Nguồn gốc ngày lễ Giáng sinh
Giáo dân tại Erbil, phía bắc Irak đón Noël đêm 24/12/2014 - AFP / SAFIN HAMED
Hôm nay, 25/12, hơn 1 tỷ tín đồ Công giáo trên thế giới mừng lễ Giáng sinh, vì đây được cho là ngày mà Chúa Giêsu Hài đồng đã sinh ra nghèo hèn trong máng cỏ hang lừa ở Bêlem, xuống thế làm người để cứu chuộc nhân loại. Nhưng có lẻ ít ai biết đến nguồn gốc của lễ Giáng sinh, hay đúng hơn là ít ai biết ngày lễ này có từ bao giờ.
Trước khi nói về nguồn gốc của lễ Giáng sinh, thì chúng ta hãy thử giải đáp câu hỏi : Chúa Giêsu thật ra đã sinh ra vào ngày nào ? Hiện nay, nhiều nhà nghiên cứu, kể cả Giáo hoàng Benedicto 16, đã xác định thật ra Đấng Cứu Thế không phải là đã sinh ngày 25/12 cách đây 2014 năm.
Chúa Giêsu sinh ngày nào ?
Đọc lại các sách Phúc Âm thì ta sẽ thấy là kinh thánh không hề đưa ra ngày sinh cụ thể nào, thậm chí không nói rõ là Chúa Hài đồng đã mở mắt chào đời vào mùa nào. Phúc âm theo Thánh Máccô và Phúc âm theo Thánh Gioan không hề đề cập đến sự kiện này, còn Phúc âm theo thánh Mátthêu chỉ nói là Chúa sinh ra "vào thời Vua Hêrôđê". Theo lịch sử, Vua Hêrôđê trị vì hơn 30 năm, từ năm 37 đến năm 4 trước Công Nguyên.
Còn theo Phúc âm thánh Luca, Mẹ Maria, lúc ấy đang mang thai, phải đi đến Bêlem, nơi mà Giuse chồng bà phải có mặt để được kiểm tra dân số « trong khắp cả thiên hạ », theo lệnh của Hoàng đế Augúttô, được thực hiện thời ông Quiriniô làm tổng trấn xứ Xyria.
Nhưng làm sao Chúa Giêsu có thể sinh ra vào thời Vua Hêrôđê, chết vào năm 4 trước CN, mà lại có thể được kiểm tra dân số dưới thời « ông Quiriniô làm tổng trấn xứ Xyria », vào năm 6 sau CN, tức là 10 năm sau? Như vậy, theo Thánh Luca, Chúa Giêsu sinh ra vào thời điểm mà theo thánh Mátthêu lẽ ra Ngài đã được 10 tuổi.
Cũng theo Phúc âm theo Thánh Luca, khi Ðức Giêsu khởi sự rao giảng, « Người trạc ba mươi tuổi », vào một thời điểm được xác định là cuối năm 27 hoặc đầu năm 28 sau CN.
Cho đến khoảng năm 200 sau Công nguyên, mới có một nhà thần học nêu lên các giả thuyết về ngày sinh của Chúa, đó là các tháng 3, tháng 4 hoặc tháng 5, nhưng không hề có ai nói đến ngày 25/12.
Trong một thời gian dài, Ngày Chúa Giáng Sinh được ghi lúc này lúc khác. Tổ phụ Clément d'Alexandrie đề nghị mừng lễ Noel ngày 19/4, nhưng cũng có nhiều người chủ trương ngày 18/4 hoặc 24/3 hoặc 29/5. Nhân đây cũng xin nói rằng các Giáo hội Phương Đông mừng Chúa ra đời ngày 6/1.
Bây giờ chính Cựu Giáo hoàng Benedicto 16, nguyên là một giáo sư thần học, cũng nhìn nhận rằng Chúa Giêsu không phải hạ sinh ngày 25/12. Trong cuốn sách thứ ba viết về cuộc đời của Chúa Giêsu, xuất bản năm 2012, Ngài đã nêu ra những sai lầm trong việc xác định ngày và năm sinh của Đấng Cứu Thế và theo Giáo hoàng Benedicto 16, đúng hơn là Chúa Giêsu đã xuống thế làm người từ cách đó 6 hoặc 7 năm, chứ không phải cách đây 2014 năm.
