maandag 11 augustus 2014

7 loại máy bay ném bom hàng đầu thế giới

Thứ sáu, 1/8/2014 | 09:37 GMT+7
Chia sẻ bài viết lên facebookChia sẻ bài viết lên twitterChia sẻ bài viết lên google+|

7 loại máy bay ném bom hàng đầu thế giới

Ngày nay, ngoài những máy bay ném bom tiên tiến như phi cơ tàng hình B2 hay Tu-160, những oanh tạc cơ nổi tiếng của thập niên 50 như B52 hoặc Tu-95 vẫn đang phục vụ không quân các nước.
B52 là máy bay ném bom siêu âm chiến lược được sử dụng lâu nhất trong không quân Mỹ, dùng để thực hiện các vụ ném bom tầm xa hoặc ném bom hạt nhân. Hãng Boeing Mỹ nghiên cứu chế tạo B52 từ năm 1948 và năm 1952 tiến hành bay thử máy bay nguyên mẫu đầu tiên. Sau ba năm cải tiến, B52-B có trang bị vũ khí ra đời, sau đó còn 8 dòng máy bay nữa lần lượt ký hiệu từ A-H được phát triển thêm.

 
Trong ảnh là một chiếc B52-G. Hãng Boeing Mỹ dừng sản xuất B52 từ tháng 10/1962, trong 10 năm sản xuất tổng cộng 744 chiếc. B52-H là dòng cuối cùng được cải tiến từ những năm 60. Hiện nay B52-H cùng với B1-B và máy bay tàng hình B2 vẫn hoạt động trong đội hình máy bay ném bom chiến lược của Không quân Mỹ.
 
Tu-95 là dòng máy bay ném bom tầm xa do công ty nghiên cứu chế tạo máy bay Tupolev nổi tiếng của Liên Xô thiết kế. Tu-95 sử dụng 4 động cơ tuốc bin cánh quạt, mỗi chiếc có hai cánh quạt quay ngược chiều. Thân máy bay thon mảnh, sải cánh và diện tích cánh lớn. Tupolev bắt đầu nghiên cứu chế tạo Tu-95 năm 1951, cho ra mắt máy bay nguyên mẫu năm 1954, năm 1956 tiến hành sản xuất hàng loạt. Tu-95 có vận tốc tối đa 925 km/h ở độ cao 12.000 m và quãng đường bay 6.500 km, tải trọng tối đa 171.000 kg.
 
Một chiếc Tu-95 đang đỗ ở căn cứ quân sự Nga. Ngoài việc thực hiện nhiệm vụ ném bom, Tu-95 còn được dùng vào việc trinh sát hình ảnh, giám sát điện tử, chống tàu ngầm và làm trạm tiếp sóng liên lạc trên biển. Những năm giữa thập niên 80, nhiệm vụ chủ yếu cửa Tu-95 là vận chuyển tên lửa hành trình. Sau này, Nga còn cải tiến và cho ra đời thêm các dòng Tu-95-MC, cùng với Tu-95, Tu-142-M3 làm nhiệm vụ trinh sát và phát hiện tàu ngầm trên biển. Nga ngừng sản xuất dòng máy bay Tu-95 năm 1992. Hiện nay Nga  sử dụng các dòng máy bay Tu-95–M/K/MC , máy bay ném bom siêu âm tầm xa Tu-160 và máy bay ném bom siêu âm tầm trung Tu-22. Tu-95 là máy bay có tính linh hoạt cao, có thể thực hiện đa nhiệm vụ như vận chuyển, trinh sát, làm máy bay quân sự chở khách.
 
Máy bay ném bom tàng hình B2. B2 là sản phẩm của thời kỳ Chiến tranh lạnh, do Công ty Northrop Gunmman nghiên cứu chế tạo dành riêng cho Không quân Mỹ, đáp ứng yêu cầu ném bom tàng hình trên cao để đối phó với hệ thống phòng không của Liên Xô những năm 90. Northrop bắt đầu nghiên cứu chế tạo B2 năm 1981 và 1989 cho ra đời máy bay thử nghiệm nguyên mẫu. Sau này B2 được nghiên cứu và cải tiến, có khả năng bay ở tầng cao và tầng thấp, đồng thời có thể thực hiện nhiệm vụ ném bom thông thường cũng như ném bom hạt nhân.
B2 có tên gọi là Spirit,  là dòng máy bay ném bom chiến lược tân tiến nhất thế giới, cũng là máy bay tàng hình cỡ lớn duy nhất. Tính năng tàng hình tương đương máy bay chiến đấu F-11, năng lực ném bom tương đương máy bay B1-B, quãng đường bay hơn hẳn những máy bay tiên tiến hiện nay. B2 chỉ có một dòng cải tiến là B2-A.
 
Trong ảnh là khoang bay của B2-A. Năm 1997, 6 chiếc máy bay ném bom B2 được giao cho Không quân Mỹ, cho đến nay chỉ có 21 chiếc được sản xuất. Mỗi chiếc B2 có giá thành sản xuất tới 2,4 tỷ USD, là chiếc máy bay quân sự đắt nhất thế giới.
Năm 1999, liên quân NATO tiến vào Kosovo. Máy bay ném bom chiến lược B2 đã thả xuống hơn 600 quả bom thông minh JDAM (bom có bộ điều khiển quỹ đạo gắn ở phần đuôi, sử dụng hệ thống định vị vệ tinh toàn cầu làm tăng độ chính xác), đánh dấu cuộc cách mạng về tính chính xác và khả năng tàng hình trong không trung của máy bay ném bom chiến lược. Trong một cuộc tập trận năm 2003, B2 phóng thành công hơn 80 quả bom JDAM nặng 230kg trong một lần phóng, thể hiện năng lực tải bom và công kích chuẩn xác.
 
