25 năm hải chiến Trường Sa
11/03/2013 06:45(TNO) 25 năm trước, ngày 14.3.1988, 64 người con đất Việt đã ngã xuống biển Đông trước họng súng quân xâm lược Trung Quốc. Sự hy sinh anh dũng của những người lính Việt Nam đã biến địa danh Gạc Ma (thuộc cụm đảo Sinh Tồn, quần đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa) trở thành bất tử.
Những ngày tháng 3 này dường như đang trôi nhanh đối với hơn 50 cựu chiến binh, thân nhân của những liệt sĩ từng chiến đấu ngoan cường nơi Gạc Ma khi họ hội ngộ cùng nhau. Thanh Niên Online đã tìm gặp những người anh hùng năm xưa, những người thân nơi quê nhà của họ để nghe kể về cuộc chiến bi hùng này.
Kỳ
1: Cuộc xâm lược của Trung Quốc
Tháng 3.2013, trời Đà Nẵng chuyển lạnh đột ngột vì gió mùa đông
bắc, cơ thể hai cựu binh của trận hải chiến Gạc Ma 1988 là Phan Văn Đức và Dương
Văn Dũng cũng trở chứng theo. Nhưng không chờ những cơn đau của những thương
tích ấy “nhắc nhở”, trong lòng họ vẫn đau đáu một ký ức như mới ngày hôm
qua.Tàu HQ-931 chở những người còn sống sót và thi thể các chiến sĩ sau trận chiến Gạc Ma về Cam Ranh - Ảnh tư liệu |
Video clip Những ký ức Gạc Ma |
Năm 1988 anh Phan Văn Đức chiến đấu ở Gạc Ma, Trường Sa. Nay, anh ở trong căn nhà nhỏ nằm trong con hẻm đường Hoàng Sa ven biển (P.Mân Thái, Q.Sơn Trà, TP.Đà Nẵng).
Càng đến gần ngày 14.3, anh Đức càng khó ngủ. Mờ sáng, anh bước vài bước ra quán cà phê Biển Đảo của ngư dân câu mực Trần Văn Mười và nhìn đăm đăm ra phía biển.
Anh Đức nguyên trú khu vực tổ 5 An Thị (P.An Hải Tây, Q.Sơn Trà), lớn lên bằng nghề bốc xếp và đi biển. Tuổi đôi mươi, anh cùng người bạn thân là liệt sĩ Lê Thế ở gần nhà nhập ngũ vào tháng 3.1987.
Cựu binh Phan Văn Đức với vết sẹo trên vai trái do quân Trung Quốc bắn - Ảnh: Nguyễn Tú |
Anh Đức được phân công làm anh nuôi cho đơn vị, còn anh Dũng là lính công binh. Một đêm đầu tháng 3.1988, mọi người nhận nhiệm vụ đi Cam Ranh, Khánh Hòa và sau đó lên tàu HQ 604 thẳng tiến ra Trường Sa.
Anh Dũng kể, 20 giờ ngày 11.3, anh cùng mọi người lên tàu HQ 604 của Lữ đoàn 125 do Vũ Phi Trừ làm thuyền trưởng, đưa 70 công binh Trung đoàn 83 và 22 chiến sĩ Lữ đoàn 146 rời Cam Ranh.
Anh Dương Văn Dũng trong ngôi nhà vừa mới xây dựng và cô con gái út - Ảnh: Nguyễn Tú |
Khoảng 15 giờ ngày 13.3, tàu đến đảo Gạc Ma và tiến hành làm dây, hạ xuồng, đưa vật liệu vô để chuẩn bị xây dựng.
Thế nhưng chỉ khoảng 1 tiếng sau là tàu Trung Quốc liên tục đưa xuồng quần thảo cắt dây vận chuyển của tàu HQ 604, dùng loa yêu cầu tàu HQ 604 phải nhổ neo gấp bằng tiếng Việt.
“Trung tá Trần Đức Thông, Lữ đoàn phó Lữ đoàn 146, vùng 4 Hải quân đã động viên anh em. Thiếu úy Trần Văn Phương cũng động viên, nói rằng vợ anh sắp sinh nhưng vẫn sát cánh cùng anh em nên không phải lo”, anh Phan Văn Đức nhớ lại.
Đến 21 giờ cùng ngày, tàu HQ 604 khẩn trương thả xuồng nhôm để đưa người và vật liệu xuống bám giữ đảo Gạc Ma và quyết làm nhà trên đó.
Lúc 3 giờ sáng ngày 14.3.1988, các chiến sĩ đã cắm được cờ Tổ quốc lên bãi đá Gạc Ma.
Hằng ngày, anh Đức đều cầu nguyện cho những đồng đội đã
hy sinh - Ảnh: Nguyễn Tú
|
Anh Đức kể, đến 4 giờ sáng, khi mặt trời lên anh Đức đã cùng khoảng 20 - 30 chiến sĩ bơi vô đảo nhưng chỉ mang theo 2 khẩu súng AK 47. Hai khẩu súng này giấu rất kỹ, không để phía Trung Quốc phát hiện vì mục đích của phe ta là vừa phòng vệ nhưng vẫn giữ hòa khí.
“Trong đêm ở trên đảo, anh em tụi tôi đã xác định đụng độ với Trung Quốc là không còn đường về vì tàu họ quá hiện đại. Nhưng tụi tôi chấp nhận, vì nghĩ núi rừng còn chạy được chứ trên trời dưới biển thì làm sao tránh được”, anh Đức nói.
|
“Phía bên ngoài, Trung Quốc bao vây quá đông, lúc đó chúng tôi chỉ mặc quần đùi, áo may ô. Thiếu úy Trần Văn Phương, Phó chỉ huy trưởng đảo Gạc Ma, cắm cờ Tổ quốc giữ đảo rồi bất ngờ bị phía Trung Quốc bắn chết. Ngay lúc ấy anh Nguyễn Văn Lanh liền nhảy lên gạt súng, xô ngã tên bắn anh Phương nhưng chính anh đã bị tên khác đâm lê vào sau lưng. Lúc đó chúng tôi chỉ dùng tay không đánh nhau với địch vì ai cũng nghĩ mất cờ là mất đảo” - anh Đức thuật lại.
“Lúc ấy, tôi hỏi anh em là 2 cây súng AK đâu rồi, thì được biết là mọi người đã dụi xuống biển trước đó để tránh bị hiểu lầm. Lúc đó tôi nghĩ mình chỉ cần 1 cây súng thôi thì ít nhất cũng bắn được trên chục mạng vì lính Trung Quốc đứng rất đông”, anh Đức sục sôi.
Khoảnh khắc ấy không bao giờ phai mờ trong tâm trí của anh Đức. “Trước thái độ cương quyết giữ đảo của phe ta trên bãi đá Gạc Ma, phía Trung Quốc bất ngờ bắn một loạt đạn dày đặc. Tôi nhớ đạn dày đến nỗi lúc đó chỉ có đạn tránh người thôi chứ người không thể tránh đạn. Tôi bị trúng đạn ở vai trái ngã xuống nước, khi trồi lên tôi bơi về phía tàu HQ 604. Khi gần đến tàu, tôi thấy tàu Trung Quốc bắn liền 2 quả, 1 quả chớp đỏ nổ cabin tàu HQ 604, quả còn lại làm tàu lật luôn”.
Sau trận hải chiến Gạc Ma 1988, nhân dân cả nước ủng hộ vật chất xây dựng nhiều đảo kiên cố tại quần đảo Trường Sa, trong ảnh là Nhà cấp 1 tại đảo Đá Nam - Ảnh tư liệu |
Còn về phần anh Dũng, tàu HQ 604 bị bắn chìm khi anh ở trong bệ cẩu nằm giữa tàu. Ngoi lên mặt nước thì đạn địch bắn rất rát. Anh ngoi lên hụp xuống vài lần thì vớ được một thùng gỗ chứa lương khô và bơi ra xa.
Lần lượt anh với tìm được 2 cây gỗ, cùng 2 đồng đội khác ghép ván tạo thành bè rồi cả 3 người ngồi lên trên. Họ trôi dạt đến 18 giờ cùng ngày thì bị tàu Trung Quốc bắt giữ, cùng với 6 đồng đội khác bị đưa về Quảng Đông. (còn tiếp)
“Ngày 14.3.1988, khi các tàu vận tải cùng với bộ bội của ta đang thực hiện
nhiệm vụ bảo vệ đảo Cô Lin, Gạc Ma và Len Đao, thì các tàu chiến của đối phương
lao đến ngang ngược và bất chấp luật pháp quốc tế, họ đã dùng pháo lớn bắn vào
các tàu HQ 604 ở đảo Gạc Ma, HQ 605 ở đảo Len Đao và HQ 505 ở đảo Cô Lin; cho
quân đổ bộ lên đảo Gạc Ma nhổ cờ Tổ quốc, nổ súng vào bộ đội gây cho chúng ta
nhiều tổn thất, 3 cán bộ hy sinh, 11 cán bộ, chiến sĩ bị thương, 70 người mất
tích… (sau đó Trung Quốc trao trả lại 9 người đã bắt giữ). Bị tổn thất và hy sinh nhưng bộ đội ta với tinh thần kiên cường, kiên quyết đấu tranh bảo vệ giữ vững chủ quyền đảo Cô Lin và Len Đao, tiếp tục triển khai đóng giữ bảo vệ thắng lợi Đá Nam và Đá Thị ở phía bắc quần đảo (15-16.3.198815-16.3.1988). Nhân dân cả nước đã tổ chức hàng trăm buổi mít tinh phản đối hành động xâm chiếm trái phép của nước ngoài, đồng thời quyên góp vật chất trị giá hàng trăm triệu đồng ủng hộ chi viện Trường Sa… Trải qua hơn 5 tháng, Quân chủng đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ CQ88, đóng giữ và bảo vệ thắng lợi 11 đảo mới với 32 điểm đóng quân”. (Trích Lịch sử Vùng 3 hải quân) |
Nguyễn Tú
>> Vì Hoàng Sa, Trường Sa>> Mãi mãi Hoàng Sa
>> Mãi mãi Hoàng Sa - Kỳ 2: Thiên nhiên ở đảo
>> Mãi mãi Hoàng Sa - Kỳ 3: Trách nhiệm với biển đảo Tổ quốc
>> Quyết liệt vì Hoàng Sa
>> Xứng danh con cháu đội hùng binh Hoàng Sa
>> Gặp gỡ Hoàng Sa, Trường Sa
>> Môt đời vì Hoàng Sa-Trường Sa
>> Cương Quyết với Hoàng Sa
>> Tri ân liệt sĩ Nhà giàn DK1
>> Tri ân liệt sĩ Gạc Ma: Máu xương làm dấu mốc biên cương
>> Tri ân liệt sĩ Gạc Ma: Mòn mỏi đợi em về
>> Tri ân các liệt sĩ Khánh Hòa hy sinh ở Gạc Ma
>> Tri ân liệt sĩ Gạc Ma - Muốn ra nơi con bị giặc sát hại
>> Tri ân các liệt sĩ Hà Tĩnh hy sinh ở Gạc Ma
>> Tri ân liệt sĩ Gạc Ma - Khát vọng phụng sự Tổ quốc
>> Tri ân liệt sĩ Gạc Ma: Quyết chiến bảo vệ đảo
>> Tri ân liệt sĩ Gạc Ma tại Khánh Hòa - Phú Yên
>> Tri ân liệt sĩ Hà Nội và Hà Nam hy sinh ở Gạc Ma
>> Tri ân liệt sĩ Gạc Ma: Đây là lãnh thổ Việt Nam!
>> Tri ân liệt sĩ Gạc Ma: Về quê hương anh hùng Trần Văn Phương
>> Tri ân liệt sĩ Gạc Ma và Nhà giàn DK1
>> Tri ân liệt sĩ Gạc Ma: Những ngôi mộ gió ở Quảng Trị
>> Tri ân liệt sĩ nhà giàn DK1 - Ôm cờ Tổ quốc vào lòng
>> Tri ân liệt sĩ Gạc Ma
>> Tri ân lính Hoàng Sa
>> Khởi động đợt 2 chương trình Tri ân liệt sĩ Gạc Ma
>> Tri ân liệt sĩ Nhà giàn DK1: Hy sinh khi chưa biết mặt con
>> Tri ân liệt sĩ Gạc Ma và Nhà giàn DK1
>> Em trai liệt sĩ Gạc Ma có việc làm
>> Bố trí công việc cho thân nhân liệt sĩ Gạc Ma
http://www.thanhnien.com.vn/pages/20130310/25-nam-hai-chien-truong-sa.aspx
25 năm hải chiến Trường Sa - Kỳ 2: Anh hùng đất Việt
12/03/2013 06:35(TNO) Như một thước phim quay chậm, cận cảnh vào từng nhát cắt bi hùng Gạc Ma, dòng hồi tưởng của cựu chiến binh Lê Hữu Thảo (quê Hà Tĩnh) khắc họa chân thật nhất giây phút ngạo mạn, man rợ của quân xâm lược Trung Quốc. Giây phút ấy cũng làm nên huyền thoại của những người anh hùng đất Việt.
