốc đòi hỏi chủ quyền hầu như toàn bộ Biển Đông, trên cơ sở đường lưỡi bò 9 đoạn, là bất hợp pháp. Ông Charles Jose nói thêm : « Chúng tôi kêu gọi Trung Quốc chấm dứt các hoạt động bồi đắp, ý thức được trách nhiệm của mình trong vai một quốc gia đang tranh chấp và là một thành viên quan trọng của cộng đồng quốc tế ».
Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm 9/4 đã chỉ trích Trung Quốc sử dụng « tầm vóc to lớn và cơ bắp » để chèn ép trong việc đòi hỏi chủ quyền. Khi viếng thăm Philippines năm ngoái, ông Obama từng tuyên bố Hoa Kỳ « cam kết mạnh mẽ » bảo vệ quốc gia đồng minh này.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20150413-philippines-trung-quoc-pha-hoai-dien-tich-ran-san-ho-o-bien-dong-lon-gap-ba-lan-vati/
Manila vạch trần ý đồ « bành trướng » của Bắc Kinh ở Biển Đông
Trong số các nước bị Trung Quốc lấn lướt tại Biển Đông, Philippines luôn mạnh dạn trong việc công khai đánh động công luận về hành vi của Bắc Kinh bị tố cáo là sai trái. Ngày 26/03/2015, Ngoại trưởng Philippines một lần nữa đã vạch trần ý đồ « bành trướng » của Trung Quốc thông qua các hoạt động khẩn trương bồi đắp các rạn san hô mà Bắc Kinh kiểm soát thành đảo nhân tạo ở vùng Trường Sa.
Đối với Ngoại trưởng Albert del Rosrio, mục tiêu của Bắc Kinh là phá hoại tiến trình phân xử của Tòa án Trọng tài Quốc tế (ở La Haye – Hà Lan) đang xem xét đơn Manila kiện đường lưỡi bò của Trung Quốc và có thể ra phán quyết vào năm 2016.
Phát biểu trước các nhà ngoại giao và nhà báo tại Manila, ông Albert del Rosarion thẳng thắn lên án : « Trung Quốc đang đẩy mạnh tham vọng bành trướng, thay đổi hiện trạng (Biển Đông) để áp đặt đường chín đoạn và kiểm soát hầu như toàn bộ Biển Đông trước (...) khi tòa án trọng tài ra phán quyết ».
Trung Quốc đòi chủ quyền trên hơn 80% diện tích Biển Đông, được Bắc Kinh gói trong một tấm bản đồ sơ sài gồm 9 đường gián đoạn, bất chấp tuyên bố chủ quyền của các láng giềng Philippines, Việt Nam, Malaysia, Brunei và Đài Loan.
Vào đầu năm 2013, Manila đã lên tiếng khiếu nại trước Tòa án Trọng tài Thường trực tại La Haye về các đòi hỏi quá lố của Bắc Kinh, trước khi chính thức tiến hành thủ tục kiện Trung Quốc vào tháng 3/2014. Theo Ngoại trưởng Philippines : « Trung Quốc vẫn tiếp tục xâm nhập » vào các khu vực tranh chấp và « thực hiện công việc bồi đất lấn biển trên quy mô lớn ». Ông del Rosario xác định là công việc đó được tiến hành trên cả bảy rạn san hô mà Trung Quốc chiếm đóng ở quần đảo Trường Sa.
Đối với Ngoại trưởng Philippines : « Hành động biến đổi diện mạo các khu vực đó rõ ràng là nhằm thay đổi bản chất, quy chế, và các quyền hàng hải của các nơi đó, điều sẽ gây bất lợi cho công việc của tòa án ».
http://vi.rfi.fr/chau-a/20150326-manila-vach-tran-y-do-%C2%AB-banh-truong-%C2%BB-cua-bac-kinh-o-bien-dong/
Phát biểu trước các nhà ngoại giao và nhà báo tại Manila, ông Albert del Rosarion thẳng thắn lên án : « Trung Quốc đang đẩy mạnh tham vọng bành trướng, thay đổi hiện trạng (Biển Đông) để áp đặt đường chín đoạn và kiểm soát hầu như toàn bộ Biển Đông trước (...) khi tòa án trọng tài ra phán quyết ».