Hỏa thần Vulcan biểu diễn trong tập trận của Không quân Anh. Hỏa thần Vulcan là máy bay ném bom chiến lược duy nhất được trang bị cho Không quân Anh, được nghiên cứu thiết kế năm 1947 và bay thử nghiệm lần đầu năm 1952.
Hỏa thần Vulcan có hai dòng B1 và B2. Hỏa thần B1 được trang bị 4 động cơ Olympus 201, lực đẩy 7.710 kg. sau  này được cải tiến thay thế bằng động cơ Olympus 301, nâng lực đẩy lên 9.070kg. Máy bay này được đưa vào sản xuất phục vụ quân đội năm 1960, tổng cộng có 50 chiếc được sản xuất. Từ năm 1981, Không quân Anh bắt đầu ngưng sử dụng một số máy bay Hỏa thần B2.

 
Tu-160 có tên gọi NATO là Blackjack, là máy bay ném bom chiến lược hạng nặng, siêu thanh với cánh có thể thay đổi hình dạng do công ty Tupolev của Liên Xô thiết kế chế tạo. Máy bay này vốn được dùng để thực hiện nhiệm vụ ném bom chiến lược thay thế Tu-22M Backfire và Tu-95. Bề ngoài của Tu-160 trông rất giống với với máy bay B1 Lancer của Mỹ. Tu-160 là dự án nghiên cứu chế tạo máy bay ném bom chiến lược cuối cùng của Liên Xô trước khi tan rã, đồng thời là máy bay ném bom hạng nặng lớn nhất thế giới. Tổng cộng có 40 chiếc đã được sản xuất, 16 chiếc đang phục vụ trong không quân Nga.
 
Tu-160 có kiểu cánh hỗn hợp và thay đổi hình dạng, sử dụng 4 động cơ phản lực cánh quạt đẩy đốt hai lần NK-32, loại động cơ mạnh nhất từng được lắp cho máy bay chiến đấu. Tu-160 được trang bị hệ thống nạp nhiên liệu trên không, có thể bay liên tục trong 15 giờ, được thiết kế để giảm khả năng bị radar và hồng ngoại phát hiện.
 
B1-Lancer là máy bay ném bom chiến lược siêu thanh cánh cụp cánh xòe do công ty Rockwell Mỹ nghiên cứu chế tạo từ những năm 70. Máy bay được trang bị 4 động cơ phản lực, tốc độ bay tối đa lên đến 1.448 km/h, có khả năng mang tên lửa hành trình và tên lửa tấn công tầm ngắn. B1-B là dòng máy bay được cải tiến từ B1. Không quân Mỹ nhận định B1-B là máy bay ném bom chiến lược ưu việt về nhiều mặt như tốc độ, hành trình bay, và tải trọng bay cũng như khả năng ném bom tầm thấp chớp nhoáng.
 
Hồng Hạnh (Ảnh: Xinhua)

http://vnexpress.net/photo/tu-lieu/7-loai-may-bay-nem-bom-hang-dau-the-gioi-3024047.html

Thứ tư, 30/7/2014 | 15:26 GMT+7
Chia sẻ bài viết lên facebookChia sẻ bài viết lên twitterChia sẻ bài viết lên google+|

Phi công ném bom hạt nhân cuối cùng qua đời

Thành viên cuối cùng của phi đội Mỹ từng thả bom nguyên tử xuống Nhật Bản trong Thế chiến II vừa từ biệt cuộc đời ở tuổi 93. 
Theodore Van Kirk, phi công cuối cùng của phi đội Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản năm 1945. Ảnh: 
Theodore Van Kirk, thành viên của phi đội Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản năm 1945. Ảnh: Rex Features
Theodore Van Kirk qua đời vì tuổi già hôm 28/7, tại nhà dưỡng lão ở bang Georgia, con trai ông, Tom Van Kirk, cho biết.
Theodore chỉ mới 24 tuổi khi trở thành hoa tiêu trên Enola Gay, biệt danh của chiếc máy bay ném bom xuống thành phố Hiroshima, Nhật Bản, ngày 6/8/1945.
Trong một cuộc phỏng vấn vào năm 2005, phi công này tiết lộ khi quả bom được gọi là "Little Boy" (Cậu bé) rơi xuống thành phố Hiroshima đang say giấc ngủ, ông và các đồng đội đã tự hỏi liệu sóng xung kích của quả bom có phá tan chiếc máy bay của họ thành nhiều mảnh hay không.
Sau hơn 43 giây như dự kiến, quả bom phát nổ. Theodore và các phi công vẫn sống sót, tuy nhiên, cuộc tấn công đã giết chết khoảng 140.000 người dân ở Hiroshima.
Ba ngày sau đó, quả bom nguyên tử thứ hai được thả xuống thành phố Nagasaki làm thêm 80.000 người thiệt mạng. Sáu ngày sau, Nhật Bản đầu hàng quân Đồng minh, kết thúc Thế chiến II.
Theodore từng cho hay ông không hối tiếc gì về nhiệm vụ của mình bởi nó đã giúp chấm dứt cuộc chiến tranh và "cứu sống được nhiều sinh mạng". Tuy nhiên, ông vẫn cho rằng cả chiến tranh lẫn bom nguyên tử đều không giải quyết được vấn đề gì và ông muốn tất cả những quả bom hạt nhân phải bị phá hủy. 
Tang lễ của Theodore dự kiến được tổ chức vào tuần tới tại Pennsylvania.
Anh Ngọc (Video: Daily Motion)
http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/phi-cong-nem-bom-hat-nhan-cuoi-cung-qua-doi-3024483.html

Geen opmerkingen:

Een reactie posten