Việt Nam sắp có...thêm nhà máy thép ven biển 10 tỷ USD kiểu... "Formosa" (?) ở Ninh Thuận, do tập đoàn Thép Hoa Sen Việt Nam làm chủ đầu tư được thuê 1,500 hécta đất ven biển...Cà Ná ! + Bài học..."Formosa" ! Biểu tình của... nạn nhân ở Hà Tĩnh ngày 1-9-2016 + Dự án thép Cà Ná sẽ lấy quặng ở đâu?
Một nhà máy thép khổng lồ với với công suất trên 16 triệu tấn một năm đang được trù hoạch tại tỉnh Ninh Thuận. Dự án có kinh phí khoảng 10 tỉ Mỹ kim đang được xét duyệt, trong bối cảnh nhà máy thép 10.5 tỉ Mỹ kim ở Hà Tĩnh của tập đoàn Formosa bị quy trách nhiệm gây ra thảm họa môi trường biển tại 4 tỉnh miền Trung Việt Nam. Truyền thông trong nước cho biết dự án do tập đoàn Thép Hoa Sen Việt Nam làm chủ đầu tư và có thể được thuê 1,500 hécta đất ven biển Phước Diêm - Cà Ná tỉnh Ninh Thuận.
Nếu bị chặn vào website SBTN, xin quý vị hãy cài đặt phần mềm Ultrasurf để có thể cập nhật tin tức của chúng tôi: http://ultrasurf.us/
Một nhà máy thép khổng lồ với với công suất trên 16 triệu tấn một năm đang được trù hoạch tại tỉnh Ninh Thuận.
Dự án có kinh phí khoảng 10 tỉ Mỹ kim đang được được xét duyệt, trong bối cảnh nhà máy thép 10.5 tỉ Mỹ kim ở Hà Tĩnh của tập đoàn Formosa bị quy trách nhiệm gây ra thảm họa môi trường biển tại 4 tỉnh miền Trung Việt Nam. Truyền thông trong nước cho biết dự án do tập đoàn Thép Hoa Sen Việt Nam làm chủ đầu tư và có thể được thuê 1,500 hécta đất ven biển Phước Diêm - Cà Ná tỉnh Ninh Thuận. Hiện nay tập đoàn Hoa Sen đang làm thủ tục xin cấp phép đầu tư, tiến hành các bước đánh giá tác động môi trường và khảo sát thực địa.
Siêu dự án nhà máy luyện cán thép này dự trù được tiến hành trong nhiều giai đoạn kéo dài đến năm 2030. Ngoài nhà máy thép, tập đoàn Hoa Sen cũng dự tính tiến hành thêm 4 dự án khác gồm khu công nghiệp Hoa Sen Cà Ná - Ninh Thuận, một nhà máy sản xuất xi măng, một nhà máy nhiệt điện và năng lượng tái tạo, cùng một nhóm dự án gồm khai thác khoáng sản, vận chuyển, kho bãi và thậm chí cả khách sạn du lịch. Giải thích cho việc cứu xét dự án này, Bộ Công Thương Cộng Sản Việt Nam cho rằng với mức tăng trưởng bình quân 6% một năm, Việt Nam sẽ thiếu hụt từ 15 triệu đến 20 triệu tấn thép một năm vào năm 2020, ngay cả khi nhà máy thép Formosa đi vào hoạt động.
Một tập đoàn ở Việt Nam lên kế hoạch tiến hành xây dựng một khu liên hợp luyện cán thép có công suất 16 triệu tấn/năm với tổng giá trị đầu tư lên tới 10 tỷ USD ở duyên hải Nam Trung Bộ của nước này, trong khi có ý kiến chuyên gia đặt dấu hỏi về tính khả thi.
Hôm 06/9/2016, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn Hoa Sen (HSG) của Việt Nam, ông Lê Phước Vũ, được truyền thông Việt Nam dẫn lời cho hay tập đoàn này sẽ tiến hành một dự án công nghiệp với quy mô lớn về sản xuất thép ở Cà Ná, thuộc tỉnh Ninh Thuận mà trong giai đoạn đầu "sẽ không trực tiếp luyện cốc mà sẽ nhập cốc để đảm bảo các vấn đề về môi trường".
