‘Mỹ sẵn sàng tiếp sức cho VN’
- 6 tháng 3 2015
Đại sứ Mỹ tại Việt Nam có bài phát biểu quan trọng, tuyên bố “không có điều gì là không thể” trong quan hệ giữa hai nước.
Ông Ted Osius phát biểu trước sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội hôm 6/3 nhân kỉ niệm 20 năm quan hệ ngoại giao với Việt Nam.Từng làm việc ở Việt Nam hồi thập niên 1990, Đại sứ Mỹ nói khi đó “tôi không nghĩ rằng có ai lại dự đoán được rằng chúng ta có thể tiến xa như hiện nay”.
Ông nhắc lại lời Ngoại trưởng Mỹ John Kerry khi thăm Việt Nam năm 2013, rằng không có hai nước nào khác “nỗ lực hơn, làm được nhiều hơn, và làm được tốt hơn để cố gắng đến với nhau, thay đổi lịch sử và thay đổi tương lai”.
Quan hệ Đối tác Toàn diện
Việt Nam và Hoa Kỳ đã thiết lập quan hệ Đối tác Toàn diện trong chuyến thăm Nhà Trắng năm 2013 của Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang.Nhiều chuyến thăm cấp cao giữa hai bên đã diễn ra.
Đại sứ Mỹ nhắc lại Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng sẽ thăm Mỹ trong năm nay, mặc dù ông không nói về thời gian.
Ông nói: “Những chuyến thăm như vậy cũng là một phương thức để duy trì đối thoại cởi mở và thẳng thắn về những vấn đề mà chúng ta phải đối mặt.”
Ông cũng tiết lộ Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang sẽ “sớm thăm” Mỹ để bàn nhiều vấn đề, trong đó có nhân quyền.
Diễn văn của ông Ted Osius điểm lại những lĩnh vực quan tâm chung và hợp tác chính giữa hai nước.
Trong lĩnh vực hợp tác quốc phòng, ông tiết lộ cuối tháng Ba, quân đội hai nước sẽ cùng tiến hành các hoạt động cứu trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa trong khuôn khổ chương trình Thiên thần Thái Bình Dương.
Đến tháng Tám, hải quân hai nước sẽ cộng tác trong chương trình Đối tác Thái Bình Dương.
‘Không có điều gì là không thể’
Nhìn về tương lai, Đại sứ Ted Osius, trong diễn văn, nhiều lần dùng câu ‘Không có điều gì là không thể’, có vẻ gợi nhắc khẩu hiệu “Yes, we can” của Barack Obama khi ông ra tranh cử nhiệm kỳ đầu chức vụ tổng thống Mỹ năm 2008.Ông đặt ra một số câu hỏi: “Liệu Việt Nam và Hoa Kỳ có thể tiến hành các bước đi để cho phép tiến hành các chuyến bay thẳng giữa hai nước chúng ta?
Liệu Hoa Kỳ có thể trở thành nhà đầu tư số 1 tại Việt Nam như vị trí xếp hạng đầu tư Hoa Kỳ hiện nay tại các nước ASEAN nói chung?
Liệu Việt Nam có thể cải cách các quy định pháp luật về thị thực để tạo thuận lợi hơn cho hoạt động kinh doanh tại Việt Nam?”
Và ông khẳng định: “Có, chúng ta có thể, bởi vì không có điều gì là không thể.”
Ông kết thúc với cam kết: “Chính phủ và nhân dân Hoa Kỳ sẵn sàng tiếp thêm sức mạnh cho Việt Nam bay cao và bay xa hơn nữa.”
Trong chuyến thăm Đại học, ông Ted Osius cũng trồng cây lưu niệm tại khuôn viên trường.
Tin liên quan
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2015/03/150306_dai_su_my_phat_bieu_dai_hoc_hn
Hoa Kỳ muốn 'là nhà đầu tư lớn nhất của VN'
- 26 tháng 1 2015
Ông Ted Osius, đại sứ Mỹ mới nhận nhiệm kỳ tại Việt Nam đã nhắc tới tham vọng về việc Hoa Kỳ trở thành nhà đầu tư lớn nhất vào Việt Nam trong những năm tới, một cựu thứ trưởng Ngoại giao nói với BBC Tiếng Việt.
