Virus corona có thể sống trên các bề mặt bao lâu?
Chúng ta có thể nhiễm Covid-19 do chạm vào các bề mặt bị nhiễm virus. Nhưng chỉ mới đây người ta mới hiểu rõ dần về việc loại virus này có thể tồn tại bao lâu bên ngoài cơ thể người.
Khi Covid-19 lây lan, nỗi sợ hãi của chúng ta về các bề mặt nhiễm bẩn cũng tăng. Bây giờ mọi người đã quen với cảnh ở nơi công cộng trên khắp thế giới, mọi người cố mở cửa bằng khuỷu tay, những người đi làm cố gắng đi tàu để tránh phải mở cửa, nhân viên văn phòng cọ sát bàn làm việc mỗi sáng.Virus corona: 'Tôi hồi phục sau khi tự cách ly điều trị ở nhà'
'Chúng tôi phải chọn điều trị bệnh nhân nào, và buông ai, như thời chiến tranh'
Virus corona: Anh sẽ yêu cầu tất cả người trên 70 tuổi tự cách ly
Virus corona: Du khách gặp khó khi EU tăng cường cấm nhập cảnh
Ở những nơi bị ảnh hưởng nặng nề bởi Covid-19, các nhân viên trong trang phục bảo hộ phun khử trùng các siêu thị, công viên và đường phố. Việc khử trùng văn phòng, bệnh viện, siêu thị và nhà hàng đang tăng lên. Ở một số thành phố, các đội tình nguyện viên còn tỏa đi ban đêm để kỳ cọ bàn phím các máy rút tiền.
Giống như nhiều virus gây bệnh hô hấp khác, bao gồm cúm, Covid-19 có thể lây lan trong các giọt nước bắn ra từ mũi và miệng một người nhiễm bệnh khi họ ho. Một cái ho có thể bắn ra tới 3.000 giọt nước. Các hạt nước li ti này 'đậu' vào người khác, vào quần áo và các bề mặt quanh họ, nhưng một số hạt nhỏ hơn có thể lơ lửng trong không khí. Cũng có một vài bằng chứng cho thấy virus cũng bị thải ra trong phân. Do đó nếu một người không rửa tay sau khi đi vệ sinh có thể làm lây lan virus ra mọi thứ mà họ chạm vào.
Đáng nói là, theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống Bệnh dịch (CDC), chạm vào một bề mặt hoặc một đồ vật có dính virus, và rồi sờ lên mặt "không được coi là cách lây lan chính của virus". Mặc dù vậy, CDC và WHO nhấn mạnh rằng cả hai cách rửa tay và làm sạch các bề mặt mà chúng ta hay chạm vào là chìa khóa để ngăn chặn virus lây lan. Do đó, dù chúng ta vẫn chưa biết chính xác bao nhiêu ca nhiễm virus do lây từ các bề mặt nhiễm Covid-19, các chuyên gia khuyên nên cẩn thận.
Một trong những khía cạnh chưa rõ là virus SARS-CoV-2, tên của loại virus gây bệnh Covid-19, có thể sống bao lâu bên ngoài cơ thể con người. Một số nghiên cứu trên các loại virus corona khác, bao gồm Sars và Mers, cho thấy chúng có thể sống trên các bề mặt kim loại, thủy tinh, và nhựa trong khoảng chín ngày, trừ khi chúng được khử trùng đúng cách. Một số thậm chí có thể tồn tại tới 28 ngày trong điều kiện nhiệt độ thấp.
Các virus corona được đặc biệt biết đến về khả năng phụ hồi ở những nơi chúng có thể tồn tại. Và các nhà khoa học hiện đang bắt đầu hiểu hơn khả năng này có thể ảnh hưởng như thế nào đến sự lây lan của virus corona mới.