>> 25 năm hải chiến Trường Sa - Kỳ 1: Cuộc xâm lược của
Trung Quốc
Trong trận chiến Gạc Ma, anh Lê Hữu Thảo chính là người đã cứu mạng anh hùng Nguyễn Văn Lanh, cũng là người tìm và bảo quản xác của Anh hùng lực lượng vũ trang Trần Văn Phương, người đã ngã xuống để giữ cho cờ Tổ quốc tung bay tại đây.
Trong trận chiến Gạc Ma, anh Lê Hữu Thảo chính là người đã cứu mạng anh hùng Nguyễn Văn Lanh, cũng là người tìm và bảo quản xác của Anh hùng lực lượng vũ trang Trần Văn Phương, người đã ngã xuống để giữ cho cờ Tổ quốc tung bay tại đây.
Lê Hữu Thảo (quê ở xã Hương Thủy, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh) tính tình
vui vẻ, gương mặt trẻ hơn nhiều so với tuổi thực.
Tháng 12.1986, anh lên đường nhập ngũ. Hết thời gian huấn luyện tân binh, anh được biên chế vào Lữ đoàn 147 Quân chủng Hải quân, sau đó về Tiểu đoàn 3, tiểu đoàn chiến đấu thuộc Lữ đoàn 147. Đầu năm 1988, đơn vị anh nhận lệnh tăng cường cho Lữ đoàn 146 đóng tại quân cảng Cam Ranh, Khánh Hòa. Sau khi vào Cam Ranh, đơn vị anh được được bổ sung vào một đại đội mới được thành lập để đi làm nhiệm vụ đặc biệt tại Trường Sa. Trần Văn Phương chính là đại đội phó của anh, còn anh được cử làm tiểu đội trưởng.
Phải thuyết phục rất nhiều lần, cựu chiến binh Lê Hữu Thảo, người đã tham gia chỉ huy việc cắm cờ Tổ quốc trên đảo Gạc Ma mới gật đầu cho chúng tôi chép lại những dòng hồi ức về khoảnh khắc đó. Bởi mỗi lần nhắc lại lịch sử là mắt anh đỏ hoe vì nhớ đồng đội, trang hồi ức mà chúng tôi chép lại dưới đây cũng nhòe đi khi anh Thảo nhắc đến những người đã mãi mãi nằm lại giữa biển khơi, hòa xương máu của mình vào từng cánh sóng, ngày đêm vỗ về đất mẹ.
Tháng 12.1986, anh lên đường nhập ngũ. Hết thời gian huấn luyện tân binh, anh được biên chế vào Lữ đoàn 147 Quân chủng Hải quân, sau đó về Tiểu đoàn 3, tiểu đoàn chiến đấu thuộc Lữ đoàn 147. Đầu năm 1988, đơn vị anh nhận lệnh tăng cường cho Lữ đoàn 146 đóng tại quân cảng Cam Ranh, Khánh Hòa. Sau khi vào Cam Ranh, đơn vị anh được được bổ sung vào một đại đội mới được thành lập để đi làm nhiệm vụ đặc biệt tại Trường Sa. Trần Văn Phương chính là đại đội phó của anh, còn anh được cử làm tiểu đội trưởng.
Phải thuyết phục rất nhiều lần, cựu chiến binh Lê Hữu Thảo, người đã tham gia chỉ huy việc cắm cờ Tổ quốc trên đảo Gạc Ma mới gật đầu cho chúng tôi chép lại những dòng hồi ức về khoảnh khắc đó. Bởi mỗi lần nhắc lại lịch sử là mắt anh đỏ hoe vì nhớ đồng đội, trang hồi ức mà chúng tôi chép lại dưới đây cũng nhòe đi khi anh Thảo nhắc đến những người đã mãi mãi nằm lại giữa biển khơi, hòa xương máu của mình vào từng cánh sóng, ngày đêm vỗ về đất mẹ.
Anh Thảo xúc động khi kể về trận chiến Gạc Ma ngày 14.3.1988 - Ảnh: Thanh Hùng |
Anh Thảo chậm rãi kể:
"Chiều 13.3.1988, sau khi vượt trên 400 hải lý trong thời tiết giông tố thì tàu cập bãi đá ngầm Gạc Ma. Tại đây, chúng tôi đã đối mặt với tàu chiến của Trung Quốc. Chúng tôi bắc tay làm loa nói về phía tàu Trung Quốc: “Đây là lãnh thổ của nước CHXHCN Việt Nam, yêu cầu tàu Trung Quốc phải lập tức rời khỏi khu vực này”. Phía Trung Quốc cũng phát tín hiệu yêu cầu chúng tôi rời Gạc Ma. Sau một hồi đôi co, tàu chiến Trung Quốc bỏ đi.
Tối hôm đó, chúng tôi quây quần bên nhau, vì mới về cùng đơn vị nên hầu như anh em chưa biết mặt, thuộc hết tên của nhau. Chúng tôi vui vẻ trò chuyện về đời tư, quê quán, hoàn cảnh gia đình của nhau. Hầu hết cán bộ chiến sĩ đều bình tĩnh trước sự khiêu khích của phía Trung Quốc. Mọi người bảo nhau đi ngủ để lấy sức ngày mai tiếp tục làm nhiệm vụ.
Rạng sáng 14.3.1988, chúng tôi dậy từ rất sớm. Tôi được anh Phương (Trần Văn Phương) và anh Phong - đại đội trưởng - giao nhiệm vụ xuống bãi đá ngầm để chỉ huy việc cắm cờ. Tôi cùng anh Phương, anh Phong, cậu Tư, cậu Chúc lên xuồng công binh đi vào đảo Gạc Ma.
Mấy anh em lội vào đảo, cắm một cây cọc cao chừng 3 m để làm thân buộc cán cờ vào đó. Thủy triều bắt đầu lên, trên tàu, anh em công binh chuẩn bị bốc vật liệu để chở vào đảo xây nhà giàn phục vụ việc đóng quân, khẳng định chủ quyền của Việt Nam.
Lúc đó, cậu Lanh ở đơn vị công binh E83 đang ở trên tàu cũng nhảy xuống bơi vào chỗ mấy anh em đang chuẩn bị cọc cắm cờ. Cùng lúc đó, có 3 chiếc tàu chiến Trung Quốc xuất hiện. Chúng nhanh chóng hạ xuồng, cho quân đổ bộ vào đảo, gần 50 tên lính Trung Quốc chĩa súng đứng thành hình vòng cung bao vây chúng tôi. Khoảng cách giữa chúng tôi và lính Trung Quốc rất gần nhau, chỉ khoảng chừng 1 m.
Sau khi đổ bộ, chúng còn cho xuồng máy chạy vòng quanh tàu HQ 604, chĩa súng đại liên lên tàu khiêu khích. Lúc đó, chúng tôi và anh em trên tàu hết sức bình tĩnh, thậm chí còn móc gói thuốc lá Mai chia nhau hút, động viên nhau tiếp tục làm công việc của mình.
Vòng hoa trên biển Đông tưởng niệm các anh hùng, liệt sĩ Trường Sa - Ảnh: Lâm Viên |
Mặc cho phía Trung Quốc liên tục khiêu khích, có thái độ trấn áp, các anh em công binh vẫn tiếp tục bốc vật liệu xuống xuồng và chở vào đảo, trên xuồng lúc đó có hơn 10 người. Khi xuồng công binh vào đến bãi cạn, lá cờ Tổ quốc được anh em chuyền tay nhau đưa vào cọc để cắm.
Khi quốc kỳ Việt Nam từ anh Phong trao đến tay anh Phương bắt đầu tung bay thì tên chỉ huy rút súng bắn chỉ thiên, ra lệnh cho quân lính nổ súng. Lúc đó, anh Phương đang cầm lá cờ Tổ quốc nên bị chúng bắn đầu tiên. Anh Phong, anh Phương và nhiều chiến sĩ công binh hy sinh ngay tại chỗ.
Súng AK, súng máy hạng nặng, pháo từ 3 tàu chiến Trung Quốc bắn xối xả vào bộ đội ta trên đảo và tàu HQ 604. Cả tàu HQ 505 tại đảo Cô Lin, tàu HQ 605 tại đảo Len Đao cũng bị pháo kích nặng nề.
Tôi và cậu Tư bị ba tên lính Trung Quốc đứng rất gần chĩa súng vào ngực định bắt sống. Khi một tên vừa nắm lấy Tư thì tôi xông vào cứu, một tên khác dùng lưỡi lê đâm thẳng nhưng tôi may mắn tránh được. Tôi không cứu được Tư và phải lặn sâu xuống nước để tránh được đạn. Mỗi khi tôi ngoi lên lấy hơi là chúng lại xả súng bắn. Không hiểu sao tôi lại may mắn không bị thương khi khoảng cách giữa tôi và bọn chúng rất gần, súng chúng bắn xối xả mà không trúng. Khi tôi lặn ra phía xa ngoi lên thì thấy lửa đạn bao trùm tàu HQ 604 và chỉ trong chốc lát tàu chìm hẳn.
Cựu binh Lê Hữu Thảo trở về gặp mạ (mẹ) của liệt sĩ Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Trần Văn Phương để thắp nén nhang tưởng nhớ người chỉ huy của mình vào tháng 3.2013 - Ảnh: Thanh Hùng |
Sau khi tàu của ta chìm, quân Trung Quốc nhanh chóng rút lên tàu của chúng. Một số ít lính của chúng rút ra xa phía góc đảo và không bắn nữa. Tôi bơi trở lại thì thấy chiếc xuồng công binh bị bắn thủng, hư hỏng nặng. Có khoảng 6 đồng đội sống sót đang bám vào mạn xuồng. Tôi bảo mọi người nhanh chóng tản ra, nếu như quân Trung Quốc tiếp tục pháo kích thì còn đỡ thương vong. Bản thân tôi tiếp tục bơi đi tìm những đồng đội bị thương, bị hy sinh.
Tôi và Chúc cứu được cậu Lanh bị thương nặng và vớt được xác của anh Phương đưa lên xuồng. Tôi tiếp tục bơi lại nơi tàu chìm và tìm thấy anh Hải bị thương nặng (anh Hải hiện nay đang là Phó tham mưu trưởng BCH quân sự tỉnh Thanh Hóa). Lúc này, thủy triều đã lên cao, nước chảy mạnh, chúng tôi đã rất mệt nên không thể bơi được nữa. Đến quá trưa, nước đã lên quá đầu, chúng tôi bảo nhau xé áo nút những chỗ thủng lại, dùng tay tát nước ra ngoài. Lúc đó, trên xuồng có thương binh và thi thể anh Phương nên một số anh em phải bám vào hai bên mạn xuồng, dùng tay chèo về phía tàu HQ 505.
Bơi được khoảng một tiếng thì chúng tôi tìm được cậu Hưng, quê ở Hải Phòng, là máy trưởng tàu HQ 604 đang bơi trên biển. Cũng lúc đó, tàu HQ 505 phát hiện thấy chúng tôi và cho xuồng máy ra đón về, đến khoảng 4 giờ chiều thì chúng tôi lên được tàu HQ 505.
Tối hôm đó, chúng tôi đưa thi thể anh Phương về đảo Sinh Tồn lớn. Cả đêm hôm đó, tôi và Chúc thức trắng đêm để túc trực bên cạnh xác anh Phương. Sáng hôm sau, đơn vị trên đảo đã tổ chức an táng anh Phương theo nghi thức quân đội.
Khoảng 10 ngày sau thì chúng tôi được tàu của quân chủng ra đón về đất liền. Nghe tin, đồng bào cả nước quan tâm chúng tôi lắm. Rất nhiều quà, thư từ, sách báo được đồng bào, đồng chí trên cả nước gửi đến động viên. Xúc động lắm!".
Lễ truy điệu các liệt sĩ hy sinh bảo vệ chủ quyền quần đảo Trường Sa trong sự kiện ngày 14.3.1988 - Ảnh tư liệu |
Sau bao năm bôn ba, tìm về đồng đội cùng các mạ của anh em đơn vị, người cựu chiến binh Lê Hữu Thảo đúc kết: “Nếu nói đây không phải là một trận chiến cũng không sai. Chính xác đây là một sự kiện, sự kiện quân xâm lược Trung Quốc bất ngờ nổ súng sát hại bộ đội ta. Chúng ta yêu chuộng hòa bình, chủ trương giải quyết tranh chấp bằng con đường hòa bình, không sử dụng vũ lực. Chính quân Trung Quốc đã lợi dụng điều này để bất ngờ xả súng vào bộ đội của ta”.