“Bởi vì hiện nay, buôn bán hàng năm với Hoa Kỳ mới chỉ đạt 30 tỷ đô la, còn những nước khác đã lên đến 50, 60 tỷ đô la, và nếu Hoa Kỳ muốn đứng số một, vượt hơn thế, là điều rất đáng chú ý," ông Lê Văn Bàng cho biết sau hội thảo kỷ niệm 20 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ tại Hà Nội hôm 26/01.Vị cựu Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam nói để cân bằng trong khu vực châu Á, Hoa Kỳ còn phải làm nhiều điều nữa, chẳng hạn như hợp tác phát triển với các nước quan trọng hơn trong khu vực, như Nhật Bản, hay những nước khác, còn “Việt Nam chỉ là nước nhỏ thôi”.
Trả lời câu hỏi về phát biểu của Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc trong hội thảo nói Việt Nam tin rằng sự can thiệp sâu hơn của Mỹ sẽ ‘có lợi cho toàn khu vực’ có phải là ý Việt Nam muốn Hoa Kỳ cân bằng lại với ảnh hưởng của Trung Quốc, ông Bàng trả lời:
“Tôi không đồng ý cách nói như thế, mà tôi cho rằng nếu Hoa Kỳ tăng cường sự hiện diện và hoạt động của mình ở châu Á – Thái Bình Dương, tăng cường quan hệ với những nước khác ở châu Á – Thái Bình Dương, sẽ đảm bảo cho quyền lợi của Hoa Kỳ ở khu vực này tốt hơn.
“Điều đó cũng có lợi cho hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực này.”
Thông cảm vượt qua khác biệt
Một trong những điểm nổi bật so với các hội thảo quan hệ Hoa Kỳ- Việt Nam khác, theo ông Bàng, là hai bên đã ‘hiểu nhau hơn, thông cảm với nhau hơn’ để thúc đẩy quan hệ Việt – Mỹ phát triển hơn.Quan chức ngoại giao của hai bên khi nói đến những khác biệt đã “gần hơn, thân thiết hơn, không như trước đây, khi nói đến những vấn đề chạm đến tự ái dân tộc, chẳng hạn như hội chứng chiến tranh Việt Nam ở Mỹ, đã có những ý kiến khó chịu.”
“Nay thì không còn nữa rồi, chúng tôi cùng nói với nhau cùng cố gắng để vượt qua hội chứng đó để quan hệ tương lai được tốt đẹp hơn.”
Những khác biệt còn tồn tại giữa Hoa Kỳ và Việt Nam, theo ông Lê Văn Bàng, là khác biệt văn hóa, hay khác biệt về tiêu chuẩn trong dân chủ, nhân quyền. Và phía Việt Nam cũng tỏ ra không hài lòng trong việc Hoa Kỳ áp giá cao lên các sản phẩm thủy sản của Việt Nam.
Toàn văn phát biểu của ông Ted Osius đăng trên trang chính thức của Sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam nhân Hội thảo quốc tế về 20 năm quan hệ song phương giữa hai nước, có đoạn viết:
“Mục tiêu của Hoa Kỳ rất rõ ràng: chúng tôi muốn giúp Việt Nam trở thành một quốc gia lớn mạnh, giàu có và độc lập, tôn trọng luật pháp và nhân quyền.”
Ông Puneet Talwar, Trợ lý Ngoại trưởng phụ trách các vấn đề chính trị, quân sự, cũng nói tại học viện Ngoại giao Việt Nam hôm 23/01 rằng, 2015 là năm 'mang tính lịch sử', đánh dấu 20 năm bình thường hóa quan hệ giữa hai nước.
Ông nói hoạt động hợp tác an ninh giữa hai nước đã bắt đầu mang lại nhiều thành quả, nhưng "vẫn còn nhiều việc cần làm".
Đề cập đến căng thẳng trên Biển Đông, ông cho biết Washington tiếp tục ủng hộ các nỗ lực ngoại giao của khối ASEAN nhằm giải quyết mâu thuẫn, trong đó bao gồm việc đi đến Bộ Quy tắc Ứng xử (COC).
"Chúng tôi không hề do dự bày tỏ quan ngại về những diễn biến căng thẳng với các cấp cao nhất, trong đó bao gồm các lãnh đạo Trung Quốc", ông nói.
Hội thảo 'Quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: 20 năm thành công hơn nữa' do Học viện Ngoại giao Việt Nam cùng Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội, Trung tâm nghiên cứu chiến lược quốc tế của Hoa Kỳ (CSIS) và Đại học Portland (Hoa Kỳ) tổ chức.