Trung Quốc đòi chủ quyền trên hơn 80% diện tích Biển Đông, được Bắc Kinh gói trong một tấm bản đồ sơ sài gồm 9 đường gián đoạn, bất chấp tuyên bố chủ quyền của các láng giềng Philippines, Việt Nam, Malaysia, Brunei và Đài Loan.
Vào đầu năm 2013, Manila đã lên tiếng khiếu nại trước Tòa án Trọng tài Thường trực tại La Haye về các đòi hỏi quá lố của Bắc Kinh, trước khi chính thức tiến hành thủ tục kiện Trung Quốc vào tháng 3/2014. Theo Ngoại trưởng Philippines : « Trung Quốc vẫn tiếp tục xâm nhập » vào các khu vực tranh chấp và « thực hiện công việc bồi đất lấn biển trên quy mô lớn ». Ông del Rosario xác định là công việc đó được tiến hành trên cả bảy rạn san hô mà Trung Quốc chiếm đóng ở quần đảo Trường Sa.
Đối với Ngoại trưởng Philippines : « Hành động biến đổi diện mạo các khu vực đó rõ ràng là nhằm thay đổi bản chất, quy chế, và các quyền hàng hải của các nơi đó, điều sẽ gây bất lợi cho công việc của tòa án ».
http://vi.rfi.fr/chau-a/20150326-manila-vach-tran-y-do-%C2%AB-banh-truong-%C2%BB-cua-bac-kinh-o-bien-dong/
Manila kêu gọi ngăn chận bồi đắp đảo ở Biển Đông
Bức ảnh bộ Ngoại giao Philippines công bố hôm 14/5/2014 cho thấy Trung Quốc đang hút cát để mở rộng mặt bằng bãi đá Gạc Ma (Johnson Reef) trong quần đảo Trường Sa.REUTERS/Armed Forces of the Philippines/Handout via Reuters
Philippines kêu gọi cộng đồng quốc tế ngăn chận các hoạt động bồi đắp đảo một cách ồ ạt ở Biển Đông, vì những hoạt động này có thể làm gia tăng căng thẳng trong khu vực này. Manila đã đưa ra lời kêu gọi nói trên hai ngày trước khi Philippines hôm nay, 16/03/2015 trên nguyên tắc sẽ trình bày với tòa án trọng tài Liên hiệp quốc những bằng chứng mới về chủ quyền của nước này trên Biển Đông.
Theo thông cáo của bộ Ngoại giao Philippines, tại cuộc họp quan chức cấp cao ASEAN-Ấn Độ lần thứ 17 ngày 14/03/2015 ở New Dheli, thứ trưởng Ngoại giao của nước này, Evan Garcia đã tuyên bố « những hoạt động bồi đắp đảo làm trầm trọng hơn tình hình địa chính trị vốn đã nhạy cảm và có thể dẫn đến nguy cơ gia tăng quân sự hóa ».
Thứ năm tuần trước, Manila cũng đã kêu gọi Trung Quốc ngưng việc bồi đắp đảo ở các vùng đang tranh chấp tại Biển Đông, trong đó có các vùng mà các quan chức Philipines khẳng định là thuộc lãnh thổ của nước này.
Những lời kêu gọi nói trên được đưa ra vài ngày trước khi Philippines hôm nay sẽ đệ trình lên tòa án trọng tài quốc tế các lập luận bổ sung trong vụ kiện Trung Quốc ra trước tòa án này về tranh chấp chủ quyền giữa hai nước trên Biển Đông. Trung Quốc được gia hạn cho đến ngày 16/06 năm nay phải trả lời văn bản trình bày lập luận bổ sung của Philippines.
Những lập luận này được đệ trình sau khi Trung Quốc đưa ra một văn bản trình bày lập trường của nước này về vụ kiện, mặc dù Bắc Kinh không tham gia vụ kiện này.
