Biển Đông : Tòa án Trọng tài chấp nhận xem xét đề nghị của Việt Nam
Trụ sở Tòa án Trọng tài Thường trực, La Haye, Hà Lan(wikipedia.org)
Hai ngày sau khi hết thời hạn dành cho Trung Quốc để trả lời Philippines trong đơn kiện đường lưỡi bò tại Biển Đông, vào hôm qua, 17/12/2014, Tòa án Trọng tài Thường trực (Permanent Court of Arbitration) đã chính thức yêu cầu Manila cung cấp thêm luận chứng bằng văn bản. Tòa án đồng thời cho biết đang xem xét đề nghị của Hà Nội yêu cầu bảo vệ các quyền lợi của Việt Nam trong vụ việc.
Trong một bản thông cáo báo chí về « Thủ tục trọng tài giữa Cộng hòa Philippines và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa », Tòa án Trọng tài Thường trực, trụ sở tại La Haye (Hà Lan), đã kỳ hạn cho Philippines là từ nay cho đến ngày 15/03/2015 phải cung cấp thêm luận chứng bằng văn bản liên quan đến một số vấn đề cụ thể.
Dù bị Trung Quốc nhiều lần phủ nhận vai trò trong việc phán xử về tranh chấp ở Biển Đông, Tòa án Trọng tài Thường trực vẫn tiếp tục yêu cầu Bắc Kinh phải trả lời các luận điểm mới của Manila trước ngày 16/06/2015.
Liên quan đến Việt Nam, Tòa án Trọng tài Thường trực xác nhận là đã nhận được bản tuyên bố lập trường của Việt Nam đối với vụ kiện do Philippines khởi xướng nhắm vào Trung Quốc, cùng với yêu cầu quan tâm đến quyền lợi của Việt Nam. Văn kiện này đã được Tòa án chính thức nhận được ngày 05/12 vừa qua.
Trong bản thông cáo báo chí, Tòa án Trọng tài Thường trực cho biết : « Tòa án trọng tài hiện nay đang tham khảo ý kiến các bên tham gia vụ kiện về một bản "Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Việt Nam lưu ý Tòa án trong Thủ tục trọng tài giữa Cộng hòa Philippines và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa" được phòng Đăng bạ nhận được ngày 05/12/2014. »
Lời lẽ trên đây có nghĩa là Tòa án Trọng tài Thường trực đã chính thức yêu cầu Philippines và Trung Quốc trả lời các yêu cầu của Việt Nam liên quan đến vụ kiện.
Bản tuyên bố lập trường của Việt Nam về vụ kiện Trọng tài Biển Đông đã được Việt Nam gởi đến Tòa án Thường Trực La Haye ngày mồng 5/12, nhưng chỉ được phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam loan báo công khai hôm 11/12.
Theo giới phân tích bản tuyên bố của Việt Nam gởi đến Tòa án Trọng tài Thường trực về vụ kiện của Philippines nhắm vào Trung Quốc đã phản ánh rõ rệt lập trường của Việt Nam : Đó là công nhận thẩm quyền của Tòa án Trọng tài trong việc xem xét vấn đề Biển Đông, đối lập hẳn với quan điểm của Trung Quốc, từ trước đến nay vẫn luôn luôn phủ nhận thẩm quyền của Tòa.
Bản tuyên bố của Việt Nam gởi đến Tòa án La Haye cũng thể hiện lập trường ủng hộ Philippines một cách rõ rệt và công khai nhất từ ngày Manila khởi xướng vụ kiện.
Mặt khác, Việt Nam cũng phản bác lập luận về chủ quyền lịch sử của Trung Quốc tại Biển Đông, được Bắc Kinh nhắc lại trong bản Tuyên bố Lập trường về vụ kiện ngày 07/12. Việt Nam nhấn mạnh trở lại rằng các yêu sách phản ánh qua bản đồ "đường đứt đoạn" hoàn toàn phi pháp.
http://vi.rfi.fr/141218-vn-toa-an//
Dù bị Trung Quốc nhiều lần phủ nhận vai trò trong việc phán xử về tranh chấp ở Biển Đông, Tòa án Trọng tài Thường trực vẫn tiếp tục yêu cầu Bắc Kinh phải trả lời các luận điểm mới của Manila trước ngày 16/06/2015.
