Chuyện về nguồn gốc các cuốn hộ chiếu trên thế giới
Giữa thế chiến thứ nhất, hệ thống hộ chiếu được sử dụng rộng rãi vì chính phủ nhiều nước muốn chủ động trong việc kiểm soát điệp viên.
Hộ chiếu là loại giấy tờ quan trọng để nhận dạng cá nhân và quốc tịch mỗi người, được xem như tấm vé thông hành, giúp di chuyển từ nước này sang nước khác. Thông thường, hộ chiếu có ba loại gồm phổ thông, công vụ và ngoại giao. Dù được sử dụng phổ biến, ít ai biết rõ quá trình ra đời của loại giấy tờ này.
Ở Anh, khái niệm về giấy tờ bảo đảm an toàn cho bản thân khi đi đâu đó xuất hiện vào thời vua Henry V, năm 1414. Lúc bấy giờ, những loại giấy tờ này được ban hành bởi nhà vua đến bất cứ ai, dù họ có phải người Anh hay không.
Đến năm 1540, việc ban hành lại thuộc về hội đồng Cơ mật. Từ "hộ chiếu" mới dần trở nên phổ biến vì người dân phải dùng để qua cảng biển hoặc cổng tường thành. Từ thời kỳ này đến năm 1858, các loại hộ chiếu vẫn viết bằng tiếng Pháp bất kể người sở hữu là công dân nước khác, đồng thời trở thành điều kiện cần để du lịch nước ngoài.
Vào thế kỷ 19, hệ thống giấy tờ này bắt đầu sụp đổ khi các tuyến đường sắt được mở, chạy khắp châu Âu. Chính quyền Pháp cảm thấy việc phát hành và kiểm tra hộ chiếu tất cả các công dân đi lại tự do khắp nơi là việc làm vô nghĩa.
Quốc gia này sau đó hủy bỏ hộ chiếu và khiến các nước châu Âu khác "bắt chước" theo. Tấm vé thông hành nổi tiếng chỉ thực sự trở lại giữa thế chiến thứ nhất, khi các chính phủ muốn kiểm soát sự đi lại của điệp viên.
Hộ chiếu của người Anh khi đó còn là sản phẩm của luật công dân Anh 1914 với hình thức một tờ giấy gấp làm 8 phần, được giữ chặt bởi miếng bìa bao ngoài. Mỗi cuốn có giá trị trong hai năm, chứa hình ảnh và chữ ký cùng một số đặc điểm nhận dạng của người sở hữu.
Các quốc gia khác cũng có cấu trúc hộ chiếu giống nước Anh và chỉ thêm một số nét riêng biệt tùy theo văn hóa từng nơi. Đến đầu thế kỷ 20, quyển sổ hộ chiếu hoàn chỉnh như ngày nay mới hình thành rõ nét, chuẩn hóa quốc tế và được sử dụng rộng rãi.
Lý do ban đầu hộ chiếu được sử dụng rộng rãi vì chính phủ muốn kiểm soát điệp viên. Ảnh: wired
|
Đến năm 1540, việc ban hành lại thuộc về hội đồng Cơ mật. Từ "hộ chiếu" mới dần trở nên phổ biến vì người dân phải dùng để qua cảng biển hoặc cổng tường thành. Từ thời kỳ này đến năm 1858, các loại hộ chiếu vẫn viết bằng tiếng Pháp bất kể người sở hữu là công dân nước khác, đồng thời trở thành điều kiện cần để du lịch nước ngoài.
Vào thế kỷ 19, hệ thống giấy tờ này bắt đầu sụp đổ khi các tuyến đường sắt được mở, chạy khắp châu Âu. Chính quyền Pháp cảm thấy việc phát hành và kiểm tra hộ chiếu tất cả các công dân đi lại tự do khắp nơi là việc làm vô nghĩa.
Quốc gia này sau đó hủy bỏ hộ chiếu và khiến các nước châu Âu khác "bắt chước" theo. Tấm vé thông hành nổi tiếng chỉ thực sự trở lại giữa thế chiến thứ nhất, khi các chính phủ muốn kiểm soát sự đi lại của điệp viên.