Về công nghệ, nhà lãnh đạo HGS nói khu liên hợp Cà Ná sẽ 'không sử dụng công nghệ luyện cốc thu hồi hóa chất như Formosa mà sẽ tiến hành thu hồi nhiệt để phát điện," Dân Việt online hôm thứ Ba dẫn lời ông Lê Phước Vũ, cho hay.
Tuy nhiên, một số chuyên gia công nghệ đúc và luyện kim của Việt Nam đã lên tiếng và đặt dấu hỏi về một số yếu tố khả thi của dự án.
"Có nhiều vấn đề người ta quan tâm về việc thép đang dư thừa và phải cạnh tranh với thép giá rẻ của Trung Quốc. Mặt khác, vấn đề đáng quan tâm nữa là về môi trường sau câu chuyện của Formosa, trong khi dự án được xây dựng ven biển và bên cạnh khu du lịch," ông Phạm Chí Cường, Chủ tịch Hội Khoa học - Kỹ thuật Đúc - Luyện kim Việt Nam được truyền thông Việt Nam dẫn lời nêu quan điểm.
"Hoa Sen có hứa sẽ sử dụng công nghệ mới, mới như thế nào, ai duyệt cái mới đó. Có đúng mới không vì Hoa Sen không thể có chuyên môn như chúng tôi được. Thậm chí, chuyên gia trong nước có đủ đánh giá tác động môi trường khi một nhà máy lớn vào đầu tư tại ven biển hay không? Có phải thuê tư vấn nước ngoài không? Dự án có đặc thù về môi trường nên tôi đề nghị Bộ Kế hoạch & Đầu tư, Bộ Công Thương, Bộ Khoa học & Công nghệ xem xét thận trọng."
Bình luận về việc dự án có thể sẽ được chính quyền địa phương mà trong trường hợp này là Ủy ban Nhân dân tỉnh Ninh Thuận đảm bảo hỗ trợ cung cấp lượng nước phục vụ sản xuất lên tới 2.500-3.000 mét khối/ngày đêm ở một vùng được cho là thường xuyên gặp hạn hán nặng, nguyên Chủ tịch Hiệp hội thép Việt Nam được dẫn lời nói thêm:
"Tôi đã hỏi trực tiếp ông Chủ tịch Hoa Sen vấn đề này rằng: “Vùng đó hạn hán khủng khiếp, nhìn con cừu người gầy xác xơ đi ăn cỏ khô như trên sa mạc, lấy nước ở đâu để sản xuất thép”? Ông Chủ tịch Hoa Sen nói sẽ lấy nước biển để sản xuất. Tuy nhiên, nước biển là nước muối phải lọc như thế nào, xét về “bài toán” kinh tế có hiệu quả hay không thì phải trình ra. Còn UBND tỉnh Ninh Thuận hứa như vậy có khả thi không thì Nhà nước phải xem xét. Bởi vùng Ninh Thuận rất khô hạn, đào bao nhiêu giếng lên cũng khô cạn không đủ nước cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp thì lấy đâu ra nước. Mặt khác, nước mà có muối thì không thể dùng cho công nghệ được, vẫn phải có nước ngọt để tuần hoàn nước biển thì lấy đâu ra nước ngọt.
"Hiện nay, công nghệ nước biển là dấu hỏi lớn cho nhà khoa học. Anh có thể làm được nhưng giá thành như thế nào và thực tế trên thế giới hiện nay chưa có một nước nào lọc nước biển để sản xuất luyện kim. Cái này đúng là khoa học viễn tưởng cho một khu công nghiệp và bài toán kinh tế lọc nước biển để làm luyện kim thì rất không khả thi," ông Phạm Chí Cường được Dân Việt trích lời nói.
Lấy quặng ở đâu?
Hôm 07/9, cũng bình luận về tính khả thi của dự án Hoa Sen - Cà Ná nói trên, Giáo sư, Tiến sỹ Phùng Viết Ngư, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Khoa học - Kỹ thuật Đúc luyện kim Việt Nam, nói với BBC:
"Bây giờ cơ bản sản xuất sắt thép thì phải có quặng, mà quặng lấy ở đâu? Quặng lấy của Việt Nam hay là lấy của nước ngoài? Và nếu lấy của nước ngoài là lấy của nước nào, mua của nước nào và đắt rẻ ra sao? Có giải quyết được không?