Tin liên quan
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2015/01/150126_hoi_thao_quan_he_viet_my
'Hoa Kỳ cần VN để xoay trục sang châu Á'
- 24 tháng 1 2015
Việc mở rộng và củng cố quan hệ với Việt Nam là yếu tố mang tính quyết định cho nỗ lực xoay trục sang châu Á của Hoa Kỳ, Trợ lý Ngoại trưởng phụ trách các vấn đề chính trị, quân sự, ông Puneet Talwar, cho biết.
Ông Talwar đã có nhận định trên tại Học viện Ngoại giao Việt Nam hôm 23/1/2015, trong chuyến thăm Việt Nam từ ngày 21-23/1.Trong bài phát biểu được đăng toàn văn trên trang web Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, ông Talwar gọi 2015 là năm 'mang tính lịch sử', đánh dấu 20 năm bình thường hóa quan hệ giữa hai nước.
Ông nói hoạt động hợp tác an ninh giữa hai nước đã bắt đầu mang lại nhiều thành quả, nhưng "vẫn còn nhiều việc cần làm".
Đề cập đến "căng thẳng" trên Biển Đông, ông cho biết Washington tiếp tục ủng hộ các nỗ lực ngoại giao của khối ASEAN nhằm giải quyết mâu thuẫn, trong đó bao gồm việc đi đến Bộ Quy tắc Ứng xử (COC).
"Chúng tôi không hề do dự bày tỏ quan ngại về những diễn biến căng thẳng với các cấp cao nhất, trong đó bao gồm các lãnh đạo Trung Quốc", ông nói.
Việc mở rộng và củng cố quan hệ với Việt Nam là một yếu tố mang tính quyết định trong nỗ lực tái cân bằng [của Hoa Kỳ]
"Chúng tôi tin vào tự do hàng hải và tự do bay trong khu vực - những yếu tố tối quan trọng cho phát triển kinh tế".
'Nền an ninh chung'
Ông Talwar cũng tái khẳng định sự quan tâm của Hoa Kỳ đối với châu Á, bất chấp những biến động hiện nay trên thế giới."Tôi biết rằng trước những khủng hoảng hiện nay trên toàn cầu, ở Trung Đông, Ukraine và những nơi khác, có nhiều người đang tự hỏi liệu Hoa Kỳ có còn quyết tâm tái cân bằng sang châu Á?"
"Tôi muốn trả lời bằng một từ: Có. Quyết tâm đó đến từ Tổng thống Obama, từ Ngoại trưởng Kerry và từ cá nhân tôi".
"Việc mở rộng và củng cố quan hệ với Việt Nam là một yếu tố mang tính quyết định trong nỗ lực tái cân bằng đó", ông nói thêm.
Ông Talwar nhắc lại việc Hoa Kỳ nới lỏng lệnh cấm bán vũ khí đối với Việt Nam hồi năm ngoái và cho biết trong gói viện trợ an ninh hàng hải tổng trị giá 32,5 triệu đôla mà Hoa Kỳ cung cấp cho các nước trong khu vực, Việt Nam được nhận đến 18 triệu đôla.
"Khoản đầu tư này sẽ đẩy mạnh nền an ninh cũng như phát triển kinh tế mà hai nước cùng chia sẻ", ông nói.
Ông cũng cho biết đã thảo luận với các nhà chức trách Việt Nam về những cách thức mà Hoa Kỳ có thể giúp Việt Nam "bảo vệ đường biên giới và đường biển, cũng như củng cố an ninh trong khu vực" trong suốt chuyến công du.
Trước đó, trong các ngày 22-23/1, ông Talwar cũng đã đồng chủ trì Đối thoại Chính trị - An ninh - Quốc phòng Việt-Mỹ lần 7 với Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Hà Kim Ngọc.
Cuộc đối thoại được trang mạng của đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) miêu tả là "diễn ra với tinh thần tin tưởng lẫn nhau trong bối cảnh quan hệ hai nước ngày càng trưởng thành".
Hai bên đã "tái khẳng định lợi ích chung trong việc duy trì hòa bình, ổn định, tự do hàng hải và trên không, cũng như việc giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp ngoại giao hòa bình, tránh các hành động khiêu khích đơn phương, phù hợp với luật pháp quốc tế", VOV cho biết.
"Hai bên cũng thảo luận về việc tăng cường hợp tác quốc phòng - an ninh trong khuôn khổ Bản ghi nhớ về thúc đẩy hợp tác quốc phòng song phương năm 2011", vẫn theo VOV.
