Trung Quốc đơn phương ra lệnh cấm đánh cá ở Biển Đông
Đăng ngày: Sửa đổi ngày:
Trung Quốc vừa đơn phương ban hành lệnh cấm đánh bắt cá hàng năm ở Biển Đông trong vòng ba tháng rưỡi, từ ngày 29/04 đến 16/08. Trước tình hình ở Biển Đông và biển Hoa Đông trở nên căng thẳng trong thời gian gần đây, Hoa Kỳ điều bốn máy bay ném bom B-1B đến ở đảo Guam, đánh dấu sự trở lại của loại oanh tạc cơ hạng nặng trong khu vực Thái Bình Dương.
Theo thông tin của Sở Nông Nghiệp Hải Nam, được báo mạng Hoàn Cầu Thời Báo trích dẫn ngày 02/05, “mọi hoạt động đánh bắt cá không được phép trong những vùng biển thuộc quyền tài phán của Trung Quốc”. Trong thời gian không được ra khơi, tầu thuyền của ngư dân được kiểm tra an toàn miễn phí và ngư dân được đào tạo hoàn thiện kỹ năng và luật lệ liên quan đến đánh bắt cá.
Trước đó, lực lượng Hải Cảnh và bộ Nông Nghiệp Trung Quốc thông báo tăng cường tuần tra và giám sát kể từ ngày 01/05 nhằm bắt giữ tầu thuyền vi phạm.
Báo mạng Anh Express ngày 02/05 cho rằng với lệnh cấm đánh cá ở Biển Đông, Bắc Kinh tự cho quyền bắt giữ tầu cá Việt Nam và Philippines đánh bắt “trái phép”, trong khi hai nước Đông Nam Á này luôn bác bỏ và lên án lệnh cấm đơn phương của Trung Quốc. Hiện tại, Việt Nam và Philippines chưa lên tiếng về quyết định của Trung Quốc.
Đăng ngày: Sửa đổi ngày:
Theo thông tin của Sở Nông Nghiệp Hải Nam, được báo mạng Hoàn Cầu Thời Báo trích dẫn ngày 02/05, “mọi hoạt động đánh bắt cá không được phép trong những vùng biển thuộc quyền tài phán của Trung Quốc”. Trong thời gian không được ra khơi, tầu thuyền của ngư dân được kiểm tra an toàn miễn phí và ngư dân được đào tạo hoàn thiện kỹ năng và luật lệ liên quan đến đánh bắt cá.
Trước đó, lực lượng Hải Cảnh và bộ Nông Nghiệp Trung Quốc thông báo tăng cường tuần tra và giám sát kể từ ngày 01/05 nhằm bắt giữ tầu thuyền vi phạm.
Báo mạng Anh Express ngày 02/05 cho rằng với lệnh cấm đánh cá ở Biển Đông, Bắc Kinh tự cho quyền bắt giữ tầu cá Việt Nam và Philippines đánh bắt “trái phép”, trong khi hai nước Đông Nam Á này luôn bác bỏ và lên án lệnh cấm đơn phương của Trung Quốc. Hiện tại, Việt Nam và Philippines chưa lên tiếng về quyết định của Trung Quốc.
Bốn chiến đấu cơ B-1B đến đảo Guam
Hoa Kỳ không tỏ ra khoanh tay trước những hành động lấn lướt của Trung Quốc trong khu vực, đặc biệt trong thời gian cả thế giới chống dịch Covid-19. Bốn oanh tạc cơ B-1B cùng với 200 quân nhân từ căn cứ Không Quân Dyess ở Texas đã được điều đến căn cứ Andersen, trên đảo Guam ở Thái Bình Dương, từ ngày 01/05 và chưa rõ thời gian kết thúc. Ba chiếc B-1B bay thẳng đến căn cứ Guam, chiếc còn lại bay đến Nhật Bản tập huấn với Hải Quân của Hoa Kỳ trong khu vực.
Trong thông cáo ngày 01/05 của bộ Chỉ huy Chiến lược Mỹ (STRATCOM), nhiệm vụ của đội máy bay B-1B là hỗ trợ lực lượng tại Thái Bình Dương và đồng minh, tham gia các nhiệm vụ mang tính răn đe chiến lược, ổn định trật tự dựa trên luật lệ ở khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương.
Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí
Đăng ký
Trước đó, ngày 30/04, hai chiếc B-1B, xuất phát từ căn cứ Nam Dokota (Mỹ), đã có chuyến bay diễn tập trong vòng 33 giờ với trọng tâm là Biển Đông.
