Chỉ huy ngành quân báo Trung Quốc bị sa lưới vì tham nhũng
Lãnh đạo quân báo Trung Quốc Huỳnh Vận Minh bi cáo buộc tham nhũng (ảnh chụp từ website scmp.com)
Theo tiết lộ của báo chí Hồng Kông vào hôm nay, 05/03/2015, lãnh đạo một cơ quan tình báo quân sự của Trung Quốc đã bị bắt đi hồi trước Tết âm lịch, trong khuôn khổ một cuộc điều tra về tham nhũng. Với vụ bắt giữ này, danh sách các tướng lĩnh Trung Quốc bị sa lưới trong chiến dịch chống tham nhũng càng lúc càng dài thêm.
Theo nhật báo Hồng Kông South China Morning Post (SCMP), người vừa bị điều tra vì bị tình nghi tham nhũng là Thiếu tướng Hình Vận Minh (Xing Yunming), nguyên Chánh Văn phòng liên lạc của Tổng cục Chính trị Quân đội Trung Quốc, đã bị nhân viên cơ quan chống tham nhũng của quân đội giải đi hôm 17/02 vừa qua.
Hình Vận Minh là người phụ trách các hoạt động tình báo ở nước ngoài và được phương Tây biết đến nhiều hơn dưới chức vụ Phó Chủ tịch của một hiệp hội mang tên rất đẹp là Trung quốc Quốc tế Hữu hảo Liên lạc hội (tiếng Anh là China Association for International Friendly Contact), nhưng lại thoát thai tự Vụ Địch vận của Quân đội Trung Quốc, tức là cơ quan quân báo.
Theo tờ SCMP, tướng Hình Vận Minh bị giải đi ít lâu sau vụ bắt giữ ông Mã Kiến (Ma Jian), cựu Thứ trưởng Thường trực của Bộ Công an đầy uy lực. Mã Kiến được coi là lãnh đạo ngành tình báo Trung Quốc, một người thân cận với ông Lệnh Kế Hoạch (Ling Jihua), nguyên là cố vấn của cựu Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào. Ông Lệnh Kế Hoạch cũng đã bị bắt vào tháng hai về tội tham nhũng.
Mã Kiến là quan chức an ninh quốc gia cấp cao nhất bị điều tra kể từ khi trùm an ninh Trung Quốc Chu Vĩnh Khang (Zhou Yongkang) bị thất sủng.
Đối với các quan sát viên, các vụ bắt giữa hàng loạt trên đây cho thấy là mũi dùi của đảng Cộng sản Trung Quốc đang nhắm vào ngành tình báo để cải tổ triệt để ngành này sau khi trùm an ninh Chu Vĩnh Khang bị bắt giữ.
http://vi.rfi.fr/20150305-tq-tham-nhung//
Hình Vận Minh là người phụ trách các hoạt động tình báo ở nước ngoài và được phương Tây biết đến nhiều hơn dưới chức vụ Phó Chủ tịch của một hiệp hội mang tên rất đẹp là Trung quốc Quốc tế Hữu hảo Liên lạc hội (tiếng Anh là China Association for International Friendly Contact), nhưng lại thoát thai tự Vụ Địch vận của Quân đội Trung Quốc, tức là cơ quan quân báo.
Theo tờ SCMP, tướng Hình Vận Minh bị giải đi ít lâu sau vụ bắt giữ ông Mã Kiến (Ma Jian), cựu Thứ trưởng Thường trực của Bộ Công an đầy uy lực. Mã Kiến được coi là lãnh đạo ngành tình báo Trung Quốc, một người thân cận với ông Lệnh Kế Hoạch (Ling Jihua), nguyên là cố vấn của cựu Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào. Ông Lệnh Kế Hoạch cũng đã bị bắt vào tháng hai về tội tham nhũng.
Mã Kiến là quan chức an ninh quốc gia cấp cao nhất bị điều tra kể từ khi trùm an ninh Trung Quốc Chu Vĩnh Khang (Zhou Yongkang) bị thất sủng.
Đối với các quan sát viên, các vụ bắt giữa hàng loạt trên đây cho thấy là mũi dùi của đảng Cộng sản Trung Quốc đang nhắm vào ngành tình báo để cải tổ triệt để ngành này sau khi trùm an ninh Chu Vĩnh Khang bị bắt giữ.
http://vi.rfi.fr/20150305-tq-tham-nhung//
Trung Quốc : Tổng kiểm tra chi thu của quân đội để chống tham nhũng
Hai tướng Cốc Tuấn Sơn và Từ Tài Hậu bị truy tố vì mua bán chức vụ trong quân đội. 16 sĩ quan cao cấp Trung Quốc cũng đang bị điều tra. - REUTERS/Jason Lee
Truyền thông Trung Quốc vào hôm nay, 12/02/2015 cho biết : Quân đội nước này sẽ bị kiểm toán trên một quy mô rộng lớn trong vòng một năm. Tất cả tài khoản của Quân đội, cũng như thu nhập của quân nhân các cấp đều bị xem xét kỹ lưỡng. Mục tiêu là tận diệt nạn tham nhũng đang lũng đoạn định chế này.
