woensdag 7 maart 2018

Việt Nam : Tập đoàn FLC của ông Trịnh Văn Quyết mua 24 máy bay A321NEO của Airbus trị giá 3 tỷ đôla, để phục vụ hàng không "Tre Việt" (Bamboo Airways)

FLC mua 24 máy bay phục vụ hàng không Tre Việt

  • 6 giờ trước

Việt Nam, hàng khôngBản quyền hình ảnh Hoang Dinh Nam
Image caption Việt Nam hiện có bốn hãng hàng không

Tập đoàn bất động sản FLC đạt được thỏa thuận mua 24 máy bay A để vận hành hãng hàng không Bamboo Airways (Tre Việt).
Reuters bình luận thương vụ này cho thấy một kế hoạch đầy tham vọng của FLC trong việc đầu tư vào ngành công nghiệp hàng không đang phát triển nhanh của Việt Nam.
Trong một cuộc phỏng vấn với Reuters năm ngoái, FLC từng cho biết dự kiến thuê khoảng 7 chiếc máy bay Airbus vào năm 2018.
Cục Hàng không VN phạt Vietjet 44 triệu
Hãng 'hàng không bikini' VietJet lên sàn
Nhân viên không lưu bị phạt vì ngủ trong ca trực
Bạn muốn làm phi công cho Vietnam Airlines?
Tập đoàn FLC, với các hoạt động kinh doanh chính gồm nhà ở, khu nghỉ mát và chơi gôn, hiện chưa có giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không và tuyên bố đang chờ chính phủ Việt Nam thông qua hồ sơ xin cấp phép, theo Reuters.
Sau khi có giấy phép, FLC dự đặt mua thêm 24 máy bay Airbus A321 LR (Long Range), nâng tổng số máy bay sở hữu lên 48 chiếc, theo thông tin trên website FLC.

Việt Nam, hàng khôngBản quyền hình ảnh HOANG DINH NAM
Image caption Ngày càng nhiều người Việt Nam có điều kiện đi máy bay
"Sau khi nghiên cứu, xem xét kỹ lưỡng các lựa chọn, FLC Group và Bamboo Airways quyết định đặt mua 24 máy bay từ Airbus trong giai đoạn đầu phát triển đến năm 2025. Sau khi vận hành và kiểm định hiệu năng, chúng tôi sẽ tính toán thêm các lựa chọn hợp tác mở rộng", ông Trịnh Văn Quyết - Chủ tịch FLC cho biết trên trang web của tập đoàn sau khi gặp đại diện của Airbus hôm 6/3.
FLC cho biết Bamboo Airways có kế hoạch khai thác các tuyến bay thẳng quốc tế tới các điểm du lịch ở Việt Nam, bao gồm các địa phương có dự án của FLC, trong khi đó cũng có kế hoạch bay nội địa.
Theo Reuters, năng lực khai thác của hàng không Việt Nam đã đạt đến giới hạn khi ngày càng nhiều người trong đất nước hơn 90 triệu dân này đi máy bay và nền kinh tế phát triển với tốc độ nhanh nhất ở châu Á, khiến chính phủ do dự hơn trong việc cấp giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không.

Thiếu phi công


Việt Nam, hàng khôngBản quyền hình ảnh HOANG DINH NAM
Image caption Hàng không Việt Nam được cho là không thiếu khách, chỉ thiếu phi công và nơi đào tạo phi công
Hiện chưa rõ FLC có kế hoạch gì về phi công cho Bamboo Airways trong khi Việt Nam ghi nhận thiếu cả phi công và nơi đào tạo.
Theo số liệu năm 2016 của Cục Hàng không Việt Nam được báo Người Lao Động trích dẫn vào thời điểm đó, Việt Nam cần thêm 1.320 phi công.
Cũng theo Cục Hàng không Việt Nam, mỗi năm Vietnam Airlines, Vietjet và Jetstar Pacific Airlines cần khoảng 200- 250 phi công.
"Bên cạnh đó, nhu cầu huấn luyện nâng hạng từ lái phụ lên lái chính, từ học viên phi công đào tạo cơ bản lên lái phụ đối với các loại máy bay đang khai thác cũng cần khoảng 170-200 lượt/năm".
Vẫn theo báo Việt Nam, nước này còn thiếu nơi đào tạo phi công.
Tại hội thảo về đào tạo ngành hàng không lần thứ nhất ở TPHCM hồi 2016, nhiều đại biểu cho biết đào tạo phi công thiếu nhiều thứ, ví dụ thiếu thiết bị thực hành. Hay thiếu thiếu sự gắn kết giữa cơ sở đào tạo với hãng hàng không để sử dụng lao động và tập bay thực tế.
Sinh viên ngành hàng không tại Việt Nam còn yếu cả tiếng Anh.
Truyền thông Việt Nam cho hay nhân sự trong lĩnh vực hàng không tại Việt Nam hiện chủ yếu là người nước ngoài. Có hãng hàng không thuê 90% phi công người nước ngoài.

Afbeeldingsresultaat voor bamboo airways

ông Trịnh Văn Quyết, chủ tịch tập đoàn FLC

Tin liên quan

Geen opmerkingen:

Een reactie posten