Việt Nam và Mỹ ký các hợp đồng nhiều tỉ đô la
Hội đàm giữa hai phái đoàn Việt Nam (T) và Hoa Kỳ, tại Nhà Trắng, Washington, ngày 31/05/2017REUTERS
Trong chuyến thăm Hoa Kỳ của thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc, đôi bên hôm qua 31/05/2017 đã ký kết các hợp đồng thương mại trị giá nhiều tỉ đô la. Tổng thống Donald Trump tỏ ra hài lòng với kết quả sẽ tạo thêm công ăn việc làm cho người Mỹ.
Reuters dẫn lời tổng thống Donald Trump nói với báo chí tại Nhà Trắng : « Việt Nam vừa ký một loạt hợp đồng với Hoa Kỳ, và chúng tôi hoan nghênh việc này. Nhiều tỉ đô la có nghĩa là công ăn việc làm cho người Mỹ và các thiết bị rất tốt cho Việt Nam ».
Bộ Thương Mại Hoa Kỳ loan báo đã ký 13 hợp đồng trị giá 8 tỉ đô la với Việt Nam, trong đó có 3 tỉ đô la hàng hóa Mỹ, sẽ giúp tạo thêm 23.000 việc làm. Đáng chú ý nhất là hợp đồng lớn nhất từ trước đến nay của Việt Nam với General Electric trị giá 5,58 tỉ đô la trong lãnh vực điện năng và hàng không.
Cụ thể, công ty hàng không giá rẻ VietJet Air ký mua 215 động cơ máy bay trong 12 năm, trị giá 3,58 tỉ đô la với CFM International, công ty liên doanh giữa tập đoàn General Electric của Mỹ và Safran của Pháp. Cổ phiếu của Safran ngay sau đó đã tăng giá 1,23% trên thị trường chứng khoán Paris sáng nay. VietJet cũng ký một hợp đồng thuê mua máy bay trị giá 1 tỉ đô la với GE Capitol Aviation Service. Các hợp đồng khác thuộc lãnh vực y tế, khoa học và công nghệ, nghiên cứu đào tạo và năng lượng.
Theo bộ Thương Mại Hoa Kỳ, con số này thấp hơn so với số 15 tỉ đô la mà ông Nguyễn Xuân Phúc loan báo tại Heritage Foundation trước đó, nhưng hầu như toàn bộ nhằm nhập khẩu thiết bị của Mỹ. Bộ trưởng Wilbur Ross nói : « Sự phát triển của tầng lớp trung lưu và tăng trưởng sức mua ở Việt Nam sẽ giúp tăng cường mối quan hệ thương mại và đầu tư lâu dài ».
Trước đó, hôm thứ Ba 30/5, bộ trưởng Công Thương Việt Nam Trần Tuấn Anh đã thảo luận với đại diện thương mại Mỹ Robert Lighthizer về các vấn đề mà Hoa Kỳ đang quan tâm, như quảng cáo trên các trang mạng xã hội Mỹ, dịch vụ thanh toán điện tử, nhập khẩu nông sản, sản phẩm an toàn thông tin. Đồng thời, phía Việt Nam cũng thúc đẩy Hoa Kỳ sớm công nhận quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam, xét lại việc đánh thuế chống phá giá vào một số sản phẩm Việt Nam, chẳng hạn cá da trơn ...
Việt Nam xuất siêu sang Hoa Kỳ 32 tỉ đô la, đứng thứ sáu trong số các nước đã khiến Mỹ bị thâm hụt 502 tỉ đô la trong năm ngoái. Hàng xuất khẩu - bên cạnh các mặt hàng truyền thống như giày dép, hàng may mặc, hải sản, đồ gỗ - còn có chất bán dẫn, sản phẩm điện tử…
Reuters ghi nhận, là nước được cho là hưởng lợi nhiều nhất với hiệp định TPP, Việt Nam rất thất vọng khi tổng thống Donald Trump quyết định Hoa Kỳ rút khỏi hiệp định này. Trong bài « Người thiệt thòi nhất trong việc hủy TPP đã đến đây, nhưng ông Trump chỉ dành cho một sự an ủi nhỏ », tờ Washington Post dẫn lời chuyên gia Robert Manning của Atlantic Council cho rằng Hoa Kỳ có hai mối quan tâm chính khi giao dịch với Việt Nam : thâm hụt thương mại và hợp tác an ninh trên Biển Đông. Còn Việt Nam thì coi Mỹ là đối trọng với Trung Quốc, mà Hà Nội lo sợ là đang bị lệ thuộc quá nhiều cả về kinh tế lẫn an ninh.