Theo AFP, kế hoạch tổng kiểm toán Quân đội là một bước mới trong khuôn khổ chiến dịch chống tham nhũng mà ông Tập cận Bình đã tung ra. Theo tờ Hoàn cầu Thời báo, Quân Ủy Trung ương, dưới sự lãnh đạo của ông Tập Cận Bình, sẽ mở « một cuộc điều tra về các khoản chi tiêu và thu nhập của toàn bộ nhân sự trong quân đội trong năm 2013 và 2014 ».
Chiến dịch sẽ do tướng Triệu Khắc Thạch (Zao Keshi) - lãnh đạo Tổng cục Hậu cần - chỉ huy, và trong cuộc họp hôm qua, 11/02, nhân vật này giải thích là các nhà điều tra sẽ xem xét « tất cả các khoản chi thu bằng tiền mặt » để phát hiện các trường hợp tham nhũng. Theo vị tướng này, việc kiểm toán sẽ « đi rất xa và có thể sẽ phơi bày các vấn đề nhập nhằng quyền lợi ».
Theo giới quan sát, nạn tham nhũng lan tràn trong quân đội Trung Quốc với nạn biển thủ công quỹ, tiền đút lót. Lãnh đạo chính quyền Bắc Kinh xem đây là mối đe dọa lớn, cản trở việc hiện đại hóa quân đội.
Trong chiến dịch chống tham nhũng của ông Tập Cận Bình, giới quân đội Trung Quốc từng bị đánh khá mạnh với một số lãnh đạo chóp bu như tướng Cốc Tuấn Sơn (Gu Junshan), nhân vật số hai của Tổng cục hậu cần bị truy tố năm ngoái, kéo theo tướng Từ Tài Hậu (Xu Caihou), cựu phó chủ tịch Quân ủy Trung ương và thành viên Ban Chấp hành Trung ương, bị tố cáo tổ chức cả một hệ thống mua bán chức vụ trong quân đội. Vào tháng qua, Quân đội Trung Quốc cho biết đã có 16 sĩ quan cao cấp bị đặt trong vòng điều tra.
http://vi.rfi.fr/20150212-tq-tham-nhung//
Chiến dịch sẽ do tướng Triệu Khắc Thạch (Zao Keshi) - lãnh đạo Tổng cục Hậu cần - chỉ huy, và trong cuộc họp hôm qua, 11/02, nhân vật này giải thích là các nhà điều tra sẽ xem xét « tất cả các khoản chi thu bằng tiền mặt » để phát hiện các trường hợp tham nhũng. Theo vị tướng này, việc kiểm toán sẽ « đi rất xa và có thể sẽ phơi bày các vấn đề nhập nhằng quyền lợi ».
Theo giới quan sát, nạn tham nhũng lan tràn trong quân đội Trung Quốc với nạn biển thủ công quỹ, tiền đút lót. Lãnh đạo chính quyền Bắc Kinh xem đây là mối đe dọa lớn, cản trở việc hiện đại hóa quân đội.
Trong chiến dịch chống tham nhũng của ông Tập Cận Bình, giới quân đội Trung Quốc từng bị đánh khá mạnh với một số lãnh đạo chóp bu như tướng Cốc Tuấn Sơn (Gu Junshan), nhân vật số hai của Tổng cục hậu cần bị truy tố năm ngoái, kéo theo tướng Từ Tài Hậu (Xu Caihou), cựu phó chủ tịch Quân ủy Trung ương và thành viên Ban Chấp hành Trung ương, bị tố cáo tổ chức cả một hệ thống mua bán chức vụ trong quân đội. Vào tháng qua, Quân đội Trung Quốc cho biết đã có 16 sĩ quan cao cấp bị đặt trong vòng điều tra.
http://vi.rfi.fr/20150212-tq-tham-nhung//
Chống tham nhũng : Tập Cận Bình thừa cơ hiện đại hóa quân đội
Các tân binh mới tuyển mộ của quân đội Trung Quốc đang đợi lên tàu tại Hồ Nam, ngày 13/12/2012.REUTERS/China Daily
Nhật báo Le Figaro số ra ngày cuối tuần 03/01/2014, đặc biệt quan tâm đến chiến dịch bàn tay sạch, diệt tận gốc « cả hổ lẫn ruồi » do chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đề xướng. Nhiều quan chức cao cấp trong chính phủ, đặc biệt là các vị chức sắc trong quân đội lần lượt bị rơi rụng. Theo quan điểm của Le Figaro, « Tập Cận Bình tận dụng chiến dịch bàn tay sạch để hiện đại hóa quân đội giải phóng nhân dân ». Đó cũng là tựa đề của bài viết.
Nhật báo nhận định, hiện đại hóa quân đội là một cuộc chiến dài hơi. Vào lúc mà cường quốc kinh tế thứ nhì thế giới đang trên đà qua mặt Hoa Kỳ, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa cũng muốn tự trang bị một công cụ quân sự xứng với tầm vóc tham vọng của mình. Nhưng chính thái độ ngập ngừng của quân đội, nhất là lục quân, bộ phận quyền lực nhất lại cản trở những cải cách mà ông Tập Cận Bình mong muốn thực hiện.