Liên quan đến Việt Nam, Tòa án Trọng tài Thường trực xác nhận là đã nhận được bản tuyên bố lập trường của Việt Nam đối với vụ kiện do Philippines khởi xướng nhắm vào Trung Quốc, cùng với yêu cầu quan tâm đến quyền lợi của Việt Nam. Văn kiện này đã được Tòa án chính thức nhận được ngày 05/12 vừa qua.
Trong bản thông cáo báo chí, Tòa án Trọng tài Thường trực cho biết : « Tòa án trọng tài hiện nay đang tham khảo ý kiến các bên tham gia vụ kiện về một bản "Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Việt Nam lưu ý Tòa án trong Thủ tục trọng tài giữa Cộng hòa Philippines và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa" được phòng Đăng bạ nhận được ngày 05/12/2014. »
Lời lẽ trên đây có nghĩa là Tòa án Trọng tài Thường trực đã chính thức yêu cầu Philippines và Trung Quốc trả lời các yêu cầu của Việt Nam liên quan đến vụ kiện.
Bản tuyên bố lập trường của Việt Nam về vụ kiện Trọng tài Biển Đông đã được Việt Nam gởi đến Tòa án Thường Trực La Haye ngày mồng 5/12, nhưng chỉ được phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam loan báo công khai hôm 11/12.
Theo giới phân tích bản tuyên bố của Việt Nam gởi đến Tòa án Trọng tài Thường trực về vụ kiện của Philippines nhắm vào Trung Quốc đã phản ánh rõ rệt lập trường của Việt Nam : Đó là công nhận thẩm quyền của Tòa án Trọng tài trong việc xem xét vấn đề Biển Đông, đối lập hẳn với quan điểm của Trung Quốc, từ trước đến nay vẫn luôn luôn phủ nhận thẩm quyền của Tòa.
Bản tuyên bố của Việt Nam gởi đến Tòa án La Haye cũng thể hiện lập trường ủng hộ Philippines một cách rõ rệt và công khai nhất từ ngày Manila khởi xướng vụ kiện.
Mặt khác, Việt Nam cũng phản bác lập luận về chủ quyền lịch sử của Trung Quốc tại Biển Đông, được Bắc Kinh nhắc lại trong bản Tuyên bố Lập trường về vụ kiện ngày 07/12. Việt Nam nhấn mạnh trở lại rằng các yêu sách phản ánh qua bản đồ "đường đứt đoạn" hoàn toàn phi pháp.
http://vi.rfi.fr/141218-vn-toa-an//
Việt Nam ký kết xác nhận tư cách Tòa Trọng tài Thường trực
Tàu tuần duyên Việt Nam theo dõi tàu Trung Quốc 130 hải lý ngoài khơi Việt Nam 16/06/2014 - REUTERS /Nguyen Minh
Hôm nay 23/06/2014 Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Hồ Xuân Sơn và Tổng thư ký Tòa Trọng tài Thường trực (Permanent Court of Arbitration, PCA) Hugo Hans Siblesz đã ký kết Hiệp định nước chủ nhà và Thư trao đổi về hợp tác giữa Hà Nội và định chế quốc tế này. Đây có thể là một động thái hướng về việc giải quyết các tranh chấp lãnh thổ giữa các quốc gia thông qua thủ tục trọng tài.
Qua việc ký kết các văn bản trên, Việt Nam đã chính thức xác nhận tư cách pháp lý của Tòa Trọng tài Thường trực tại Việt Nam, cho phép PCA tiến hành giải quyết các tranh chấp quốc tế một cách hòa bình thông qua hoạt động trọng tài, trung gian hòa giải và điều tra. Bên cạnh đó, PCA còn có những hỗ trợ khác liên quan đến việc hòa giải các tranh chấp quốc tế của định chế này tại Việt Nam, cũng như hợp tác với Hà Nội.