Mẫu hộ chiếu xưa của đất nước Nhật Bản. Ảnh: wikipedia
|
Các quốc gia khác cũng có cấu trúc hộ chiếu giống nước Anh và chỉ thêm một số nét riêng biệt tùy theo văn hóa từng nơi. Đến đầu thế kỷ 20, quyển sổ hộ chiếu hoàn chỉnh như ngày nay mới hình thành rõ nét, chuẩn hóa quốc tế và được sử dụng rộng rãi.
Thảo Nghi
- 4 cuốn hộ chiếu độc đáo trên thế giới (27/1)
- Chàng trai bí ẩn xuất hiện trên hộ chiếu bé gái 3 tuổi (9/12)
- Hộ chiếu mới của Na Uy biến thành bầu trời đêm dưới tia cực tím (19/11)
- Tìm thấy hộ chiếu và ví tiền sau 18 năm thất lạc ở Thụy Sĩ (12/11)
- Cách ứng phó khi mất hộ chiếu trên đường du lịch (29/10)
http://dulich.vnexpress.net/tin-tuc/cong-dong/dau-chan/chuyen-ve-nguon-goc-cac-cuon-ho-chieu-tren-the-gioi-3112892.html
4 cuốn hộ chiếu độc đáo trên thế giới
Trong khi hộ chiếu Canada, Na Uy, Hungary có khả năng phát sáng dưới đèn tia cực tím, thì cuốn 'sổ thông hành' của Phần Lan lại mang đến giây phút vui vẻ khi lật các trang.
Dưới đây là bốn cuốn hộ chiếu trong mơ của các phượt thủ.
1. Hộ chiếu Canada
Hình in pháo hoa trên tòa nhà quốc hội Canada nổi bật dưới ánh đèn tia cực tím. Ảnh: feelguide
|
Được phát hành từ năm 2013 nhưng gần đây, cuốn hộ chiếu Canada mới được tích hợp công nghệ mới giúp chúng có khả năng phát sáng độc đáo dưới ánh đèn tia cực tím. Do đó, nếu chỉ nhìn dưới ánh sáng thường, hộ chiếu Canada cũng giống như bao quốc gia khác. Nhưng khi chiếu đèn tia cực tím, các hình in chìm biểu tượng của Canada như lá phong, tòa nhà quốc hội, thác Niagra... trở nên lung linh đầy màu sắc.
Không chỉ là cách thức quảng bá đất nước, thiết kế mới này còn phục vụ cho vấn đề kiểm soát an ninh nhằm tránh làm giả hộ chiếu, đồng thời giúp hành khách dễ dàng tìm kiếm hộ chiếu bị bị thất lạc. Ngoài ra, hộ chiếu Canada còn được gắn chip sinh trắc học (công nghệ sử dụng những thuộc tính vật lý, đặc điểm sinh học riêng của mỗi cá nhân như vân tay, mống mắt, khuôn mặt... để nhận diện) giúp ngăn chặn hành vi sao chép, làm giả hộ chiếu một cách tối đa.
2. Hộ chiếu Na Uy
Bầu trời đêm cực quang trên hộ chiếu Na Uy. Ảnh: Neue
|
Trước Canada, Na Uy cũng được biết đến với mẫu hộ chiếu có khả năng biến hóa linh hoạt dưới tia cực tím. Điển hình nhất trong các họa tiết của nó là khung cảnh bầu trời đêm cực quang tuyệt đẹp, tạo nên cảm giác bí ẩn, đầy mê hoặc cho cuốn hộ chiếu. Thêm vào đó, hộ chiếu Na Uy còn ghi điểm với bìa ngoài 3 màu: trắng, xanh ngọc, đỏ dành cho người nhập cư, nhà ngoại giao hay hạng phổ thông, rất khác so với các nước ở châu Âu.
