Thursday, April 23, 2015 9:33:34 AM
Hà Tường Cát/Người Việt (tổng hợp)
Sau một tuần lễ thảo luận và tranh cãi trong nội bộ, chính quyền Hoa Kỳ hôm Thứ Ba công bố quyết định: Tổng Thống Obama sẽ không gọi vụ tàn sát 1.5 triệu dân Armenia cuối Thế Chiến I là hành động diệt chủng.Nhưng không gọi không có nghĩa là không nhìn nhận! Và vấn đề tế nhị này đã kéo dài suốt một thế kỷ.Diệt chủng là sự tiêu diệt dân chúng một cách có hệ thống, với mục tiêu nhanh chóng chấm dứt sự tồn tại tập thể của một cộng đồng dân tộc. Không kể những vụ diệt chủng có tầm mức tương đối nhỏ do xung đột giữa hai bộ tộc hoặc hai nhóm dân đối nghịch và có thù hận lâu dài, các vụ diệt chủng quy mô lớn chỉ có thể thực hiện với kế hoạch định trước và bằng các phương tiện khả hữu của một chính quyền.
Dân chúng đến tham dự lễ tưởng niệm tại giáo đường Mother See of Holy Etchmiadzin, ở thành phố Vagharshapat, Armenia, hôm Thứ Năm, một ngày trước kỷ niệm 100 năm vụ diệt chủng |
Armenia là một trong nhiều nước nhỏ ở vùng núi Nam Caucasus, hiện nay là nước cộng hòa độc lập, diện tích 30,000 km2 dân số 3 triệu, nằm ở phía Nam Liên Bang Nga, giữa Thổ Nhĩ Kỳ, Georgia, Azerbaijan, Iran. Theo định nghĩa nói trên, vụ sát hại 1.5 triệu dân Armenia năm 1915 được nhiều sử gia coi là hành động diệt chủng do chính quyền đế quốc Hồi Giáo Ottoman/Thổ Nhĩ Kỳ thực hiện.
Thổ Nhĩ Kỳ trước sau vẫn bác bỏ cáo buộc này, theo họ những người chết là hậu quả không tránh khỏi của chiến tranh và con số ấy là sự được phóng đại quá đáng. Điều sau có thể đồng ý được vì tất cả chỉ là ước lượng, không có tài liệu căn cứ gì để xác định chắc chắn. Nhưng vụ tiêu diệt dân Armenia sống trong đế quốc Ottoman, tập trung ở Armenia cũng như rải rác tại nhiều nơi khác trên bán đảo Anatolia (lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ) là thực tế không thể phủ nhận. Trước Thế Chiến I, dân Armenia là một sắc tộc thiểu số đáng kể, vào khoảng 2 triệu người; tới 1922 chỉ còn lại dưới 500,000 người.
Đế quốc Ottoman đã phát động một chiến dịch có hệ thống để tiêu diệt dân Armenia năm 1915 ngay sau khi Thế Chiến I bùng nổ. Đế quốc Ottoman đi vào Thế Chiến I là đồng minh của Đức và chống Nga, thù địch ở khu vực từ lâu đời. Các nhà lãnh đạo Thổ có lập luận hoang tưởng rằng dân Armenia hầu hết là Thiên Chúa Giáo sẽ đứng về phía Nga và trở thành đạo quân thứ năm ngay trong lòng đế quốc. Chính quyền ra lệnh lưu đầy tất cả người Armenia qua đất Syria (cũng thuộc đế quốc Ottoman) và bộ trưởng nội vụ nói với đại sứ Mỹ: “Chúng tôi không để dân Armenia ở lại mơi nào trên bán đảo Anatolia. Chúng chỉ có thể được sống tại vùng sa mạc”.
Chiến dịch khởi đầu đêm 24 tháng 4 năm 1915, tới Thứ Sáu tuần này là đúng 100 năm, bằng việc bắt 250 nhà lãnh đạo cộng đồng Armenia ở Istanbul rồi hầu hết bị thủ tiêu. Những vụ bắt giữ hàng loạt được thực hiện sau đó. Đàn ông bị tập trung đưa đi khỏi nơi cư trú, nhiều người bị hành quyết tập thể. Thanh niên bị loại khỏi quân đội, xung vào các tiểu đoàn lao công chiến trường. Phụ nữ và trẻ con được chở tới những vùng lưu đầy, nhiều người chết vì sự ngược đãi hay thiếu ăn. Những hành động đàn áp này chỉ tạm ngưng trong một năm rưỡi khi Thế Chiến I kết thúc năm 1918, tới 1920 lại tiếp diễn cho đến 1922 khi Hồng Quân tiến vào chiếm thủ đô Yerevan và Armenia trở thành một nước cộng hòa trong Liên Bang Xô Viết.