Le Figaro trích phân tích của giáo sư Ding Shuh-Fan, chuyên nghiên cứu về quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc, thuộc trường Đại học Notre Dame (University of Notre Dame) tại Đài Bắc, cho rằng : « Vấn đề tham nhũng trong lòng quân đội rất là nghiêm trọng. Nhưng ông Tập tận dụng cơ hội sử dụng các cuộc điều tra về nạn lạm dụng công quỹ để gạt bỏ các đối thủ chính trị của mình. Hiện tại, vẫn còn nhiều người phản đối các dự án cải cách, do những dự án này đe dọa rất nhiều đến quyền lợi của nhiều người, nhất là trong lục quân. Với việc điều tra chống lại ông Từ Tài Hậu, rất nhiều tướng lĩnh đã sợ và đành phải chấp nhận ».
Tập Cận Bình có tham vọng biến đội quân chân đất do Mao Trạch Đông sáng lập thành một lực lượng có khả năng lao vào các mặt trận Thái Bình Dương, mạng Internet và cả trong không gian. Ngay trong kỳ Đại hội đảng lần 3, vào tháng 11 năm 2013, Tập Cận Bình cam kết tăng cường sức mạnh cho quân đội, giải tán bớt những tiểu đoàn không tham chiến. Ý định của ông là giảm bớt vai trò của lục quân và tăng cường cho hải quân và không quân. Tiến hành hiện đại hóa cơ cấu chỉ huy bằng cách hình thành nhiều bộ tham mưu nằm dưới sự chỉ đạo của một bộ chỉ huy tập trung.
Sau ba lần thực hiện cải cách – 1985, 1997 và 2003, quân số trong quân đội giảm một cách đáng kể từ 4 triệu xuống còn 2,3 triệu quân nhân. Tuy vậy, quân đội Trung Quốc vẫn là đội quân đông nhất hành tinh … được ví như là một người khổng lồ mà tính hiệu quả và chất lượng hoạt động vẫn chưa ngang tầm. Theo mô hình, quân đội Trung Quốc được phân chia theo bảy quân khu, với mục tiêu ban đầu là bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ trước sự xâm nhập của Liên Xô cũ và nhằm đảm bảo sự kiểm soát của Đảng lên cả nước.
Việc tái phân định lại các vùng đang là trọng điểm trong dự án của ông Tập Cận Bình. Theo đánh giá của các nhà phân tích, đội quân mới mà ông Tập muốn đưa ra sẽ được chuẩn bị cho một cuộc đối đầu hiển nhiên với Nhật Bản – quốc gia có năng lực hải quân được cho là cao hơn của Trung Quốc nhiều. Rộng hơn nữa là nhằm nắm lấy kiểm soát Biển Hoa Đông và Biển Đông, những nơi mà Bắc Kinh liên tiếp đòi hỏi chủ quyền. Nhận thức được sự thiếu vắng kinh nghiệm, bản thân Tập Cận Bình từng khẳng định rằng phải biến quân đội thành một lực lượng có « khả năng chiến đấu và thắng các cuộc chiến ».
Tuy nhiên, theo quan điểm của ông Ding Shuh Fan, chuyên gia nghiên cứu về quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc, thuộc đại học Notre Dame tại Đài Bắc, « Quân đội Trung Quốc đang trở thành tác nhân chính. Để bảo vệ một cách hiệu quả các lợi ích của mình, quân đội có thể phải dựa vào hải quân. Nhưng bất chấp những tiến bộ được thực hiện trong những năm gần đây, quân đội Trung Quốc vẫn chưa có được trình độ cao nhất ngang tầm với những nhiệm vụ chiến đấu. Trung Quốc cũng mong muốn tham gia ngày càng nhiều hơn nữa vào những nhiệm vụ duy trì hòa bình. Thế nhưng, quân đội Trung Quốc vẫn chưa có được tầm vóc của đội quân hiện đại nhất, bất chấp những khoản ngân sách không ngừng gia tăng ».
Tướng Trung Quốc « bị xử » vì thích sưu tầm « vàng ròng »
Trở lại với chiến dịch « bàn tay sạch » đang diễn ra trong quân đội, Le Figaro trong bài viết đề tựa « Nạn tham nhũng chưa từng có, quân đội Trung Quốc trong giai đoạn thanh trừng », tường thuật lại sở thích xa hoa, phù phiếm chưa từng thấy trong giới tướng lĩnh quân đội Trung Quốc.
Chỉ trong vòng có vài tháng, ông Tập Cận Bình đã đưa ra một danh sách đầy ấn tượng những con báo mà ông săn được trong quân đội. Đứng đầu danh sách là ông Cốc Tuấn San - nguyên Tổng cục phó Hậu cần và Từ Tài Hậu – cựu Phó chủ tịch Quân ủy trung ương và gần đây nhất là bà thiếu tướng Cao Tiểu Yến – Phó Hiệu trưởng trường Công nghệ thông tin trực thuộc quân đội.
Khám xét tại nhà tướng Cốc và tướng Từ, các nhà điều tra phát hiện cả một kho báu Alibaba chứa hàng trăm ký lô vàng ròng, nhiều bức tượng Phật hay tượng Mao Trạch Đông được đúc bằng vàng khối hay bằng ngọc thạch, hàng chục chiếc ngà voi hay tấm da hổ quý vùng đông bắc Trung Quốc, đồ cổ, bức họa, bức thư pháp cổ thời Tần, Tống, Minh… và hàng ngàn két rượu Mao đài.
