Quyết định, có lẽ không mấy dễ dàng này, của ông Tập Cận Bình mang nhiều ý nghĩa đang thu hút sự chú ý đặc biệt của công luận ở Trung Quốc cũng như giới quan sát chính trị quốc tế.
Thông báo ngắn gọn Ban Kỷ luật Trung ương quyết định mở điều tra về tham nhũng đối ông Chu Vĩnh Khang, cựu ủy viên Bộ Chính trị, cựu Trưởng Ban Chính pháp Trung ương, cơ quan nắm toàn bộ an ninh nội chính và hệ thống tư pháp của chế độ Bắc Kinh, một người nắm giữ rất nhiều thông tin nội bộ và đầy quyền thế của Đảng từ năm 2002 đến 2012, đã gây sự chú ý của giới quan sát, bởi đây là một quyết định lớn và chưa từng có ở chế độ cộng sản Trung Quốc, nhưng lại mang nhiều thông điệp trong chính trường Trung Quốc.
Hôm nay, báo chí chính thức tại Trung Quốc đã nhất loạt ca ngợi quyết định dường như đã được mong đợi từ lâu nay. Tuy nhiên, xã luận nhật báo Anh ngữ China Daily viết : “Cho đến tận chiều tối thứ Ba, rất nhiều người còn nghi ngại ông Tập và các cộng sự của mình chưa chắc đã sẵn sàng đưa ra một quyết định chính trị mạo hiểm đến như vậy”.
Chu Vĩnh khang bị cáo buộc “vi phạm kỷ luật đảng nghiêm trọng”, hay nói một cách khác là có dính đến tham nhũng. Nội dung cơ bản của quyết định chỉ có thế, nhưng trong lịch sử của chế độ cộng sản Trung Quốc đầy biến động với các cuộc tranh giành quyền lực, đây là lần đầu tiên một cựu ủy viên Bộ Chính trị bị lôi ra điều tra vì tham nhũng. Vì thế, cú ngã ngựa, sau khi đã rút khỏi chính trường của Chu Vĩnh Khang, lần này mang nhiều ý nghĩa dưới mắt của giới quan sát chính trị Trung Quốc.
Ông Lâm Lập Hòa (Willy Lam), chuyên gia chính trị Trung Quốc tại đại học Chinese University Hồng Kông nhận định, cú ngã này của ông Chu cho thấy “quyền lực của Tập Cận Bình đang được thiết lập vững vàng, vững tới mức mà ông ta có thể phá vỡ điều kiêng kỵ trong đảng, một thứ luật bất thành văn là không bao giờ động đến các cựu ủy viên Bộ Chính trị”.
Ông Tập Cận Bình bắt đầu lên nắm quyền lãnh đạo Trung Quốc từ cuối năm 2012. Ngay sau đó, ông đã phát động một chiến dịch rộng lớn chống tham nhũng với khẩu hiệu “diệt cả ruồi lẫn hổ”, một cụm từ mà ông mượn ý của Mao Trạch Đông trong một cuộc thanh lọc nội bộ từ thời Cách mạng Văn hoá, để muốn nói lên quyết tâm sẽ loại trừ hết các cán bộ tham nhũng từ nhỏ đến lớn không kiêng nể một ai.
Theo chuyên gia Joseph Cheng, giáo sư đại học City University tại Hồng Kông, “Tập Cận Bình hiểu rằng chiến dịch chống tham nhũng rất được lòng dân và đánh mạnh vào các cán bộ tham nhũng sẽ giúp ông trở thành một lãnh đạo được quý mến mà không cần cải cách chính trị. Chắc hẳn đây là hướng đi mà ông đã chọn”.
Trong chính trường Trung Quốc, cho đến trước khi bị điều tra, quả thực Chu Vĩnh Khang là một “con hổ" lớn. Trong thời gian từ năm 2002 đến 2012, nhân vật này đã nắm trong tay toàn bộ hệ thống an ninh, công an và tư pháp của đất nước. Ông Chu còn được cho là người đỡ đầu đầu cho Bạc Hy Lai. Nhân vật cũng từng là ủy viên Bộ Chính trị. Đối thủ tiềm ẩn của Tập Cận Bình này đã bị loại khỏi chính trường bằng bản án chung thân sau khi bị kết tội tham nhũng, lạm quyền trong một phiên tòa gây trấn động dư luận hồi năm 2012, thời điểm chuyển giao thế hệ lãnh đạo của Bắc Kinh.
Trước khi ra quyết định điều tra con “hổ lớn”, hàng loạt các quan chức cộng sự cũ hiện còn đang nắm giữ các lĩnh vực quan trọng trong hệ thống và cả con trai của Chu Vĩnh Khang đã bị bắt giữ.