Chiếu theo Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển ( UNCLOS ), việc xét xử vụ kiện vẫn được tiến hành cho dù có một bên liên quan đến tranh chấp không ra trước tòa án trọng tài.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20150316-philippines-keu-goi-quoc-te-ngan-chan-viec-boi-dap-dao-o-bien-dong/
Thứ năm tuần trước, Manila cũng đã kêu gọi Trung Quốc ngưng việc bồi đắp đảo ở các vùng đang tranh chấp tại Biển Đông, trong đó có các vùng mà các quan chức Philipines khẳng định là thuộc lãnh thổ của nước này.
Những lời kêu gọi nói trên được đưa ra vài ngày trước khi Philippines hôm nay sẽ đệ trình lên tòa án trọng tài quốc tế các lập luận bổ sung trong vụ kiện Trung Quốc ra trước tòa án này về tranh chấp chủ quyền giữa hai nước trên Biển Đông. Trung Quốc được gia hạn cho đến ngày 16/06 năm nay phải trả lời văn bản trình bày lập luận bổ sung của Philippines.
Những lập luận này được đệ trình sau khi Trung Quốc đưa ra một văn bản trình bày lập trường của nước này về vụ kiện, mặc dù Bắc Kinh không tham gia vụ kiện này.
Chiếu theo Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển ( UNCLOS ), việc xét xử vụ kiện vẫn được tiến hành cho dù có một bên liên quan đến tranh chấp không ra trước tòa án trọng tài.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20150316-philippines-keu-goi-quoc-te-ngan-chan-viec-boi-dap-dao-o-bien-dong/
Philippines kiện Trung Quốc : Tòa án LHQ ra phán quyết vào đầu 2016
Đảo Thị Tứ trong quần đảo Trường Sa, vùng lãnh hải tranh chấp giữa Trung Quốc, Đài Loan, Philippines và Việt Nam.(DR)
Ngoại trưởng Philippines, ngày hôm nay, 30/10/2014, cho biết, Tòa án trọng tài Liên Hiệp Quốc, có trụ sở tại Hà Lan, có thể ra phán quyết trong quý một năm 2016, về vụ Manila kiện Bắc Kinh liên quan đến tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông.
Vào tháng Giêng năm 2013, Philippines đã nộp đơn kiện lên Tòa án trọng tài bác bỏ bản đồ 9 đường đứt đoạn – mà Việt Nam gọi là bản đồ đường lưỡi bò – do Trung Quốc đưa ra để khẳng định chủ quyền và lãnh thổ của mình đối với khoảng 80% diện tích của Biển Đông.
Trả lời đài truyền hình ANC, Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario nói : « Chúng tôi hy vọng có phán quyết vào quý một năm 2016 ». Manila hy vọng phán quyết của Tòa án trọng tài Liên Hiệp Quốc sẽ làm rõ các quyền hàng hải của Philippines ở Biển Đông, và nhờ vậy, có thể mở đường cho việc giải quyết các tranh chấp.
Vào tháng 03/2014, Philippines đã nộp lên tòa án hồ sơ pháp lý 4000 trang, bao gồm nhiều bằng chứng, bản đồ, chứng minh cho đòi hỏi của mình và thuyết phục tòa tuyên bố bản đồ đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông là vô giá trị.
Manila gọi Biển Đông là biển Tây Philippines, bao gồm cả vùng đặc quyền kinh tế được Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982 thừa nhận. Các đòi hỏi chủ quyền, lãnh thổ của Trung Quốc chồng chéo với các vùng biển của một số láng giềng Châu Á, như Việt Nam, Philipines, Malaysia, Brunei và Đài Loan.
Trung Quốc đã nhiều lần tuyên bố không tham gia vụ kiện nói trên và cho rằng các bên liên quan cần đàm phán trực tiếp với nhau. Tuy nhiên, Tòa án trọng tài Liên Hiệp Quốc vẫn đề nghị Trung Quốc cung cấp tài liệu phản bác các lập luận của Philippines vào trước ngày 15/12/2014.