Theo tiết lộ của tuần san Hồng Kông Phoenix tuần rồi, những khoản lợi bất hợp pháp thu được tại nhà tướng Cốc lên đến 30 tỉ nhân dân tệ (tương đương với 4 tỉ euro). Ông này còn sở hữu một khu dinh cơ sang trọng, được thiết kế theo mô hình Tử Cấm thành tại tỉnh Hà Nam. Lực lượng an ninh phải mất ít nhất hai đêm, sử dụng đến 4 chiếc xe quân sự chở khoảng 20 binh sĩ để khuân vác toàn bộ kho báu của Cốc Tuấn San.
Tại nhà tướng Từ Tài Hậu, các nhà điều tra còn tìm thấy một tấn tiền mặt bằng đô-la, euro và nhân dân tệ. Để có thể chuyển hết kho báu của tướng Từ, hàng chục xe quân sự đã phải được huy động. Cả hai tướng Từ Tài Hậu và Cốc Tuấn San, đều đã bị cách chức và khai trừ khỏi Đảng cũng như quân đội, sắp tới đây sẽ bị đưa ra xét xử trước tòa án quân sự với các tội danh tham ô, lạm dụng quyền lực.
Theo Le Figaro, chống tham nhũng trong quân đội đã từng được thực hiện trong những năm 1990 bằng cách cấm quân đội làm kinh doanh. Thế nhưng, do thiếu các biện pháp kiểm soát đã dẫn đến những hành động sai lệch, làm tổn hại đến thanh danh của quân đội. Đến mức ông Tập Cận Bình ra lệnh cấm quan chức nhà nước mua xe hãng nước ngoài. Vào tháng 09/2014 vừa qua, nhân cuộc điều tra nội bộ, quân đội Trung Quốc phát hiện ra rằng nhân sự của mình đã chiếm hữu « một cách phi pháp » hơn 8100 chỗ ở và 25000 phương tiện giao thông.
Bán đảo Triều Tiên : Hy vọng giảm căng thẳng mong manh
Cũng tại Châu Á, nhật báo Le Monde dẫn độc giả đến vùng bán đảo Triều Tiên. Trong thông điệp truyền hình đầu năm, lãnh đạo Bắc Triều Tiên bất ngờ tuyên bố sẵn sàng nối lại đàm phán cấp cao với Seoul. Theo quan sát của nhật báo, Bình Nhưỡng đang tìm cách đưa đất nước ra khỏi sự cô lập.
“Hy vọng hạ nhiệt mong manh giữa hai miền Triều Tiên” là tựa đề nhận định của bài viết. Phải mất đến một năm sau, Bình Nhưỡng mới đáp lại lời đề nghị của Seoul, do Tổng thống Hàn Quốc Park Geun Hye đưa ra hồi đầu năm rồi. Lời đề nghị đó cũng được Bộ trưởng Thống nhất Hàn Quốc Ryoo Kihl Jae nhắc lại vào ngày 29/12/2014 vừa qua.
Tại Seoul, thông điệp của Kim Jong Un được các chuyên gia đón tiếp một cách dè dặt do những kinh nghiệm trong quá khứ. Tuy nhiên, thông báo của Kim Jong Un được cho là gây bất ngờ do được đưa ra vào lúc căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Bắc Triều Tiên, nhất là sau vụ tin tặc tấn công hãng Sony Pictures mà Bình Nhưỡng bị nghi là thủ phạm.
Thông điệp có vẻ mang tính hòa giải, nhưng Kim Jong Un cũng không quên kêu gọi chấm dứt các đợt tập trận chung Mỹ-Hàn hằng năm, vốn dĩ làm dấy lên các căng thẳng trên bán đảo. Nhưng theo đánh giá của Le Monde thái độ cởi mở của Kim Jong Un với người anh em thù nghịch phía Nam về mặt cơ bản cho thấy có hai sự tiến triển mới.
Về mặt nội bộ, ngày 17/12/2014 vừa qua là ngày giỗ thứ ba của cố Chủ tịch Kim Chính Nhật (Kim Jong Il) đã khép lại một trang sử quốc gia, khép lại một giai đoạn đã qua. Nhưng năm 2015 cũng là dịp kỷ niệm 70 năm kết thúc chiến tranh Thái Bình Dương. Tháng 08/1945, nước Nhật bại trận trả độc lập lại cho Triều Tiên. Nhưng nền độc lập đó lại bị xé tan, đất nước bị chia rẽ do các cường quốc. Đây cũng là dịp để Kim Jong Un nhấn mạnh đến vai trò lịch sử của dòng họ Kim : cuộc chiến chống lại chủ nghĩa thực dân Nhật Bản. Như vậy, hai sự kiện lớn này sẽ giúp Kim Jong Un khởi xướng một tầm nhìn mang đậm tính chất cá nhân hơn.
Hôm qua thực hiện một số cải cách kinh tế như đổi mới quản lý doanh nghiệp và hợp tác xã nhằm đưa kinh tế thoát khỏi khó khăn. Hôm nay lãnh đạo Bắc Triều Tiên lại có một cuộc phản công ngoại giao nhằm đưa đất nước thoát khỏi tình trạng cô lập. Việc xích lại gần Nga (cùng mừng lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng phát xít tại Matxcơva vào 09/05/2015, dự án hợp tác kinh tế, thái độ đồng cảm của Kremli trong vụ Sony Pictures…) có thể giúp Bắc Triều Tiên thoát dần vòng kềm tỏa kinh tế của Trung Quốc.