Trong khi mà báo chí chính thức Trung Quốc như tờ Global Times hoan hỉ : “Giờ đây có thể dễ dàng tin được rằng luật pháp Trung Quốc sẽ không còn che chở bất kỳ ai vi phạm, cho dù người đó ở cấp bậc vị trí nào”, thì không ít nhà phân tích lại nhìn thấy ở đòn “đánh hổ” này của ông Tập một cuộc thanh lọc bè cánh để trở thành một nhân vật quyền uy nhất ở Trung Quốc.
Bà Marie Holzman, chuyên gia Pháp về Trung Quốc đương đại nhận định:
“Chu Vĩnh Khang từng là người nắm an ninh, là cựu ủy viên thường vụ Bộ Chính trị đảng Cộng sản Trung Quốc trong ê-kip của Hồ Cẩm Đào. Ê-kíp lãnh đạo này từ năm 2012 đã được Tập Cận Bình kế tục.
Người ta có cảm giác là Tập Cận Bình đang làm cuộc dọn dẹp lớn trong tất cả các phe nhóm không theo ông. Nếu ta đặt vấn đề logic đấu đá phe nhóm, trong đó Tập Cận Bình muốn bằng mọi giá thâu tóm quyền lực, thì rõ ràng ông ta phải loại bỏ Chu Vĩnh Khang. Đây là điều rất quan trọng. Ta hãy nhớ lại trường hợp trước đây của Staline và Beria. Nhân vật Beria khi đó là người đã nắm giữ rất nhiều thông tin bí mật về mọi người.
Từ giờ trở đi, có thể coi Chu Vĩnh Khang không còn tồn tại nữa thì sẽ đỡ đi rất nhiều lo lắng. Vậy vấn đề có phải thực sự là chống tham nhũng hay đây chỉ là một cuộc chiến phe cánh do một người chỉ đạo là Tập Cận Bình để giữ mọi quyền lực trước tất cả các phe khác?”.
Có một sự trùng hợp khá hài hước là ngày thông báo điều tra cựu trùm an ninh Chu Vĩnh Khang rơi đúng vào “ngày quốc tế bảo vệ hổ”. Còn ở Trung Quốc, con hổ lớn của chế độ đang được sự quan tâm chăm sóc đặc biệt. Giờ đây, dư luận đang chờ đợi hồi kết của cuộc chiến “diệt cả ruồi lẫn hổ ” của ông Tập Cận Bình.
Thông báo ngắn gọn Ban Kỷ luật Trung ương quyết định mở điều tra về tham nhũng đối ông Chu Vĩnh Khang, cựu ủy viên Bộ Chính trị, cựu Trưởng Ban Chính pháp Trung ương, cơ quan nắm toàn bộ an ninh nội chính và hệ thống tư pháp của chế độ Bắc Kinh, một người nắm giữ rất nhiều thông tin nội bộ và đầy quyền thế của Đảng từ năm 2002 đến 2012, đã gây sự chú ý của giới quan sát, bởi đây là một quyết định lớn và chưa từng có ở chế độ cộng sản Trung Quốc, nhưng lại mang nhiều thông điệp trong chính trường Trung Quốc.
Hôm nay, báo chí chính thức tại Trung Quốc đã nhất loạt ca ngợi quyết định dường như đã được mong đợi từ lâu nay. Tuy nhiên, xã luận nhật báo Anh ngữ China Daily viết : “Cho đến tận chiều tối thứ Ba, rất nhiều người còn nghi ngại ông Tập và các cộng sự của mình chưa chắc đã sẵn sàng đưa ra một quyết định chính trị mạo hiểm đến như vậy”.
Chu Vĩnh khang bị cáo buộc “vi phạm kỷ luật đảng nghiêm trọng”, hay nói một cách khác là có dính đến tham nhũng. Nội dung cơ bản của quyết định chỉ có thế, nhưng trong lịch sử của chế độ cộng sản Trung Quốc đầy biến động với các cuộc tranh giành quyền lực, đây là lần đầu tiên một cựu ủy viên Bộ Chính trị bị lôi ra điều tra vì tham nhũng. Vì thế, cú ngã ngựa, sau khi đã rút khỏi chính trường của Chu Vĩnh Khang, lần này mang nhiều ý nghĩa dưới mắt của giới quan sát chính trị Trung Quốc.
Ông Lâm Lập Hòa (Willy Lam), chuyên gia chính trị Trung Quốc tại đại học Chinese University Hồng Kông nhận định, cú ngã này của ông Chu cho thấy “quyền lực của Tập Cận Bình đang được thiết lập vững vàng, vững tới mức mà ông ta có thể phá vỡ điều kiêng kỵ trong đảng, một thứ luật bất thành văn là không bao giờ động đến các cựu ủy viên Bộ Chính trị”.
