Nợ của Vinashin lên tới 4,4 tỷ đô la, tương đương 4,5% GDP (DR)
Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam Vinashin cùng hơn 20 tổng công ty con tại Việt Nam vừa bị công ty tài chính Elliott của Hà Lan, một trong số các chủ nợ của Vinashin khởi kiện tại tòa án Luân Đôn. Đơn kiện liên quan tới khoản 600 triệu đô la Mỹ mà Vinashin vay các chủ nợ nước ngoài qua trái phiếu, trong đó khoản trả lần đầu 60 triệu đô la đã đáo hạn hồi tháng 12 nhưng Vinashin chưa thể thanh toán.
Tập đoàn tàu thủy Việt Nam Vinashin hiện mắc nợ khoảng 4 tỷ đô la. Nhiều khoản nợ của tập đoàn đã đến hạn trả nợ, hiện tại chính phủ đang cố gắng tìm giải pháp khắc phục hậu quả mà trước mắt là giãn nợ và tiếp đó là tiến hành tái cơ cấu tập đoàn.
Việc công ty Elliott đưa Vinashin và các công ty con ra tòa án ở nước ngoài phân xử nợ nần có thể trở thành tiền lệ đề các chủ nợ khác của Vinashin làm theo. Những vụ kiện như vậy có thể sẽ làm ảnh hưởng tới kế hoạch tái cơ cấu nhằm vực dậy một tập đoàn nhà nước đã gần như phá sản. Từ Luân Đôn thông tín viên Lê Hải tóm lược lại sự việc :
Cuối cùng tập đoàn tài chính Elliott của Hà Lan đã quyết định đưa vụ việc ra tòa án Anh quốc và đánh động dư luận quốc tế. Hiện tại, theo nguyên tắc thì tòa không thể thông báo gì nhều hơn là chuyện xác nhận đã nhận đơn và thông báo số hồ sơ, mà trong trường hợp này là 11-1296. Vụ việc được nộp lên tòa cao (High Court) của nước Anh, và được phân việc cho một trong ba cơ quan của tòa này tên là Queen's Bench, nơi có trách nhiệm phân xử các tranh chấp quốc tế trong đó có công ước La-Hay về thương mại và dân sự.
Về mặt nguyên tắc thì bên đơn là công ty ở Hà Lan và bị đơn là công ty ở Việt Nam có thể dàn xếp tại tòa hay trọng tài kinh tế ở một trong hai nước đó. Tuy nhiên đa số các hợp đồng kinh tế tại Việt Nam đều lấy mẫu nội dung có một điều khoản qui định là trong điều kiện tranh chấp thì sẽ sử dụng văn bản tiếng Anh và theo các qui định quốc tế, cho nên bên đơn có thể đã dùng quyền lợi đó để nộp hồ sơ ra tòa án nước Anh.
Vụ việc này chắc chắn có lợi thế cho Elliott vì họ có chi nhánh ở Anh và thủ tục kiện tụng ở đây không phải là điều lạ lẫm, trong khi phía Việt Nam và đặc biệt là chính phủ Việt Nam hầu như không có kinh nghiệm về định chế tài phán kinh tế ở Anh hay của Anh đối với các tranh chấp quốc tế. Trước mắt là các công ty Việt Nam sẽ phải tốn nhiều tiền cho hệ thống luật sư và chi phí tòa án tại Luân Đôn, mà mức giá khởi đầu có thể là vài chục ngàn USD, lên đến vài trăm ngàn USD cho một vụ trung bình, tính ra là một khoản tiền vô cùng lớn tại Việt Nam, nơi những người dân nghèo đóng thuế vào ngân sách không chỉ để cho các tập đoàn như Vinashin vỡ nợ, mà cả chi phí trả nợ như trong vụ việc này nữa. Việc tòa Thượng thẩm của Anh nhận hồ sơ này sẽ mở đường cho nhiều công ty khác trên thế giới cân nhắc đến phương án này khi đòi nợ Việt Nam.
Riêng tổng số nợ của Vinashin đã lên đến gần 4 tỷ USD. Tin từ tòa cho biết vụ kiện do tập đoàn luật quôc tế Bingham McCutchen [4] đảm trách, và giới thạo tin nói rằng ban đầu Elliott rủ các chủ nợ khác cùng kiện nhưng sau lại không cho các chủ nợ khác cùng đứng tên bên đơn, có thể là sợ nếu số tiền lên cao quá thì lại càng khó đòi. Theo qui định phân nhánh Queen's Bench của tòa Thượng thẩm ở Anh phân xử các vụ tranh chấp tiền bạc có trị giá từ 15.000 bảng Anh trở lên. Giới thạo tin trên trang Debwire nói các chủ nợ khác của Vinashin nay quay sang nghiên cứu trường hợp nếu Elliott đòi được số tiền nợ 600 triệu USD Mỹ hoặc một phần số tiền đó thì họ có thể khởi kiện luôn ở tòa này để yêu cầu Elliott chia bớt một ít tiền đòi được hay không. Nếu như vậy thì vụ án Vinashi ở London sẽ còn tiếp tục kéo dài.