"Nếu không, không có quặng làm sao sản xuất được? Mà quặng theo tôi hiện nay có mỏ quặng ở Hà Tĩnh tương đối là lớn đối với Việt Nam, nhưng mỏ ấy khai thác được không dễ dàng, rất khó khăn.
"Cho nên có thể phải nhập khẩu và nhập của nước nào, nhập của ai và tỷ lệ nhập ra sao với giả cả nào? Nếu không, chúng ta (Việt Nam) cứ làm phương án mà không có một nguyên liệu cụ thể nào đấy thì khó.
"Bây giờ anh nói là làm cốc, nhưng cốc chỉ là nhiên liệu thôi, nên bây giờ muốn lấy nhiên liệu thì nhiên liệu lấy ở đâu? Hiện tại Việt Nam không có nhiều quặng sắt, chỉ có một ít ở Hà Tĩnh, còn những nơi khác rất khó khăn.
"Ngay cả Formosa ở Hà Tĩnh, công suất là 5 triệu tấn/năm cũng không hiểu là họ lấy quặng ở đâu hay quặng khai thác ở đâu?
"Có thể Formosa nhập ở nước ngoài, quặng là yếu tố chủ yếu, nếu bây giờ không có quặng thì sản xuất thế nào và nhập có hợp lý hay không, rồi theo phương pháp nào?" Giáo sư Phùng Viết Ngư đặt các câu hỏi về siêu dự án Hoa Sen - Cà Ná với BBC.
Hôm thứ Ba, kỹ sư Phạm Chí Cường cũng bình luận với truyền thông Việt Nam về mặt thời điểm của dự án của Tập đoàn Hoa Sen:
"Đúng là ở thời điểm này thì tôi rất băn khoăn vì tất cả hiện nay đều dư thừa. Theo tổng kết của Hiệp hội Thép hiện trong nước mới sản xuất 60% công suất, giờ đầu tư thêm của HSG là tới 2030 nhưng đến thời điểm đó đã dùng hết những cái đang có chưa? Hiện nay, Việt Nam có nhiều loại thép như thép xây dựng có công suất trên 10 triệu tấn; thép cán nguội trên 3 triệu tấn; thép tôn tráng kẽm 4 triệu tấn; thép ống 2 triệu tấn…tất cả khoảng 20 triệu tấn nhưng nếu Formosa vào hoạt động là có thêm hơn 20 triệu tấn nữa, tức là gấp đôi sản lượng hiện có. Chưa kể Nghi Sơn đang tiếp tục đầu tư khu liên hợp khoảng 7 triệu tấn nữa….
"Tôi nghĩ rằng, các Bộ chủ quản phải có quy hoạch tổng thể, quản lý giám sát chặt chẽ các dự án sản xuất thép," nguyên Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam nói với truyền thông Việt Nam.
Bài học..."Formosa" ! Biểu tình của... nạn nhân ở Hà Tĩnh ngày 1-9-2016
Giáo phận Vinh: Tuần hành phản đối Formosa trong ngày Bảo Vệ Môi Trường
CTV Danlambao - Sáng nay, 1/9/2016, các giáo dân thuộc xã huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh đã xuống đường tuần hành phản đối Formosa xả độc ra biển Miền Trung. Ngày 1/9 năm nay đã được Giáo hội Công giáo chọn làm ngày Bảo Vệ Môi Trường. Cuộc tuần hành hôm nay là một trong các hoạt động hưởng ứng ngày này của giáo dân.
Được biết, đây là năm thứ hai đánh dấu sự kiện “Ngày Thế giới Cầu nguyện cho việc Chăm sóc Thiên nhiên” được Giáo hội Công giáo quyết định thiết lập vào ngày 1/9 hàng năm.
Khoảng 2 ngàn giáo dân Kỳ Anh, Hà Tĩnh đã tuần hành trên quốc lộ 1A để biểu tình phản đối hành vi xả thải ô nhiễm môi trường của Formosa, đồng thời đòi hỏi nhà cầm quyền phải minh bạch việc sự dụng khoản tiền bồi thường 500 triệu đô-la của tập đoàn này.