Tin liên quan
- Hoa Kỳ với chùy sắt và gậy bông
- Hoa Kỳ phản hồi kiến nghị trừng phạt TQ
- Một cái nhìn khác về quan hệ Việt-Mỹ
- Hợp tác mới trong quan hệ Việt–Mỹ
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2015/01/150124_us_talwar_comment
Quá khứ và tương lai hợp tác Việt - Mỹ
- 12 tháng 10 2014
Trong chuyến viếng thăm Hoa Kỳ mới đây, Phó Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Phạm Bình Minh đã có phát biểu được giới truyền thông trích dẫn:
“Chúng ta không thể thay đổi quá khứ. Chúng ta có thể thay đổi tương lai bằng cách hợp tác với nhau.”Quá khứ chính là lịch sử. Nhưng khi nghe một quan chức nhà nước cộng sản nói không thể thay đổi quá khứ, chúng ta cần phải quan tâm và xét lại.
Lịch sử Việt Nam thời cận đại, từ khi có Đảng Cộng sản, là lịch sử được viết lại, có thể nhiều lần, cho phù hợp với quan điểm chính thống của Đảng.
Vụ việc triển lãm về cải cách ruộng đất mới đây cho thấy cách Hà Nội muốn thay đổi lịch sử về chính sách đã giết chết nhiều vạn người và làm tan rã đời sống xã hội nông thôn trong thập niên 1950. Sau khi có nhiều người lên tiếng phê bình, cuộc triển lãm dự trù kéo dài vài tháng đã phải đóng cửa chỉ sau vài ngày mở ra.
Khi nghe Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh nhắc đến quá khứ không thể thay đổi tôi phải đặt câu hỏi: quá khứ nào?
Quá khứ là những tác phẩm văn học để lại cho đời. Nhưng những bài viết trên Nhân Văn, trên Giải Phẩm từng bị cấm phổ biến.
Những năm gần đây, như muốn đưa ra một dấu chỉ hòa giải với quá khứ đau thương của dân tộc sau cuộc kháng chiến chống Pháp và chiến tranh chống đế quốc Mỹ, trong nước cho in lại tác phẩm của một số tác giả trong Tự Lực Văn đoàn, vài truyện của Võ Phiến nhưng đã cắt bỏ những gì không hợp với đường lối chủ trương của Đảng.
Quá khứ lịch sử là sự kiện Đại tá Bùi Tín có mặt tại Dinh Độc Lập trưa ngày 30/4/1975, là những gặp gỡ của ông với nhiều giới chức quốc tế, trước và sau cuộc chiến.
Đầu thập niên 1990 ông bỏ Đảng, bỏ nước ra đi, từ đó tên ông không còn được truyền thông trong nước nhắc đến, hình ảnh của ông bị cắt xén ra khỏi những tài liệu, những sách báo.
Như thế, khi nghe Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh nhắc đến quá khứ không thể thay đổi tôi phải đặt câu hỏi: quá khứ nào?
Quá khứ nào?
Quá khứ lịch sử như ghi trong các văn kiện, tài liệu của ban tuyên giáo, như có trong sách báo xuất bản dưới sự chỉ đạo của Đảng. Hay quá khứ còn nằm trong những tác phẩm của Nguyễn Minh Cần, Doãn Quốc Sỹ, Bùi Tín, Nguyễn Mạnh Côn, Vũ Thư Hiên, Nguyễn Chí Thiện, Dương Thu Hương, Trần Đĩnh; trong những tác phẩm xuất bản mà không bị kiểm duyệt của ban văn hoá tư tưởng.Khi Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh nói với người Mỹ: “Chúng ta không thể thay đổi quá khứ”, có phải đó là quá khứ chống Mỹ cứu nước, xuất cảng cách mạng, bành trướng chủ nghĩa cộng sản theo chủ trương của Liên Xô, Trung Quốc để chống lại Hoa Kỳ thời Chiến tranh Lạnh.
Nếu dùng đó làm tiền đề, để rồi nghe câu sau: “Chúng ta có thể thay đổi tương lai bằng cách hợp tác với nhau”. Như thế sau hơn nửa thế kỷ, có phải giờ đây chính sách đối ngoại của Việt Nam với Hoa Kỳ đã quay ngược 180 độ?