Anh hùng Gạc
Ma - Trường Sa
Sự anh dũng hy sinh và chiến đấu ngoan cường của các chiến sĩ trong trận hải
chiến Gạc Ma - Trường Sa luôn được những thế hệ sau nhắc đến.Một năm sau trận hải chiến ngày 14.3.1988, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước CHXHCN Việt Nam đã phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho: Anh hùng Vũ Huy Lễ (sinh năm 1946, quê ở xã Thái Thọ, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình. Trú quán xã Đằng Hải, huyện An Hải, TP.Hải Phòng. Khi được tuyên dương Anh hùng, anh là thiếu tá, thuyền trưởng tàu HQ505, lữ đoàn 125 hải quân). Anh hùng Nguyễn Văn Lanh (sinh năm 1966, quê ở xã Vạn Ninh, huyện Lệ Ninh, tỉnh Quảng Bình. Khi được tuyên dương Anh hùng, anh là trung sĩ, tiểu đội trưởng công binh thuộc đại đội 9, tiểu đoàn 887, trung đoàn 83, Quân chủng Hải quân) Anh hùng liệt sĩ Trần Văn Phương (sinh năm 1965, quê ở xã Quảng Phúc, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Khi hy sinh anh là thiếu úy, Phó chỉ huy trưởng đảo Gạc Ma, lữ đoàn 146 Vùng 4 hải quân.) Anh hùng liệt sĩ Vũ Phi Trừ (sinh năm 1957, quê ở xã Quảng Khê, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa. Khi hy sinh anh là đại úy, thuyền trưởng tàu HQ604 thuộc lữ đoàn 125, Quân chủng Hải quân) Anh hùng liệt sĩ Trần Đức Thông (sinh năm 1944, quê ở xã Minh Hòa, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình. Khi hy sinh anh là trung tá, Phó lữ đoàn trưởng lữ đoàn 146, Vùng 4 thuộc Quân chủng Hải quân, nguyên Phó chủ tịch UBND huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa) Ngoài ra, tàu HQ-505, với nhiệm vụ vận chuyển vật liệu cho bộ đội xây dựng công trình ở quần đảo Trường Sa, khi ấy đã mở hết tốc độ lao lên bãi ngầm ở đảo Cô Lin cắm cờ khẳng định chủ quyền Tổ quốc. Khi thấy tàu HQ-604 ở đảo Gạc Ma bị địch bắn cháy và chìm, cán bộ chiến sĩ tàu HQ-505 đã dùng xuồng cao su cơ động dưới làn hoả lực của địch đến cứu được 44 thương binh đưa về nơi an toàn. Tàu HQ-505 cũng được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. (Trích tài liệu của Hội Khoa học lịch sử Bình Dương) |
Thanh Hùng
http://www.thanhnien.com.vn/pages/20130310/25-nam-hai-chien-truong-sa-ky-2-anh-hung-dat-viet.aspx
25 năm hải chiến Trường Sa - Kỳ 3: 1.000 ngày bị địch bắt
13/03/2013 07:009 người lính Trường Sa (mặc áo hải quân) bị quân Trung Quốc thả về sau 3 năm giam giữ (ảnh chụp ở trại an dưỡng Quảng Ninh năm 1992) - Ảnh do anh Trần Thiện Phụng cung cấp |
(TNO) Khoảnh khắc những người lính bám trụ trên con tàu của hải quân Việt Nam không kém bi tráng so với hình ảnh quyết tử giữ quốc kỳ trên bãi Gạc Ma, khi tương quan lực lượng giữa ta và quân Trung Quốc như trứng chọi đá.
>> Kỳ 1: Cuộc xâm lược của Trung Quốc>> Kỳ 2: Anh hùng đất Việt
Không bao giờ đầu hàng
22 năm sau khi được phía Trung Quốc trả về nước, cựu binh Trần Thiện Phụng (46 tuổi, trú P.2, TP.Đông Hà, Quảng Trị) giờ đây sức khỏe không tốt, bước đi không còn nhanh nhẹn, duy đôi mắt sâu hoắm vẫn sáng lên, đôi tay nhăn nheo nắm chặt khi nhớ về trận chiến năm xưa. Câu chuyện của ông như mới diễn ra hôm qua...
Ông Phụng là con trai độc nhất trong gia đình có 6 chị em. Ngày 17.3.1987, ông lên đường nhập ngũ, vào biên chế trung đoàn 83 (thuộc Bộ tư lệnh Hải quân) đóng quân ở Q.Sơn Trà (Đà Nẵng). Đến tháng 1.1988, ông cùng đơn vị được lệnh điều chuyển vào quân cảng Cam Ranh (Khánh Hòa) và đến đêm 11.3.1988 bí mật lên tàu, trực chỉ Trường Sa.
Video clip: Lính Gạc Ma và 1.000 ngày bị địch bắt |
Vợ chồng ông Trần Thiện Phụng xem lại những bức thư một thời họ gửi cho nhau từ nhà tù Trung Quốc - Ảnh: Nguyễn Phúc |
Vào thời điểm đó có 3 tàu vận tải của hải quân Việt Nam được điều động ra Trường Sa bảo vệ bãi đá Gạc Ma, Cô Lin và Len Đao, gồm HQ-604, HQ-605, HQ-505. Ông Phụng đi trên tàu HQ-604.
Cùng đi trên tàu với ông Phụng còn có ông Trương Văn Hiền (nay 45 tuổi, quê gốc Hương Khê, Hà Tĩnh, hiện ngụ tại thôn 3, xã Hòa Thắng, TP.Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk).
Năm 1986, tròn 18 tuổi, Hiền xung phong đi bộ đội, vào quân chủng hải quân, được huấn luyện làm chiến sĩ đo đạc hải đồ ở Quảng Ninh. Đầu năm 1988, ông được về phép ăn tết ở quê rồi cùng đồng đội đi tàu hỏa từ Hải Phòng vào Cam Ranh nhận nhiệm vụ ra Trường Sa.
Ông Trương Văn Hiền lúc là lính hải quân - Ảnh: T.N.Quyền chụp lại |
Theo ông Phụng, khi ấy tương quan hai bên là không đồng đều khi ta chỉ có súng cá nhân, tàu vận tải trong khi phía Trung Quốc là tàu chiến với pháo 100 ly. Lúc nổ súng, Phụng cùng một số anh em được giao nhiệm vụ ở lại để bảo vệ tàu HQ-604, đồng thời dùng tàu này để lập phòng tuyến, cản hướng tấn công của tàu Trung Quốc.
“Tôi nằm bắn ở mũi tàu và bị trúng đạn ở cánh tay, máu ra lênh láng trong khi loạt pháo đầu tiên giặc hướng về phía ca bin. Tôi gọi đồng đội cũng là hàng xóm của mình là Hoàng Ánh Đông khi đó đang trong ca bin thì không còn nghe thấy tiếng trả lời. Sau 2 loạt pháo nữa thì HQ-604 chìm dần, dù vậy tôi nghe thấy lác đác tiếng súng bắn trả của đồng đội về phía tàu Trung Quốc”, thời khắc sinh tử vẫn còn nguyên vẹn trong ký ức ông Phụng.
Còn với Trương Văn Hiền, từ trên tàu ông có thể thấy rõ các đồng đội của mình nắm tay nhau thành vòng tròn giữ đảo sau loạt súng của quân Trung Quốc.
Ông Trương Văn Hiền với tấm Huân chương Chiến công hạng ba ghi nhận đóng góp của người chiến sĩ trong trận chiến bảo vệ đảo Gạc Ma - Ảnh: T.N.Quyền |
|
Ông Hiền bị một tàu Trung Quốc vớt lên, bắt làm tù binh. Ông Phụng vớ được thanh gỗ, lênh đênh trên biển từ sáng đến khoảng cuối giờ chiều thì cũng bị quân Trung Quốc bắt.
“Lúc này sức tôi đã kiệt, một tay bị thương và một tay phải bám vào thanh gỗ, lính Trung Quốc chĩa súng kêu giơ tay đầu hàng thì tôi chỉ lắc đầu và thiếp đi. Về sau khi chúng tra hỏi “sao lúc đó chúng tao bảo mày giơ tay hàng mà mày không hàng” thì tôi vẫn nói cứng: Lính Việt Nam không được dạy cách đầu hàng...”, ông Phụng quả quyết.
Bị bắt
Ông Phụng, ông Hiền, ông Dương Văn Dũng (Đà Nẵng) cùng 6 người lính Hải quân Việt Nam bị giam tại tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc; mỗi buồng giam một người.
Quân Trung Quốc tra tấn ông Hiền liên miên. “Khoảng ba tháng đầu, chúng tôi bị phía Trung Quốc liên tục tra khảo, đánh đập để hỏi cung, bắt khai vị trí các căn cứ quân sự của ta, có loại vũ khí nào… Nhưng lần nào tôi cũng chỉ trả lời là tân binh, mới được huấn luyện rồi đưa ra Trường Sa, không thể biết các thông tin về quân sự”, ông Hiền nhớ lại.
Những ngày trở gió, vết thương ở tay cựu binh Trần Thiện Phụng lại nhức mỏi - Ảnh: N.Phúc |
Thời gian đằng đẵng trôi đi, gần như các ông không ai biết gì bên ngoài. Hơn 3 năm sau, khi có Hội Chữ thập đỏ quốc tế đến thăm thường xuyên, các ông mới bắt đầu viết thư gửi về nước, báo tin mình còn sống.
Rồi những bức thư cứ thế mà qua lại, đó là những dòng thư thấm đẫm nước mắt, viết chi chít chữ để tiết kiệm giấy mà vợ chồng người cựu binh Trần Thiện Phụng vẫn giữ lại cho đến tận bây giờ. Lần giở những trang giấy bạc màu, rách nát, càng hiểu thêm tâm trạng của một người lính bị giam lỏng nơi xứ lạ.
Những bức thư ông Trần Thiện Phụng gửi từ trại giam Trung Quốc về cho gia đình - Ảnh: Nguyễn Phúc |
Ở quê nhà, sau trận hải chiến không lâu, gia đình ông Phụng nhận được giấy báo tử và đồ cá nhân của đời lính. Cha mẹ già, người vợ trẻ và đứa con thơ của ông Phụng đã bắt đầu tin rằng ông đã hy sinh.
Hung tin cũng báo về Đà Nẵng, cả 11 gia đình nhận được tin mất tích đều đã lập bàn thờ, trong đó có nhà ông Dương Văn Dũng.
“Trước khi ra đảo, anh có về thăm nhà, cuống cuồng vài ngày rồi lại đi, tôi đã biết điềm chẳng lành. Rồi anh mất tích, tôi đã phải nén mọi nỗi đau để động viên cha mẹ, buôn bán kiếm tiền nuôi con thì thư về. Có lẽ suốt đời này tôi không quên cái buổi chiều đó, khi một cán bộ phường cầm bức thư ghi nơi đi là Trung Quốc vừa chạy vào nhà vừa hét “thư của thằng Phụng, thư của thằng Phụng”. Tôi òa khóc vì bao tủi hờn đã được giải tỏa, anh còn sống là tốt rồi”, bà Lê Thị Thiên, vợ ông Phụng vẫn còn ngấn lệ khi nhắc về quá khứ.
9 người lính Trường Sa (mặc áo hải quân) sống sót được quân Trung Quốc thả về sau 3 năm giam giữ (ảnh chụp tại trại an dưỡng ở Quảng Ninh năm 1992). Ông Hiền (ngồi hàng đầu, ngoài cùng bên trái); vợ chồng ông Phụng đứng giữa - Ảnh do ông Trần Thiện Phụng cung cấp |
Và sau ngàn ngày bị giam lỏng, đến ngày 2.9.1991, Trần Thiện Phụng, Dương Văn Dũng, Trương Văn Hiền và đồng đội mới được bước chân về đất Việt, qua cửa Hữu Nghị quan.
Khi về quê Trương Văn Hiền mới biết tên mình nằm trong danh sách 74 chiến sĩ hy sinh và mất tích trong trận chiến Gạc Ma, gia đình đã lập bàn thờ. Khi nghe tin ông Hiền "từ cõi chết trở về”, đông đảo người dân trong huyện Hương Khê đến thăm hỏi, chia sẻ.
9 chiến sĩ
Trường Sa bị địch bắt làm tù binh
1. Trần Thiện Phụng (P.2, Đông Hà, Quảng Trị)2. Lê Văn Thoa (TP.Quy Nhơn, Bình Định) 3. Nguyễn Văn Thống (xã Nhân Trạch, H.Bố Trạch, Quảng Bình) 4. Lê Văn Đông (xã Tây Trạch, H.Bố Trạch, Quảng Bình) 5. Mai Văn Hải (xã Liên Trạch, H.Bố Trạch, Quảng Bình) 6. Dương Văn Dũng (P.Hòa Xuân, Q.Cẩm Lệ, Đà Nẵng) 7. Phạm Văn Nhân (thị trấn nông trường Rạng Đông, H.Nghĩa Hưng, Nam Định) 8. Trương Văn Hiền (thôn 3, xã Hòa Thắng, TP.Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) 9. Nguyễn Tiến Hùng (Thanh Hóa, đã mất).