Do đó, việc nối lại đàm phán với Hàn Quốc rất có thể cũng xem đem lại cho Bình Nhưỡng chút dưỡng khí, vốn đang bị các lệnh trừng phạt quốc tế đè nặng, và rất có thể khiến Hoa Kỳ xem xét lại chính sách « chiến thuật kiên nhẫn » đối với Bắc Triều Tiên.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20150103-chong-tham-nhung-tap-can-binh-thua-co-hien-dai-hoa-quan-doi/
Le Figaro trích phân tích của giáo sư Ding Shuh-Fan, chuyên nghiên cứu về quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc, thuộc trường Đại học Notre Dame (University of Notre Dame) tại Đài Bắc, cho rằng : « Vấn đề tham nhũng trong lòng quân đội rất là nghiêm trọng. Nhưng ông Tập tận dụng cơ hội sử dụng các cuộc điều tra về nạn lạm dụng công quỹ để gạt bỏ các đối thủ chính trị của mình. Hiện tại, vẫn còn nhiều người phản đối các dự án cải cách, do những dự án này đe dọa rất nhiều đến quyền lợi của nhiều người, nhất là trong lục quân. Với việc điều tra chống lại ông Từ Tài Hậu, rất nhiều tướng lĩnh đã sợ và đành phải chấp nhận ».
Tập Cận Bình có tham vọng biến đội quân chân đất do Mao Trạch Đông sáng lập thành một lực lượng có khả năng lao vào các mặt trận Thái Bình Dương, mạng Internet và cả trong không gian. Ngay trong kỳ Đại hội đảng lần 3, vào tháng 11 năm 2013, Tập Cận Bình cam kết tăng cường sức mạnh cho quân đội, giải tán bớt những tiểu đoàn không tham chiến. Ý định của ông là giảm bớt vai trò của lục quân và tăng cường cho hải quân và không quân. Tiến hành hiện đại hóa cơ cấu chỉ huy bằng cách hình thành nhiều bộ tham mưu nằm dưới sự chỉ đạo của một bộ chỉ huy tập trung.
Sau ba lần thực hiện cải cách – 1985, 1997 và 2003, quân số trong quân đội giảm một cách đáng kể từ 4 triệu xuống còn 2,3 triệu quân nhân. Tuy vậy, quân đội Trung Quốc vẫn là đội quân đông nhất hành tinh … được ví như là một người khổng lồ mà tính hiệu quả và chất lượng hoạt động vẫn chưa ngang tầm. Theo mô hình, quân đội Trung Quốc được phân chia theo bảy quân khu, với mục tiêu ban đầu là bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ trước sự xâm nhập của Liên Xô cũ và nhằm đảm bảo sự kiểm soát của Đảng lên cả nước.
Việc tái phân định lại các vùng đang là trọng điểm trong dự án của ông Tập Cận Bình. Theo đánh giá của các nhà phân tích, đội quân mới mà ông Tập muốn đưa ra sẽ được chuẩn bị cho một cuộc đối đầu hiển nhiên với Nhật Bản – quốc gia có năng lực hải quân được cho là cao hơn của Trung Quốc nhiều. Rộng hơn nữa là nhằm nắm lấy kiểm soát Biển Hoa Đông và Biển Đông, những nơi mà Bắc Kinh liên tiếp đòi hỏi chủ quyền. Nhận thức được sự thiếu vắng kinh nghiệm, bản thân Tập Cận Bình từng khẳng định rằng phải biến quân đội thành một lực lượng có « khả năng chiến đấu và thắng các cuộc chiến ».
Tuy nhiên, theo quan điểm của ông Ding Shuh Fan, chuyên gia nghiên cứu về quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc, thuộc đại học Notre Dame tại Đài Bắc, « Quân đội Trung Quốc đang trở thành tác nhân chính. Để bảo vệ một cách hiệu quả các lợi ích của mình, quân đội có thể phải dựa vào hải quân. Nhưng bất chấp những tiến bộ được thực hiện trong những năm gần đây, quân đội Trung Quốc vẫn chưa có được trình độ cao nhất ngang tầm với những nhiệm vụ chiến đấu. Trung Quốc cũng mong muốn tham gia ngày càng nhiều hơn nữa vào những nhiệm vụ duy trì hòa bình. Thế nhưng, quân đội Trung Quốc vẫn chưa có được tầm vóc của đội quân hiện đại nhất, bất chấp những khoản ngân sách không ngừng gia tăng ».
Tướng Trung Quốc « bị xử » vì thích sưu tầm « vàng ròng »
Trở lại với chiến dịch « bàn tay sạch » đang diễn ra trong quân đội, Le Figaro trong bài viết đề tựa « Nạn tham nhũng chưa từng có, quân đội Trung Quốc trong giai đoạn thanh trừng », tường thuật lại sở thích xa hoa, phù phiếm chưa từng thấy trong giới tướng lĩnh quân đội Trung Quốc.