Neeltje van Doremalen, một nhà vi khuẩn học tại Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (NIH), và đồng nghiệp của bà ở Hamilton, Montana, đã làm một số thử nghiệm để xem SARS-CoV-2 có thể sống bao lâu ở các bề mặt khác nhau. Nghiên cứu này, chưa được công bố ở tạp chí khoa học nào, chỉ ra rằng virus có thể tồn tại ở các giọt nước lơ lửng trong không khi cho tới ba tiếng sau khi bắn ra từ một cái ho. Những hạt nước li ti, từ 1-5 micrometres, bé hơn 30 lần bề ngang sợi tóc - có thể tồn tại vài giờ trong không khí tĩnh.
Điều này có nghĩa là virus lưu chuyển trong hệ thống điều hòa không khí không được lọc sẽ chỉ tồn tại vài giờ, đặc biệt là khi các giọt nước có xu hướng lắng xuống bề mặt nhanh hơn trong không khí bị xáo trộn.
Nhưng nghiên cứu của NIH cho thấy virus SARS-CoV-2 tồn tại lâu hơn ở hộp giấy - tới 24 giờ - và tới 2-3 ngày trên bề mặt nhựa và thép không dỉ.
Nghiên cứu chỉ ra rằng virus có thể tồn tại lâu như vậy ở tay nắm cửa, bàn làm việc bọc nhựa hoặc các bề mặt cứng khác. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng tìm ra rằng, bề mặt bằng đồng có thể tiêu diệt virus trong khoảng bốn giờ.
Nhưng có một cách nhanh hơn: Nghiên cứu cho thấy virus corona có thể bị làm cho ngưng hoạt động chỉ trong một phút bằng cách khử khuẩn các bề mặt bằng cồn 62%-71% hoặc thuốc tẩy hydro peroxide 0,5% hoặc thuốc tẩy gia dung có chứa 0,1% sodium hypochlorite. Nhiệt độ và độ ẩm cao hơn cũng có xu hướng khiến các virus corona khác chết nhanh hơn, mặc dù nghiên cứu chỉ ra rằng một virus corona có liên quan gây ra bệnh Sars có thể bị tiêu diệt bởi nhiệt độ 56 độ C ở tỷ lệ khoảng 10.000 virus trong mỗi 15 phút.
Dù không có số liệu chỉ ra có bao nhiêu virus trong một giọt nước li ti bắn ra từ một cái ho của một người nhiễm bệnh, nghiên cứu trên các virus cúm cho thấy các giọt nước nhỏ hơn có thể mang tới khoảng vài chục ngàn bản sao của virus cúm. Tuy nhiên, việc này khác nhau tùy thuộc vào chính loại virus, nơi nó được tìm tháy trong đường hô hấp và ở giai đoạn nào của người nhiễm bệnh.
Trên quần áo và các bề mặt khó khử trùng, chưa rõ virus có thể sống được bao lâu. Mặc dù các nhà khoa học vẫn đang thử nghiệm trên quần áo, nhưng các sợ tự nhiên có thể khiến virus bị khô nhanh chóng. Vincent Munster, trưởng bộ phận sinh thái virus tại Phòng Thí nghiệm Rocky Mountain, đồng thời là một trong những trưởng nhóm nghiên cứu NIH, cho biết.
"Chúng tôi suy đoán do vật liệu xốp, nó hút ẩm nhanh chóng và có thể bị mắc kẹt vào các sợi vải," ông nói. Nhiệt độ và độ ẩm thay đổi cũng có thể ảnh hưởng tới việc virus tồn tại bao lâu, và cũng có thể giải thích vì sao nó ít ổn định hơn trong các giọt nước lơ lửng trong không khí, vì chúng tiếp xúc nhiều hơn."
"Chúng tôi hiện đang chạy các thí nghiệm tiếp theo để nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm một cách chi tiết hơn."
Khả năng virus tồn tại quá lâu chỉ nhấn mạnh tầm quan trọng của việc rửa tay và vệ sinh các bề mặt, theo Munster.
Có khả năng virus này có thể lây truyền qua nhiều đường khác nhau, ông Munster cho hay.