Đây là lần đầu tiên oanh tạc cơ hạng nặng trở lại Guam sau khi rời khỏi căn cứ này vào giữa tháng 04/2019, kết thúc chiến dịch 6 tháng của các loại oanh tạc cơ B-52, B-1 và B-2 ở căn cứ Andersen. Loại máy bay ném bom B-1 có khả năng chở nhiều vũ khí nhiều hơn máy bay B-52, trong đó có bom dẫn đường JDAM và tên lửa hành trình chống hạm.
http://www.rfi.fr/vi/châu-á/20200503-trung-quốc-cấm-đánh-cá-ở-biển-đông-mỹ-điều-b-1b-đến-đảo-guam
Hoa Kỳ không tỏ ra khoanh tay trước những hành động lấn lướt của Trung Quốc trong khu vực, đặc biệt trong thời gian cả thế giới chống dịch Covid-19. Bốn oanh tạc cơ B-1B cùng với 200 quân nhân từ căn cứ Không Quân Dyess ở Texas đã được điều đến căn cứ Andersen, trên đảo Guam ở Thái Bình Dương, từ ngày 01/05 và chưa rõ thời gian kết thúc. Ba chiếc B-1B bay thẳng đến căn cứ Guam, chiếc còn lại bay đến Nhật Bản tập huấn với Hải Quân của Hoa Kỳ trong khu vực.
Trong thông cáo ngày 01/05 của bộ Chỉ huy Chiến lược Mỹ (STRATCOM), nhiệm vụ của đội máy bay B-1B là hỗ trợ lực lượng tại Thái Bình Dương và đồng minh, tham gia các nhiệm vụ mang tính răn đe chiến lược, ổn định trật tự dựa trên luật lệ ở khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương.
Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí
Đăng ký
Trước đó, ngày 30/04, hai chiếc B-1B, xuất phát từ căn cứ Nam Dokota (Mỹ), đã có chuyến bay diễn tập trong vòng 33 giờ với trọng tâm là Biển Đông.
Đây là lần đầu tiên oanh tạc cơ hạng nặng trở lại Guam sau khi rời khỏi căn cứ này vào giữa tháng 04/2019, kết thúc chiến dịch 6 tháng của các loại oanh tạc cơ B-52, B-1 và B-2 ở căn cứ Andersen. Loại máy bay ném bom B-1 có khả năng chở nhiều vũ khí nhiều hơn máy bay B-52, trong đó có bom dẫn đường JDAM và tên lửa hành trình chống hạm.
http://www.rfi.fr/vi/châu-á/20200503-trung-quốc-cấm-đánh-cá-ở-biển-đông-mỹ-điều-b-1b-đến-đảo-guam
Hội Nghề cá Việt Nam phản đối lệnh đánh bắt tại Biển Đông của Trung Quốc
Hội Nghề Cá Việt Nam vào ngày 4 tháng 5 chính thức phản đối lệnh cấm đánh bắt cá mà Trung Quốc đưa ra kể từ ngày 1 tháng 5 cho đến ngày 16 tháng 8 tại khu vực Biển Đông.
Theo tin từ truyền thông Nhà nước Việt Nam thì Hội Nghề Cá trong ngày thứ hai, ngày 4 tháng 5 có văn bản gửi Văn Phòng Chính Phủ, Bộ Nông nghiệp-Phát triển Nông thôn, Bộ Ngoại giao, Ban Đối Ngoại Trung ương của đảng cộng sản Việt Nam. Nội dung phản đối Trung Quốc ban hành Quy chế Cấm đánh bắt cá trên Biển Đông năm 2020.
Hội Nghề Cá Việt Nam dẫn nguồn từ các trang thông tin về cái gọi là ‘Quy chế cấm đánh bắt trên Biển Đông; phạm vi cấm trải dài từ phía bắc Biển Đông đến 12 vĩ độ Bắc, bao gồm một phần vịnh Bắc Bộ và quần đảo Hoàng Sa. Hiệu lực từ ngày 1 tháng 5 đến 16 tháng 8.’
Hội Nghề Cá cho rằng quy chế đó xâm phạm chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và các vùng biển của Việt Nam; vi phạm các quyền và lợi ích hợp pháp, gây cản trở sản xuất trên biển của ngư dân Việt Nam; vi phạm luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước về Luật Biển của Liên Hiệp Quốc năm 1982 và các văn bản pháp lý liên quan.
Hội Nghề Cá Việt Nam cũng nhắc đến việc Trung Quốc vào ngày 18 tháng Tư vừa qua công bố việc thành lập hai cơ quan hành chính trực thuộc thành phố Tam Sa để quản lý cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà theo Hội này thuộc chủ quyền Việt Nam.