Chỉ trong vòng có vài tháng, ông Tập Cận Bình đã đưa ra một danh sách đầy ấn tượng những con báo mà ông săn được trong quân đội. Đứng đầu danh sách là ông Cốc Tuấn San - nguyên Tổng cục phó Hậu cần và Từ Tài Hậu – cựu Phó chủ tịch Quân ủy trung ương và gần đây nhất là bà thiếu tướng Cao Tiểu Yến – Phó Hiệu trưởng trường Công nghệ thông tin trực thuộc quân đội.
Khám xét tại nhà tướng Cốc và tướng Từ, các nhà điều tra phát hiện cả một kho báu Alibaba chứa hàng trăm ký lô vàng ròng, nhiều bức tượng Phật hay tượng Mao Trạch Đông được đúc bằng vàng khối hay bằng ngọc thạch, hàng chục chiếc ngà voi hay tấm da hổ quý vùng đông bắc Trung Quốc, đồ cổ, bức họa, bức thư pháp cổ thời Tần, Tống, Minh… và hàng ngàn két rượu Mao đài.
Theo tiết lộ của tuần san Hồng Kông Phoenix tuần rồi, những khoản lợi bất hợp pháp thu được tại nhà tướng Cốc lên đến 30 tỉ nhân dân tệ (tương đương với 4 tỉ euro). Ông này còn sở hữu một khu dinh cơ sang trọng, được thiết kế theo mô hình Tử Cấm thành tại tỉnh Hà Nam. Lực lượng an ninh phải mất ít nhất hai đêm, sử dụng đến 4 chiếc xe quân sự chở khoảng 20 binh sĩ để khuân vác toàn bộ kho báu của Cốc Tuấn San.
Tại nhà tướng Từ Tài Hậu, các nhà điều tra còn tìm thấy một tấn tiền mặt bằng đô-la, euro và nhân dân tệ. Để có thể chuyển hết kho báu của tướng Từ, hàng chục xe quân sự đã phải được huy động. Cả hai tướng Từ Tài Hậu và Cốc Tuấn San, đều đã bị cách chức và khai trừ khỏi Đảng cũng như quân đội, sắp tới đây sẽ bị đưa ra xét xử trước tòa án quân sự với các tội danh tham ô, lạm dụng quyền lực.
Theo Le Figaro, chống tham nhũng trong quân đội đã từng được thực hiện trong những năm 1990 bằng cách cấm quân đội làm kinh doanh. Thế nhưng, do thiếu các biện pháp kiểm soát đã dẫn đến những hành động sai lệch, làm tổn hại đến thanh danh của quân đội. Đến mức ông Tập Cận Bình ra lệnh cấm quan chức nhà nước mua xe hãng nước ngoài. Vào tháng 09/2014 vừa qua, nhân cuộc điều tra nội bộ, quân đội Trung Quốc phát hiện ra rằng nhân sự của mình đã chiếm hữu « một cách phi pháp » hơn 8100 chỗ ở và 25000 phương tiện giao thông.
Bán đảo Triều Tiên : Hy vọng giảm căng thẳng mong manh
Cũng tại Châu Á, nhật báo Le Monde dẫn độc giả đến vùng bán đảo Triều Tiên. Trong thông điệp truyền hình đầu năm, lãnh đạo Bắc Triều Tiên bất ngờ tuyên bố sẵn sàng nối lại đàm phán cấp cao với Seoul. Theo quan sát của nhật báo, Bình Nhưỡng đang tìm cách đưa đất nước ra khỏi sự cô lập.
“Hy vọng hạ nhiệt mong manh giữa hai miền Triều Tiên” là tựa đề nhận định của bài viết. Phải mất đến một năm sau, Bình Nhưỡng mới đáp lại lời đề nghị của Seoul, do Tổng thống Hàn Quốc Park Geun Hye đưa ra hồi đầu năm rồi. Lời đề nghị đó cũng được Bộ trưởng Thống nhất Hàn Quốc Ryoo Kihl Jae nhắc lại vào ngày 29/12/2014 vừa qua.
Tại Seoul, thông điệp của Kim Jong Un được các chuyên gia đón tiếp một cách dè dặt do những kinh nghiệm trong quá khứ. Tuy nhiên, thông báo của Kim Jong Un được cho là gây bất ngờ do được đưa ra vào lúc căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Bắc Triều Tiên, nhất là sau vụ tin tặc tấn công hãng Sony Pictures mà Bình Nhưỡng bị nghi là thủ phạm.
Thông điệp có vẻ mang tính hòa giải, nhưng Kim Jong Un cũng không quên kêu gọi chấm dứt các đợt tập trận chung Mỹ-Hàn hằng năm, vốn dĩ làm dấy lên các căng thẳng trên bán đảo. Nhưng theo đánh giá của Le Monde thái độ cởi mở của Kim Jong Un với người anh em thù nghịch phía Nam về mặt cơ bản cho thấy có hai sự tiến triển mới.