Mẫu thiết kế này được đánh giá cao bởi không chỉ thể hiện tính cách quốc gia mà còn bảo đảm tính nghiêm túc của loại giấy tờ quan trọng này. Tuy nhiên đây mới chỉ là mẫu hộ chiếu được Na Uy chọn trong cuộc thi thiết kế lại passport và thẻ ID. Chúng có thể được lưu thông trong vòng 2 năm tới. (Xem chi tiết tại đây)
3. Hộ chiếu Hungary
Những nốt nhạc phát sáng trong hộ chiếu Hungary. Ảnh: Flickr
|
Tương tự ở các quốc gia châu Âu, bìa ngoài của cuốn hộ chiếu Hungary có màu đỏ booc-đô. Chính giữa bìa in quốc huy Hungary cùng dòng chữ "Európai Unio" (Liên minh châu Âu) và "Magyarország" (Hungary) ở trên và "útlevél" nghĩa là hộ chiếu ở dưới.
Điểm đặc biệt của cuốn hộ chiếu này nằm ở các trang visa. Khi chiếu đèn UV (tia cực tím), bạn sẽ thấy các khuông nhạc in chìm hiện lên rõ nét. Đây là những nốt nhạc trong bài Szozat - quốc ca thứ 2 của Hungary, thường vang vào cuối các chương trình kỷ niệm.
4. Hộ chiếu Phần Lan
Lật các trang trong hộ chiếu bạn sẽ có cảm giác như chú nai đang chạy. Ảnh: trendsnow
|
Không sử dụng công nghệ hiện đại nhưng cuốn hộ chiếu Phần Lan lại đem đến cảm giác thích thú khi lật giở các trang liên tục. Bằng cách vẽ vào các trang cuối trong cuốn hộ chiếu mới của Phần Lan một hình in con nai sừng tấm, khi lật nhanh ta sẽ thấy con nai chạy dần về phía mép của cuốn hộ chiếu như một đoạn hoạt hình ngắn.
Vy An
http://dulich.vnexpress.net/tin-tuc/quoc-te/4-cuon-ho-chieu-doc-dao-tren-the-gioi-3139337.html
Cách ứng phó khi mất hộ chiếu trên đường du lịch
Chuẩn bị sẵn ảnh 4 x 6 hay giữ tiền và thẻ tín dụng ở nhiều nơi khác nhau là những cách giúp bạn linh hoạt hơn khi mất hộ chiếu.
Hộ chiếu là điều kiện tiên quyết bạn cần phải có khi muốn du lịch nước ngoài. Tuy nhiên giống nhiều loại giấy tờ khác, hộ chiếu cũng có khả năng bị thất lạc. Do đó hãy là người du lịch thông minh khi trang bị cho mình những lưu ý sau:
Luôn giữ hộ chiếu bên mình
Hãy luôn mang theo hộ chiếu bên mình khi ra ngoài. Ảnh: Diệu Huyền.
|
Đừng chủ quan khi để lại hộ chiếu ở khách sạn. Bạn hãy luôn đem theo tấm bùa hộ mệnh này bên mình. Cách an toàn nhất là mua loại túi chuyên dụng để hộ chiếu đeo bên trong áo. Đây cũng là nơi mà bạn có thể cất tiền. Trường hợp chỉ có giỏ xách hay ba lô thì luôn giữ cẩn thận, tránh bị cướp giật hay móc túi.
Chuẩn bị sẵn ảnh 4 x 6
Không ai muốn rơi vào tình trạng chạy đôn đáo để tìm nơi chụp và rửa ảnh, nhất là khi bạn đang ở một đất nước xa lạ. Hãy chuẩn bị sẵn ít nhất 2 tấm hình 4 x 6 phông trắng để bạn có thể làm lại cuốn hộ chiếu được nhanh chóng. Ngoài ra bạn cũng nên photo sẵn hộ chiếu và chứng minh thư nhân dân. Hai loại giấy tờ này tuyệt đối không được kẹp cùng hộ chiếu.
Giữ tiền và thẻ tín dụng ở nhiều nơi khác nhau
Có thể bạn nghĩ việc này không liên quan tới hộ chiếu nhưng thực tế lại không phải vậy. Hãy giữ tiền, thẻ tín dụng ở những nơi khác nhau để không bị mất cùng hộ chiếu. Bạn có thể sử dụng số tiền đó để di chuyển, tìm thông tin liên lạc trong khi chờ cấp mới hộ chiếu.