Tin liên quan
- Virus corona: Anh sẽ yêu cầu người trên 70 tuổi tự cách ly trong thời gian dài
- Virus corona: Bác sỹ Ý phải chọn bệnh nhân nào thì điều trị, bệnh nhân nào 'buông'
- Virus corona: 'VN không xét nghiệm đại trà, nên số ca nhiễm thấp có thể hiểu được'
- Virus corona: Du khách gặp khó khi EU tăng cường cấm nhập cảnh
https://www.bbc.com/vietnamese/51956470
Virus corona: 40 trạm tàu điện ngầm London đóng cửa
Tới 40 trạm tàu điện ngầm trên mạng lưới toàn London phải ngừng hoạt động khi thành phố cố gắng giảm sự lây lan của dịch virus corona.
Vì sao Anh đột ngột thay đổi chính sách chống Covid-19 Virus corona: Nước Pháp gắng sống xứng tầm thử thách
Sở giao thông London (TfL) cho biết sẽ ngừng hoạt động một phần mạng lưới này mà từ sáng thứ Năm.
Sẽ không có dịch vụ tàu điện ngầm ban đêm và xe bus chạy đêm cũng sẽ bị giảm, vẫn theo cơ quan này.
Thị trưởng London Sadiq Khan nói mọi người không nên đi lại và cảnh báo các dịch vụ vận tải hành khách "có thể sẽ giảm, với khả năng rất đáng kể".
Động thái này được đưa ra sau khi Thủ tướng Anh, Boris Johnson nói rằng virus đang lây lan nhanh hơn ở London so với các vùng khác của Vương quốc Anh.
Số liệu mới nhất của chính phủ cho thấy đã có hơn 900 trường hợp được xác nhận nhiễm virus corona ở London và 34 người đã tử vong ở thành phố này.
Đầu tuần này, Thủ tướng Johnson kêu gọi mọi người làm việc tại nhà và tránh các quán bar, quán rượu và nhà hàng.
Trường học sẽ đóng cửa từ ngày thứ Sáu, 20/3.
Số lượng hành khách đi lại trên mạng lưới tàu điện ngầm London đã giảm mạnh trong tuần này.
Tuy nhiên, một số hành khách đã phàn nàn rằng các chuyến tàu đã trở nên bận rộn hơn, đặc biệt là trên một số tuyến có ít các chuyến tàu chạy hơn.
Một y tá được yêu cầu giấu tên, nói rằng các chuyến tàu "đông hơn rất nhiều" khi cô đi trên tuyến District Line, so với đầu tuần.
Nữ y tá nói rằng cô cảm thấy "quan ngại hơn" khi sử dụng tàu điện ngầm vì ít chuyến hơn đồng nghĩa với việc "có nhiều người hơn trong một không gian hạn chế".
"Không cảm thấy như là mọi người đang ở nhà nhiều hơn," cô nói.
Maria, một người đi làm đáp tàu điện ngầm từ Oxford Circus, gần trụ sở BBC, sau khi kết thúc ca làm việc lao công của mình, nói với BBC rằng cô "lo lắng" về tình hình này nhưng sẽ chỉ ngừng làm việc khi được công ty đang tuyển dụng yêu cầu như thế.
"Tôi có nhiều hóa đơn chi tiêu phải thanh toán và nếu tôi không làm việc thì tôi không được trả lương", cô nói.
'Làm theo lời khuyên của chuyên gia'
Chín trạm tàu điện ngầm hiện đóng cửa nhưng hành khách được khuyên nên kiểm tra thông tin trên trang web của Sở giao thông London trong trường hợp có nhiều hơn nữa các trạm bị đóng cửa.Từ thứ Sáu 20/3, các tuyến Waterloo và City sẽ đóng cửa hoàn toàn và từ thứ Hai 23/3, cơ quan giao thông London cho biết họ sẽ giảm dần các bộ phận khác trong mạng lưới của mình.
Các cắt giảm thêm bao gồm tàu điện nổi London Overground, các tuyến tàu hỏa TFL Rail và tàu nhẹ chạy trên cao DLR cùng mạng lưới xe điện ở phía nam London.