Trước mắt, nội dung hồ sơ chưa được các bên công bố. Tòa giữ kín, tập đoàn Elliott chưa bình luận, và 22 công ty Việt Nam bị kiện mà đứng đầu là Vinashin và trên đó là chính phủ Việt Nam chưa tỏ thái độ gì. Thế nhưng Elliott có vẻ như đã đi trước một bước và có lợi thế cả trên báo chí quốc tế lẫn báo chí tiếng Việt ở London. Gần 1 tháng trước họ đã có tin trên tờ nhật báo tài chính thuộc loại lớn nhất thế giới là tờ Financial Times, với nội dung chi tiết do hãng tin chuyên về nợ là Debwire.com cung cấp. Nay tiếp tục là bản tin tiếng Việt của đài BBC vào ngày hôm qua, nhưng thông tin hầu hết là lược lại từ bài báo vừa kể trên Financial Times.
Khu vực tòa Thượng thẩm ở Luân Đôn cũng là nơi chuyên xử các vụ việc nổi tiếng và luôn tập trung nhiều báo chí quốc tế, cho nên câu chuyện này ít nhiều sẽ được các phóng viên từ đủ mọi nước trên thế giới quan tâm đặc biệt. Món nợ 600 triệu USD của Vinashin không phải là số tiền lớn đối với ngân sách và quĩ kinh doanh của chính phủ Việt Nam, nhưng kể cả nếu vụ việc được dàn xếp ngoài tòa thì trước mắt tiếng xấu về các tập đoàn nhà nước tại Việt Nam và bê bối trong quản lý doanh nghiệp nhà nước đã sang đến Luân Đôn, một trong những trung tâm tài chính lớn của toàn châu Âu và thế giới.
Có vẻ như Hà Nội muốn đi theo hướng này vì bài báo từ tháng trước trên tờ Financial Times nói rằng họ nhận được tin về ý định kiện tụng của Elliott từ các nguồn tin ở ngay tại Hà Nội. Nhận định của giới chuyên gia tài chính cũng cho rằng quyết định khởi kiện của Elliott sẽ làm tiêu tan kế hoạch tái cơ cấu để giãn nợ của chính phủ Việt Nam mà thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mới đưa ra gần đây.
http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20111109-tap-doan-viet-nam-vinashin-bi-ha-lan-khoi-kien-doi-no
Việc công ty Elliott đưa Vinashin và các công ty con ra tòa án ở nước ngoài phân xử nợ nần có thể trở thành tiền lệ đề các chủ nợ khác của Vinashin làm theo. Những vụ kiện như vậy có thể sẽ làm ảnh hưởng tới kế hoạch tái cơ cấu nhằm vực dậy một tập đoàn nhà nước đã gần như phá sản. Từ Luân Đôn thông tín viên Lê Hải tóm lược lại sự việc :
Cuối cùng tập đoàn tài chính Elliott của Hà Lan đã quyết định đưa vụ việc ra tòa án Anh quốc và đánh động dư luận quốc tế. Hiện tại, theo nguyên tắc thì tòa không thể thông báo gì nhều hơn là chuyện xác nhận đã nhận đơn và thông báo số hồ sơ, mà trong trường hợp này là 11-1296. Vụ việc được nộp lên tòa cao (High Court) của nước Anh, và được phân việc cho một trong ba cơ quan của tòa này tên là Queen's Bench, nơi có trách nhiệm phân xử các tranh chấp quốc tế trong đó có công ước La-Hay về thương mại và dân sự.
Về mặt nguyên tắc thì bên đơn là công ty ở Hà Lan và bị đơn là công ty ở Việt Nam có thể dàn xếp tại tòa hay trọng tài kinh tế ở một trong hai nước đó. Tuy nhiên đa số các hợp đồng kinh tế tại Việt Nam đều lấy mẫu nội dung có một điều khoản qui định là trong điều kiện tranh chấp thì sẽ sử dụng văn bản tiếng Anh và theo các qui định quốc tế, cho nên bên đơn có thể đã dùng quyền lợi đó để nộp hồ sơ ra tòa án nước Anh.