Quyết định tiêu diệt dân Armenia là do các đảng chính trị nắm chính quyền đế quốc Ottoman/Thổ Nhĩ Kỳ, thoạt đầu là đảng được gọi là những Người Thổ Trẻ (Young Turks), sau Thế Chiến tới đảng Dân Tộc Thổ.
33 năm sau, năm 1948, mới có Công Ước Liên Hiệp Quốc về ngăn ngừa và trừng phạt tội ác diệt chủng. Năm 1915 Anh, Pháp, Nga đã cảnh cáo các lãnh tụ Young Turks là họ có thể chịu trách nhiệm về tội ác chống nhân loại và tại Hoa Kỳ dư luận phản đối mạnh mẽ sự việc xảy ra cho dân Armenia, nhưng không có hành động cụ thể gì. Khi chiến tranh chấm dứt, các nước đồng minh thắng trận yêu cầu chính quyền Thổ xét xử trừng phạt các lãnh tụ Young Turks. Tuy nhiên không biện pháp gì khác được thi hành kể cả sự đòi hỏi chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ hậu chiến phục hồi cuộc sống và bồi thường thiệt hại cho dân Armenia.
Thổ Nhĩ Kỳ trước sau vẫn cương quyết chối bỏ vụ diệt chủng Armenia và lập trường của họ là không có một chiến dịch quy mô như thế mặc dầu những bằng cớ lịch sử chứng minh ngược lại. “Giới lãnh đạo nước Thổ Nhĩ Kỳ mới, không còn là đế quốc Ottoman, không thể nào nhìn nhận những nhà lập quốc là sát nhân, thay vào đó trong sách giáo khoa phải gọi dân Armenia là những kẻ phản quốc”, sử gia người Thổ Taner Akcam giải thích như thế với tờ New York Times. Những người Thổ tiến bộ công khai nhìn nhận có chuyện diệt chủng bị truy tố tội hình sự vì xỉ nhục dân tộc mình.
Thổ Nhĩ Kỳ cũng chống nước nào công nhận việc 1.5 triệu dân Armenia thiệt mạng là hành động diệt chủng. Gần đây nhất hồi đầu tháng này khi Đức Giáo Hoàng Francis dùng từ “diệt chủng” nói đến vụ Armenia, chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã phản ứng giận dữ, lập tức triệu hồi đại sứ ở Vatican về nước.
Tuy vậy có những dấu hiệu cho thấy thái độ của Thổ Nhĩ Kỳ tỏ ra biết điều hơn. Các học giả đã có thể công khai thảo luận và viết những nghiên cứu về vấn đề diệt chủng. Tuần này Thủ Tướng Ahmet Davutoglu chính thức bày tỏ sự chia buồn và gởi lời an ủi tới con cháu những người Armenia đã khuất mặc dầu vẫn không dung tới từ diệt chủng.
Thổ Nhĩ Kỳ cũng dùng áp lực với các quốc gia để đừng gọi sự kiện năm 1915 là diệt chủng và nhiều quốc gia đồng minh của Thổ Nhĩ Kỳ qua một thế kỷ vẫn chấp nhận sự né tránh như thế. Cho đến nay chỉ 24 quốc gia chính thức nhìn nhận có hành động diệt chủng năm 1915.
43 tiểu bang Hoa Kỳ nhìn nhận vụ diệt chủng dân Armenia nhưng chính quyền liên bang không chính thức thừa nhận. Chưa một Tổng Thống Mỹ nào đi ra ngoài đường lối này. Khi còn là Thượng Nghị Sĩ và ứng cử viên Tổng Thống năm 2008, ông Obama đã gọi việc sát hại dân Armenia là hành động diệt chủng và Hoa Kỳ có nghĩa vụ phải coi sự kiện là như vậy. Nhưng từ khi vào tòa Bạch Ốc, giống như các Tổng Thống tiền nhiệm, ông không bao giờ trực tiếp sử dụng danh từ này.