Hãy giữ tiền, thẻ tín dụng và hộ chiếu ở những nơi khác nhau. Ảnh: habanaija.
|
Học một vài câu giao tiếp cơ bản
Ghi nhớ một vài câu giao tiếp sẽ giúp ích cho bạn trong tình huống này. Bạn có thể nhờ người dân địa phương chỉ đường tới đồn cảnh sát, Đại sứ quán Việt Nam tại nước sở tại hoặc xin số điện thoại cần thiết.
Giữ bình tĩnh
Hãy giữ bình tĩnh khi bạn không tìm thấy cuốn hộ chiếu của mình. Bạn có thể dành thời gian hốt hoảng đó để rà soát lại các điểm đến, hoàn cảnh mình có thể làm mất và trở lại nếu gần. Trường hợp không tìm thấy hãy báo cho cảnh sát gần đó. Sau khi trình báo bạn nên liên lạc ngay với đại sứ quán, lãnh sự quán để hỏi về thủ tục cấp mới. Tuy nhiên cách tốt nhất vẫn là ghi nhớ địa chỉ và số điện thoại của đại sứ quán, lãnh sự quán Việt Nam ở nước sở tại.
Diệu Huyền
http://dulich.vnexpress.net/tin-tuc/cong-dong/tu-van/cach-ung-pho-khi-mat-ho-chieu-tren-duong-du-lich-3099695.html
Quy định cấp lại hộ chiếu khi bạn đang ở nước ngoài
Khi thất lạc hoặc bị mất cắp hộ chiếu còn giá trị ở nước ngoài, để đề phòng kẻ gian lợi dụng và tự bảo vệ các chi tiết nhân thân của mình, bạn cần thông báo ngay việc mất hộ chiếu cho cảnh sát nước sở tại và cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam gần nhất.
Điền đầy đủ thông tin vào đơn trình báo mất hộ chiếu theo mẫu hộ chiếu (download), gửi email về cục Lãnh sự (theo địa chỉ cls.mfa@mofa.gov.vn) và cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam nơi bạn đang có mặt, kèm theo 02 ảnh cỡ 4 x 6.
Nộp kèm theo bản chụp giấy xác nhận báo mất hộ chiếu của cảnh sát.
Khi có mặt tại Cơ quan Đại diện:
Những thông tin mà bạn cung cấp trong đơn trình báo mất hộ chiếu (mẫu hộ chiếu) sẽ được nhập vào dữ liệu của cục Quản lý Xuất nhập cảnh (Bộ Công an) và thông báo hủy giá trị sử dụng quyền hộ chiếu đó tới hầu hết các nước trên thế giới.
Khi hộ chiếu mất đã được thông báo hủy, quyển hộ chiếu đó sẽ không được phục hồi giá trị, bạn không thể sử dụng lại nếu bạn tìm thấy quyển hộ chiếu đó. Bạn cần xin cấp hộ chiếu mới.
Thời gian Cơ quan Đại diện Việt Nam xét cấp lại hộ chiếu hoặc Giấy thông hành:
Nếu bạn có mang theo giấy tờ khác chứng minh quốc tịch Việt Nam như chứng minh nhân dân, bằng chứng bạn nhập cảnh nước sở tại hợp pháp (vé máy bay, tờ khai nhập cảnh) trong vòng 5 ngày làm việc, bạn sẽ được lại hộ chiếu nếu bạn tiếp tục hành trình đi nước khác; nếu bạn về nước sẽ được cấp thông hành.
Nếu bạn đi theo tour hoặc nhóm, đoàn công tác, người đi cùng đoàn xuất trình hộ chiếu cá nhân, xác nhận bạn là thành viên của đoàn, bạn sẽ được cấp thông hành về nước trong vòng 24 giờ.
Nếu bạn không có bất kỳ giấy tờ nào khác và không thuộc đối tượng nêu trên, cơ quan đại diện Việt Nam phải tiến hành xác minh. Thời gian không quá 5 ngày làm việc, bạn sẽ được xem xét cấp lại hộ chiếu hoặc thông hành.
Nguồn: Bộ Ngoại giao
http://dulich.vnexpress.net/tin-tuc/cong-dong/tu-van/cach-ung-pho-khi-mat-ho-chieu-tren-duong-du-lich-3099695-p2.html
Geen opmerkingen:
Een reactie posten