Trung Quốc hiện có ảnh hưởng lớn đối với giới lãnh đạo Hà Nội, vì trong hai thập niên qua, từ thời Tổng thống Bill Clinton, Hoa Kỳ đã đưa tay ra muốn kết thân hơn với Việt Nam, nhưng giới lãnh đạo Hà Nội vẫn luôn e dè
Theo ông, Trung Quốc hiện có ảnh hưởng lớn đối với giới lãnh đạo Hà Nội, vì trong hai thập niên qua, từ thời Tổng thống Bill Clinton, Hoa Kỳ đã đưa tay ra muốn kết thân hơn với Việt Nam, nhưng giới lãnh đạo Hà Nội vẫn luôn e dè.
Nghe nhận định của giáo sư tôi tự hỏi quan hệ Việt-Mỹ đến nay vẫn chưa nâng lên được tầm cao hơn là vì áp lực từ Trung Quốc hay vì Hà Nội lo sợ diễn biến hòa bình?
Giáo sư Tường dẫn chứng sự việc những năm qua trong nước ít còn nhắc đến chiến tranh biên giới phía bắc năm 1979 và nhà nước cũng không cho phép tổ chức tưởng niệm hàng vạn bộ đội đã hy sinh trong cuộc chiến này.
Có thể bây giờ Hà Nội không còn chủ trương chính sách ngoại giao quá ‘đu dây’ và Việt Nam thực sự muốn làm đối tác chiến lược với Mỹ, sau sự kiện Trung Quốc hung hăng trên biển với ngư dân, với tàu hải giám, tàu thăm dò địa chấn, rồi ngang nhiên đưa giàn khoan HD-981 vào vùng biển đặc khu kinh tế của Việt Nam.
‘Không là điều mới’
Phát biểu của Phó Thủ tướng trong chuyến đi Mỹ vừa qua được truyền thông chú ý. Tưởng như mở ra một kỷ nguyên mới cho quan hệ hai nước. Tuy nhiên, câu nói “Chúng ta không thể thay đổi quá khứ” không là điều mới, vì trước đây đã có nhiều người nói thế.Cô Phan Thị Kim Phúc, một nạn nhân của bom lửa trong thời chiến tranh, nay đã xin tị nạn và sống ở Canada, đã từng nói thế.
Năm 1996, được mời tham dự Ngày Cựu Chiến binh tại Đài Tưởng niệm Chiến tranh Việt Nam ở Thủ đô Washington, trong bài diễn văn cô nói một người không thể thay đổi quá khứ, nhưng mọi người có thể làm việc chung với nhau cho một tương lai hòa bình.
Đại sứ Mỹ đầu tiên tại Việt Nam sau chiến tranh là Pete Peterson, cựu phi công chiến đấu và cựu tù binh Hoả Lò, cũng đã phát biểu: “Chúng ta không thể thay đổi quá khứ, chúng ta có thể cùng làm việc cho tương lai”
Vì bài học lịch sử vẫn còn đó. Năm 1991, khi thân sinh của ông Phạm Bình Minh là cố Ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch chỉ vì ‘qua mặt’ TQ, muốn nhanh chóng phát triển quan hệ với Mỹ, mà đã mất hết chức quyền
Chính vì thế dù muốn phát triển quan hệ gần hơn với Mỹ, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh cũng đã nhắc lại đường lối ngoại giao của Việt Nam là không hợp tác với nước khác để làm hại một nước thứ ba, chủ yếu khỏi làm Trung Quốc nổi giận.
Chuyến đi Mỹ vừa qua của ông Phạm Bình Minh đạt một bước tiến trong quan hệ qua việc Hoa Kỳ đồng ý nới lỏng từng phần lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam. Đây là tiến trình chậm từng bước, giống như hai thập niên trước với việc bỏ cấm vận từng phần, trước khi tiến tới thiếp lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước.
Trong tương lai, Hà Nội và Washington sẽ có những chính sách hợp tác ra sao để nâng tầm quan hệ Việt-Mỹ lên mức cao hơn thì phải chờ xem.
Vì bài học lịch sử vẫn còn đó. Năm 1991, khi thân sinh của ông Phạm Bình Minh là cố Ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch (tức Phạm Văn Cương) chỉ vì ‘qua mặt’ Trung Quốc, muốn nhanh chóng phát triển quan hệ với Mỹ, mà đã mất hết chức quyền.
Bài viết phản ánh văn phong và quan điểm của tác giả, một nhà báo tự do đang sống ở Hoa Kỳ.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/2014/10/141012_buivanphu_vn_usa_ties
Geen opmerkingen:
Een reactie posten