Năm nay Armenia kỷ niệm 100 năm vụ diệt chủng nên chuyện này trở thành tế nhị hơn và các giới lãnh đạo Mỹ đã phải bàn cãi thảo luận tích cực để tìm phương cách ứng xử, nhất là Hoa Kỳ vẫn tự coi là dẫn đầu thế giới trong vấn đề nhân quyền. Bà Samantha Power, đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc, qua một đoạn băng video dài 5 phút đã khẩn khoản yêu cầu Tổng Thống dùng từ diệt chủng. Nhưng cuối cùng thì hôm Thứ Ba tòa Bạch Ốc đã đi đến quyết định tránh việc này mặc dầu nhiều giới chức chính quyền, bộ ngoại giao, bộ quốc phòng và quốc hội không đồng ý kiến ấy. Khi được hỏi là phải chăng có sự rạn nứt nội bộ về vụ này, một giới chức cao cấp không ngần ngại xác nhận là: “Có”.
Phát ngôn viên tòa Bạch Ốc Eric Schultz tuyên bố với các phóng viên trên máy bay Air Force One đi Florida hôm Thứ Tư: “Tổng Thống và các giới chức chính quyền cao cấp nhiều lần thừa nhận sự kiên lịch sử trong đó 1.5 triệu dân Armenia đã bị tàn sát và lưu đầy đi đến cái chết, trong thời gian cuối cùng của đế quốc Hồi Giáo Ottoman. Như chúng ta đã từng nói từ những năm trước, sự công bằng và thẳng thắn nhìn nhận những sự kiện ấy là lợi ích của tất cả chúng ta bao gồm Thổ Nhĩ Kỳ, Armenia, Hoa Kỳ”.
Quyết định của tòa Bạch Ốc, cùng với tin tức bộ trưởng ngân khố Jacob Lew sẽ đến thủ đô Yerevan ngày Thứ Sáu dự lễ kỷ niệm 100 năm biến cố Armenia, được đưa ra sau khi ngoại trưởng John Kerry hội đàm với ngoại trưởng Mevlut Cavusoglu ở Washington. Trong cuộc gặp gỡ ngắn ngủi với báo giới sau đó, cả hai ngoại trưởng không đề cập gì về chuyện Armenia.
Một giới chức cao cấp khác trong chính quyền Obama nói rằng quyết định của Tổng Thống có thể làm một số người bất bình vì đã chờ đợi với “hy vọng năm nay có tiếng nói khác”. Nhưng ông giải thích là chính quyền tin rằng cách tiếp cận vấn đề như thế là đúng vì “trong khi nhìn nhận thực tế quá khứ, không thể quên rằng cần phải hợp lực với các đối tác khu vực để cứu những sinh mạng hiện tại”.
Không thể nào gây rắc rối ngoại giao với Thổ Nhĩ Kỳ, một nước đồng minh và thành viên quan trọng tối cần thiết trong cuộc chiến đấu chống khủng bố Nhà Nước Hồi Giáo IS ở Syria và Iraq.
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=206202&zoneid=403#.VT0qhOmJi70
Armenia vẫn đòi Thổ Nhĩ Kỳ nhìn nhận trách nhiệm trong vụ diệt chủng năm 1915
Biểu tình tại Erevan, kỷ niệm cuộc thảm sát người Armenia năm 1915. Ảnh ngày 23/04/2014.REUTERS/Hayk Baghdasaryan/Photolure
Một ngày trước khi Armenia kỷ niệm 99 năm vụ thảm sát do Đế chế Thổ tiến hành, Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ, Recep Tayyip Erdogan lần đầu tiên chính thức gửi lời chia buồn đến gia đình các nạn nhân. Chính quyền Erevan vẫn đòi Ankara nhìn nhận trách nhiệm của vụ thảm sát xảy ra năm 1915 làm 1 triệu rưỡi người thiệt mạng.
Hôm nay, chính quyền Armenia tưởng niệm cuộc diệt chủng năm 1915. Một lần nữa Erevan đòi Thổ Nhĩ Kỳ chính thức công nhận trách nhiệm và xin lỗi về vụ thảm sát này để « giải tỏa gánh nặng lịch sử ». Ngoài ra chính quyền Armenia còn chờ đợi Thổ Nhĩ Kỳ có những cử chỉ hàn gắn cụ thể chẳng hạn như mở cửa biên giới và bình thường hóa quan hệ. Trước mắt Ankara khẳng định không có kế hoạch bình thường hóa quan hệ với Erevan.