Theo cổng thông tin điện tử của Chính phủ Việt Nam, Hà Nội sẽ tạo điều kiện cho PCA hoạt động. Về phía PCA sẽ cung cấp các thông tin, tư vấn về các thủ tục thuộc quy trình trọng tài quốc tế, giúp đào tạo cán bộ pháp lý.
Tòa Trọng tài Thường trực là tổ chức quốc tế gồm 115 quốc gia thành viên, có trụ sở tại La Haye, Hà Lan, được thành lập theo Công ước La Haye năm 1899 nhằm giải quyết các tranh chấp giữa các nhà nước, tổ chức liên chính phủ và thể nhân, kể cả tranh chấp lãnh thổ trên đất liền và trên biển.
Hai ngôn ngữ chính thức là Anh và Pháp, nhưng các bên nhờ đến PCA cũng có thể thỏa thuận sử dụng một thứ tiếng khác. Việc nhờ đến PCA là một chọn lựa dựa trên các nguyên tắc chủ quyền của các Nhà nước và các bên tranh chấo đồng ý nhờ đến trọng tài, nhưng một khi đã được ra PCA thì phán quyết mang tính bắt buộc.
Philippines đã kiện Trung Quốc ra Tòa Trọng tài Thường trực về đường lưỡi bò 9 đoạn do Bắc Kinh tự ấn định, vi phạm Công ước Quốc tế về Luật Biển, nhưng Trung Quốc từ chối tham gia.
Một vụ kiện trước đây do Tòa Trọng tài Thường trực thụ lý là vụ tranh chấp đảo Palmas giữa Hà Lan và Hoa Kỳ năm 1928. Đảo này ở giữa Mindanao của Philippines và quần đảo Nanusa. Tây Ban Nha đã chiếm đảo năm 1606 nhưng rời bỏ vào cuối thế kỷ 17, sau đó Hà Lan thiết lập chủ quyền. Theo Hiệp ước Paris 1898 sau chiến tranh Mỹ-Tây Ban Nha, Hoa Kỳ được quyền cai trị Philippines trong đó có đảo Palmas.
Tòa Trọng tài Thường trực đã quyết định đảo Palmas thuộc về Đông Ấn Hà Lan, nay là Indonesia. Quyết định này cho thấy trọng tài nghiêng về phía quốc gia chiếm hữu thực tế hòn đảo và tuyên bố chủ quyền một cách công khai, liên tục mà không có sự phản đối từ quốc gia phát hiện đầu tiên cũng như các chủ thể khác.
http://vi.rfi.fr/viet-nam/20140623-viet-nam-ky-ket-xac-nhan-tu-cach-toa-trong-tai-thuong-truc/
Theo cổng thông tin điện tử của Chính phủ Việt Nam, Hà Nội sẽ tạo điều kiện cho PCA hoạt động. Về phía PCA sẽ cung cấp các thông tin, tư vấn về các thủ tục thuộc quy trình trọng tài quốc tế, giúp đào tạo cán bộ pháp lý.
Tòa Trọng tài Thường trực là tổ chức quốc tế gồm 115 quốc gia thành viên, có trụ sở tại La Haye, Hà Lan, được thành lập theo Công ước La Haye năm 1899 nhằm giải quyết các tranh chấp giữa các nhà nước, tổ chức liên chính phủ và thể nhân, kể cả tranh chấp lãnh thổ trên đất liền và trên biển.
Hai ngôn ngữ chính thức là Anh và Pháp, nhưng các bên nhờ đến PCA cũng có thể thỏa thuận sử dụng một thứ tiếng khác. Việc nhờ đến PCA là một chọn lựa dựa trên các nguyên tắc chủ quyền của các Nhà nước và các bên tranh chấo đồng ý nhờ đến trọng tài, nhưng một khi đã được ra PCA thì phán quyết mang tính bắt buộc.
