Quân đội Miến Điện và những « đồng tiền máu »
Đăng ngày:
The Economist tuần nàytrong bài « Đồng tiền máu » đã nhận định, áp lực kinh tế khó thể làm tập đoàn quân sự Miến Điện lùi bước trước phong trào phản kháng, nhưng sự bất tài của quân đội có thể khiến nền kinh tế suy sụp.
Từ sau vụ đảo chính đến nay, đã có hơn 200 người Miến Điện thiệt mạng. Nhiều nạn nhân bị các tay súng thiện xạ bắn vào đầu khi họ xuống đường, số khác bị lãnh đạn một cách hú họa. Người dân vẫn tiếp tục biểu tình, nhưng trước sự kiên quyết của quân đội, nhiều người đặt hy vọng vào phong trào tẩy chay, bất tuân dân sự.
Một số dấu hiệu cho thấy tập đoàn quân sự đang thiếu tiền mặt. Vài ngày sau đảo chính, ngân hàng trung ương cố gắng chuyển 1 tỉ đô la từ Federal Reserve Bank ở New York về, nhưng bị chính phủ Mỹ chận lại. Hôm 15/02, chính quyền định bán 200 tỉ kyat (142 triệu đô la) trái phiếu kỳ hạn 5 năm, nhưng không thành công.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ước lượng dự trữ ngoại hối của Miến Điện là 6,7 tỉ đô la, kể cả 1 tỉ đô đang nằm ở New York, tương đương 5 tháng nhập khẩu. Miến Điện phải nhập nhiều loại hàng thiết yếu.
Đầu tư nước ngoài đã bỏ đi không ít trong cơn lốc, các vụ đốt nhà máy Trung Quốc mới đây càng gây thêm lo ngại. Trước đảo chính, Ngân hàng Thế giới đã dự báo Miến Điện thâm hụt 8,1% GDP trong năm nay, và phong trào đình công càng làm nền kinh tế tê liệt.
Đối với mọi chính quyền bình thường, các con số báo động trên đây sẽ khiến phải thay đổi. Nhưng tập đoàn quân sự không phải là chính quyền bình thường.
Họ có thể tiếp tục với thu nhập khiêm tốn hơn từ nguồn lợi thiên nhiên. Tatmadaw (quân đội) từ lâu đã có liên can đến các vụ buôn lậu đá quý, gỗ, « bảo kê » các băng nhóm ma túy tổng hợp và có khi còn « trấn lột » cả đồng đội, như buộc quân nhân dùng một phần lương mua cổ phiếu. Tuần báo Anh nhắc lại rằng trong quá khứ, Tatmadaw đã nhiều lần làm kinh tế Miến Điện xuống dốc.
Geen opmerkingen:
Een reactie posten