Ngày 25/04/1915 Đế chế Thổ đã ra lệnh sát hại và lưu đày hàng trăm ngàn người Armenia bị tố cáo là bắt tay với Nga, chống lại Thổ Nhĩ Kỳ. Theo thẩm định của Erevan thì đã có tới 1 triệu rưỡi người thiệt mạng trong vụ diệt chủng có hệ thống đó. Tới nay chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ vẫn bác bỏ các con số nạn nhân được nêu lên và không công nhận đấy là một cuộc diệt chủng.
Đánh giá về cử chỉ chưa từng thấy ngày hôm qua của thủ tướng Erdogan, các nhà bình luận cho rằng việc lãnh đạo Ankara tỏ thái độ hòa hõa trên hồ sơ nhạy cảm này nhằm xoa dịu dư luận quốc tế vào lúc Armenia chuẩn bị kỷ niệm 100 năm cuộc thảm sát năm 1915. Lời chia buồn thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ gửi đến gia đình các nạn nhân được đưa ra vào lúc hình ảnh của Ankara và của bản thân ông Recep Tayyip Erdogan trong mắt cộng đồng quốc tế đang bị xấu đi, đặc biệt là trong viễn cảnh ông Erdogan chuẩn bị ra tranh cử tổng thống vào tháng 8/2014.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20140424-armenia-van-doi-tho-nhi-ky-nhin-nhan-trach-nhiem-trong-vu-diet-chung-nam-1915/
Ngày 25/04/1915 Đế chế Thổ đã ra lệnh sát hại và lưu đày hàng trăm ngàn người Armenia bị tố cáo là bắt tay với Nga, chống lại Thổ Nhĩ Kỳ. Theo thẩm định của Erevan thì đã có tới 1 triệu rưỡi người thiệt mạng trong vụ diệt chủng có hệ thống đó. Tới nay chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ vẫn bác bỏ các con số nạn nhân được nêu lên và không công nhận đấy là một cuộc diệt chủng.
Đánh giá về cử chỉ chưa từng thấy ngày hôm qua của thủ tướng Erdogan, các nhà bình luận cho rằng việc lãnh đạo Ankara tỏ thái độ hòa hõa trên hồ sơ nhạy cảm này nhằm xoa dịu dư luận quốc tế vào lúc Armenia chuẩn bị kỷ niệm 100 năm cuộc thảm sát năm 1915. Lời chia buồn thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ gửi đến gia đình các nạn nhân được đưa ra vào lúc hình ảnh của Ankara và của bản thân ông Recep Tayyip Erdogan trong mắt cộng đồng quốc tế đang bị xấu đi, đặc biệt là trong viễn cảnh ông Erdogan chuẩn bị ra tranh cử tổng thống vào tháng 8/2014.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20140424-armenia-van-doi-tho-nhi-ky-nhin-nhan-trach-nhiem-trong-vu-diet-chung-nam-1915/
Thừa nhận diệt chủng Armenia : Một việc không dễ dàng với Đức
Người gốc Arménia tại Đức thắp nến trước cổng Brandenbourg, Berlin, để tưởng niệm các nạn nhân vụ diệt chủng năm 1915. (Ảnh chụp 23/04/2015)REUTERS
Trước buổi tưởng niệm 100 năm cuộc thảm sát người Armenia trong Thế chiến I, nước Đức đã có một quyết định khá bất ngờ khi thừa nhận đây là « một cuộc diệt chủng ». Tối qua, Tổng thống Đức Joachim Gauck lần đầu tiên sử dụng từ « diệt chủng » và nhắc đến vai trò « đồng phạm » của nước Đức thời đó trong các cuộc thảm sát do đồng minh Ottoman tiến hành.
Thái độ của Tổng thống Đức được xem như là triệt để hơn so với Quốc hội Đức, vốn lo ngại làm mất lòng đồng minh hàng đầu Thổ Nhĩ Kỳ.