Vụ việc này chắc chắn có lợi thế cho Elliott vì họ có chi nhánh ở Anh và thủ tục kiện tụng ở đây không phải là điều lạ lẫm, trong khi phía Việt Nam và đặc biệt là chính phủ Việt Nam hầu như không có kinh nghiệm về định chế tài phán kinh tế ở Anh hay của Anh đối với các tranh chấp quốc tế. Trước mắt là các công ty Việt Nam sẽ phải tốn nhiều tiền cho hệ thống luật sư và chi phí tòa án tại Luân Đôn, mà mức giá khởi đầu có thể là vài chục ngàn USD, lên đến vài trăm ngàn USD cho một vụ trung bình, tính ra là một khoản tiền vô cùng lớn tại Việt Nam, nơi những người dân nghèo đóng thuế vào ngân sách không chỉ để cho các tập đoàn như Vinashin vỡ nợ, mà cả chi phí trả nợ như trong vụ việc này nữa. Việc tòa Thượng thẩm của Anh nhận hồ sơ này sẽ mở đường cho nhiều công ty khác trên thế giới cân nhắc đến phương án này khi đòi nợ Việt Nam.
Riêng tổng số nợ của Vinashin đã lên đến gần 4 tỷ USD. Tin từ tòa cho biết vụ kiện do tập đoàn luật quôc tế Bingham McCutchen [4] đảm trách, và giới thạo tin nói rằng ban đầu Elliott rủ các chủ nợ khác cùng kiện nhưng sau lại không cho các chủ nợ khác cùng đứng tên bên đơn, có thể là sợ nếu số tiền lên cao quá thì lại càng khó đòi. Theo qui định phân nhánh Queen's Bench của tòa Thượng thẩm ở Anh phân xử các vụ tranh chấp tiền bạc có trị giá từ 15.000 bảng Anh trở lên. Giới thạo tin trên trang Debwire nói các chủ nợ khác của Vinashin nay quay sang nghiên cứu trường hợp nếu Elliott đòi được số tiền nợ 600 triệu USD Mỹ hoặc một phần số tiền đó thì họ có thể khởi kiện luôn ở tòa này để yêu cầu Elliott chia bớt một ít tiền đòi được hay không. Nếu như vậy thì vụ án Vinashi ở London sẽ còn tiếp tục kéo dài.
Trước mắt, nội dung hồ sơ chưa được các bên công bố. Tòa giữ kín, tập đoàn Elliott chưa bình luận, và 22 công ty Việt Nam bị kiện mà đứng đầu là Vinashin và trên đó là chính phủ Việt Nam chưa tỏ thái độ gì. Thế nhưng Elliott có vẻ như đã đi trước một bước và có lợi thế cả trên báo chí quốc tế lẫn báo chí tiếng Việt ở London. Gần 1 tháng trước họ đã có tin trên tờ nhật báo tài chính thuộc loại lớn nhất thế giới là tờ Financial Times, với nội dung chi tiết do hãng tin chuyên về nợ là Debwire.com cung cấp. Nay tiếp tục là bản tin tiếng Việt của đài BBC vào ngày hôm qua, nhưng thông tin hầu hết là lược lại từ bài báo vừa kể trên Financial Times.
Khu vực tòa Thượng thẩm ở Luân Đôn cũng là nơi chuyên xử các vụ việc nổi tiếng và luôn tập trung nhiều báo chí quốc tế, cho nên câu chuyện này ít nhiều sẽ được các phóng viên từ đủ mọi nước trên thế giới quan tâm đặc biệt. Món nợ 600 triệu USD của Vinashin không phải là số tiền lớn đối với ngân sách và quĩ kinh doanh của chính phủ Việt Nam, nhưng kể cả nếu vụ việc được dàn xếp ngoài tòa thì trước mắt tiếng xấu về các tập đoàn nhà nước tại Việt Nam và bê bối trong quản lý doanh nghiệp nhà nước đã sang đến Luân Đôn, một trong những trung tâm tài chính lớn của toàn châu Âu và thế giới.
Có vẻ như Hà Nội muốn đi theo hướng này vì bài báo từ tháng trước trên tờ Financial Times nói rằng họ nhận được tin về ý định kiện tụng của Elliott từ các nguồn tin ở ngay tại Hà Nội. Nhận định của giới chuyên gia tài chính cũng cho rằng quyết định khởi kiện của Elliott sẽ làm tiêu tan kế hoạch tái cơ cấu để giãn nợ của chính phủ Việt Nam mà thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mới đưa ra gần đây.
http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20111109-tap-doan-viet-nam-vinashin-bi-ha-lan-khoi-kien-doi-no
Geen opmerkingen:
Een reactie posten