Đang công du Việt Nam, sau cuộc hội đàm với đồng nhiệm Phạm Bình Minh, Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida cho biết thêm chi tiết : Đây là 6 tàu tuần duyên đã sử dụng, trị giá khoảng 500 triệu yên. Nhật Bản cũng sẽ đảm nhiệm việc đào tạo và cung cấp thiết bị như radar, để hỗ trợ cho lực lượng tuần duyên và ngư chính Việt Nam tăng cường hoạt động tuần tra ở Biển Đông.
Theo hãng tin Kyodo, 2 trong số 6 tàu này vốn thuộc cơ quan ngư chính của Nhật Bản. 4 chiếc còn lại là tàu đánh cá. Đây là các tàu có trọng tải từ 600 đến 800 tấn. Số tàu này cùng với các thiết bị được cung cấp kèm theo, sẽ được giao cho Việt Nam trước cuối năm nay và nằm trong khuôn khổ viện trợ không hoàn lại của Nhật Bản.
Theo nhận định của Reuters, thỏa thuận này đánh dấu việc chuyển biến đáng kể trong quan hệ hợp tác giữa hai nước, từ ngoại giao, kinh tế, đầu tư, nay mở rộng sang cả lĩnh vực quốc phòng, vào lúc Trung Quốc ngày càng hung hăng trong các tranh chấp chủ quyền lãnh thổ ở Biển Đông và biển Hoa Đông, gây ra nhiều lo ngại cho các nước trong khu vực.
Trong cuộc họp báo tại Hà Nội, Ngoại trưởng Nhật Bản nói : « Vấn đề an ninh quốc tế ngày càng trở nên phức tạp… Phải có ổn định ở Biển Đông và biển Hoa Đông thì mới có thịnh vượng». « Tôi hy vọng là các thiết bị này sẽ giúp tăng cường khả năng hoạt động của cơ quan tuần duyên Việt Nam ».
Nhật Bản là nước đầu tư nhiều nhất ở Việt Nam, nhưng trong lĩnh vực thương mại, Trung Quốc lại là đối tác lớn nhất của Việt Nam.
Việc Trung Quốc, hồi đầu tháng Năm hạ đặt giàn khoan dầu khổng lồ tại vùng biển mà Việt Nam khẳng định thuộc vùng đặc quyền kinh của mình, đã làm cho quan hệ hai nước căng thẳng.
Ngày 16/07 vừa qua, Trung Quốc rút giàn khoan trước thời hạn công bố một tháng. Theo Reuters, không rõ hai bên có thỏa thuận gì với nhau trong vụ này hay không, nhưng Bắc Kinh tuyên bố rút giàn khoan vì đã hoàn tất các công việc.
Trong khi đó, Trung Quốc không hề tỏ thái độ muốn làm dịu tình hình ở Biển Đông và biển Hoa Đông. Từ thứ Ba, 05/08, Trung Quốc sẽ tiến hành các cuộc tập trận bắn đạn thật, trong 5 ngày, ở ngoài khơi biển Hoa Đông, đối diện với Nhật Bản, cũng như tại Vịnh Bắc Bộ, gần Việt Nam.
Theo hãng tin Kyodo, 2 trong số 6 tàu này vốn thuộc cơ quan ngư chính của Nhật Bản. 4 chiếc còn lại là tàu đánh cá. Đây là các tàu có trọng tải từ 600 đến 800 tấn. Số tàu này cùng với các thiết bị được cung cấp kèm theo, sẽ được giao cho Việt Nam trước cuối năm nay và nằm trong khuôn khổ viện trợ không hoàn lại của Nhật Bản.
Theo nhận định của Reuters, thỏa thuận này đánh dấu việc chuyển biến đáng kể trong quan hệ hợp tác giữa hai nước, từ ngoại giao, kinh tế, đầu tư, nay mở rộng sang cả lĩnh vực quốc phòng, vào lúc Trung Quốc ngày càng hung hăng trong các tranh chấp chủ quyền lãnh thổ ở Biển Đông và biển Hoa Đông, gây ra nhiều lo ngại cho các nước trong khu vực.
Trong cuộc họp báo tại Hà Nội, Ngoại trưởng Nhật Bản nói : « Vấn đề an ninh quốc tế ngày càng trở nên phức tạp… Phải có ổn định ở Biển Đông và biển Hoa Đông thì mới có thịnh vượng». « Tôi hy vọng là các thiết bị này sẽ giúp tăng cường khả năng hoạt động của cơ quan tuần duyên Việt Nam ».
Nhật Bản là nước đầu tư nhiều nhất ở Việt Nam, nhưng trong lĩnh vực thương mại, Trung Quốc lại là đối tác lớn nhất của Việt Nam.
Việc Trung Quốc, hồi đầu tháng Năm hạ đặt giàn khoan dầu khổng lồ tại vùng biển mà Việt Nam khẳng định thuộc vùng đặc quyền kinh của mình, đã làm cho quan hệ hai nước căng thẳng.
Ngày 16/07 vừa qua, Trung Quốc rút giàn khoan trước thời hạn công bố một tháng. Theo Reuters, không rõ hai bên có thỏa thuận gì với nhau trong vụ này hay không, nhưng Bắc Kinh tuyên bố rút giàn khoan vì đã hoàn tất các công việc.
Trong khi đó, Trung Quốc không hề tỏ thái độ muốn làm dịu tình hình ở Biển Đông và biển Hoa Đông. Từ thứ Ba, 05/08, Trung Quốc sẽ tiến hành các cuộc tập trận bắn đạn thật, trong 5 ngày, ở ngoài khơi biển Hoa Đông, đối diện với Nhật Bản, cũng như tại Vịnh Bắc Bộ, gần Việt Nam.
Geen opmerkingen:
Een reactie posten