Danh sách do ông Trần Thiện Phụng cung
cấp (Nguyễn
Phúc ghi)
|
Sau bài viết 25 năm hải chiến Trường Sa - Kỳ 2: Anh hùng đất Việt đăng trên Thanh Niên Online hôm qua (12.3), được biết cựu binh Lê Hữu Thảo sẽ về dự buổi giao lưu "Hướng về Trường Sa thân yêu" với sự tham gia của các cựu binh và thân nhân liệt sĩ hy sinh trong trận chiến bảo vệ Trường Sa, tháng 3.1988 vào ngày 14.3.2013 tại Đà Nẵng, thông qua báo Thanh Niên, ông Nguyễn Duy Khánh, Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Thuốc lá Sài Gòn (đặt tại khu công nghiệp Vĩnh Lộc, TP.HCM), đã quyết định hỗ trợ anh Thảo (do hoàn cảnh gia đình anh rất khó khăn) số tiền 10 triệu đồng để làm lộ phí tham gia chương trình trên. Thanh Niên và cựu binh Lê Hữu Thảo xin chân thành cám ơn Ban giám đốc và toàn thể nhân viên Công ty TNHH MTV Thuốc lá Sài Gòn. (Tấn Tú) |
Nguyễn Phúc - T.N.Quyền - Nguyễn
Tú
http://www.thanhnien.com.vn/pages/20130311/25-nam-hai-chien-truong-sa-ky-3-1-000-ngay-bi-dich-bat.aspx
25 năm hải chiến Trường Sa - Kỳ 4: Cuộc trở về của Nguyễn Văn Lanh
14/03/2013 5:00(TNO) Đúng ngày này 25 năm trước, ngày 14.3.1988, 64 người con đất Việt đã ngã xuống biển Đông trước họng súng quân xâm lược Trung Quốc. Sự hy sinh anh dũng của những người lính Việt Nam đã biến địa danh Gạc Ma (thuộc cụm đảo Sinh Tồn, quần đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa) trở thành bất tử.
Bài báo
25 năm trước
Tháng 3.1988, Báo Thanh Niên (khi ấy còn là tuần tin) đã có nhiều thông tin, bài viết vạch rõ mưu đồ bá quyền của Trung Quốc. Nhân kỷ niệm cuộc hải chiến Trường Sa, Thanh Niên xin đăng lại những bài báo vạch rõ dã tâm của kẻ xâm lược cách đây 25 năm.
Điểm dư luận phương tây:
Trung Quốc là kẻ tội phạm trong vấn đề Trường Sa
Xét về nguồn gốc lịch sử và căn cứ vào Công pháp quốc tế, Việt Nam có đầy đủ các yếu tố căn bản để khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Dư luận rộng rãi trên thế giới hiểu rõ điều đó và đã lên tiếng xác nhận hai quần đảo này là của Việt Nam.
Từ Pháp - nước mà trước kia từng chiếm và đô hộ Việt Nam suốt một thế kỷ - tờ
báo khuynh hữu Thế giới (3.3.88) đã viết: "Kể từ thế kỷ 17, Việt Nam đã
có chân về kinh tế cũng như chính trị trên các đảo này, và bằng chứng đưa ra là
chính quyền thuộc địa Pháp đã sáp nhập vào Đông Dương cả hai quần đảo Hoàng Sa
và Trường Sa".
Thật không có gì khôi hài, ngang ngược và xảo trá cho bằng những lý lẽ do Bắc Kinh đưa ra về vấn đề Trường Sa. Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã hai lần lớn tiếng nói rằng Trung Quốc chỉ tiến hành "các hoạt động khảo sát bình thường trên vùng biển thuộc lãnh thổ thiêng liêng của Trung Quốc" (?). Có hai điều cần chú ý. "Khảo sát bình thường" với hàng lô lốc tàu chiến và binh lính đổ bộ ư? "Lãnh thổ thiêng liêng của Trung Quốc" ở đây lại là vùng quần đảo Trường Sa sao? Với giọng điệu của kẻ vừa ăn cướp, vừa la làng, họ cho tàu chiến bắn cháy 3 tàu vận tải của Việt Nam rồi lại lu loa rằng Việt Nam đã tiến công họ. Ngày 16.3, hãng tin Pháp AFP đã phát bài bình luận khẳng định Việt Nam là người vô tội, còn Trung Quốc là kẻ tội phạm.
Hãng tin này viết: "Hành động của Trung Quốc rất vụng về, vì đã lợi dụng lễ tang (của ông Phạm Hùng) để thọc dao găm vào lưng người Việt Nam". Báo Thụy Điển Xvenxca Đac-blađet (17.3) cũng viết rằng: "Đa số các nhà bình luận đều nhất trí nhận định rằng chính Trung Quốc đã khiêu khích để gây ra các vụ xung đột trong những ngày vừa qua ở quần đảo Trường Sa". Và còn nhấn mạnh thêm: "Trung Quốc đã cố ý khích động sự phản ứng quyết liệt của Việt Nam".
Về sâu xa và toàn cục, vấn đề Trường Sa và Hoàng Sa nằm trong chiến lược bành trướng bá quyền của giới lãnh đạo Trung Quốc mang nặng tư tưởng Đại Hán phản động. Dư luận thế giới vẫn nhớ rằng Bắc Kinh đã từng đưa vào giảng dạy tại các trường phổ thông những tấm bản đồ mà lãnh thổ Trung Quốc được khoanh gồm cả Việt Nam, Lào, Campuchia, Mông Cổ, Triều Tiên, Malaysia và Indonesia. Trong mấy ngày gần đây, tờ Thời báo Ấn Độ đã liên tiếp đăng tin, bài vạch trần tham vọng của Trung Quốc ở biển Đông và tố cáo ý đồ mở rộng vùng lãnh hải của họ ra tới 90% diện tích của vùng biển này. Ngay cả tờ báo Mỹ Người hướng dẫn khoa học Thiên Chúa giáo (17.3) cũng nhận xét: "Cuộc xung đột gần đây giữa Trung Quốc và Việt Nam ở biển Hoa Nam đối với quần đảo Trường Sa làm rõ những tham vọng hải quân ngày càng lớn của Bắc Kinh trong vùng biển chiến lược quan trọng này".
Ý đồ lâu dài của Bắc Kinh đối với biển Đông càng lộ rõ hơn khi từ tháng 7.1987, đảo Hải Nam - vùng đất Trung Quốc nằm gần hai quần đảo của Việt Nam nhất - đã được nâng lên thành một tỉnh của Trung Quốc với diện tích bao gồm cả hai quần đảo này (!). Ngày 18.3.1988, phóng viên của đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) vừa đi thăm Hải Nam về viết bài cho biết hoạt động hải và không quân trên đảo này đang trở nên nhộn nhịp hơn. Đây là một căn cứ tàu ngầm của hạm đội Nam Hải. Các nhà phân tích cho rằng các tàu chiến Trung Quốc đang gây hấn ở Trường Sa đã xuất phát từ Hải Nam.
Theo nhiều nhà bình luận phương Tây, một trong những mục đích trước mắt của Bắc Kinh khi gây căng thẳng ở Trường Sa là tăng thêm sức ép với Việt Nam nhằm áp đặt một giải pháp có lợi cho họ trong việc giải quyết vấn đề Campuchia. Mặt khác, Trung Quốc có thể còn muốn tạo một hoàn cảnh bất lợi cho Việt Nam sau khi Việt Nam ban hành luật đầu tư nước ngoài. Quả thật, nếu có ấn tượng là tình hình bất an và đường biển bị kiểm soát, các nhà đầu tư nước ngoài sẽ rất dễ ngán dội và e dè. Sự lo ngại này hoàn toàn có cơ sở vì trước nay Trung Quốc vẫn thường xuyên tìm mọi thủ đoạn để phá hoại nền kinh tế Việt Nam từ trong nước đến trên thị trường quốc tế. Nói tóm lại Bắc Kinh muốn dùng một mũi tên bắn chết nhiều con chim!
Đài BBC (London 21.3.1988) bình luận rằng: "Việc hải quân Trung Quốc ngày càng lớn mạnh, cũng như quyết tâm của họ muốn duy trì sự có mặt thường xuyên về quân sự tại quần đảo Trường Sa này không những chỉ làm cho Việt Nam, mà còn làm nhiều quốc gia khác thuộc hiệp hội ASEAN như Indonesia, Malaysia và Philippines phải lo ngại... Nhưng, dù cho Trung Quốc quả có đạt được lợi điểm quân sự nào đi nữa trong việc có quân đội hiện diện thường xuyên tại vùng Trường Sa, thì việc này xem ra cũng sẽ không đủ để bù lại những thiệt hại to lớn về mặt ngoại giao trong các mối quan hệ của Trung Quốc đối với các nước trong vùng".
Với thiện chí và lòng yêu chuộng hòa bình, phía Việt Nam đã nhiều lần đề nghị Trung Quốc tham gia đàm phán để giải quyết các bất đồng giữa hai nước có liên quan đến Trường Sa, cũng như các vấn đề tranh chấp về biên giới và Hoàng Sa. Chủ trương này của Việt Nam đã nhận được sự đồng tình của dư luận rộng rãi trên thế giới - ngoại trừ Trung Quốc! Trong bài tuyên bố ngày 1.3 tại Cairô (Ai Cập), Tổ chức đoàn kết nhân dân Á-Phi (OSPAA) khẳng định: "Cũng như mọi dân tộc khác, việc bảo vệ tổ quốc và sự toàn vẹn lãnh thổ là quyền thiêng liêng của nhân dân Việt Nam và do đó chúng tôi đòi các tàu chiến, các LLVT của Trung Quốc phải rút ngay khỏi các đảo trên".
Tháng 3.1988, Báo Thanh Niên (khi ấy còn là tuần tin) đã có nhiều thông tin, bài viết vạch rõ mưu đồ bá quyền của Trung Quốc. Nhân kỷ niệm cuộc hải chiến Trường Sa, Thanh Niên xin đăng lại những bài báo vạch rõ dã tâm của kẻ xâm lược cách đây 25 năm.
Điểm dư luận phương tây:
Trung Quốc là kẻ tội phạm trong vấn đề Trường Sa
Xét về nguồn gốc lịch sử và căn cứ vào Công pháp quốc tế, Việt Nam có đầy đủ các yếu tố căn bản để khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Dư luận rộng rãi trên thế giới hiểu rõ điều đó và đã lên tiếng xác nhận hai quần đảo này là của Việt Nam.
Khẩu đội DKZ đảo Sinh Tồn Đông quần đảo Trường Sa ra vị trí sẵn sàng chiến đấu - Ảnh: Quốc Vi |
Thật không có gì khôi hài, ngang ngược và xảo trá cho bằng những lý lẽ do Bắc Kinh đưa ra về vấn đề Trường Sa. Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã hai lần lớn tiếng nói rằng Trung Quốc chỉ tiến hành "các hoạt động khảo sát bình thường trên vùng biển thuộc lãnh thổ thiêng liêng của Trung Quốc" (?). Có hai điều cần chú ý. "Khảo sát bình thường" với hàng lô lốc tàu chiến và binh lính đổ bộ ư? "Lãnh thổ thiêng liêng của Trung Quốc" ở đây lại là vùng quần đảo Trường Sa sao? Với giọng điệu của kẻ vừa ăn cướp, vừa la làng, họ cho tàu chiến bắn cháy 3 tàu vận tải của Việt Nam rồi lại lu loa rằng Việt Nam đã tiến công họ. Ngày 16.3, hãng tin Pháp AFP đã phát bài bình luận khẳng định Việt Nam là người vô tội, còn Trung Quốc là kẻ tội phạm.
Hãng tin này viết: "Hành động của Trung Quốc rất vụng về, vì đã lợi dụng lễ tang (của ông Phạm Hùng) để thọc dao găm vào lưng người Việt Nam". Báo Thụy Điển Xvenxca Đac-blađet (17.3) cũng viết rằng: "Đa số các nhà bình luận đều nhất trí nhận định rằng chính Trung Quốc đã khiêu khích để gây ra các vụ xung đột trong những ngày vừa qua ở quần đảo Trường Sa". Và còn nhấn mạnh thêm: "Trung Quốc đã cố ý khích động sự phản ứng quyết liệt của Việt Nam".
Về sâu xa và toàn cục, vấn đề Trường Sa và Hoàng Sa nằm trong chiến lược bành trướng bá quyền của giới lãnh đạo Trung Quốc mang nặng tư tưởng Đại Hán phản động. Dư luận thế giới vẫn nhớ rằng Bắc Kinh đã từng đưa vào giảng dạy tại các trường phổ thông những tấm bản đồ mà lãnh thổ Trung Quốc được khoanh gồm cả Việt Nam, Lào, Campuchia, Mông Cổ, Triều Tiên, Malaysia và Indonesia. Trong mấy ngày gần đây, tờ Thời báo Ấn Độ đã liên tiếp đăng tin, bài vạch trần tham vọng của Trung Quốc ở biển Đông và tố cáo ý đồ mở rộng vùng lãnh hải của họ ra tới 90% diện tích của vùng biển này. Ngay cả tờ báo Mỹ Người hướng dẫn khoa học Thiên Chúa giáo (17.3) cũng nhận xét: "Cuộc xung đột gần đây giữa Trung Quốc và Việt Nam ở biển Hoa Nam đối với quần đảo Trường Sa làm rõ những tham vọng hải quân ngày càng lớn của Bắc Kinh trong vùng biển chiến lược quan trọng này".