Như vậy cho đến lúc này Hội Nghề Cá là tổ chức nghề nghiệp của ngư dân Việt Nam lên tiếng phản đối đầu tiên về lệnh cấm đánh bắt tại Biển Đông mà Trung Quốc đưa ra cho năm nay.
Tân Hoa Xã của Trung Quốc vào ngày 1 tháng 5 loan tin cho biết năm nay Bắc Kinh sẽ thực thi nghiêm khắc lệnh cấm đánh bắt đưa ra.
Kể từ năm 1999, Trung Quốc mỗi năm đều cho công bố lệnh cấm đánh bắt cá tại khu vực Biển Đông như vừa nêu. Mục tiêu được Bắc Kinh nói nhằm bảo vệ sự phát triển của nguồn cá cũng như bảo vệ quyền và lợi ích biển của Trung Quốc.
Hội Nghề Cá Việt Nam là một tổ chức xã hội- nghề nghiệp, tập trung những cá nhân và tổ chức thuộc các thành phần kinh tế hoạt động trong những lĩnh vực nuôi trồng, khai thác, chế biến, tiêu thụ và hậu cần dịch vụ nghề cá. Hội này do Bộ Nội Vụ ký quyết định thành lập vào ngày 5/5/2000.
Hội Nghề Cá Việt Nam vào ngày 4 tháng 5 chính thức phản đối lệnh cấm đánh bắt cá mà Trung Quốc đưa ra kể từ ngày 1 tháng 5 cho đến ngày 16 tháng 8 tại khu vực Biển Đông.
Theo tin từ truyền thông Nhà nước Việt Nam thì Hội Nghề Cá trong ngày thứ hai, ngày 4 tháng 5 có văn bản gửi Văn Phòng Chính Phủ, Bộ Nông nghiệp-Phát triển Nông thôn, Bộ Ngoại giao, Ban Đối Ngoại Trung ương của đảng cộng sản Việt Nam. Nội dung phản đối Trung Quốc ban hành Quy chế Cấm đánh bắt cá trên Biển Đông năm 2020.
Hội Nghề Cá Việt Nam dẫn nguồn từ các trang thông tin về cái gọi là ‘Quy chế cấm đánh bắt trên Biển Đông; phạm vi cấm trải dài từ phía bắc Biển Đông đến 12 vĩ độ Bắc, bao gồm một phần vịnh Bắc Bộ và quần đảo Hoàng Sa. Hiệu lực từ ngày 1 tháng 5 đến 16 tháng 8.’
Hội Nghề Cá cho rằng quy chế đó xâm phạm chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và các vùng biển của Việt Nam; vi phạm các quyền và lợi ích hợp pháp, gây cản trở sản xuất trên biển của ngư dân Việt Nam; vi phạm luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước về Luật Biển của Liên Hiệp Quốc năm 1982 và các văn bản pháp lý liên quan.
Hội Nghề Cá Việt Nam cũng nhắc đến việc Trung Quốc vào ngày 18 tháng Tư vừa qua công bố việc thành lập hai cơ quan hành chính trực thuộc thành phố Tam Sa để quản lý cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà theo Hội này thuộc chủ quyền Việt Nam.
Như vậy cho đến lúc này Hội Nghề Cá là tổ chức nghề nghiệp của ngư dân Việt Nam lên tiếng phản đối đầu tiên về lệnh cấm đánh bắt tại Biển Đông mà Trung Quốc đưa ra cho năm nay.
Tân Hoa Xã của Trung Quốc vào ngày 1 tháng 5 loan tin cho biết năm nay Bắc Kinh sẽ thực thi nghiêm khắc lệnh cấm đánh bắt đưa ra.
Kể từ năm 1999, Trung Quốc mỗi năm đều cho công bố lệnh cấm đánh bắt cá tại khu vực Biển Đông như vừa nêu. Mục tiêu được Bắc Kinh nói nhằm bảo vệ sự phát triển của nguồn cá cũng như bảo vệ quyền và lợi ích biển của Trung Quốc.
Hội Nghề Cá Việt Nam là một tổ chức xã hội- nghề nghiệp, tập trung những cá nhân và tổ chức thuộc các thành phần kinh tế hoạt động trong những lĩnh vực nuôi trồng, khai thác, chế biến, tiêu thụ và hậu cần dịch vụ nghề cá. Hội này do Bộ Nội Vụ ký quyết định thành lập vào ngày 5/5/2000.
Geen opmerkingen:
Een reactie posten