Vì sao chọn ngày 25/12 ?
Xem lại lịch sử tôn giáo ta sẽ thấy là thật ra đến thế kỷ thứ 4, Giáo hội mới chính thức ấn định ngày sinh của Chúa Hài đồng. Cụ thể là sau nhiều tranh cãi gay gắt, mãi đến cuối triều đại Hoàng đế Constantin (qua đời năm 337), Giáo hội Công giáo La Mã mới dứt khoát chọn ngày 25/12 là ngày Chúa Giáng sinh, thay thế cho ngày lễ thần Mặt trời, Mythra, của dân La Mã thời Cổ Đại.
Giải thích thường được đưa ra nhất đó là Giáo hội muốn ngày lễ Giáng sinh trùng với một những ngày lễ đã có của những người thờ đa thần thời ấy, mà những ngày lễ thường tập trung vào mùa Đông. Mục đích là để thúc đẩy sự bành trướng của Thiên chúa giáo thuở ban đầu. Nhưng một số nhà sử học thì vẫn bác bỏ giải thích ấy, cho rằng nó không có cơ sở lịch sử.
Dầu sao thì ngày Chúa Giáng sinh là khởi đầu của Công nguyên, lịch mà nay được áp dụng ở tuyệt đại đa số quốc gia trên thế giới, là dấu mốc để các nhà sử học xác định thời điểm của các sự kiện ( trước Công nguyên hay sau Công nguyên). Và cho dù Chúa Giêsu có sinh ra trước Công nguyên vài năm hay vài chục năm thì bây giờ cũng chẳng có ai nghĩ đến chuyện sửa lại Dương lịch.
http://vi.rfi.fr/xa-hoi/20141225-nguon-goc-ngay-le-giang-sinh/
Chúa Giêsu sinh ngày nào ?
Đọc lại các sách Phúc Âm thì ta sẽ thấy là kinh thánh không hề đưa ra ngày sinh cụ thể nào, thậm chí không nói rõ là Chúa Hài đồng đã mở mắt chào đời vào mùa nào. Phúc âm theo Thánh Máccô và Phúc âm theo Thánh Gioan không hề đề cập đến sự kiện này, còn Phúc âm theo thánh Mátthêu chỉ nói là Chúa sinh ra "vào thời Vua Hêrôđê". Theo lịch sử, Vua Hêrôđê trị vì hơn 30 năm, từ năm 37 đến năm 4 trước Công Nguyên.
Còn theo Phúc âm thánh Luca, Mẹ Maria, lúc ấy đang mang thai, phải đi đến Bêlem, nơi mà Giuse chồng bà phải có mặt để được kiểm tra dân số « trong khắp cả thiên hạ », theo lệnh của Hoàng đế Augúttô, được thực hiện thời ông Quiriniô làm tổng trấn xứ Xyria.
Nhưng làm sao Chúa Giêsu có thể sinh ra vào thời Vua Hêrôđê, chết vào năm 4 trước CN, mà lại có thể được kiểm tra dân số dưới thời « ông Quiriniô làm tổng trấn xứ Xyria », vào năm 6 sau CN, tức là 10 năm sau? Như vậy, theo Thánh Luca, Chúa Giêsu sinh ra vào thời điểm mà theo thánh Mátthêu lẽ ra Ngài đã được 10 tuổi.
Cũng theo Phúc âm theo Thánh Luca, khi Ðức Giêsu khởi sự rao giảng, « Người trạc ba mươi tuổi », vào một thời điểm được xác định là cuối năm 27 hoặc đầu năm 28 sau CN.