http://vi.rfi.fr/viet-nam/20170601-viet-nam-va-hoa-ky-ky-cac-hop-dong-nhieu-ti-do-la
Bộ Thương Mại Hoa Kỳ loan báo đã ký 13 hợp đồng trị giá 8 tỉ đô la với Việt Nam, trong đó có 3 tỉ đô la hàng hóa Mỹ, sẽ giúp tạo thêm 23.000 việc làm. Đáng chú ý nhất là hợp đồng lớn nhất từ trước đến nay của Việt Nam với General Electric trị giá 5,58 tỉ đô la trong lãnh vực điện năng và hàng không.
Cụ thể, công ty hàng không giá rẻ VietJet Air ký mua 215 động cơ máy bay trong 12 năm, trị giá 3,58 tỉ đô la với CFM International, công ty liên doanh giữa tập đoàn General Electric của Mỹ và Safran của Pháp. Cổ phiếu của Safran ngay sau đó đã tăng giá 1,23% trên thị trường chứng khoán Paris sáng nay. VietJet cũng ký một hợp đồng thuê mua máy bay trị giá 1 tỉ đô la với GE Capitol Aviation Service. Các hợp đồng khác thuộc lãnh vực y tế, khoa học và công nghệ, nghiên cứu đào tạo và năng lượng.
Theo bộ Thương Mại Hoa Kỳ, con số này thấp hơn so với số 15 tỉ đô la mà ông Nguyễn Xuân Phúc loan báo tại Heritage Foundation trước đó, nhưng hầu như toàn bộ nhằm nhập khẩu thiết bị của Mỹ. Bộ trưởng Wilbur Ross nói : « Sự phát triển của tầng lớp trung lưu và tăng trưởng sức mua ở Việt Nam sẽ giúp tăng cường mối quan hệ thương mại và đầu tư lâu dài ».
Trước đó, hôm thứ Ba 30/5, bộ trưởng Công Thương Việt Nam Trần Tuấn Anh đã thảo luận với đại diện thương mại Mỹ Robert Lighthizer về các vấn đề mà Hoa Kỳ đang quan tâm, như quảng cáo trên các trang mạng xã hội Mỹ, dịch vụ thanh toán điện tử, nhập khẩu nông sản, sản phẩm an toàn thông tin. Đồng thời, phía Việt Nam cũng thúc đẩy Hoa Kỳ sớm công nhận quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam, xét lại việc đánh thuế chống phá giá vào một số sản phẩm Việt Nam, chẳng hạn cá da trơn ...
Việt Nam xuất siêu sang Hoa Kỳ 32 tỉ đô la, đứng thứ sáu trong số các nước đã khiến Mỹ bị thâm hụt 502 tỉ đô la trong năm ngoái. Hàng xuất khẩu - bên cạnh các mặt hàng truyền thống như giày dép, hàng may mặc, hải sản, đồ gỗ - còn có chất bán dẫn, sản phẩm điện tử…
Reuters ghi nhận, là nước được cho là hưởng lợi nhiều nhất với hiệp định TPP, Việt Nam rất thất vọng khi tổng thống Donald Trump quyết định Hoa Kỳ rút khỏi hiệp định này. Trong bài « Người thiệt thòi nhất trong việc hủy TPP đã đến đây, nhưng ông Trump chỉ dành cho một sự an ủi nhỏ », tờ Washington Post dẫn lời chuyên gia Robert Manning của Atlantic Council cho rằng Hoa Kỳ có hai mối quan tâm chính khi giao dịch với Việt Nam : thâm hụt thương mại và hợp tác an ninh trên Biển Đông. Còn Việt Nam thì coi Mỹ là đối trọng với Trung Quốc, mà Hà Nội lo sợ là đang bị lệ thuộc quá nhiều cả về kinh tế lẫn an ninh.
http://vi.rfi.fr/viet-nam/20170601-viet-nam-va-hoa-ky-ky-cac-hop-dong-nhieu-ti-do-la
Geen opmerkingen:
Een reactie posten