Lần đầu tiên Đức chính thức sử dụng từ « diệt chủng » để nói về các vụ thảm sát khiến 1,5 triệu người Armenia chết trong những năm 1915-1917. Trong một nghi thức tôn giáo tại Berlin tối qua, Tổng thống Đức Joachim Gauck tuyên bố : « Những người Đức chúng ta vẫn còn phải đối mặt với trách nhiệm trong quá khứ, với vấn đề phần trách nhiệm của Đức, thậm chí sự đồng lõa của Đức trong cuộc thảm sát người Armenia ». Ông Joachim Gauck nói đến việc các lực lượng Đức đã tham gia vào khâu « lập kế hoạch », thậm chí vào việc « cưỡng bức người Armenia đến các trại tập trung ».
Tổng thống Joachim Gauk nhắc lại những câu nói ác độc của Thủ tướng Đức lúc đó, Bethman Hollweg, « mục tiêu duy nhất của chúng ta là giữ nước Thổ bên cạnh chúng ta cho đến hết chiến tranh, bất kể người Armenia có bị xóa sổ hay không ». Cũng trong buổi lễ này, người đứng đầu Giáo hội Tin lành Đức, Heinrich Bedford-Strohm, nhận xét : thái độ của đế quốc Đức lúc đó đã làm « băng hoại các giá trị đạo lý, để rồi (…) sẽ xảy ra những hệ quả kinh hoàng » với cuộc diệt chủng 6 triệu người Do Thái sau này.
Năm 1939, vào thời điểm nước Đức phát xít xâm chiếm Ba Lan, Hitler từng nói : « Ai hôm nay còn nói về việc người Armenia bị tận diệt ? ». Tối qua, Tổng thống Đức đã trả lời « Chúng tôi nói ! ». Tổng thống Joachim Gauck vốn là một mục sư ly khai ở Cộng hòa Dân chủ Đức trước đây. Kể từ khi nhậm chức, một sứ mạng lớn của ông Joachim Gauck là đối mặt với những gánh nặng quá khứ của nước Đức. Một công việc không hề đơn giản, bởi Thổ Nhĩ Kỳ là một đồng minh hàng đầu của Đức, và ở Đức có một cộng đồng gốc Thổ rất lớn với ba triệu rưỡi người - cộng đồng Thổ Nhĩ Kỳ lớn nhất ở hải ngoại.
Hôm thứ Tư, Quốc hội Áo đã khiến Ankara giận dữ, khi tuyên bố thừa nhận cuộc diệt chủng Armenia. Cũng như Đức, Áo từng là đồng minh của đế chế Ottoman trong Thế chiến thứ nhất. Thổ Nhĩ Kỳ phản ứng bằng việc triệu đại sứ tại Vienna về để hỏi ý kiến. Trước đó Ankara đã rất tức giận, khi Giáo hoàng Phanxicô lần đầu tiên nói đến « diệt chủng » Armenia, và sau đó là việc Nghị viện Châu Âu yêu cầu Thổ Nhĩ Kỳ công nhận cuộc « diệt chủng ».
Trước tuyên bố của Tổng thống Đức, hôm thứ Hai 20/04, Quốc hội Đức cũng đã chuẩn bị một văn bản, dự kiến đưa ra thảo luận hôm nay. Dự thảo được chấp thuận với sự ủng hộ của chính phủ Đức, sau nhiều tranh luận quyết liệt. Quốc hội Đức nói đến « các vụ giết người hàng loạt, thanh lọc sắc tộc », nhưng tránh dùng từ « diệt chủng » để trực tiếp nói về cuộc thảm sát người Armenia.
Nhà sử học Đức Rolf Hosfeld cách nay ít hôm, trong một cuộc trả lời phỏng vấn đài Áo, từng ngạc nhiên với việc nước ông đã phải mất nhiều thời gian đến như vậy, trước khi thừa nhận cuộc diệt chủng, trong khi đã có rất nhiều tài liệu cho thấy nước Đức đế quốc đã can dự như thế nào trong những gì đã xảy ra.
Nước Đức không phải là duy nhất. Ở bên kia Đại Tây Dương, Tổng thống Hoa Kỳ trong một thông cáo hôm qua cũng đã tránh dùng từ « diệt chủng », mà thay bằng cụm từ « cuộc tàn sát kinh hoàng ». Các nhà lập pháp Hoa Kỳ không chấp nhận thái độ của Tổng thống. Hồi tháng trước các nghị sĩ đã đưa ra một nghị quyết kêu gọi Tổng thống Obama thừa nhận cuộc diệt chủng, điều mà ông từng hứa hẹn trong cuộc tranh cử lần thứ nhất năm 2008.