Philippines đã kiện Trung Quốc ra Tòa Trọng tài Thường trực về đường lưỡi bò 9 đoạn do Bắc Kinh tự ấn định, vi phạm Công ước Quốc tế về Luật Biển, nhưng Trung Quốc từ chối tham gia.
Một vụ kiện trước đây do Tòa Trọng tài Thường trực thụ lý là vụ tranh chấp đảo Palmas giữa Hà Lan và Hoa Kỳ năm 1928. Đảo này ở giữa Mindanao của Philippines và quần đảo Nanusa. Tây Ban Nha đã chiếm đảo năm 1606 nhưng rời bỏ vào cuối thế kỷ 17, sau đó Hà Lan thiết lập chủ quyền. Theo Hiệp ước Paris 1898 sau chiến tranh Mỹ-Tây Ban Nha, Hoa Kỳ được quyền cai trị Philippines trong đó có đảo Palmas.
Tòa Trọng tài Thường trực đã quyết định đảo Palmas thuộc về Đông Ấn Hà Lan, nay là Indonesia. Quyết định này cho thấy trọng tài nghiêng về phía quốc gia chiếm hữu thực tế hòn đảo và tuyên bố chủ quyền một cách công khai, liên tục mà không có sự phản đối từ quốc gia phát hiện đầu tiên cũng như các chủ thể khác.
http://vi.rfi.fr/viet-nam/20140623-viet-nam-ky-ket-xac-nhan-tu-cach-toa-trong-tai-thuong-truc/
Việt Nam tham khảo Philippines về vụ kiện Trung Quốc
Biểu hiệu của tòa án trọng tài Liên Hiệp Quốc
Kyodo News, ngày 22/05/2014 đưa tin, các quan chức Philippines cho biết, trong chuyến công du Manila, ông Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng Việt Nam, nước hiện đang có tranh chấp biển đảo với Trung Quốc, đã « tham khảo » Tổng thống Philippines Benigno Aquino về trường hợp Manila kiện Trung Quốc lên tòa án Liên Hiệp Quốc.
Theo các quan chức này, ông Dũng đã nói với ông Aquino trong cuộc gặp tại Phủ Tổng thống Malacanang, hôm 21/05, rằng Hà Nội « theo dõi sát sao » vụ kiện.
Ông Edwin Lacierda, phát ngôn viên của Tổng thống Philippines cho biết, trong cuộc gặp với Tổng thống Aquino, Thủ tướng Dũng không nói dứt khoát là Việt Nam có kế hoạch đưa vụ tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc ra trước tòa án Liên Hiệp Quốc.
Tuy nhiên, trong tuyên bố gửi các cơ quan truyền thông, ông Dũng nói rằng Việt Nam « đang xem xét nhiều biện pháp phòng vệ khác nhau, bao gồm các hành động pháp lý phù hợp với luật pháp quốc tế ».
Ông Dũng tuyên bố : « Những hành động của Trung Quốc trên vùng biển Việt Nam trong nhiều ngày qua là cực kỳ nguy hiểm, đe dọa nghiêm trọng đến hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn và tự do hàng hải, hợp tác và phát triển ở khu vực và thế giới ».
Do vậy, ông Lacierda nói Việt Nam đang « theo dõi xem chúng tôi đã kiện như thế nào ».
Ông Lacierda cho biết, « chắc chắn đây là một việc mà Việt Nam quan tâm, bởi vì một nước nhỏ quyết định sử dụng cơ chế ngoại giao trọng tài quốc tế. Đó là điều mà Việt Nam đang theo dõi ». « Việt Nam đã quan sát vụ việc. Còn triển vọng vụ việc ra sao, nên làm vào lúc nào, thì đó là chủ đề thảo luận giữa người Việt Nam với nhau. Nhưng chắc chắn là Việt Nam đang quan sát và theo dõi diễn tiến trường hợp kiện lên tòa án trọng tài ».