Ông Tập Cận Bình bắt đầu lên nắm quyền lãnh đạo Trung Quốc từ cuối năm 2012. Ngay sau đó, ông đã phát động một chiến dịch rộng lớn chống tham nhũng với khẩu hiệu “diệt cả ruồi lẫn hổ”, một cụm từ mà ông mượn ý của Mao Trạch Đông trong một cuộc thanh lọc nội bộ từ thời Cách mạng Văn hoá, để muốn nói lên quyết tâm sẽ loại trừ hết các cán bộ tham nhũng từ nhỏ đến lớn không kiêng nể một ai.
Theo chuyên gia Joseph Cheng, giáo sư đại học City University tại Hồng Kông, “Tập Cận Bình hiểu rằng chiến dịch chống tham nhũng rất được lòng dân và đánh mạnh vào các cán bộ tham nhũng sẽ giúp ông trở thành một lãnh đạo được quý mến mà không cần cải cách chính trị. Chắc hẳn đây là hướng đi mà ông đã chọn”.
Trong chính trường Trung Quốc, cho đến trước khi bị điều tra, quả thực Chu Vĩnh Khang là một “con hổ" lớn. Trong thời gian từ năm 2002 đến 2012, nhân vật này đã nắm trong tay toàn bộ hệ thống an ninh, công an và tư pháp của đất nước. Ông Chu còn được cho là người đỡ đầu đầu cho Bạc Hy Lai. Nhân vật cũng từng là ủy viên Bộ Chính trị. Đối thủ tiềm ẩn của Tập Cận Bình này đã bị loại khỏi chính trường bằng bản án chung thân sau khi bị kết tội tham nhũng, lạm quyền trong một phiên tòa gây trấn động dư luận hồi năm 2012, thời điểm chuyển giao thế hệ lãnh đạo của Bắc Kinh.
Trước khi ra quyết định điều tra con “hổ lớn”, hàng loạt các quan chức cộng sự cũ hiện còn đang nắm giữ các lĩnh vực quan trọng trong hệ thống và cả con trai của Chu Vĩnh Khang đã bị bắt giữ.
Trong khi mà báo chí chính thức Trung Quốc như tờ Global Times hoan hỉ : “Giờ đây có thể dễ dàng tin được rằng luật pháp Trung Quốc sẽ không còn che chở bất kỳ ai vi phạm, cho dù người đó ở cấp bậc vị trí nào”, thì không ít nhà phân tích lại nhìn thấy ở đòn “đánh hổ” này của ông Tập một cuộc thanh lọc bè cánh để trở thành một nhân vật quyền uy nhất ở Trung Quốc.
Bà Marie Holzman, chuyên gia Pháp về Trung Quốc đương đại nhận định:
“Chu Vĩnh Khang từng là người nắm an ninh, là cựu ủy viên thường vụ Bộ Chính trị đảng Cộng sản Trung Quốc trong ê-kip của Hồ Cẩm Đào. Ê-kíp lãnh đạo này từ năm 2012 đã được Tập Cận Bình kế tục.
Người ta có cảm giác là Tập Cận Bình đang làm cuộc dọn dẹp lớn trong tất cả các phe nhóm không theo ông. Nếu ta đặt vấn đề logic đấu đá phe nhóm, trong đó Tập Cận Bình muốn bằng mọi giá thâu tóm quyền lực, thì rõ ràng ông ta phải loại bỏ Chu Vĩnh Khang. Đây là điều rất quan trọng. Ta hãy nhớ lại trường hợp trước đây của Staline và Beria. Nhân vật Beria khi đó là người đã nắm giữ rất nhiều thông tin bí mật về mọi người.
Từ giờ trở đi, có thể coi Chu Vĩnh Khang không còn tồn tại nữa thì sẽ đỡ đi rất nhiều lo lắng. Vậy vấn đề có phải thực sự là chống tham nhũng hay đây chỉ là một cuộc chiến phe cánh do một người chỉ đạo là Tập Cận Bình để giữ mọi quyền lực trước tất cả các phe khác?”.
Có một sự trùng hợp khá hài hước là ngày thông báo điều tra cựu trùm an ninh Chu Vĩnh Khang rơi đúng vào “ngày quốc tế bảo vệ hổ”. Còn ở Trung Quốc, con hổ lớn của chế độ đang được sự quan tâm chăm sóc đặc biệt. Giờ đây, dư luận đang chờ đợi hồi kết của cuộc chiến “diệt cả ruồi lẫn hổ ” của ông Tập Cận Bình.
Geen opmerkingen:
Een reactie posten