Theo Ngoại trưởng Rosario, nếu Trung Quốc không đáp ứng yêu cầu của Tòa án, thì vụ kiện của Philippines sẽ được giải quyết nhanh hơn, bởi vì tiến trình xem xét, ra phán quyết của Tòa vẫn tiếp tục, cho dù Trung Quốc có tham gia hay không.
Ông Rosario giải thích, nếu Trung Quốc không nộp tài liệu, phản bác đề nghị của Philippines, thì kể từ ngày 16/12/2014, Tòa sẽ đưa ra các câu hỏi cho phía Philippines. Trong tháng Ba và tháng Bảy năm 2014, Manila đã cung cấp thêm tài liệu và sẽ trình bày lập luận của mình trước Tòa trong hai tuần lễ. Tòa án sẽ dành nhiều tháng để nghiên cứu hồ sơ và có thể ra phán quyết cuối cùng trong quý một năm 2016.
Trang web của đài truyền hình Philippines GMA News, dẫn lời các chuyên gia pháp lý, cho rằng các bằng chứng lịch sử mà Trung Quốc đưa ra trong các tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông, không phù hợp với luật pháp quốc tế đương đại.
http://vi.rfi.fr/141030-manila-tq//
Trả lời đài truyền hình ANC, Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario nói : « Chúng tôi hy vọng có phán quyết vào quý một năm 2016 ». Manila hy vọng phán quyết của Tòa án trọng tài Liên Hiệp Quốc sẽ làm rõ các quyền hàng hải của Philippines ở Biển Đông, và nhờ vậy, có thể mở đường cho việc giải quyết các tranh chấp.
Vào tháng 03/2014, Philippines đã nộp lên tòa án hồ sơ pháp lý 4000 trang, bao gồm nhiều bằng chứng, bản đồ, chứng minh cho đòi hỏi của mình và thuyết phục tòa tuyên bố bản đồ đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông là vô giá trị.
Manila gọi Biển Đông là biển Tây Philippines, bao gồm cả vùng đặc quyền kinh tế được Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982 thừa nhận. Các đòi hỏi chủ quyền, lãnh thổ của Trung Quốc chồng chéo với các vùng biển của một số láng giềng Châu Á, như Việt Nam, Philipines, Malaysia, Brunei và Đài Loan.
Trung Quốc đã nhiều lần tuyên bố không tham gia vụ kiện nói trên và cho rằng các bên liên quan cần đàm phán trực tiếp với nhau. Tuy nhiên, Tòa án trọng tài Liên Hiệp Quốc vẫn đề nghị Trung Quốc cung cấp tài liệu phản bác các lập luận của Philippines vào trước ngày 15/12/2014.
Theo Ngoại trưởng Rosario, nếu Trung Quốc không đáp ứng yêu cầu của Tòa án, thì vụ kiện của Philippines sẽ được giải quyết nhanh hơn, bởi vì tiến trình xem xét, ra phán quyết của Tòa vẫn tiếp tục, cho dù Trung Quốc có tham gia hay không.
Ông Rosario giải thích, nếu Trung Quốc không nộp tài liệu, phản bác đề nghị của Philippines, thì kể từ ngày 16/12/2014, Tòa sẽ đưa ra các câu hỏi cho phía Philippines. Trong tháng Ba và tháng Bảy năm 2014, Manila đã cung cấp thêm tài liệu và sẽ trình bày lập luận của mình trước Tòa trong hai tuần lễ. Tòa án sẽ dành nhiều tháng để nghiên cứu hồ sơ và có thể ra phán quyết cuối cùng trong quý một năm 2016.
Trang web của đài truyền hình Philippines GMA News, dẫn lời các chuyên gia pháp lý, cho rằng các bằng chứng lịch sử mà Trung Quốc đưa ra trong các tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông, không phù hợp với luật pháp quốc tế đương đại.
http://vi.rfi.fr/141030-manila-tq//
Biển Đông : Philippines ‘kể tội’ Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc
Ngoại trưởng Philippines tại LHQ. Ngày 29/09/2014.
