dinsdag 5 september 2023
Giáo dân Việt Nam bay sang Mông Cổ để chào đón Giáo hoàng Francis 1 tháng 9 2023
Giáo dân Việt Nam bay sang Mông Cổ để chào đón Giáo hoàng Francis
4 tháng 9 2023
Getty ImagesNGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Chiều ngày 3/09/2023, Đức Giáo hoàng Francis đã dự cuộc gặp gỡ "đại kết và liên tôn" với các đại diện của Thần đạo, Phật giáo, Hồi giáo, Do Thái giáo, Ấn giáo và các hệ phái Kitô giáo tại Ulaan Baatar, Mông Cổ
Một đoàn tín đồ Công giáo từ Việt Nam đã bay hàng nghìn km sang Mông Cổ để chào đón Giáo hoàng Francis.
Họ cũng ngỏ ý mời ngài thăm Việt Nam một ngày nào chưa rõ trong tương lai, theo bản tin của Reuters hôm 03/09/2023.
Các trang Công giáo quốc tế đưa tin vào chiều ngày 3/09, 2023, Đức Giáo hoàng Francis đã dự cuộc gặp gỡ "đại kết và liên tôn" với các đại diện của Thần đạo, Phật giáo, Hồi giáo, Do Thái giáo, Ấn giáo và các hệ phái Kitô giáo.
Tham dự lễ còn có các đại diện chính phủ Mông Cổ, quốc gia có đa số dân theo Phật giáo phái Mật tông và chỉ có một cộng đồng Công giáo rất nhỏ.
QUẢNG CÁO
Trước đó, hôm 01 và 02/09, Giáo hoàng đã có các buổi gặp với giới chức chính quyền Mông Cổ và giáo dân các nước ở thủ đô Ulaan Baatar.
Vatican-TQ cùng phong giám mục 'khác hẳn VN'
Đức Giáo hoàng gửi thông điệp tới giáo dân TQ
Nhóm linh mục Ba Lan đốt sách Harry Potter
Thăm Hungary, Giáo hoàng Francis kêu gọi nước này "mở cửa đón di dân"
Luật sư Nguyễn Ngọc Bích để lại một di sản rất lớn
Ngài ca ngợi "Mông Cổ là biểu tượng về tự do tôn giáo".
Một số nguồn tin Công giáo nêu ra ý nghĩa của chuyến thăm đầu tiên một vị giáo hoàng thực hiện tới quốc gia từng thuộc khối xã hội chủ nghĩa ở châu Á, nằm cạnh Trung Quốc.
Sự kiện sau gần 800 năm
Giáo hoàng Francis còn là vị đại diện Vatican thứ nhì tới Mông Cổ kể từ gần 800 năm.
Đúng 778 năm trước, hai nhà truyền giáo dòng Franciscan là John Plano Carpini và Benedict người Ba Lan đã đem thư của Giáo hoàng Innocent IV tới triều đình của các đại hãn Mông Cổ.
Vào thời điểm đó, năm 1245, Mông Cổ là đế quốc hùng mạnh ở châu Á, kiểm soát các lãnh thổ cả ở Trung Đông và châu Âu nên Vatican muốn thuyết phục vua chúa Mông Cổ vào đạo Thiên Chúa.
Kết quả của chuyến đi là một thất bại ngoại giao. Đại hãn đuổi phái đoàn của cha Carpini khỏi đế chế năm 1247 và bắt đem về Tòa Thánh lá thư yêu cầu Giáo hoàng La Mã thần phục quyền năng của vua chúa Mông Cổ, theo một bài trên trang Crux.
Tuy chuyến đi không đem lại kết quả gì cho hai bên, các ghi chép của Carpini về con người và văn hóa của Mông Cổ được cho là có giá trị lịch sử quan trọng. Còn phần ghi chép về chuyến đi của nhà truyền giáo Benedict người Ba Lan có tựa đề 'Relatio Fratris Benedicti Poloni' thì được lưu tại Paris và Vienna (xem thêm nguồn).
Ngày nay, Đức Giáo hoàng Francis coi chuyến thăm Mông Cổ không phải để mời ai đó cải đạo theo Kitô giáo mà để mở ra cuộc đối thoại giữa các tôn giáo.
Theo tường thuật của trang VietCatholic News, Giáo hoàng nói:
"Ở đây, châu Á có nhiều điều để cống hiến và Mông Cổ, nằm ở trung tâm lục địa này, sở hữu một di sản khôn ngoan to lớn mà các tôn giáo khác nhau của nó đã giúp tạo dựng và tôi muốn thúc giục mọi người khám phá và đánh giá cao...."
Cũng trang web đó, bản tiếng Việt có hình ảnh về đoàn linh mục và giáo dân 90 người từ Việt Nam tới Ulaan Baatar dự thánh lễ do Giáo hoàng Francis cử hành.
Linh mục Huỳnh Thế Vinh thuộc giáo phận Phú Cường, cho trang VietCatholic biết: "Chúng tôi đến Mông Cổ để thỉnh cầu Đức Thánh Cha đến thăm Việt Nam".
Đoàn giáo dân từ Việt Nam vừa bay sang Thái Lan để chào đón Giáo Hoàng Francis hôm 20/11/2019
Chụp lại hình ảnh,
Một trong nhiều đoàn giáo dân từ Việt Nam sang Thái Lan để chào đón Đức Giáo Hoàng Francis hôm 20/11/2019
Ngoài đoàn từ VN thì người Công Giáo từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Philippines, Nga, Trung Quốc, Hong Kong, Thái Lan, Kazakhstan, Kyrgyzstan và Azerbaijan cũng tới Mông Cổ dự các lễ với Giáo hoàng Francis, người Argentina.
Cho đến nay chưa một vị giáo hoàng nào có thể thăm Việt Nam và giáo dân ở nước này thường phải sang các quốc gia láng giềng như Philippnes, Thái Lan...để chào đón người đứng đầu Nhà nước Vatican.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-66706006
Geen opmerkingen:
Een reactie posten