Về mặt nội bộ, ngày 17/12/2014 vừa qua là ngày giỗ thứ ba của cố Chủ tịch Kim Chính Nhật (Kim Jong Il) đã khép lại một trang sử quốc gia, khép lại một giai đoạn đã qua. Nhưng năm 2015 cũng là dịp kỷ niệm 70 năm kết thúc chiến tranh Thái Bình Dương. Tháng 08/1945, nước Nhật bại trận trả độc lập lại cho Triều Tiên. Nhưng nền độc lập đó lại bị xé tan, đất nước bị chia rẽ do các cường quốc. Đây cũng là dịp để Kim Jong Un nhấn mạnh đến vai trò lịch sử của dòng họ Kim : cuộc chiến chống lại chủ nghĩa thực dân Nhật Bản. Như vậy, hai sự kiện lớn này sẽ giúp Kim Jong Un khởi xướng một tầm nhìn mang đậm tính chất cá nhân hơn.
Hôm qua thực hiện một số cải cách kinh tế như đổi mới quản lý doanh nghiệp và hợp tác xã nhằm đưa kinh tế thoát khỏi khó khăn. Hôm nay lãnh đạo Bắc Triều Tiên lại có một cuộc phản công ngoại giao nhằm đưa đất nước thoát khỏi tình trạng cô lập. Việc xích lại gần Nga (cùng mừng lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng phát xít tại Matxcơva vào 09/05/2015, dự án hợp tác kinh tế, thái độ đồng cảm của Kremli trong vụ Sony Pictures…) có thể giúp Bắc Triều Tiên thoát dần vòng kềm tỏa kinh tế của Trung Quốc.
Do đó, việc nối lại đàm phán với Hàn Quốc rất có thể cũng xem đem lại cho Bình Nhưỡng chút dưỡng khí, vốn đang bị các lệnh trừng phạt quốc tế đè nặng, và rất có thể khiến Hoa Kỳ xem xét lại chính sách « chiến thuật kiên nhẫn » đối với Bắc Triều Tiên.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20150103-chong-tham-nhung-tap-can-binh-thua-co-hien-dai-hoa-quan-doi/
Trung Quốc : Phát hiện một tấn tiền mặt tại nhà cựu tướng Từ Tài Hậu
Reuters/Jon Woo
Đài truyền hình Hồng Kông, hôm nay, 20/11/2014, đưa tin, cựu tướng Từ Tài Hậu cất giấu ở nhà hơn một tấn tiền mặt và đá quý.
Theo các thẩm phán quân đội, ông Từ Tài Hậu, nguyên Phó Chủ tịch Quân Ủy Trung ương, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Trung Quốc, thú nhận là đã nhận rất nhiều hối lộ, đánh đổi lấy việc thêm sao, phong cấp cho nhiều sĩ quan quân đội.
Ông Từ Tài Hậu sẽ bị đưa ra xét xử trước tòa án binh và cuộc điều tra nhắm vào nhân vật này đã hoàn tất.
Tuần báo Phượng Hoàng, thuộc đài truyền hình Phượng Hoàng, Hồng Kông, dựa trên một nguồn tin thông thạo hồ sơ này, cho biết, hồi tháng Ba, các nhà điều tra đã khám xét tư dinh lộng lẫy của ông Từ Tài Hậu và đã phát hiện hơn một tấn tiền mặt, bao gồm đô la Mỹ, euro và nhân dân tệ, được cất giấu ở tầng hầm ngôi nhà. Ông Từ còn tích trữ hàng trăm cân đá quý, rất nhiều đồ cổ. 10 xe tải quân đội đã được huy động để chuyên chở số tiền và các đồ quý đưa về cơ quan điều tra.
Vẫn theo tạp chí này, đứng trước danh mục khối tiền và đá quý bị phát hiện, Từ Tài Hậu đã cúi đầu nhận tội.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, người đứng đầu Quân Ủy Trung ương, cơ quan quyền lực cao nhất trong quân đội, nhiều lần nhấn mạnh là quân đội phải trung thành với đảng cầm quyền. Ông đã phát động chiến dịch chống tham nhũng, kể cả trong quân đội.
Hồi tháng Sáu vừa qua, ông Từ Tài Hậu đã bị cách chức, tước quân tịch và khai trừ Đảng.
Từ cuối những năm 1990, Trung Quốc đã tiến hành chống tham nhũng trong quân đội, cấm quân đội làm kinh tế. Tuy nhiên, theo giới phân tích, trong những năm gần đây, quân đội vẫn dính líu đến các dự án kinh tế do thiếu vắng sự kiểm tra. Những người ủng hộ chống tham nhũng cho rằng tệ nạn này có thể làm cho quân đội mất đi khả năng chiến đấu, đối phó với chiến tranh.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20141120-trung-quoc-phat-hien-mot-tan-tien-mat-tai-nha-cuu-tuong-tu-tai-hau/
Ông Từ Tài Hậu sẽ bị đưa ra xét xử trước tòa án binh và cuộc điều tra nhắm vào nhân vật này đã hoàn tất.
Tuần báo Phượng Hoàng, thuộc đài truyền hình Phượng Hoàng, Hồng Kông, dựa trên một nguồn tin thông thạo hồ sơ này, cho biết, hồi tháng Ba, các nhà điều tra đã khám xét tư dinh lộng lẫy của ông Từ Tài Hậu và đã phát hiện hơn một tấn tiền mặt, bao gồm đô la Mỹ, euro và nhân dân tệ, được cất giấu ở tầng hầm ngôi nhà. Ông Từ còn tích trữ hàng trăm cân đá quý, rất nhiều đồ cổ. 10 xe tải quân đội đã được huy động để chuyên chở số tiền và các đồ quý đưa về cơ quan điều tra.