Cho đến khoảng năm 200 sau Công nguyên, mới có một nhà thần học nêu lên các giả thuyết về ngày sinh của Chúa, đó là các tháng 3, tháng 4 hoặc tháng 5, nhưng không hề có ai nói đến ngày 25/12.
Trong một thời gian dài, Ngày Chúa Giáng Sinh được ghi lúc này lúc khác. Tổ phụ Clément d'Alexandrie đề nghị mừng lễ Noel ngày 19/4, nhưng cũng có nhiều người chủ trương ngày 18/4 hoặc 24/3 hoặc 29/5. Nhân đây cũng xin nói rằng các Giáo hội Phương Đông mừng Chúa ra đời ngày 6/1.
Bây giờ chính Cựu Giáo hoàng Benedicto 16, nguyên là một giáo sư thần học, cũng nhìn nhận rằng Chúa Giêsu không phải hạ sinh ngày 25/12. Trong cuốn sách thứ ba viết về cuộc đời của Chúa Giêsu, xuất bản năm 2012, Ngài đã nêu ra những sai lầm trong việc xác định ngày và năm sinh của Đấng Cứu Thế và theo Giáo hoàng Benedicto 16, đúng hơn là Chúa Giêsu đã xuống thế làm người từ cách đó 6 hoặc 7 năm, chứ không phải cách đây 2014 năm.
Vì sao chọn ngày 25/12 ?
Xem lại lịch sử tôn giáo ta sẽ thấy là thật ra đến thế kỷ thứ 4, Giáo hội mới chính thức ấn định ngày sinh của Chúa Hài đồng. Cụ thể là sau nhiều tranh cãi gay gắt, mãi đến cuối triều đại Hoàng đế Constantin (qua đời năm 337), Giáo hội Công giáo La Mã mới dứt khoát chọn ngày 25/12 là ngày Chúa Giáng sinh, thay thế cho ngày lễ thần Mặt trời, Mythra, của dân La Mã thời Cổ Đại.
Giải thích thường được đưa ra nhất đó là Giáo hội muốn ngày lễ Giáng sinh trùng với một những ngày lễ đã có của những người thờ đa thần thời ấy, mà những ngày lễ thường tập trung vào mùa Đông. Mục đích là để thúc đẩy sự bành trướng của Thiên chúa giáo thuở ban đầu. Nhưng một số nhà sử học thì vẫn bác bỏ giải thích ấy, cho rằng nó không có cơ sở lịch sử.
Dầu sao thì ngày Chúa Giáng sinh là khởi đầu của Công nguyên, lịch mà nay được áp dụng ở tuyệt đại đa số quốc gia trên thế giới, là dấu mốc để các nhà sử học xác định thời điểm của các sự kiện ( trước Công nguyên hay sau Công nguyên). Và cho dù Chúa Giêsu có sinh ra trước Công nguyên vài năm hay vài chục năm thì bây giờ cũng chẳng có ai nghĩ đến chuyện sửa lại Dương lịch.
http://vi.rfi.fr/xa-hoi/20141225-nguon-goc-ngay-le-giang-sinh/
Truyền thống hang đá có từ bao giờ ?
Hang đá vùng Provence nặn tượng thánh bằng đất nung tượng trưng cho các nghề truyền thống - Creative commons /Daniel Ferrier
Ngoài truyền thuyết ông già Noel phát quà cho trẻ con, gắn liền với ngày Lễ Giáng sinh là truyền thống làm hang đá. Nhưng truyền thống này có tự bao giờ ? Cho tới nay chưa có câu trả lời chắc chắn, nhưng theo truyền thuyết thì người « sáng chế » ra hang đá Noel chính là thánh Phanxicô thành Sissi bên Ý (1181- 1226).
Thánh Phanxicô thành Sissi dường như đã dựng hang đá đầu tiên vào năm 1233, tại nhà thờ của Ngài nằm trong một động ở Grecchio, Ý, và có lẽ vì không có thời giờ đúc tượng, cho nên thánh Phanxicô đã giao cho các dân làng « thủ vai chính » của ngày Giáng sinh ( Chúa Giêsu Hài đồng, thánh cả Giuse, Đức mẹ Maria, Ba vua, mục đồng, nông dân ). Các con thú như bò, lừa... cũng là những con thú thật.