Các ông chủ ngành vận tải nói rằng các nhân viên sẵn sàng làm việc sẽ được triển khai lại "để đảm bảo khả năng phục hồi của các dịch vụ tàu điện ngầm và xe điện nổi thông thường".
Từ thứ Hai, xe bus sẽ chạy theo thời gian biểu như lịch trình cuối tuần vào các ngày thứ Bảy, mặc dù các dịch vụ ban đêm sẽ tiếp tục "cung cấp cho người làm công ăn lương trong các lĩnh vực dịch vụ công thiết yếu một lựa chọn đi giao thông, đi lại ban đêm đáng tin cậy", Sở giao thông London nói.
Phát biểu tại chương trình Câu hỏi dàn cho Thị trưởng, ông Khan cho biết số lượng dịch vụ có thể sẽ "tiếp tục giảm, có khả năng rất đáng kể, trong những ngày và tuần tới", nhưng Sở Giao thông London sẽ "đảm bảo rằng những nhân viên trong các lĩnh vực thiết yếu vẫn có thể đi lại".
Ông chỉ trích người dân London không tuân thủ hướng dẫn chính thức về đi lại quanh thành phố.
"Tôi không thể nói điều này đủ rõ ràng: mọi người không nên đi lại bằng bất kỳ phương tiện nào trừ khi họ thực sự bắt buộc có việc.
"Tôi muốn thấy nhiều người London hơn nữa làm theo lời khuyên của chuyên gia, có nghĩa rằng điều quan trọng là chúng ta thấy cư dân London sử dụng mạng lưới giao thông công cộng của chúng ta ít hơn nhiều và hơn nữa, so với hiện tại", ông nói.
Mặc dù trung tâm thủ đô yên tĩnh hơn so với ngày thứ Năm thông thường, nhưng vẫn có một số hoạt động trên đường phố.
Các điểm du lịch như Quảng trường Trafalgar yên tĩnh chỉ có lác đác người lẻ loi chụp ảnh “tự sướng”, nhưng những con đường xuyên qua thành phố vẫn tấp nập và có nhiều người ở những nơi truyền thống bận rộn như khu Oxford Street.
Mặc dù không có kế hoạch đình chỉ áp dụng phí chống tắc nghẽn giao thông, người phát ngôn của Sở giao thông London nói: "Một số nhân viên y tế nhà nước (NHS) đã đủ điều kiện để được bồi hoàn phí này trong một số trường hợp nhất định.
"Bệnh nhân được đánh giá lâm sàng là quá ốm khi đi lại bằng phương tiện giao thông công cộng đủ điều kiện được bồi hoàn phí chống tắc nghẽn giao thông."
Theo phân tích của Tom Edwards, phóng viên giao thông của BBC London, thì tất cả chúng ta đều biết việc này đang đến nhưng nó vẫn là một cú sốc và cảm giác như đây chỉ là khởi đầu.
Để đối phó với việc vắng mặt của nhân viên, TFL đang cắt giảm các dịch vụ của mình.
Ban đầu, 40 trạm vắng vẻ hơn sẽ đóng cửa và các dịch vụ tàu xe sẽ giảm - nhưng điều quan trọng là nó "có thể còn giảm hơn nữa".
TGL muốn bảo toàn một dịch vụ giao thông cho nhóm "nhân viên thiết yếu", đặc biệt là cán bộ, công nhân viên bệnh viện.
Và ngôn ngữ đã thay đổi hoàn toàn - chỉ từ vài ngày trước, nơi giao thông công cộng "an toàn", thị trưởng hiện nói rằng mọi người nên tránh sử dụng phương tiện giao thông trừ khi "thực sự cần thiết".
Ở chỗ riêng tư, các hãng hỏa xa cũng nói rằng không thể tránh khỏi việc họ cũng sẽ phải cắt giảm các chuyến tàu.
Tin liên quan
https://www.bbc.com/vietnamese/world-51966777
Geen opmerkingen:
Een reactie posten