Lần đầu tiên, một quả thận lợn đã được cấy ghép vào cơ thể người mà không bị đào thải ngay lập tức bởi hệ thống miễn dịch của người nhận. Đây được xem một tiến bộ tiềm năng lớn giúp giảm bớt tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng các cơ quan nội tạng của con người để cấy ghép cho bệnh nhân hiện nay.
Quy trình được thực hiện tại bệnh viện Langone của trường Đại học New York với việc sử dụng một con lợn có gen đã được chỉnh đổi để các mô của nó không còn chứa phân tử có thể kích hoạt sự đào thải ngay lập tức.
Các nhà nghiên cứu nói với Reuters rằng người nhận thận là một bệnh nhân bại não có dấu hiệu rối loạn chức năng thận.
Trong ba ngày, quả thận mới đã được gắn vào mạch máu của người phụ nữ này và được duy trì bên ngoài cơ thể bệnh nhân để các nhà nghiên cứu có thể tiếp cận với nó.
Tiến sĩ Robert Montgomery, người đứng đầu cuộc nghiên cứu, cho biết kết quả kiểm tra chức năng của quả thận được cấy ghép “trông khá bình thường”.
Ông nói quả thận tạo ra “lượng nước tiểu mà bạn mong đợi” từ một quả thận người được cấy ghép, và không có bằng chứng nào về sự đào thải mạnh và sớm được thấy khi thận lợn chưa biến đổi gen được cấy ghép vào động vật linh trưởng không phải người.
TS. Montgomery cho biết, chỉ số creatinine bất thường của người nhận - một chỉ số cho thấy chức năng thận kém - đã trở lại bình thường sau khi cấy ghép.
Tại Hoa Kỳ, gần 107.000 người hiện đang chờ ghép nội tạng, trong đó có hơn 90.000 người đang chờ được ghép một quả thận, theo United Network for Organ Sharing. Thời gian chờ cho một quả thận trung bình từ 3 – 5 năm.
Các nhà nghiên cứu đã làm việc trong nhiều thập niên về khả năng sử dụng nội tạng động vật để cấy ghép, nhưng đều bị hạn chế trong việc ngăn chặn sự đào thải ngay lập tức của cơ thể người.
Mỹ lần đầu tiên thử nghiệm thành công ca ghép thận lợn vào người (voatiengviet.com)
Geen opmerkingen:
Een reactie posten