Dần dần truyền thống làm hang đá được phổ biến sang những nơi khác và những nhân vật bằng xương, bằng thịt cũng dần dần được thay thế bởi các tượng làm bằng sáp, bằng đất nung, bằng sứ, hay bằng thạch cao.
Những hang đá đầu tiên có hình dạng gần giống như hiện nay chỉ xuất hiện vào khoảng thế kỷ 16 trong các nhà thờ. Chính các tu sĩ dòng Tên là những người đã làm ra các hang đá đầu tiên dưới dạng thu nhỏ.
Mãi đến thế kỷ 17, truyền thống làm hang đá trong gia đình mới xuất hiện và dần dần được phổ biến rộng rãi trong thế kỷ kế tiếp, nhất là trong các gia đình quý tộc vùng Napoli, Ý. Tại Pháp, do Cách mạng cấm dựng hang đá nơi công cộng, nên truyền thống hang đá gia đình càng phát triển mạnh.
Ở vùng Provence thời đó, người dân làm các hang đá rất thô sơ, chứ không tinh tế như của giới quý tộc vùng Napoli. Nhưng hang đá vùng Provence độc đáo ở chỗ là người dân địa phương dùng đất đúc những tượng thánh tượng trưng cho các nghề truyền thống, để trong hang đá như một hình thức dâng cúng những thành quả lao động khó nhọc của họ cho Chúa Giêsu Hài đồng.
Từ đó đến nay, hang đá Giáng sinh được dựng lên tùy theo tập tục của mỗi quốc gia và mỗi vùng. Nhưng dù có dáng vẻ thế nào thì hang đá vẫn mang lại cho chúng ta một cái gì đó vừa thiêng liêng, vừa ấm cúng, khiến tâm hồn chúng ta trở nên thanh thản hơn trong những ngày cuối năm.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20141225-truyen-thong-hang-da-co-tu-bao-gio/
Dần dần truyền thống làm hang đá được phổ biến sang những nơi khác và những nhân vật bằng xương, bằng thịt cũng dần dần được thay thế bởi các tượng làm bằng sáp, bằng đất nung, bằng sứ, hay bằng thạch cao.
Những hang đá đầu tiên có hình dạng gần giống như hiện nay chỉ xuất hiện vào khoảng thế kỷ 16 trong các nhà thờ. Chính các tu sĩ dòng Tên là những người đã làm ra các hang đá đầu tiên dưới dạng thu nhỏ.
Mãi đến thế kỷ 17, truyền thống làm hang đá trong gia đình mới xuất hiện và dần dần được phổ biến rộng rãi trong thế kỷ kế tiếp, nhất là trong các gia đình quý tộc vùng Napoli, Ý. Tại Pháp, do Cách mạng cấm dựng hang đá nơi công cộng, nên truyền thống hang đá gia đình càng phát triển mạnh.
Ở vùng Provence thời đó, người dân làm các hang đá rất thô sơ, chứ không tinh tế như của giới quý tộc vùng Napoli. Nhưng hang đá vùng Provence độc đáo ở chỗ là người dân địa phương dùng đất đúc những tượng thánh tượng trưng cho các nghề truyền thống, để trong hang đá như một hình thức dâng cúng những thành quả lao động khó nhọc của họ cho Chúa Giêsu Hài đồng.
Từ đó đến nay, hang đá Giáng sinh được dựng lên tùy theo tập tục của mỗi quốc gia và mỗi vùng. Nhưng dù có dáng vẻ thế nào thì hang đá vẫn mang lại cho chúng ta một cái gì đó vừa thiêng liêng, vừa ấm cúng, khiến tâm hồn chúng ta trở nên thanh thản hơn trong những ngày cuối năm.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20141225-truyen-thong-hang-da-co-tu-bao-gio/
Geen opmerkingen:
Een reactie posten