Vào tháng Giêng năm ngoái, Philippines đã đưa vụ tranh chấp lãnh thổ và biển với Trung Quốc ra tòa án trọng tài Liên Hiệp Quốc để « làm rõ » các quyền của các bên, kể cả Trung Quốc, trong khuôn khổ Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển.
Manila muốn tòa án trọng tài, bao gồm 5 thành viên, đặt tại La Haye, Hà Lan, tuyên bố rằng đòi hỏi của Trung Quốc tại Biển Đông là vô giá trị và đi ngược lại Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển.
Ông Lacierda nói : « Việt Nam đang dõi theo các hành động của chúng tôi, nhất là qua con đường ngoại giao, bởi vì giống như đấu quyền Anh, chúng tôi không thể nào đọ được với Trung Quốc về quân sự ». « Do vậy, chúng tôi thực sự phải dùng con đường ngoại giao và tôi nghĩ rằng cộng đồng quốc tế đang dõi theo cách thức mà Philippines tiến hành trong việc xử lý tranh chấp với Trung Quốc ».
Philippines và Việt Nam là hai nạn nhân chính của các hành động ngày càng hung hăng của Trung Quốc nhằm kiểm soát các vùng đang có tranh chấp tại Biển Đông.
Các va chạm trên biển giữa tàu Việt Nam và Trung Quốc xẩy ra ở gần quần đảo Hoàng Sa đang có tranh chấp, hồi đầu tháng này, khi Trung Quốc hạ đặt giàn khoan dầu gần vùng biển mà Việt Nam coi là thuộc vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của mình.
Tháng trước, Philippines đã phản đối việc Trung Quốc chiếm đóng và củng cố hạ tầng trên một bãi đá khác đang có tranh chấp ở Biển Đông.
Cả hai nhà lãnh đạo, Tổng thống Aquino và Thủ tướng Dũng, đều cam kết chống lại những hành động hung hăng gần đây của Trung Quốc.
Sau cuộc gặp ngày 21/05, ông Dũng nói rằng Manila và Hà Nội « quyết tâm chống lại các hành động vi phạm của Trung Quốc và kêu gọi các nước và cộng đồng quốc tế lên án mạnh mẽ Trung Quốc ».
Hai nhà lãnh đạo đã kêu gọi Trung Quốc « chấm dứt các hành động xâm phạm, triệt để tuân thủ luật pháp quốc tế », bao gồm Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982 và Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông mà ASEAN và Trung Quốc đã ký năm 2002.
Hai nhà lãnh đạo cũng kêu gọi ASEAN và Trung Quốc « phấn đấu sớm đạt được Bộ Quy tắc ứng xử » ở Biển Đông.
Các cuộc thảo luận nhằm xây dựng một Bộ Quy tắc ứng xử mang tính ràng buộc về pháp lý tiến triển chậm chạp cho dù ASEAN kêu gọi thúc đẩy nhanh các cuộc thương lượng.
http://vi.rfi.fr/viet-nam/20140524-viet-nam-tham-khao-philippines-ve-vu-kien-trung-quoc/
Ông Edwin Lacierda, phát ngôn viên của Tổng thống Philippines cho biết, trong cuộc gặp với Tổng thống Aquino, Thủ tướng Dũng không nói dứt khoát là Việt Nam có kế hoạch đưa vụ tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc ra trước tòa án Liên Hiệp Quốc.
Tuy nhiên, trong tuyên bố gửi các cơ quan truyền thông, ông Dũng nói rằng Việt Nam « đang xem xét nhiều biện pháp phòng vệ khác nhau, bao gồm các hành động pháp lý phù hợp với luật pháp quốc tế ».
Ông Dũng tuyên bố : « Những hành động của Trung Quốc trên vùng biển Việt Nam trong nhiều ngày qua là cực kỳ nguy hiểm, đe dọa nghiêm trọng đến hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn và tự do hàng hải, hợp tác và phát triển ở khu vực và thế giới ».