Ý đồ lâu dài của Bắc Kinh đối với biển Đông càng lộ rõ hơn khi từ tháng 7.1987, đảo Hải Nam - vùng đất Trung Quốc nằm gần hai quần đảo của Việt Nam nhất - đã được nâng lên thành một tỉnh của Trung Quốc với diện tích bao gồm cả hai quần đảo này (!). Ngày 18.3.1988, phóng viên của đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) vừa đi thăm Hải Nam về viết bài cho biết hoạt động hải và không quân trên đảo này đang trở nên nhộn nhịp hơn. Đây là một căn cứ tàu ngầm của hạm đội Nam Hải. Các nhà phân tích cho rằng các tàu chiến Trung Quốc đang gây hấn ở Trường Sa đã xuất phát từ Hải Nam.
Theo nhiều nhà bình luận phương Tây, một trong những mục đích trước mắt của Bắc Kinh khi gây căng thẳng ở Trường Sa là tăng thêm sức ép với Việt Nam nhằm áp đặt một giải pháp có lợi cho họ trong việc giải quyết vấn đề Campuchia. Mặt khác, Trung Quốc có thể còn muốn tạo một hoàn cảnh bất lợi cho Việt Nam sau khi Việt Nam ban hành luật đầu tư nước ngoài. Quả thật, nếu có ấn tượng là tình hình bất an và đường biển bị kiểm soát, các nhà đầu tư nước ngoài sẽ rất dễ ngán dội và e dè. Sự lo ngại này hoàn toàn có cơ sở vì trước nay Trung Quốc vẫn thường xuyên tìm mọi thủ đoạn để phá hoại nền kinh tế Việt Nam từ trong nước đến trên thị trường quốc tế. Nói tóm lại Bắc Kinh muốn dùng một mũi tên bắn chết nhiều con chim!
Đài BBC (London 21.3.1988) bình luận rằng: "Việc hải quân Trung Quốc ngày càng lớn mạnh, cũng như quyết tâm của họ muốn duy trì sự có mặt thường xuyên về quân sự tại quần đảo Trường Sa này không những chỉ làm cho Việt Nam, mà còn làm nhiều quốc gia khác thuộc hiệp hội ASEAN như Indonesia, Malaysia và Philippines phải lo ngại... Nhưng, dù cho Trung Quốc quả có đạt được lợi điểm quân sự nào đi nữa trong việc có quân đội hiện diện thường xuyên tại vùng Trường Sa, thì việc này xem ra cũng sẽ không đủ để bù lại những thiệt hại to lớn về mặt ngoại giao trong các mối quan hệ của Trung Quốc đối với các nước trong vùng".
Bài báo đăng trên trang 4 Tuần tin Thanh Niên ngày 28.3.1988 - Ảnh: Độc Lập (chụp lại) |
Với thiện chí và lòng yêu chuộng hòa bình, phía Việt Nam đã nhiều lần đề nghị Trung Quốc tham gia đàm phán để giải quyết các bất đồng giữa hai nước có liên quan đến Trường Sa, cũng như các vấn đề tranh chấp về biên giới và Hoàng Sa. Chủ trương này của Việt Nam đã nhận được sự đồng tình của dư luận rộng rãi trên thế giới - ngoại trừ Trung Quốc! Trong bài tuyên bố ngày 1.3 tại Cairô (Ai Cập), Tổ chức đoàn kết nhân dân Á-Phi (OSPAA) khẳng định: "Cũng như mọi dân tộc khác, việc bảo vệ tổ quốc và sự toàn vẹn lãnh thổ là quyền thiêng liêng của nhân dân Việt Nam và do đó chúng tôi đòi các tàu chiến, các LLVT của Trung Quốc phải rút ngay khỏi các đảo trên".
Phạm Hồng Phước
(Tuần tin Thanh Niên 28.3-4.4.1988)
(Tuần tin Thanh Niên 28.3-4.4.1988)
Những bài báo đăng trên Nhân
Dân
tháng 3.1988 Bài đăng trên báo Nhân Dân số ra ngày 18.3.1988 - Ảnh: Trường Sơn (chụp lại) Bài đăng trên báo Nhân Dân số ra ngày 15.3.1988 - Ảnh: Trường Sơn (chụp lại) Bài đăng trên báo Nhân Dân số ra ngày 16.3.1988 - Ảnh: Trường Sơn (chụp lại) |
>> Kỳ 1: Cuộc xâm lược của Trung Quốc
>> Kỳ 2: Anh hùng đất Việt
>> Kỳ 3: 1.000 ngày bị địch bắt
Trong cuộc chiến giữ đảo Gạc Ma, chiến sĩ trẻ Nguyễn Văn Lanh đã anh dũng chiến đấu giữ ngọn cờ Việt Nam cắm trên đảo, kiên quyết giằng co không cho lính Trung Quốc cắm cờ. Địch hạ cờ xuống, Lanh lại dựng lên, cho đến khi anh bị quân Trung Quốc dùng lưỡi lê đâm và bắn vào người…
Từ buổi sáng 14.3.1988 bi hùng ở Gạc Ma, những người lính trên con tàu HQ 604
không còn uống chung chén nước, ăn chung chén cơm, ngủ chung giường nữa. Mỗi
người lưu lạc một phương trời.
Những ngày đầu tháng 3.2013, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Nguyễn Văn Lanh tranh thủ về thăm nhà tại làng quê yên bình Đại Phúc, xã Vạn Ninh, H.Quảng Ninh, Quảng Bình.
Hiện mẹ anh, bà Nguyễn Thị Kỷ (77 tuổi) sống một mình trong ngôi nhà nhỏ, là nơi anh sinh ra và lớn lên. Những ngày anh Lanh về quê, nhà bà Kỷ lúc nào cũng đông vui như lễ tết. Mọi người tập trung lại ăn cơm, uống chén rượu gạo và chuyện trò.
Người vui nhất không ai khác là bà Kỷ, cái miệng móm mém của bà không lúc nào thôi cười. Bà nhớ như in chuyện cách đây 25 năm và kể với tôi rành mạch.
Ngày đó, khi mới xảy ra sự kiện quân Trung Quốc tấn công chiếm đảo Gạc Ma, bà chỉ biết loáng thoáng tình hình qua Đài tiếng nói VN, càng về sau càng rõ hơn. “Nhưng họ cũng chỉ nói là một người tên Lanh, Lanh thì cả nước có biết bao nhiêu Lanh chứ. Lúc đó tui cũng lo lắm nhưng nghĩ thôi vì lòng căm thù giặc, vì nghĩa vụ với Tổ quốc, con mình có nằm xuống vì đất nước cũng đành” - bà Kỷ nhớ lại.
Mãi hơn 1 tháng sau, khi nhận được thông tin chính xác từ đơn vị, bố anh Lanh (đã mất) và người anh trai Nguyễn Thanh Long khăn gói vào miền Nam thăm anh tại đơn vị. Bà Kỷ cũng muốn đi nhưng vì hoàn cảnh, điều kiện nên phải ở nhà. Gặp lại nhau ở bệnh viện, mấy cha con mừng rơi nước mắt, cứ ôm nhau khóc.
Anh Nguyễn Văn Lanh tâm sự về chuyện muốn đi thăm bạn bè - những đồng đội cũ - trên con tàu lịch sử HQ 604 tại Quảng Bình. Anh bảo: “Bao nhiêu năm, mấy lần đi công tác, về quê nhà, đã hẹn với nhau rồi nhưng cuối cùng chẳng đi được vì trời trở rét, vết thương lại nhức buốt nên phải quay vô TP.HCM cho ấm hơn và để trị bệnh”.
Nghe thế, tôi nói ngay: “Anh muốn đi đâu em cũng đưa đi, máu xương các anh đã đổ xuống vì Tổ quốc mà”. Anh nhìn tôi không nói lời nào nhưng ánh mắt sáng lên.
Ngày giỗ sống
Chúng tôi lên đường và từ đây, một cuộc trở về lịch sử không hẹn mà gặp bắt đầu. Từ xã Vạn Ninh, chúng tôi theo đường Hồ Chí Minh về quốc lộ 1A, men theo đường biển Quang Phú rồi ra xã Nhân Trạch để đón anh Nguyễn Văn Thống, người bị Trung Quốc bắt 3 năm và gia đình đã nhận giấy báo tử. Tiếp tục theo QL 1A ra thị trấn Ba Đồn, đến vùng nam huyện Quảng Trạch đến nhà anh Trương Đức Nhuân ở thôn Thọ Hạ, xã Quảng Sơn.
Trên suốt quãng đường từ Vạn Ninh đến xã Quảng Sơn, điều tôi băn khoăn đó là 25 năm trôi qua, liệu các anh có còn nhận ra nhau. Anh Lanh khẳng định: “Nhớ chứ, mặc dù tụi anh không gặp nhau nhưng sao mà quên được từng nét mặt, hành động, cử chỉ và không gặp nhưng cũng thường xuyên liên lạc với nhau qua điện thoại. Nghe tin bạn gặp tai nạn, anh cũng gửi tiền ra cho bạn, sống với nhau phải bằng tình cảm chân thật em à”.
Các anh gặp lại nhau ở nhà anh Nhuân trong niềm vui vỡ òa, 25 năm rồi chứ ít ỏi gì nữa.
Điều đầu tiên là các anh xắn quần, vạch áo sờ lên từng vết sẹo của nhau.
Ngày ấy, ở tuổi đôi mươi, lứa tuổi vô tư hồn nhiên nhất, thì các anh đã gắn bó với nhau trong những buổi tập luyện trên thao trường, những lúc sinh hoạt trong doanh trại. Thời ấy, điều kiện kinh tế khó khăn, các anh nhường nhau từng miếng cơm, manh áo, có cái gì ngon cũng chia sẻ với nhau. Anh Lanh kể, mình làm nhiệm vụ đơm cơm cho cấp trên, thế là mình cố tình đơm cho thật nhiều, thành ra chỉ huy ăn không hết, phần thừa đó mình kêu mấy đứa lên lấy ăn. Ở nhà bếp còn cơm cháy, anh cũng kêu. Những trò "tăng gia sản xuất” có một không hai cũng được các anh ôn lại rồi cười vui vẻ.
Ở cái tuổi tóc đã muối tiêu, các anh vẫn gọi với nhau bằng “tau” và “mi”. “Gọi thế cho sướng miệng, bọn anh là bạn bè mà, gặp nhau chưa đầy 3 năm để rồi phải xa nhau từ đó cho đến bây giờ” - các anh bộc bạch.
Với anh Lanh, từ lúc còn ở đơn vị, mọi người gọi anh là “lép” bởi dáng người gầy ốm, mỏng manh. Đến bây giờ Lanh vẫn thế. Vừa chạm nhau, anh Nhuân đưa tay còn lại vỗ vai anh Lanh cái đốp rồi nói: “Hắn đúng là lép rồi, lép chừ vẫn là lép. Mẹ mi ơi, lấy cơm với thịt cho thằng lép hắn ăn”.
Lép nhưng lì. Nhớ lại ngày 14.3.1988, các anh Thống, Nhuân đều bảo: “Hắn lì lắm, có sợ chi lính Trung Quốc. Hắn giằng nhau với lính Trung Quốc để giữ cờ, khi bọn kia giơ súng, hắn nổi điên nhảy lên đạp một phát”.
Và máu anh đã đổ xuống. Trong cơn sinh tử giữa biển khơi, đồng đội anh đã kịp cứu, mang sự sống đến với anh. Trong căn nhà nhỏ ở Quảng Sơn hôm ấy, anh Lanh nói: “Hôm nay là kỷ niệm ngày giỗ sống của chúng ta”.
Điều đặc biệt, một trong hai người đưa anh Lanh đang chìm lên tấm ván nổi trên mặt nước là chiến sĩ Nguyễn Văn Lục (ở xã Quảng Thủy, H.Quảng Trạch) hiện đang ngồi đối diện với anh Lanh.
Anh Lục kể: “Lúc đó, chúng tôi đưa Lanh và anh Tứ bỏ lên tấm ván, sau đó bỏ lên xuồng nhôm, cùng với anh em đồng đội còn sống chèo về đảo Sinh Tồn, đang chèo thì gặp một tàu dân sự làm nhiệm vụ cung cấp lương thực cho các đảo và được đưa lên tàu. Nhưng sau đó tàu Trung Quốc kè không cho đi nên mãi từ trưa cho đến 10 giờ tối cùng ngày mới đến được đảo Sinh Tồn. Tứ bị cụt 1 chân, máu ra nhiều quá nên mất; còn Lanh may mắn qua khỏi”.
