dinsdag 11 oktober 2016

Nga đặt tên lửa có khả năng mang đầu đạn hạt nhân sát nách NATO + NATO tái bố trí lực lượng ở Đông Âu để răn đe Nga

Nga đặt tên lửa có khả năng mang đầu đạn hạt nhân sát nách NATO

mediaHỏa tiễn Nga Iskander.Skierboy / Wikimedia commons

Một lần nữa, hỏa tiển tầm trung Iskander với khả năng mang đầu đạn hạt nhân được Nga bố trí trong vùng Kaliningrad, một lãnh địa của Nga nằm giữa Ba lan và Latvia, hai thành viên của NATO. Vilnius tố cáo Matxcơva muốn ép Tây phương nhượng bộ trên hồ sơ Ukraina và Syria.
Theo bản tin ngày 08/10 của AFP, ngoại trưởng Latvia Linas Linkevicus cho biết quân đội Nga « đang tiến hành một cuộc tập trận tại Kiliningrad với kịch bản sử dụng tên lửa tầm trung Iskander, được chế tạo để mang đầu đạn hạt nhân với tầm bắn 700 km, bay đến Berlin », thủ đô nước Đức.
Vilnius lên án Matxcơva vi phạm hiệp ước về « lực lượng tên lửa hạt nhân tầm trung ».
Cũng theo nhận định của ngoại trưởng Latvia, dụng ý của tổng thống Nga Vladimir Putin là gây sức ép « buộc Tây phương nhượng bộ » ở Ukraina và Syria.
Báo chí Estonia, láng giềng của Lát-va khẳng định là Nga sử dụng « tàu dân sự » để chở các tên lửa Iskander qua biển Baltic đến lãnh địa Nga sát biên giới liên minh NATO.
Theo AFP, bộ quốc phòng Nga, ngày 08/10, xác nhận tin chuyển tên lửa Iskander vào Kiliningrad với lập luận đây là chương trình tập trận thường niên, không có gì đặc biệt. Hồi năm rồi, Nga cũng đã đưa Iskander vào Kaliningrad sau khi xáp nhập bán đảo Crimée của Ukraina năm 2014.
Trang mạng tuyên truyền Sputnik của Nga giả vờ ngạc nhiên trước các phản ứng lo ngại của công luận tây phương. Bài « Iskander thu hút chú ý vệ tinh gián điệp Mỹ » đe dọa ngấm ngầm : Quân đội Nga muốn làm gì thì làm trong lãnh thổ của mình nhất là nếu chiến dịch tập trận mang lại kết quả « dòn tan ».

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20161009-nga-dat-ten-lua-co-kha-nang-mang-dau-dan-hat-nhan-sat-nach-nato

NATO tái bố trí lực lượng ở Đông Âu để răn đe Nga

mediaTổng thư ký Jens Stoltenberg, (thứ hai, bên phải) trong phiên họp tại trụ sở NATO ở Bruxelles, ngày 11/02/2016REUTERS/Yves Herman

Không phải là Chiến Tranh Lạnh, nhưng gần như là vậy : Trong một quyết định chưa từng thấy, Liên Minh Bắc Đại Tây Dương NATO ngày hôm qua, 10/02/2016 đã thông qua một loạt biện pháp quân sự mới được đánh giá là mạnh mẽ nhất từ trước đến nay. Mục tiêu được tuyên bố công khai là nhằm răn đe Nga, buộc nước này tránh phát động bất kỳ cuộc tấn công nào vào các nước Baltic hay Đông Âu.
Theo hãng tin Anh Reuters, các biện pháp vừa được quyết định nhân cuộc họp tại Bruxelles, nơi đặt Tổng Hành Dinh của NATO, sẽ cho phép Liên Minh triển khai nhanh chóng các lực lượng không quân, hải quân và lục quân tại các vùng bị Nga đe dọa.
Để làm được điều này, lực lượng chiến đấu và thiết bị, vũ khí của NATO sẽ được bố trí sẵn tại các quốc gia Baltic (Litva, Latvia, Estonia) và Ba Lan trên cơ sở luân chuyển, trong lúc các cuộc tập trận hỗn hợp sẽ được thường xuyên tổ chức, mà thành phần tham gia chủ yếu là các đơn vị trong lực lượng phản ứng nhanh.
Ngay từ năm 2015, bộ trưởng Quốc Phòng 28 nước thành viên NATO đã đồng ý nâng quân số của lực lượng phản ứng nhanh từ 13.000 lên thành 40.000 binh sĩ, đồng thời thành lập một lực lượng can thiệp cực nhanh, chỉ cần vài ngày là có thể tập hợp lại và sẵn sàng chiến đấu. Lực lượng này bao gồm 5.000 người, được không quân và hải quân đặc biệt yểm trợ.
Cũng trong năm 2015, NATO đã cụ thể hóa quyết định tăng cường sự hiện diện của mình tại miền đông châu Âu bằng việc thành lập một mạng lưới trung tâm chỉ huy cỡ nhỏ.
Trong phát biểu ngày hôm qua, bộ trưởng Quốc Phòng Lítva Juozas Olekas không che giấu : « Nga là một mối đe dọa… Chính hành động của Mátxcơva ở Crimée, hậu thuẫn của Nga dành cho lực lượng ly khai ở Ukraina và những cuộc tập trận đột xuất của họ đã khiến chúng ta lo ngại ».
Bộ trưởng Quốc Phòng Anh Michael Fallon cũng cho rằng những biện pháp quân sự vừa thông qua đã chứng tỏ rằng những cam kết của NATO không phải là lời hứa suông. Tính ra, trong tương lai, NATO sẽ có 6.000 quân, phân bổ đều tại 6 quốc gia cần phải bảo vệ chống lại Nga : Litva, Latvia, Estonia, Ba Lan, Bulgari và Rumani. Các đơn vị đó sẽ được lực lượng phản ứng nhanh liên binh chủng yểm trợ, kết hợp hải quân, không quân và lực lượng đặc biệt.

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20160211-nato-ca-nga-qt-qs

Geen opmerkingen:

Een reactie posten