Vẫn theo tạp chí này, đứng trước danh mục khối tiền và đá quý bị phát hiện, Từ Tài Hậu đã cúi đầu nhận tội.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, người đứng đầu Quân Ủy Trung ương, cơ quan quyền lực cao nhất trong quân đội, nhiều lần nhấn mạnh là quân đội phải trung thành với đảng cầm quyền. Ông đã phát động chiến dịch chống tham nhũng, kể cả trong quân đội.
Hồi tháng Sáu vừa qua, ông Từ Tài Hậu đã bị cách chức, tước quân tịch và khai trừ Đảng.
Từ cuối những năm 1990, Trung Quốc đã tiến hành chống tham nhũng trong quân đội, cấm quân đội làm kinh tế. Tuy nhiên, theo giới phân tích, trong những năm gần đây, quân đội vẫn dính líu đến các dự án kinh tế do thiếu vắng sự kiểm tra. Những người ủng hộ chống tham nhũng cho rằng tệ nạn này có thể làm cho quân đội mất đi khả năng chiến đấu, đối phó với chiến tranh.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20141120-trung-quoc-phat-hien-mot-tan-tien-mat-tai-nha-cuu-tuong-tu-tai-hau/
Cựu Phó Tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc bị khai trừ đảng
Tướng Từ Tài Hậu nguyên là ủy viên thường trực bộ chính trị, có tiếng là một người chuyên mua quan bán chức - REUTERS /Kevin Lamarque
Thêm 4 nạn nhân mới trong chiến dịch bài trừ tham nhũng và củng cố quyền lực của Tập Cận Bình. Bốn sĩ quan cao cấp trong đó có thượng tướng Từ Tài Hậu, một nhân vật có tiếng mua quan bán chức trong quân đội đã bị tước thẻ đảng viên và bị truy tố ra tòa án quân sự.Trong vòng sáu tháng, 16 sĩ quan cao cấp bị thất sủng và chờ ngày ra tòa.
Từ Bắc Kinh, thông tín viên Heike Schmidt phân tích :
Chiến dịch chống tham nhũng bắt đầu mang màu sắc thanh trừng chính trị nội bộ. Bốn nạn nhân mới vừa được nêu tên là bằng chứng chủ tịch đầy quyền lực Tập Cận Bình quyết tâm thanh lọc từ « ruồi đến hổ » trong hàng ngũ đảng cộng sản. Tổ chức chính trị già cỗi và tham ô chào mừng sinh nhật 93 tuổi vào ngày 01/7/2014.
Sự kiện tướng Từ Tài Hậu bị trừng phạt đúng là một con hổ bị trục xuất ra khỏi đảng. Nguyên là ủy viên thường trực bộ chính trị, phó tham mưu trưởng quân đội, tướng Từ Tài Hậu là sĩ quan cao cấp nhất phải đối phó với tội danh tham ô. Đảng cộng sản tố cáo ông bán chức tước trong quân đội. Đương sự bị bắt ngay trên giường bệnh viện trong lúc đang được điều trị bệnh ung thư.
Trong một bản thông cáo, giới lãnh đạo Trung Quốc khẳng định là « không thỏa hiệp, không khoan hồng » đối với những người vi phạm kỷ luật đảng. Đây là lời cảnh cáo nhắm vào các cán bộ đang bị chính quyền Bắc Kinh chiếu cố, trong đó, có cựu bộ trưởng công an đầy thế lực Chu Vĩnh Khang mà từ lâu nay không hề thấy xuất hiện.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20140702-cuu-pho-tham-muu-truong-quan-doi-trung-quoc-bi-khai-tru-dang/
Chiến dịch chống tham nhũng bắt đầu mang màu sắc thanh trừng chính trị nội bộ. Bốn nạn nhân mới vừa được nêu tên là bằng chứng chủ tịch đầy quyền lực Tập Cận Bình quyết tâm thanh lọc từ « ruồi đến hổ » trong hàng ngũ đảng cộng sản. Tổ chức chính trị già cỗi và tham ô chào mừng sinh nhật 93 tuổi vào ngày 01/7/2014.
Sự kiện tướng Từ Tài Hậu bị trừng phạt đúng là một con hổ bị trục xuất ra khỏi đảng. Nguyên là ủy viên thường trực bộ chính trị, phó tham mưu trưởng quân đội, tướng Từ Tài Hậu là sĩ quan cao cấp nhất phải đối phó với tội danh tham ô. Đảng cộng sản tố cáo ông bán chức tước trong quân đội. Đương sự bị bắt ngay trên giường bệnh viện trong lúc đang được điều trị bệnh ung thư.
Trong một bản thông cáo, giới lãnh đạo Trung Quốc khẳng định là « không thỏa hiệp, không khoan hồng » đối với những người vi phạm kỷ luật đảng. Đây là lời cảnh cáo nhắm vào các cán bộ đang bị chính quyền Bắc Kinh chiếu cố, trong đó, có cựu bộ trưởng công an đầy thế lực Chu Vĩnh Khang mà từ lâu nay không hề thấy xuất hiện.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20140702-cuu-pho-tham-muu-truong-quan-doi-trung-quoc-bi-khai-tru-dang/
Geen opmerkingen:
Een reactie posten