Trà rượu một hồi, anh Lanh nổi hứng tinh nghịch như thời đang cùng nhau huấn
luyện ở Đà Nẵng. Anh Lục cũng không chịu thua khi bảo: “Biết thế bữa đó tau
không đưa hắn lên”. Rồi tất cả cùng cười vui.
Kể về anh Lanh, anh Nguyễn Đình Phùng (ở xã Quảng Tân, H.Quảng Trạch; lúc đó làm khí tài) vẫn không quên hình ảnh lúc tàu HQ 604 chuẩn bị rời bến ra đảo, anh Lanh còn tìm gặp để hỏi xin một lưỡi lê.
Chiều muộn, dù không muốn vẫn phải rời, Anh hùng Nguyễn Văn Lanh tạm biệt đồng đội trở lại quê nhà. Đã có những đôi mắt ứa nước khuất dưới mái tóc điểm bạc. Các anh mạnh mẽ sống chết cùng nhau vì Tổ quốc nhưng phút chia tay ai chẳng ngậm ngùi.
>> 25 năm hải chiến Trường Sa - Kỳ 1: Cuộc xâm lược của Trung Quốc
>> 25 năm hải chiến Trường Sa - Kỳ 2: Anh hùng đất Việt
>> 25 năm hải chiến Trường Sa - Kỳ 3: 1.000 ngày bị địch bắt
>> 25 năm hải chiến Trường Sa - Kỳ 4: Cuộc trở về của anh hùng Nguyễn Lanh
>> Ngày 14.3.1988, hai lăm năm nhìn lại
“Con đi mẹ hỉ!”
Trong trận hải chiến đảo Gạc Ma, quần đảo Trường Sa ngày 14.3.1988, Quảng Bình là nơi có nhiều liệt sĩ nhất với 13 người. TP.Đà Nẵng xếp sau với 9 liệt sĩ trong số 64 người hi sinh. Riêng khu vực P.Hòa Cường (cũ, nay chia thành P.Hòa Cường Nam và P.Hòa Cường Bắc), Q.Hải Châu đã có đến 7 liệt sĩ, 2 liệt sĩ còn lại ở P.Bình Hiên và P.An Hải Tây.
Bà Nguyễn Thị Trước, nay đã 81 tuổi, là mẹ liệt sĩ Phạm Văn Lợi kể về người con thứ 5 của mình: “Nó là đứa hiền lành, thương ba mẹ nhất nhà, từ nhỏ hễ đi học về là chạy qua cồn gánh rau phụ tui bán ở chợ, xong thì lên khu sân bay lượm ve chai về đưa cho tui đi bán”.
Tháng 3.1987, nghe tuyển quân đi bộ đội hải quân, Lợi về khoe đã đăng ký và được vào hải quân, phân vào Trung đoàn 83 công binh cùng nhiều thanh niên trong xóm. Cả nhà từ ông bà nội đến ba mẹ anh Lợi cũng đều vui lây vì thấy con cũng cùng chí hướng như 2 anh trai, phụng sự Tổ quốc.
Gần một năm sau, anh Lợi về ăn tết Mậu Thìn 1988 với gia đình. Anh bị ba là
ông Phạm Đức Dần la rầy: “Răng mi mới đi một năm mà đã về rồi?”. Anh Lợi thưa
rằng về ăn tết là được đơn vị cho phép, ăn tết xong là đi lại ngay.
“Lần về Tết đó, hắn cũng ít ở nhà. Hôm trước khi lên đường, thằng Lợi dẫn người yêu về giới thiệu một lúc rồi hai đứa đi chơi, con người yêu hắn chào “dạ thưa bác con đi” thì bị thằng Lợi chỉnh: “thưa mẹ con đi chứ răng lại thưa bác”, tui chưa kịp mừng vì nghĩ đến đám cưới ngày hắn ra quân thì nhận tin dữ”, bà Trước nhớ lại.
Khoảng gần trưa 14.3.1988, vợ chồng bà Trước nghe tin sét đánh từ phường báo các chiến sĩ mất tích ở Trường Sa. Đám tang anh Lợi diễn ra trong mưa gió, căn nhà nhỏ đến nỗi hàng xóm qua viếng ướt nhem vì không có chỗ vào. Nhiều năm sau đó, đêm nào bà cũng mơ thấy anh Lợi với những lời động viên “mẹ đừng lo chi hết, con mạnh khỏe và ở với anh em ngoài đó rất vui vẻ”.
“Thằng Lợi thứ 5 nhưng với anh em trong nhà ai, ai nói chi nhưng nó vẫn không bao giờ cãi lời. Đến giờ, tui nhớ y chang bữa cơm ngày tết cuối cùng trước khi hắn đi, nhà không có chi ăn, hắn xuống lục xí bún với nước mắm ăn quẹt quẹt rồi thưa “con đi mẹ hỉ”, tui thấy xót xa vì từ nhỏ tới lớn ở nhà hắn chưa có được một bữa no, tui chưa chăm sóc chi cho hắn được nhiều, đến chừ cũng nhờ hắn mà đoàn thể thường xuyên đến thăm hỏi, thay hắn nuôi tôi…”, kể đến đây, bà Trước òa khóc.
Sau khi anh Lợi hy sinh, em trai kế là Phạm Văn Long được miễn đi nghĩa vụ quân sự. Đến lúc giải tỏa, nhà bà Trước không đủ tiền tái định cư tại chỗ nên đã chuyển lên Q.Cẩm Lệ sinh sống, hiện vẫn nợ tiền xây nhà và thuộc diện hộ nghèo của địa phương. Anh đầu là Phạm Văn Chung đã mất sớm vì bạo bệnh, hiện anh Long vẫn chưa lập gia đình, đi phụ hồ nuôi mẹ và em út Phạm Văn Tâm bị bệnh down từ nhỏ.
Hai cha con ra đi cùng ngày
Cũng như liệt sĩ Phạm Văn Lợi, liệt sĩ Phan Văn Sự cũng đăng ký đi nghĩa vụ quân sự xong mới về nói với gia đình vào tháng 3.1987. Khi đó bà Lê Thị Muộn, mẹ anh Sự vừa thôi làm công nhân bốc vác ở Cảng Đà Nẵng, ba anh là ông Phan Văn Bé bị bệnh tim.
Tết Mậu Thìn 1988, anh Sự về ăn tết với gia đình đến 12 tháng giêng thì thưa rằng đơn vị cho anh ở nhà giữ doanh trại nhưng anh em trong khu vực Hòa Cường đi vào Cam Ranh từ hôm mùng 6 tết nên anh Sự xin đơn vị cho đi theo cùng.
Lúc đó ông Phan Văn Bé vừa mổ tim xong, sáng 14.3.1988, ông đang nằm tịnh dưỡng chờ cắt chỉ ở Bệnh viện Đà Nẵng thì nghe tin phát thanh báo chiến sĩ mất tích ở Trường Sa.
“Tôi ngồi cạnh ổng trong bệnh viện, ổng giật nảy người lên hỏi “chi rứa bà chi rứa bà” rồi lịm đi, đến 15 giờ chiều cùng ngày thì ổng đi theo thằng Sự”, bà Muộn ứa nước mắt.
Do đó, ngày 27 tháng giêng âm lịch hằng năm là ngày giỗ chung của cả chồng và con bà Muộn, nhưng mộ anh Sự trên nghĩa trang liệt sĩ Gò Cà hiện vẫn chỉ là mộ gió.
Kỷ vật duy nhất anh Sự để lại nơi đơn vị Trung đoàn 83 Công binh Hải quân là chiếc áo hải quân. Nhận áo về, bà Muộn tự tay cắt, sửa thành áo để mặc cho đỡ nhớ con đến tận bây giờ.
Không chỉ nhà bà Trước, bà Muộn, ông Trần Huỷnh (92 tuổi) cũng có 3 con trai vào lính là các anh Trần Cường, Trần Trọng, riêng con trai út là Trần Tài đã hy sinh trong trận hải chiến ngày 14.3.1988 ở Gạc Ma, Trường Sa.
Ngày 6.3.2013 (25 tháng giêng âm lịch), chúng tôi ghé thăm ông Trần Huỷnh trên đường Núi Thành, cũng đúng là lúc gia đình đang làm đám giỗ chung cho anh Tài và mẹ. Anh Tài hy sinh 14.3.1988 (27 tháng giêng Mậu Thìn), còn mẹ anh mất năm 2010 nhằm ngày 25 tháng giêng.
Bên mâm cơm chay tề tựu đông đủ bà con trong gia đình, anh Trần Trọng lúc nào cũng hát tặng trước bàn thờ liệt sĩ Trần Tài để tưởng nhớ người em út bởi lúc còn sống, anh Tài chơi đàn và hát rất hay.
9 liệt sĩ Đà Nẵng trong trận Gạc Ma ngày đó còn có anh Nguyễn Hữu Lộc, Trương Quốc Hùng, Nguyễn Phú Đoàn, Lê Văn Xanh (cùng ở P.Hòa Cường cũ), Lê Thế (P.An Hải Tây) và Trần Mạnh Việt (P.Bình Hiên).
Riêng cha mẹ 7 liệt sĩ ở Hòa Cường vốn từng là hàng xóm láng giềng từ trước,
cho đến khi cùng mang nỗi đau mất con thì lại càng thâm tình. Những năm gần đây,
do giải tỏa, nhiều gia đình chuyển đi xa và tuổi cao sức yếu nên họ ít có dịp
thăm nom nhau như trước. Cho nên, hay tin được mời tham dự chương trình Tri ân
chiến sĩ Trường Sa tại TP.Đà Nẵng ai cũng rất nóng lòng.
Bởi lẽ, đây không chỉ là dịp họ được gặp lại nhau, nhớ về những đứa con liệt sĩ anh hùng mà còn muốn truyền lại giới trẻ và xã hội về lòng yêu nước sục sôi, chống quân xâm lược Trung Quốc thuở nào…, về tinh thần hướng về Hoàng Sa, Trường Sa, bảo vệ Tổ quốc.
>> Mãi mãi Hoàng Sa
>> Mãi mãi Hoàng Sa - Kỳ 2: Thiên nhiên ở đảo
>> Mãi mãi Hoàng Sa - Kỳ 3: Trách nhiệm với biển đảo Tổ quốc
>> Quyết liệt vì Hoàng Sa
>> Xứng danh con cháu đội hùng binh Hoàng Sa
>> Gặp gỡ Hoàng Sa, Trường Sa
>> Môt đời vì Hoàng Sa-Trường Sa
>> Cương Quyết với Hoàng Sa
>> Tri ân liệt sĩ Nhà giàn DK1
>> Tri ân liệt sĩ Gạc Ma: Máu xương làm dấu mốc biên cương
>> Tri ân liệt sĩ Gạc Ma: Mòn mỏi đợi em về
>> Tri ân các liệt sĩ Khánh Hòa hy sinh ở Gạc Ma
>> Tri ân liệt sĩ Gạc Ma - Muốn ra nơi con bị giặc sát hại
>> Tri ân các liệt sĩ Hà Tĩnh hy sinh ở Gạc Ma
>> Tri ân liệt sĩ Gạc Ma - Khát vọng phụng sự Tổ quốc
>> Tri ân liệt sĩ Gạc Ma: Quyết chiến bảo vệ đảo
>> Tri ân liệt sĩ Gạc Ma tại Khánh Hòa - Phú Yên
>> Tri ân liệt sĩ Hà Nội và Hà Nam hy sinh ở Gạc Ma
>> Tri ân liệt sĩ Gạc Ma: Đây là lãnh thổ Việt Nam!
>> Tri ân liệt sĩ Gạc Ma: Về quê hương anh hùng Trần Văn Phương
>> Tri ân liệt sĩ Gạc Ma và Nhà giàn DK1
>> Tri ân liệt sĩ Gạc Ma: Những ngôi mộ gió ở Quảng Trị
>> Tri ân liệt sĩ nhà giàn DK1 - Ôm cờ Tổ quốc vào lòng
>> Tri ân liệt sĩ Gạc Ma
>> Tri ân lính Hoàng Sa
>> Khởi động đợt 2 chương trình Tri ân liệt sĩ Gạc Ma
>> Tri ân liệt sĩ Nhà giàn DK1: Hy sinh khi chưa biết mặt con
>> Tri ân liệt sĩ Gạc Ma và Nhà giàn DK1
>> Em trai liệt sĩ Gạc Ma có việc làm
>> Bố trí công việc cho thân nhân liệt sĩ Gạc Ma
>> Kỳ 2: Anh hùng đất Việt
>> Kỳ 3: 1.000 ngày bị địch bắt
Trong cuộc chiến giữ đảo Gạc Ma, chiến sĩ trẻ Nguyễn Văn Lanh đã anh dũng chiến đấu giữ ngọn cờ Việt Nam cắm trên đảo, kiên quyết giằng co không cho lính Trung Quốc cắm cờ. Địch hạ cờ xuống, Lanh lại dựng lên, cho đến khi anh bị quân Trung Quốc dùng lưỡi lê đâm và bắn vào người…
Video clip: Cuộc hội ngộ của Anh hùng LLVTND Nguyễn Văn Lanh |
Những ngày đầu tháng 3.2013, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Nguyễn Văn Lanh tranh thủ về thăm nhà tại làng quê yên bình Đại Phúc, xã Vạn Ninh, H.Quảng Ninh, Quảng Bình.
