5 lý do Trung Quốc khó bá chủ kinh tế thế giới
Sự đi lên nhanh chóng của Trung Quốc đang đặt ra câu
hỏi liệu nước này có thay thế vị trí số một của Mỹ. Các nhà phân tích đưa ra 5
lý do để khẳng định sẽ còn rất lâu Trung Quốc mới trở thành bá chủ mới của thế
giới.
>
Trung Quốc chấm dứt chuỗi tăng trưởng ì ạch
>9
dự báo về kinh tế Trung Quốc năm 2013
>Loạt
quan chức Trung Quốc bị điều tra tham nhũng
Liệu Trung Quốc có trở thành nền kinh tế số 1 thế giới?. Ảnh: SCMP. |
Khi tương lai nước Mỹ còn mờ mịt,
dường như Trung Quốc sẽ trở thành số một dù GDP nước này chỉ bằng nửa Mỹ. Mỗi
tuần lại có một cuốn sách ra lò bàn luận về Á cực với sự vươn lên mạnh mẽ này.
Tương lai về việc đất nước hơn 1,3 tỷ dân tiếm ngôi thế giới có vẻ không còn xa.
Người ta bàn luận rằng Trung Quốc đang chiến thắng. Nước Mỹ đã lùi xa xuống vị
trí thứ hai.
Nhưng các chuyên gia Mỹ lại cho
rằng đã đến lúc dừng bàn chuyện nước Mỹ đang tụt dốc thế nào và Trung Quốc đang
làm mưa làm gió ra sao. Câu chuyện về Nhật Bản là lời giải thích. Đất nước một
thời từng là nỗi ám ảnh đối với vai vế của nước Mỹ nay đang chịu đựng hệ quả
giảm phát và vật lộn với việc giải quyết những vấn đề dân số phức tạp đã hình
thành từ vài thập kỷ trước đó.
5 vấn đề sau là những tồn tại
vẫn gây đau đầu cho Trung Quốc.
1. Tham
nhũng
Chỉ trong 5 năm vừa qua, hơn
660.000 cán bộ nhà nước đã bị điều tra về tham nhũng, đặc biệt một số vụ nghiêm
trọng liên quan tới những nhân viên cấp bộ và các cơ quan trên bộ, cũng những
khoản tham nhũng khổng lồ. Ở Trung Quốc, nơi mà “nạn hối lộ như cơm bữa”, một
doanh nghiệp nước ngoài còn phải đối mặt với rủi ro bị đánh cắp tài sản trí tuệ.
Hoạt động ở Trung Quốc vì vậy tốn kém hơn những gì người ta thường nghĩ. Đây là
một nhân tố chắc chắn sẽ tác động tiêu cực đến sự đi lên của nước này trong thế
kỷ 21.
2. Đầu tư quá mức cho hạ
tầng
Tăng trưởng kinh tế theo cấp số
nhân của nước này không chỉ đến từ chi tiêu trong nước. Xuất khẩu của Trung Quốc
đến những khu vực Nam Mỹ, châu Phi và toàn châu Á đã thúc đẩy sự phát triển nước
này, dù doanh số nói trên vẫn khiêm tốn sau Mỹ. Tuy vậy, các nhà cầm quyền Trung
Quốc lại tận dụng (nếu không nói là dựa dẫm quá mức) vào các dự án xây dựng cơ
sở hạ tầng để tạo đà cho kinh tế quốc gia.
Chỉ số đầu tư vào tài sản cố định
– một chỉ số chủ chốt thể hiện ngân sách cho cơ sở hạ tầng ở Trung Quốc đã tăng
đến 20,6% trong năm 2012. Con số đáng kinh ngạc 3.630 nghìn tỷ bảng Anh đã được
chi cho các dự án loại này, đáng chú ý phải kể đến dự án xây dựng đường xe điện
ngầm vào giữa năm ngoái, trong một nỗ lực đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế. Xây dựng
hạ tầng chiếm tới gần 70% GDP sẽ tiếp tục là nhân tố tiên quyết cho kết quả kinh
tế Trung Quốc năm nay. Con số này cao hơn rất nhiều so với Nhật Bản (35%) và Mỹ
(20%) năm 1980. Sau khi khoản chi tiêu trong nước trên kết thúc, chỉ số tăng
trưởng của Trung Quốc sẽ giảm đi rõ rệt. Điều này sẽ dẫn tới một vấn đề tiếp
theo.
3. Ác mộng nợ công
Cơn say sưa chi tiêu cho cơ sở hạ
tầng đã và sẽ dẫn đến một cái giá đắt đỏ cho Trung Quốc. Những dự án này được
cung ứng tài chính bằng các khoản vay nhà nước và tiến hành kế toán khéo léo để
che giấu tổng nợ thực tế, đồng nghĩa với việc các cơ quan Trung Quốc đang bưng
bít một khoản nợ khổng lồ. Gánh nặng này đe doạ sự tăng trưởng kinh tế trong
hàng thập kỷ về sau.