Do vậy, ông Lacierda nói Việt Nam đang « theo dõi xem chúng tôi đã kiện như thế nào ».
Ông Lacierda cho biết, « chắc chắn đây là một việc mà Việt Nam quan tâm, bởi vì một nước nhỏ quyết định sử dụng cơ chế ngoại giao trọng tài quốc tế. Đó là điều mà Việt Nam đang theo dõi ». « Việt Nam đã quan sát vụ việc. Còn triển vọng vụ việc ra sao, nên làm vào lúc nào, thì đó là chủ đề thảo luận giữa người Việt Nam với nhau. Nhưng chắc chắn là Việt Nam đang quan sát và theo dõi diễn tiến trường hợp kiện lên tòa án trọng tài ».
Vào tháng Giêng năm ngoái, Philippines đã đưa vụ tranh chấp lãnh thổ và biển với Trung Quốc ra tòa án trọng tài Liên Hiệp Quốc để « làm rõ » các quyền của các bên, kể cả Trung Quốc, trong khuôn khổ Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển.
Manila muốn tòa án trọng tài, bao gồm 5 thành viên, đặt tại La Haye, Hà Lan, tuyên bố rằng đòi hỏi của Trung Quốc tại Biển Đông là vô giá trị và đi ngược lại Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển.
Ông Lacierda nói : « Việt Nam đang dõi theo các hành động của chúng tôi, nhất là qua con đường ngoại giao, bởi vì giống như đấu quyền Anh, chúng tôi không thể nào đọ được với Trung Quốc về quân sự ». « Do vậy, chúng tôi thực sự phải dùng con đường ngoại giao và tôi nghĩ rằng cộng đồng quốc tế đang dõi theo cách thức mà Philippines tiến hành trong việc xử lý tranh chấp với Trung Quốc ».
Philippines và Việt Nam là hai nạn nhân chính của các hành động ngày càng hung hăng của Trung Quốc nhằm kiểm soát các vùng đang có tranh chấp tại Biển Đông.
Các va chạm trên biển giữa tàu Việt Nam và Trung Quốc xẩy ra ở gần quần đảo Hoàng Sa đang có tranh chấp, hồi đầu tháng này, khi Trung Quốc hạ đặt giàn khoan dầu gần vùng biển mà Việt Nam coi là thuộc vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của mình.
Tháng trước, Philippines đã phản đối việc Trung Quốc chiếm đóng và củng cố hạ tầng trên một bãi đá khác đang có tranh chấp ở Biển Đông.
Cả hai nhà lãnh đạo, Tổng thống Aquino và Thủ tướng Dũng, đều cam kết chống lại những hành động hung hăng gần đây của Trung Quốc.
Sau cuộc gặp ngày 21/05, ông Dũng nói rằng Manila và Hà Nội « quyết tâm chống lại các hành động vi phạm của Trung Quốc và kêu gọi các nước và cộng đồng quốc tế lên án mạnh mẽ Trung Quốc ».
Hai nhà lãnh đạo đã kêu gọi Trung Quốc « chấm dứt các hành động xâm phạm, triệt để tuân thủ luật pháp quốc tế », bao gồm Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982 và Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông mà ASEAN và Trung Quốc đã ký năm 2002.
Hai nhà lãnh đạo cũng kêu gọi ASEAN và Trung Quốc « phấn đấu sớm đạt được Bộ Quy tắc ứng xử » ở Biển Đông.
Các cuộc thảo luận nhằm xây dựng một Bộ Quy tắc ứng xử mang tính ràng buộc về pháp lý tiến triển chậm chạp cho dù ASEAN kêu gọi thúc đẩy nhanh các cuộc thương lượng.
http://vi.rfi.fr/viet-nam/20140524-viet-nam-tham-khao-philippines-ve-vu-kien-trung-quoc/
Geen opmerkingen:
Een reactie posten