Bữa cơm giản dị của gia đình Anh hùng Nguyễn Văn Lanh tại quê nhà |
Hiện mẹ anh, bà Nguyễn Thị Kỷ (77 tuổi) sống một mình trong ngôi nhà nhỏ, là nơi anh sinh ra và lớn lên. Những ngày anh Lanh về quê, nhà bà Kỷ lúc nào cũng đông vui như lễ tết. Mọi người tập trung lại ăn cơm, uống chén rượu gạo và chuyện trò.
Người vui nhất không ai khác là bà Kỷ, cái miệng móm mém của bà không lúc nào thôi cười. Bà nhớ như in chuyện cách đây 25 năm và kể với tôi rành mạch.
Ngày đó, khi mới xảy ra sự kiện quân Trung Quốc tấn công chiếm đảo Gạc Ma, bà chỉ biết loáng thoáng tình hình qua Đài tiếng nói VN, càng về sau càng rõ hơn. “Nhưng họ cũng chỉ nói là một người tên Lanh, Lanh thì cả nước có biết bao nhiêu Lanh chứ. Lúc đó tui cũng lo lắm nhưng nghĩ thôi vì lòng căm thù giặc, vì nghĩa vụ với Tổ quốc, con mình có nằm xuống vì đất nước cũng đành” - bà Kỷ nhớ lại.
Mãi hơn 1 tháng sau, khi nhận được thông tin chính xác từ đơn vị, bố anh Lanh (đã mất) và người anh trai Nguyễn Thanh Long khăn gói vào miền Nam thăm anh tại đơn vị. Bà Kỷ cũng muốn đi nhưng vì hoàn cảnh, điều kiện nên phải ở nhà. Gặp lại nhau ở bệnh viện, mấy cha con mừng rơi nước mắt, cứ ôm nhau khóc.
Anh Nguyễn Văn Lanh tâm sự về chuyện muốn đi thăm bạn bè - những đồng đội cũ - trên con tàu lịch sử HQ 604 tại Quảng Bình. Anh bảo: “Bao nhiêu năm, mấy lần đi công tác, về quê nhà, đã hẹn với nhau rồi nhưng cuối cùng chẳng đi được vì trời trở rét, vết thương lại nhức buốt nên phải quay vô TP.HCM cho ấm hơn và để trị bệnh”.
Nghe thế, tôi nói ngay: “Anh muốn đi đâu em cũng đưa đi, máu xương các anh đã đổ xuống vì Tổ quốc mà”. Anh nhìn tôi không nói lời nào nhưng ánh mắt sáng lên.
Bà Kỷ (mẹ anh Lanh) nâng niu tấm danh hiệu của con trai |
Chúng tôi lên đường và từ đây, một cuộc trở về lịch sử không hẹn mà gặp bắt đầu. Từ xã Vạn Ninh, chúng tôi theo đường Hồ Chí Minh về quốc lộ 1A, men theo đường biển Quang Phú rồi ra xã Nhân Trạch để đón anh Nguyễn Văn Thống, người bị Trung Quốc bắt 3 năm và gia đình đã nhận giấy báo tử. Tiếp tục theo QL 1A ra thị trấn Ba Đồn, đến vùng nam huyện Quảng Trạch đến nhà anh Trương Đức Nhuân ở thôn Thọ Hạ, xã Quảng Sơn.
Trên suốt quãng đường từ Vạn Ninh đến xã Quảng Sơn, điều tôi băn khoăn đó là 25 năm trôi qua, liệu các anh có còn nhận ra nhau. Anh Lanh khẳng định: “Nhớ chứ, mặc dù tụi anh không gặp nhau nhưng sao mà quên được từng nét mặt, hành động, cử chỉ và không gặp nhưng cũng thường xuyên liên lạc với nhau qua điện thoại. Nghe tin bạn gặp tai nạn, anh cũng gửi tiền ra cho bạn, sống với nhau phải bằng tình cảm chân thật em à”.
Các anh gặp lại nhau ở nhà anh Nhuân trong niềm vui vỡ òa, 25 năm rồi chứ ít ỏi gì nữa.
Điều đầu tiên là các anh xắn quần, vạch áo sờ lên từng vết sẹo của nhau.
Ngày ấy, ở tuổi đôi mươi, lứa tuổi vô tư hồn nhiên nhất, thì các anh đã gắn bó với nhau trong những buổi tập luyện trên thao trường, những lúc sinh hoạt trong doanh trại. Thời ấy, điều kiện kinh tế khó khăn, các anh nhường nhau từng miếng cơm, manh áo, có cái gì ngon cũng chia sẻ với nhau. Anh Lanh kể, mình làm nhiệm vụ đơm cơm cho cấp trên, thế là mình cố tình đơm cho thật nhiều, thành ra chỉ huy ăn không hết, phần thừa đó mình kêu mấy đứa lên lấy ăn. Ở nhà bếp còn cơm cháy, anh cũng kêu. Những trò "tăng gia sản xuất” có một không hai cũng được các anh ôn lại rồi cười vui vẻ.
Ở cái tuổi tóc đã muối tiêu, các anh vẫn gọi với nhau bằng “tau” và “mi”. “Gọi thế cho sướng miệng, bọn anh là bạn bè mà, gặp nhau chưa đầy 3 năm để rồi phải xa nhau từ đó cho đến bây giờ” - các anh bộc bạch.
Anh Lanh, anh Thống đến thăm nhà anh Nhuân (áo xanh), họ là những đồng đội trên tàu HQ 604 |
Với anh Lanh, từ lúc còn ở đơn vị, mọi người gọi anh là “lép” bởi dáng người gầy ốm, mỏng manh. Đến bây giờ Lanh vẫn thế. Vừa chạm nhau, anh Nhuân đưa tay còn lại vỗ vai anh Lanh cái đốp rồi nói: “Hắn đúng là lép rồi, lép chừ vẫn là lép. Mẹ mi ơi, lấy cơm với thịt cho thằng lép hắn ăn”.
Lép nhưng lì. Nhớ lại ngày 14.3.1988, các anh Thống, Nhuân đều bảo: “Hắn lì lắm, có sợ chi lính Trung Quốc. Hắn giằng nhau với lính Trung Quốc để giữ cờ, khi bọn kia giơ súng, hắn nổi điên nhảy lên đạp một phát”.
Và máu anh đã đổ xuống. Trong cơn sinh tử giữa biển khơi, đồng đội anh đã kịp cứu, mang sự sống đến với anh. Trong căn nhà nhỏ ở Quảng Sơn hôm ấy, anh Lanh nói: “Hôm nay là kỷ niệm ngày giỗ sống của chúng ta”.
Điều đặc biệt, một trong hai người đưa anh Lanh đang chìm lên tấm ván nổi trên mặt nước là chiến sĩ Nguyễn Văn Lục (ở xã Quảng Thủy, H.Quảng Trạch) hiện đang ngồi đối diện với anh Lanh.
Anh Lục kể: “Lúc đó, chúng tôi đưa Lanh và anh Tứ bỏ lên tấm ván, sau đó bỏ lên xuồng nhôm, cùng với anh em đồng đội còn sống chèo về đảo Sinh Tồn, đang chèo thì gặp một tàu dân sự làm nhiệm vụ cung cấp lương thực cho các đảo và được đưa lên tàu. Nhưng sau đó tàu Trung Quốc kè không cho đi nên mãi từ trưa cho đến 10 giờ tối cùng ngày mới đến được đảo Sinh Tồn. Tứ bị cụt 1 chân, máu ra nhiều quá nên mất; còn Lanh may mắn qua khỏi”.
Anh Nguyễn Văn Lanh và anh Nguyễn Văn Lục (bên trái) - là một trong hai người đưa anh Lanh lúc bị thương lên ván nổi trên biển Những chiến sĩ hải quân năm xưa (4 người ở giữa) chụp ảnh kỷ niệm cùng PV Thanh Niên (thứ 2 từ trái qua) |
Kể về anh Lanh, anh Nguyễn Đình Phùng (ở xã Quảng Tân, H.Quảng Trạch; lúc đó làm khí tài) vẫn không quên hình ảnh lúc tàu HQ 604 chuẩn bị rời bến ra đảo, anh Lanh còn tìm gặp để hỏi xin một lưỡi lê.
Chiều muộn, dù không muốn vẫn phải rời, Anh hùng Nguyễn Văn Lanh tạm biệt đồng đội trở lại quê nhà. Đã có những đôi mắt ứa nước khuất dưới mái tóc điểm bạc. Các anh mạnh mẽ sống chết cùng nhau vì Tổ quốc nhưng phút chia tay ai chẳng ngậm ngùi.
Bài, ảnh: Trương Quang
Nam
http://www.thanhnien.com.vn/pages/20130313/25-nam-hai-chien-truong-sa-ky-4-cuoc-tro-ve-cua-nguyen-van-lanh.aspx
25 năm hải chiến Trường Sa - Kỳ 5: Mùa xuân nhớ con anh hùng
15/03/2013 07:00(TNO) Dù bị giam cầm và tra khảo nhưng 9 người lính Gạc Ma bị Trung Quốc bắt giữ còn được trở về. Họ may mắn hơn rất nhiều khi có nhiều gia đình đã mãi mãi tiễn con đi. Mùa xuân năm 1988 là cái tết cuối cùng của 9 người con trai ấy khi tuổi xuân của họ đã vĩnh viễn gửi lại Trường Sa thân yêu…
>> Tại sao Trung Quốc đánh chiếm các đảo của Việt Nam vào tháng 3.1988?>> 25 năm hải chiến Trường Sa - Kỳ 1: Cuộc xâm lược của Trung Quốc
>> 25 năm hải chiến Trường Sa - Kỳ 2: Anh hùng đất Việt
>> 25 năm hải chiến Trường Sa - Kỳ 3: 1.000 ngày bị địch bắt
>> 25 năm hải chiến Trường Sa - Kỳ 4: Cuộc trở về của anh hùng Nguyễn Lanh
>> Ngày 14.3.1988, hai lăm năm nhìn lại
“Con đi mẹ hỉ!”
Trong trận hải chiến đảo Gạc Ma, quần đảo Trường Sa ngày 14.3.1988, Quảng Bình là nơi có nhiều liệt sĩ nhất với 13 người. TP.Đà Nẵng xếp sau với 9 liệt sĩ trong số 64 người hi sinh. Riêng khu vực P.Hòa Cường (cũ, nay chia thành P.Hòa Cường Nam và P.Hòa Cường Bắc), Q.Hải Châu đã có đến 7 liệt sĩ, 2 liệt sĩ còn lại ở P.Bình Hiên và P.An Hải Tây.
Bà Nguyễn Thị Trước, nay đã 81 tuổi, là mẹ liệt sĩ Phạm Văn Lợi kể về người con thứ 5 của mình: “Nó là đứa hiền lành, thương ba mẹ nhất nhà, từ nhỏ hễ đi học về là chạy qua cồn gánh rau phụ tui bán ở chợ, xong thì lên khu sân bay lượm ve chai về đưa cho tui đi bán”.
Tháng 3.1987, nghe tuyển quân đi bộ đội hải quân, Lợi về khoe đã đăng ký và được vào hải quân, phân vào Trung đoàn 83 công binh cùng nhiều thanh niên trong xóm. Cả nhà từ ông bà nội đến ba mẹ anh Lợi cũng đều vui lây vì thấy con cũng cùng chí hướng như 2 anh trai, phụng sự Tổ quốc.
Mẹ Nguyễn Thị Trước bên bàn thờ liệt sĩ Phạm Văn Lợi - Ảnh: N.Tú |
“Lần về Tết đó, hắn cũng ít ở nhà. Hôm trước khi lên đường, thằng Lợi dẫn người yêu về giới thiệu một lúc rồi hai đứa đi chơi, con người yêu hắn chào “dạ thưa bác con đi” thì bị thằng Lợi chỉnh: “thưa mẹ con đi chứ răng lại thưa bác”, tui chưa kịp mừng vì nghĩ đến đám cưới ngày hắn ra quân thì nhận tin dữ”, bà Trước nhớ lại.
|
Khoảng gần trưa 14.3.1988, vợ chồng bà Trước nghe tin sét đánh từ phường báo các chiến sĩ mất tích ở Trường Sa. Đám tang anh Lợi diễn ra trong mưa gió, căn nhà nhỏ đến nỗi hàng xóm qua viếng ướt nhem vì không có chỗ vào. Nhiều năm sau đó, đêm nào bà cũng mơ thấy anh Lợi với những lời động viên “mẹ đừng lo chi hết, con mạnh khỏe và ở với anh em ngoài đó rất vui vẻ”.