Thực tế, sau khi chính phủ Trung
Quốc ban hành chương trình kích thích trị giá 586 tỷ USD vào năm 2008 nhằm ngăn
chặn tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới, các thành phố của nước này đã
giành giật khoản tiền về những dự án hạ tầng để thúc đẩy năng suất và tăng
trưởng. Cho đến nay đã được 5 năm, trong khi tổng nợ vẫn còn bị o bế, các chuyên
gia dự đoán nợ công có thể lên tới 250% GDP, làm trầm trọng thêm gánh nặng nợ
xấu và kéo theo những hệ luỵ kinh tế kéo dài như lạm phát, hay thậm chí một cuộc
khủng hoảng tài chính. Tệ hơn, hệ thống ngân hàng Trung Quốc phát triển rối ren,
làm nảy sinh hàng loạt mối quan tâm với chế độ tài chính nước này, bao gồm lo
ngại về quản lý tài sản tạo bởi những “quỹ tín dụng”, một phần khuất của hệ
thống ngân hàng, hoạt động bên ngoài nhưng lại quan hệ chặt chẽ với ngạch ngân
hàng chính thức.
4. Dân số già
Trung Quốc rõ ràng đang đối mặt
với những vấn đề dân số nghiêm trọng và có tầm ảnh hưởng lớn đến triển vọng kinh
tế. Chính sách chỉ có một con của Trung Quốc đã tạo nên một vòng xu hướng sinh
ít con, trong đó con cái của những gia đình con một chỉ muốn sẽ tiếp tục có một
con. Như vậy, Trung Quốc sẽ đối mặt với tỷ lệ sinh dài hạn siêu thấp. Thực tế
này đối lập với Mỹ: trong khi dân số Mỹ sẽ tăng thêm 30% trong 40 năm tới, dân
số Trung Quốc sẽ đạt đỉnh vào năm 2026 và giảm rõ rệt sau đó.
Quan trọng nhất, dân số Trung
Quốc đang già đi với tốc độ nhanh chưa từng có trong lịch sử hiện đại: đến năm
2050, các chuyên gia dự báo độ tuổi trung bình ở nước này sẽ đạt 49, hơn gần 10
năm so với người Mỹ. Vì nước này đang già đi nhanh hơn là giàu lên, số lượng hưu
trí ở đây sẽ gia tăng trước khi xã hội phát triển đầy đủ để chăm sóc họ. Hiện
nay, Trung Quốc vẫn dư nợ một khoản lương hưu tương đương 150% GDP và các chính
quyền địa phương vẫn đang trì hoãn những cam kết về số tiền này.
Từ 2013 đến 2050, tỷ lệ người lao
động trên tổng dân số Trung Quốc sẽ giảm 11%, từ 72% hiện nay xuống 61%. Kể cả
khi số lượng người lao động hiện nay đặc biệt đông đảo, đây vẫn là một sự suy
giảm lớn. Điều này đồng nghĩa Trung Quốc sẽ không còn là nguồn nhân lực giá rẻ
của thế giới. Thú vị hơn cả, các chuyên gia dự báo trong vòng 20 năm tới, Trung
Quốc sẽ bắt đầu nhập khẩu hơn là xuất khẩu lao động. Tăng trưởng trong một nền
kinh tế với nhiều gánh nặng sẽ tiếp tục chậm đi.
5. Bài học từ
Mỹ
Không kể tới nỗ lực cứu trợ cho
hệ thống tài chính Mỹ vào năm 2008, trong lịch sử, nước Mỹ đã trau dồi để chịu
đựng những khó khăn về kinh tế và tài chính khi các nền công nghiệp sụp đổ, sau
đó thích nghi và tiếp tục phát triển. Ngành thép của Mỹ là một ví dụ. Sau khi đã
đạt cực thịnh vào giữa những năm 1940 – 1970, ngành thép nhanh chóng suy giảm,
đến mức vào năm 2001, ngành này chỉ chiếm 0,1% kim ngạch và nhân lực trong ngành
sản xuất. Trung Quốc vốn là một nền kinh tế nhà nước và bởi vậy không có động
lực cũng như yếu tố chi phối để phát triển kinh tế và tài chính với mức độ tương
đương mà vẫn tránh được rủi ro về một cuộc cách mạng từ những người dân nhiều kỳ
vọng (và ít nhiều thiếu ổn định).
Duy Tùng (theo
Business Insider)
Geen opmerkingen:
Een reactie posten