Cho đến nay, Thổ Nhĩ Kỳ mới chỉ bày tỏ sự chia buồn đối với các nạn nhân Armenia, qua một phát biểu của lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ hồi tháng 4/2014. Theo chính quyền Thổ, nội chiến tại vùng Anatolia thời đó, và nạn đói sau đó, đã khiến khoảng 300 nghìn đến 500 nghìn người Armenia, và cũng chừng ấy người Thổ thiệt mạng.
Năm 2000, 126 nhà nghiên cứu, trong đó có giải Nobel Hòa bình Eli Wiesel người Mỹ gốc Do Thái và nhiều nhân vật nổi tiếng khác, đã ra thông cáo khẳng định vụ diệt chủng nói trên là « một sự thật lịch sử không thể bác bỏ ». Trong thời gian gần đây, ngay chính tại Thổ Nhĩ Kỳ thái độ đối với cuộc diệt chủng cũng đã có nhiều thay đổi lớn. Mới đây, nhà sử học Iklber Ortayli, giảng viên đại học Galatasaray, Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ), kêu gọi giới sử học hai nước « nghiên cứu thật cặn kẽ » về giai đoạn lịch sử này để « đi đến tận cùng sự thật ».
Người Armenia ước tích 1,5 triệu đồng bào bị giết hại vào giai đoạn cuối của đế chế Ottoman. Theo các nhà sử học Phương Tây, vào năm 1915, có khoảng 1,7 đến 2,3 triệu người Armenia sinh sống trong các khu vực dưới quyền cai trị của đế chế này.
Cũng trong buổi lễ hôm qua, Tổng thống Đức nhấn mạnh : để chung sống hòa bình, điều quan trọng là các cộng đồng chia sẻ được với nhau những cách hiểu chung về quá khứ.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20150424-thua-nhan-diet-chung-armenia-mot-viec-khong-de-dang-voi-duc/
Lần đầu tiên Đức chính thức sử dụng từ « diệt chủng » để nói về các vụ thảm sát khiến 1,5 triệu người Armenia chết trong những năm 1915-1917. Trong một nghi thức tôn giáo tại Berlin tối qua, Tổng thống Đức Joachim Gauck tuyên bố : « Những người Đức chúng ta vẫn còn phải đối mặt với trách nhiệm trong quá khứ, với vấn đề phần trách nhiệm của Đức, thậm chí sự đồng lõa của Đức trong cuộc thảm sát người Armenia ». Ông Joachim Gauck nói đến việc các lực lượng Đức đã tham gia vào khâu « lập kế hoạch », thậm chí vào việc « cưỡng bức người Armenia đến các trại tập trung ».
Tổng thống Joachim Gauk nhắc lại những câu nói ác độc của Thủ tướng Đức lúc đó, Bethman Hollweg, « mục tiêu duy nhất của chúng ta là giữ nước Thổ bên cạnh chúng ta cho đến hết chiến tranh, bất kể người Armenia có bị xóa sổ hay không ». Cũng trong buổi lễ này, người đứng đầu Giáo hội Tin lành Đức, Heinrich Bedford-Strohm, nhận xét : thái độ của đế quốc Đức lúc đó đã làm « băng hoại các giá trị đạo lý, để rồi (…) sẽ xảy ra những hệ quả kinh hoàng » với cuộc diệt chủng 6 triệu người Do Thái sau này.
Năm 1939, vào thời điểm nước Đức phát xít xâm chiếm Ba Lan, Hitler từng nói : « Ai hôm nay còn nói về việc người Armenia bị tận diệt ? ». Tối qua, Tổng thống Đức đã trả lời « Chúng tôi nói ! ». Tổng thống Joachim Gauck vốn là một mục sư ly khai ở Cộng hòa Dân chủ Đức trước đây. Kể từ khi nhậm chức, một sứ mạng lớn của ông Joachim Gauck là đối mặt với những gánh nặng quá khứ của nước Đức. Một công việc không hề đơn giản, bởi Thổ Nhĩ Kỳ là một đồng minh hàng đầu của Đức, và ở Đức có một cộng đồng gốc Thổ rất lớn với ba triệu rưỡi người - cộng đồng Thổ Nhĩ Kỳ lớn nhất ở hải ngoại.