Tại khóa họp thường niên của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc- New York, sau Việt Nam, đến lượt Philippines lên tiếng chỉ trích Trung Quốc nói một đằng làm một nẻo trong hồ sơ tranh chấp chủ quyền Biển Đông
. Phát biểu ngày 29/09/2014, Ngoại trưởng Philippines vạch trần các mâu thuẫn trong lời nói và hành động của Trung Quốc tại Biển Đông.
. Phát biểu ngày 29/09/2014, Ngoại trưởng Philippines vạch trần các mâu thuẫn trong lời nói và hành động của Trung Quốc tại Biển Đông.
Theo Ngoại trưởng Philippines, Trung Quốc liên tiếp vi phạm luật quốc tế với những « yêu sách chủ quyền mang tính chất bành trướng », nhưng lại đòi nước khác áp dụng luật lệ quốc tế một cách « công minh và đúng đắn ».
Dù tránh nêu đích danh Trung Quốc bằng tên, chỉ nói chung chung « một quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc (a State Party) », Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario đã liệt kê chi tiết các hoạt động của Bắc Kinh ở Biển Đông, bị ông cho rằng đã đe dọa hòa bình, ổn định trong vùng, và vi phạm luật pháp quốc tế.
Ông del Rosario xác định : « Thay vì giải quyết một cách hòa bình các tranh chấp trên biển trong khuôn khổ [luật pháp quốc tế], Quốc gia đó – tức là Trung Quốc – đã nhúng tay vào một loạt các hoạt động nguy hiểm, liều lĩnh và mang tính cưỡng ép nhằm cố gắng đơn phương áp đặt một sự thay đổi hiện trạng Biển Đông ».
Ngoại trưởng Philippines đã dành 1/3 bài phát biểu dài gần 6 trang để nêu bật các hành động coi thường luật pháp quốc tế của Trung Quốc tại Biển Đông, từ vụ cưỡng chiếm bãi cạn Scarborough năm 2012, chỉ cách đảo lớn Luzon của Philippines 124 hải lý, cho đến việc đơn phương áp đặt lệnh cấm đánh cá tại nhiều khu vực ở Biển Đông, xâm phạm quyền chủ quyền chính đáng đối với vùng đặc quyền kinh tế của của Philippines và một số quốc gia ven biển khác.
Đơn phương thay đổi hiện trạng Biển Đông để củng cố ‘cái gọi là đường chín đoạn’
Người lãnh đạo ngành ngoại giao Philippines không quên nói đến các hoạt động ồ ạt cải tạo địa hình mà Bắc Kinh cho tiến hành trong vòng hai năm qua tại khu vực bãi đá Gạc Ma (Johnson Reef), Đá Ken Nan và Tư Nghĩa (McKennan and Hughes Reef), Đá Châu Viên (Cuarteron Reef) và Đá Ga Ven (Gaven Reef) thuộc quần đảo Trường Sa. Đây là những nơi đã bị Trung Quốc dùng võ lực lấy từ tay Việt Nam vào năm 1988.
Ngoại trưởng Philippines không ngần ngại tố cáo : « Các hành động đơn phương đó, cùng nhiều hành vi khác, nằm trong một kế sách nhằm áp đặt một sự thay đổi hiện trạng trên biển, để củng cố cho cái gọi là đường chín đoạn, một đòi hỏi chủ quyền không thể chối cãi rộng khắp trên gần như toàn bộ Biển Đông, vi phạm cả bản Tuyên bố ASEAN-Trung Quốc năm 2002 về cách ứng xử của các bên tại Biển Đông lẫn Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển UNCLOS.
Thái độ coi thường luật pháp quốc tế của Trung Quốc đã được Ngoại trưởng del Rosario nhấn mạnh khi ông nêu bật sự kiện Bắc Kinh từ chối tham gia vụ kiện đường lưỡi bò Trung Quốc trước tòa án trọng tài Liên Hiệp Quốc :
« Chúng tôi đã mời một Quốc gia Thành viên giải quyết tranh chấp trên biển một cách hòa bình trên cơ sở Công ước UNCLOS… Tuy nhiên, thành viên đó đã từ chối lời mời, và tiếp tục đơn phương lao vào các hành động đòi hỏi chủ quyền mang tính chất bành trướng, vi phạm quyền chính đáng được ghi trong UNCLOS như quyền được hưởng vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Philippines và nhiều láng giềng ven biển khác ».