“Thằng Lợi thứ 5 nhưng với anh em trong nhà ai, ai nói chi nhưng nó vẫn không bao giờ cãi lời. Đến giờ, tui nhớ y chang bữa cơm ngày tết cuối cùng trước khi hắn đi, nhà không có chi ăn, hắn xuống lục xí bún với nước mắm ăn quẹt quẹt rồi thưa “con đi mẹ hỉ”, tui thấy xót xa vì từ nhỏ tới lớn ở nhà hắn chưa có được một bữa no, tui chưa chăm sóc chi cho hắn được nhiều, đến chừ cũng nhờ hắn mà đoàn thể thường xuyên đến thăm hỏi, thay hắn nuôi tôi…”, kể đến đây, bà Trước òa khóc.
Sau khi anh Lợi hy sinh, em trai kế là Phạm Văn Long được miễn đi nghĩa vụ quân sự. Đến lúc giải tỏa, nhà bà Trước không đủ tiền tái định cư tại chỗ nên đã chuyển lên Q.Cẩm Lệ sinh sống, hiện vẫn nợ tiền xây nhà và thuộc diện hộ nghèo của địa phương. Anh đầu là Phạm Văn Chung đã mất sớm vì bạo bệnh, hiện anh Long vẫn chưa lập gia đình, đi phụ hồ nuôi mẹ và em út Phạm Văn Tâm bị bệnh down từ nhỏ.
Mẹ Trước hiện vẫn đang chăm sóc em trai liệt sĩ Phạm Văn Lợi là anh Phạm Văn Tâm |
Cũng như liệt sĩ Phạm Văn Lợi, liệt sĩ Phan Văn Sự cũng đăng ký đi nghĩa vụ quân sự xong mới về nói với gia đình vào tháng 3.1987. Khi đó bà Lê Thị Muộn, mẹ anh Sự vừa thôi làm công nhân bốc vác ở Cảng Đà Nẵng, ba anh là ông Phan Văn Bé bị bệnh tim.
|
Tết Mậu Thìn 1988, anh Sự về ăn tết với gia đình đến 12 tháng giêng thì thưa rằng đơn vị cho anh ở nhà giữ doanh trại nhưng anh em trong khu vực Hòa Cường đi vào Cam Ranh từ hôm mùng 6 tết nên anh Sự xin đơn vị cho đi theo cùng.
Lúc đó ông Phan Văn Bé vừa mổ tim xong, sáng 14.3.1988, ông đang nằm tịnh dưỡng chờ cắt chỉ ở Bệnh viện Đà Nẵng thì nghe tin phát thanh báo chiến sĩ mất tích ở Trường Sa.
“Tôi ngồi cạnh ổng trong bệnh viện, ổng giật nảy người lên hỏi “chi rứa bà chi rứa bà” rồi lịm đi, đến 15 giờ chiều cùng ngày thì ổng đi theo thằng Sự”, bà Muộn ứa nước mắt.
Do đó, ngày 27 tháng giêng âm lịch hằng năm là ngày giỗ chung của cả chồng và con bà Muộn, nhưng mộ anh Sự trên nghĩa trang liệt sĩ Gò Cà hiện vẫn chỉ là mộ gió.
Kỷ vật duy nhất anh Sự để lại nơi đơn vị Trung đoàn 83 Công binh Hải quân là chiếc áo hải quân. Nhận áo về, bà Muộn tự tay cắt, sửa thành áo để mặc cho đỡ nhớ con đến tận bây giờ.
Không chỉ nhà bà Trước, bà Muộn, ông Trần Huỷnh (92 tuổi) cũng có 3 con trai vào lính là các anh Trần Cường, Trần Trọng, riêng con trai út là Trần Tài đã hy sinh trong trận hải chiến ngày 14.3.1988 ở Gạc Ma, Trường Sa.
Ngày 6.3.2013 (25 tháng giêng âm lịch), chúng tôi ghé thăm ông Trần Huỷnh trên đường Núi Thành, cũng đúng là lúc gia đình đang làm đám giỗ chung cho anh Tài và mẹ. Anh Tài hy sinh 14.3.1988 (27 tháng giêng Mậu Thìn), còn mẹ anh mất năm 2010 nhằm ngày 25 tháng giêng.
Bên mâm cơm chay tề tựu đông đủ bà con trong gia đình, anh Trần Trọng lúc nào cũng hát tặng trước bàn thờ liệt sĩ Trần Tài để tưởng nhớ người em út bởi lúc còn sống, anh Tài chơi đàn và hát rất hay.
9 liệt sĩ Đà Nẵng trong trận Gạc Ma ngày đó còn có anh Nguyễn Hữu Lộc, Trương Quốc Hùng, Nguyễn Phú Đoàn, Lê Văn Xanh (cùng ở P.Hòa Cường cũ), Lê Thế (P.An Hải Tây) và Trần Mạnh Việt (P.Bình Hiên).
Mẹ Lê Thị Muộn vẫn giữ và mặc chiếc áo kỷ vật của liệt sĩ Phan Văn Sự suốt 25 năm qua để đỡ nhớ con - Ảnh: N.Tú Ông Trần Huỷnh thắp hương trong đám giỗ chung của con là liệt sĩ Trần Tài và vợ - Ảnh: N.Tú |
Bởi lẽ, đây không chỉ là dịp họ được gặp lại nhau, nhớ về những đứa con liệt sĩ anh hùng mà còn muốn truyền lại giới trẻ và xã hội về lòng yêu nước sục sôi, chống quân xâm lược Trung Quốc thuở nào…, về tinh thần hướng về Hoàng Sa, Trường Sa, bảo vệ Tổ quốc.
Gia đình… Trường Sa
Ngày 8.3.2013, nhằm ngày 27 tháng giêng âm lịch, cũng là ngày giỗ thứ 25 của liệt sĩ Nguyễn Mậu Phong, người đã hy sinh trong trận chiến Gạc Ma - Trường Sa vào ngày 14.3.1988. PV Thanh Niên Online đã về thôn Hiển Lộc, xã Duy Ninh, huyện Quảng Ninh, Quảng Bình để dâng nén hương lên trước di ảnh của anh. Gặp lại tôi, chị Trần Thị Liễu (vợ liệt sĩ Nguyễn Mậu Phong) bắt tay vui mừng rồi khoe phần nhà mới to đẹp được xây dựng sau khi nhận tiền hỗ trợ từ chương trình “Tri ân liệt sĩ Gạc Ma” của Báo Thanh Niên vào tháng 5.2012. Vợ chồng anh chị có 2 người con trai đó là Nguyễn Mậu Trường (SN 1985) và Nguyễn Tiến Xuân (SN 1987) thì cả hai đều là chiến sĩ và đã làm nhiệm vụ tại quần đảo Trường Sa, nơi ba mình ngã xuống. Riêng với Tiến Xuân thì tình yêu đối với người lính hải quân, với biển đảo, xen lẫn sự căm hờn lúc nào cũng cháy bỏng. Quyết thi vào Học viện Hải quân và hiện giờ Xuân đã khoác áo lính được 6 năm và cũng đang công tác ở Trường Sa. Lúc nào Xuân cũng mang theo tất cả thư từ, kỷ vật của liệt sĩ Nguyễn Mậu Phong bên người. Mới đây, ngày mùng 3 tết, Xuân đặt chân lên vùng biển đảo mà 25 năm trước, ba mình đã vĩnh viễn nằm xuống. Lúc đó, Xuân điện thoại về bảo mẹ thắp hương cho ba cầu khấn để Xuân được gặp ba một lần. Nhưng làm sao có thể gặp được giữa trùng khơi biển lạnh, thế là Xuân òa khóc nức nở. (T.Q.Nam)
Mơ trở lại Trường
Sa
Ngày trở về, việc đầu tiên anh Dương Văn Dũng (Đà Nẵng) làm là sang thắp
hương cho liệt sĩ Phạm Văn Lợi, là người “ăn cùng mâm, ngủ cùng chiếu” với anh
từ nhỏ cho đến khi cùng vào đơn vị. Nhưng sau trận hải chiến Gạc Ma, chỉ còn anh
Dũng, anh Phan Văn Đức còn sống.Cũng như Dũng, bạn cùng xóm của anh Đức là liệt sĩ Lê Thế đã hy sinh. Rời doanh trại về Đà Nẵng, anh Đức đến nhà thắp hương và kể lại chuyện với bác Trần Thị Huệ là mẹ Thế. Bác Huệ ngất xỉu vì lúc đó mới thật sự tin Thế đã hy sinh. Tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ hy sinh tại Trường Sa trên tàu Hải Quân trong những chuyến công tác ra quần đảo này - Ảnh: D.Đ.Minh Kết thúc câu chuyện về những ngày tháng không thể nào quên, anh Trương Văn Hiền (Đăk Lắk) tâm sự: “Trải qua cuộc chiến sinh tử nhưng thoát khỏi cái chết, được trở về quê hương là may mắn, hạnh phúc lớn nhất trong đời nên dù sống khổ như thế nào cũng cố gắng chịu đựng. Tôi chỉ có mong ước là cùng những anh em sống sót trong trận chiến năm xưa ra thăm lại Trường Sa để thắp nén nhang, thả vòng hoa xuống biển tưởng nhớ những đồng đội đã hy sinh. Nhưng điều này sẽ khó thực hiện nếu không có đơn vị cũ giúp đỡ”. Riêng Lê Hữu Thảo, từ ngày trở về từ Trường Sa, anh có hai điều tâm nguyện. Một là có ngày được về quê Trần Văn Phương, thăm mẹ anh Phương và thắp nén nhang trước mộ anh. Điều thứ nhất anh vừa hoàn thành cũng trong ngày tháng ba vừa qua. Ước nguyện thứ hai tuy đơn giản nhưng chưa biết bao giờ mới thành hiện thực. Đó là: “Một lần ra lại Trường Sa, để được gọi tên đồng đội cũ, được thả một vòng hoa trắng xuống biển xanh để tưởng nhớ những người mãi mãi nằm lại dưới đó”…
Nguyễn Tú - Nguyễn Phúc - Ngọc Quyền -
Thanh Hùng
|
Nguyễn Tú
>> Vì Hoàng Sa, Trường Sa>> Mãi mãi Hoàng Sa
>> Mãi mãi Hoàng Sa - Kỳ 2: Thiên nhiên ở đảo
>> Mãi mãi Hoàng Sa - Kỳ 3: Trách nhiệm với biển đảo Tổ quốc
>> Quyết liệt vì Hoàng Sa
>> Xứng danh con cháu đội hùng binh Hoàng Sa
>> Gặp gỡ Hoàng Sa, Trường Sa
>> Môt đời vì Hoàng Sa-Trường Sa
>> Cương Quyết với Hoàng Sa
>> Tri ân liệt sĩ Nhà giàn DK1
>> Tri ân liệt sĩ Gạc Ma: Máu xương làm dấu mốc biên cương
>> Tri ân liệt sĩ Gạc Ma: Mòn mỏi đợi em về
>> Tri ân các liệt sĩ Khánh Hòa hy sinh ở Gạc Ma
>> Tri ân liệt sĩ Gạc Ma - Muốn ra nơi con bị giặc sát hại
>> Tri ân các liệt sĩ Hà Tĩnh hy sinh ở Gạc Ma
>> Tri ân liệt sĩ Gạc Ma - Khát vọng phụng sự Tổ quốc
>> Tri ân liệt sĩ Gạc Ma: Quyết chiến bảo vệ đảo
>> Tri ân liệt sĩ Gạc Ma tại Khánh Hòa - Phú Yên
>> Tri ân liệt sĩ Hà Nội và Hà Nam hy sinh ở Gạc Ma
>> Tri ân liệt sĩ Gạc Ma: Đây là lãnh thổ Việt Nam!
>> Tri ân liệt sĩ Gạc Ma: Về quê hương anh hùng Trần Văn Phương
>> Tri ân liệt sĩ Gạc Ma và Nhà giàn DK1
>> Tri ân liệt sĩ Gạc Ma: Những ngôi mộ gió ở Quảng Trị
>> Tri ân liệt sĩ nhà giàn DK1 - Ôm cờ Tổ quốc vào lòng
>> Tri ân liệt sĩ Gạc Ma
>> Tri ân lính Hoàng Sa
>> Khởi động đợt 2 chương trình Tri ân liệt sĩ Gạc Ma
>> Tri ân liệt sĩ Nhà giàn DK1: Hy sinh khi chưa biết mặt con
>> Tri ân liệt sĩ Gạc Ma và Nhà giàn DK1
>> Em trai liệt sĩ Gạc Ma có việc làm
>> Bố trí công việc cho thân nhân liệt sĩ Gạc Ma
Dòng sự kiện
http://www.thanhnien.com.vn/pages/20130314/25-nam-hai-chien-truong-sa-ky-5-mua-xuan-nho-con-anh-hung.aspx
|