Hôm thứ Tư, Quốc hội Áo đã khiến Ankara giận dữ, khi tuyên bố thừa nhận cuộc diệt chủng Armenia. Cũng như Đức, Áo từng là đồng minh của đế chế Ottoman trong Thế chiến thứ nhất. Thổ Nhĩ Kỳ phản ứng bằng việc triệu đại sứ tại Vienna về để hỏi ý kiến. Trước đó Ankara đã rất tức giận, khi Giáo hoàng Phanxicô lần đầu tiên nói đến « diệt chủng » Armenia, và sau đó là việc Nghị viện Châu Âu yêu cầu Thổ Nhĩ Kỳ công nhận cuộc « diệt chủng ».
Trước tuyên bố của Tổng thống Đức, hôm thứ Hai 20/04, Quốc hội Đức cũng đã chuẩn bị một văn bản, dự kiến đưa ra thảo luận hôm nay. Dự thảo được chấp thuận với sự ủng hộ của chính phủ Đức, sau nhiều tranh luận quyết liệt. Quốc hội Đức nói đến « các vụ giết người hàng loạt, thanh lọc sắc tộc », nhưng tránh dùng từ « diệt chủng » để trực tiếp nói về cuộc thảm sát người Armenia.
Nhà sử học Đức Rolf Hosfeld cách nay ít hôm, trong một cuộc trả lời phỏng vấn đài Áo, từng ngạc nhiên với việc nước ông đã phải mất nhiều thời gian đến như vậy, trước khi thừa nhận cuộc diệt chủng, trong khi đã có rất nhiều tài liệu cho thấy nước Đức đế quốc đã can dự như thế nào trong những gì đã xảy ra.
Nước Đức không phải là duy nhất. Ở bên kia Đại Tây Dương, Tổng thống Hoa Kỳ trong một thông cáo hôm qua cũng đã tránh dùng từ « diệt chủng », mà thay bằng cụm từ « cuộc tàn sát kinh hoàng ». Các nhà lập pháp Hoa Kỳ không chấp nhận thái độ của Tổng thống. Hồi tháng trước các nghị sĩ đã đưa ra một nghị quyết kêu gọi Tổng thống Obama thừa nhận cuộc diệt chủng, điều mà ông từng hứa hẹn trong cuộc tranh cử lần thứ nhất năm 2008.
Cho đến nay, Thổ Nhĩ Kỳ mới chỉ bày tỏ sự chia buồn đối với các nạn nhân Armenia, qua một phát biểu của lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ hồi tháng 4/2014. Theo chính quyền Thổ, nội chiến tại vùng Anatolia thời đó, và nạn đói sau đó, đã khiến khoảng 300 nghìn đến 500 nghìn người Armenia, và cũng chừng ấy người Thổ thiệt mạng.
Năm 2000, 126 nhà nghiên cứu, trong đó có giải Nobel Hòa bình Eli Wiesel người Mỹ gốc Do Thái và nhiều nhân vật nổi tiếng khác, đã ra thông cáo khẳng định vụ diệt chủng nói trên là « một sự thật lịch sử không thể bác bỏ ». Trong thời gian gần đây, ngay chính tại Thổ Nhĩ Kỳ thái độ đối với cuộc diệt chủng cũng đã có nhiều thay đổi lớn. Mới đây, nhà sử học Iklber Ortayli, giảng viên đại học Galatasaray, Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ), kêu gọi giới sử học hai nước « nghiên cứu thật cặn kẽ » về giai đoạn lịch sử này để « đi đến tận cùng sự thật ».
Người Armenia ước tích 1,5 triệu đồng bào bị giết hại vào giai đoạn cuối của đế chế Ottoman. Theo các nhà sử học Phương Tây, vào năm 1915, có khoảng 1,7 đến 2,3 triệu người Armenia sinh sống trong các khu vực dưới quyền cai trị của đế chế này.
Cũng trong buổi lễ hôm qua, Tổng thống Đức nhấn mạnh : để chung sống hòa bình, điều quan trọng là các cộng đồng chia sẻ được với nhau những cách hiểu chung về quá khứ.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20150424-thua-nhan-diet-chung-armenia-mot-viec-khong-de-dang-voi-duc/
Geen opmerkingen:
Een reactie posten