http://vi.rfi.fr/chau-a/20140930-bien-dong-philippines-%E2%80%98ke-toi%E2%80%99-trung-quoc-truoc-lien-hiep-quoc/
Dù tránh nêu đích danh Trung Quốc bằng tên, chỉ nói chung chung « một quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc (a State Party) », Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario đã liệt kê chi tiết các hoạt động của Bắc Kinh ở Biển Đông, bị ông cho rằng đã đe dọa hòa bình, ổn định trong vùng, và vi phạm luật pháp quốc tế.
Ông del Rosario xác định : « Thay vì giải quyết một cách hòa bình các tranh chấp trên biển trong khuôn khổ [luật pháp quốc tế], Quốc gia đó – tức là Trung Quốc – đã nhúng tay vào một loạt các hoạt động nguy hiểm, liều lĩnh và mang tính cưỡng ép nhằm cố gắng đơn phương áp đặt một sự thay đổi hiện trạng Biển Đông ».
Ngoại trưởng Philippines đã dành 1/3 bài phát biểu dài gần 6 trang để nêu bật các hành động coi thường luật pháp quốc tế của Trung Quốc tại Biển Đông, từ vụ cưỡng chiếm bãi cạn Scarborough năm 2012, chỉ cách đảo lớn Luzon của Philippines 124 hải lý, cho đến việc đơn phương áp đặt lệnh cấm đánh cá tại nhiều khu vực ở Biển Đông, xâm phạm quyền chủ quyền chính đáng đối với vùng đặc quyền kinh tế của của Philippines và một số quốc gia ven biển khác.
Đơn phương thay đổi hiện trạng Biển Đông để củng cố ‘cái gọi là đường chín đoạn’
Người lãnh đạo ngành ngoại giao Philippines không quên nói đến các hoạt động ồ ạt cải tạo địa hình mà Bắc Kinh cho tiến hành trong vòng hai năm qua tại khu vực bãi đá Gạc Ma (Johnson Reef), Đá Ken Nan và Tư Nghĩa (McKennan and Hughes Reef), Đá Châu Viên (Cuarteron Reef) và Đá Ga Ven (Gaven Reef) thuộc quần đảo Trường Sa. Đây là những nơi đã bị Trung Quốc dùng võ lực lấy từ tay Việt Nam vào năm 1988.
Ngoại trưởng Philippines không ngần ngại tố cáo : « Các hành động đơn phương đó, cùng nhiều hành vi khác, nằm trong một kế sách nhằm áp đặt một sự thay đổi hiện trạng trên biển, để củng cố cho cái gọi là đường chín đoạn, một đòi hỏi chủ quyền không thể chối cãi rộng khắp trên gần như toàn bộ Biển Đông, vi phạm cả bản Tuyên bố ASEAN-Trung Quốc năm 2002 về cách ứng xử của các bên tại Biển Đông lẫn Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển UNCLOS.
Thái độ coi thường luật pháp quốc tế của Trung Quốc đã được Ngoại trưởng del Rosario nhấn mạnh khi ông nêu bật sự kiện Bắc Kinh từ chối tham gia vụ kiện đường lưỡi bò Trung Quốc trước tòa án trọng tài Liên Hiệp Quốc :
« Chúng tôi đã mời một Quốc gia Thành viên giải quyết tranh chấp trên biển một cách hòa bình trên cơ sở Công ước UNCLOS… Tuy nhiên, thành viên đó đã từ chối lời mời, và tiếp tục đơn phương lao vào các hành động đòi hỏi chủ quyền mang tính chất bành trướng, vi phạm quyền chính đáng được ghi trong UNCLOS như quyền được hưởng vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Philippines và nhiều láng giềng ven biển khác ».
http://vi.rfi.fr/chau-a/20140930-bien-dong-philippines-%E2%80%98ke-toi%E2%80%99-trung-quoc-truoc-lien-hiep-quoc/
Geen opmerkingen:
Een reactie posten