Photo: Facebook Hiệp hội ngư dân Miền Trung
Sau đó họ tiến về trụ sở UBND huyện Kỳ Anh. Các khẩu hiệu mang nội dung rất cụ thể như: “Yêu cầu khởi tố Formosa”, “Hãy đền bù thiệt hại cho chúng tôi”, “Tiền đền bù của chúng tôi đã đi về đâu?”. Đặc biệt ấn tượng là hình ảnh một phụ nữ đội nón lá, tay giơ cao khẩu hiệu với dòng chữ “Chọn nhân dân hay chọn Formosa?”.
Photo: Facebook Hiệp hội ngư dân Miền Trung
Đoàn người biểu tình khi tiến đến trụ sở UBND Kỳ Anh thì bị lực lượng công an, cảnh sát cơ động vũ trang chặn lại. Xô xát đã xảy ra khi nhiều ngư dân tay không tấc sắt bị công an đánh đập bằng dùi cui.
Video phổ biến trên facebook Hoàng Bình cho thấy những cảnh tượng hỗn loạn giữa một bên là những ngư dân bị dồn ép đến đường cùng vì mất kế sinh nhai, còn một bên là lực lượng công an hùng hậu quyết bảo vệ Formosa bằng mọi giá.
Thảm họa môi trường xảy ra đã gần năm tháng nay. Nhưng nhà nước cộng sản Việt Nam không những không giải quyết để khắc phục hậu quả mà còn tiếp tay cho Formosa tiếp tục hoạt động, đồng nghĩa với việc tiếp tục xả thải xuống biển và trên đất liền của Việt Nam. Số tiền 500 triệu USD mà chính phủ VN yêu cầu Formosa bồi thường đã được chứng minh là tương đương với số tiền mà Formosa Hà Tĩnh đã được miễn, hoàn thuế trước thời điểm xảy ra thảm họa môi trường.
Những gì người dân Miền Trung được nhận sau khi mất kế sinh nhai là hơn chục ký gạo mốc xanh mốc đỏ, đến súc vật cũng không ăn được.
Những gì diễn ra gần năm tháng qua có thể khẳng định, Formosa và nhà nước cộng sản đang theo đuổi chính sách giết hại người dân và hủy hoại dân tộc Việt Nam.
Paulus Lê Sơn (Danlambao - Ngày 01.09.2016, hàng vạn người dân Nghệ Tĩnh xuống đường biểu tình yêu cầu đóng cửa vĩnh viễn công ty Formosa, đồng thời đặt ra một câu hỏi hết sức hệ trọng đối với nhà cầm quyền cộng sản Hà Nội: “Chọn nhân dân hay chọn Formosa”. Trước thực tại lòng dân như vậy thì nhà cầm quyền sẽ phải tính sao đây?
Nói về người dân Nghệ Tĩnh, thương về những ngư dân đang mỏi mòn trống vắng. Tố chất và khí phách của người Nghệ Tĩnh có thể nói truyền thống yêu quê hương đất nước nồng nàn và tinh thần đoàn kết, gắn bó đã làm đẹp thêm truyền thống văn hóa của người nơi đây.
Dường như họ không biết mệt là gì, đói khổ, nắng nóng, đàn áp cũng không thể khuất phục họ ngày đêm tranh đấu cho môi trường sống của đất nước được trong sạch.
Tôi nghĩ rằng, cái giá của người dân miền Trung phải trả thật là đắt, cái giá đắt đó đang được đong đếm bằng những hiện thực phũ phàng, ngư trường của người dân ven biển tại bốn tỉnh miền Trung bị đóng kín, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống kinh tế, văn hóa và tương lai con cháu của họ.
Cái giá của họ là luôn trong tình trạng bị đánh đập, đàn áp, bắt giữ, thậm chí bỏ mạng khi họ đứng lên đòi quyền sống chính đáng. Nhưng cái đắt đó không cứa nổi vào trong họ những vết thương lòng khó chữa khỏi. Mà cái giá đắt nhất được tính bằng cả thời gian tương lai con cháu của họ.
Vị tất, người dân miền Trung hiểu được cái giá mà con cháu phải trả nên họ quyết một lòng “hy sinh đời bố, củng cố đời con”. Cả năm trời những người dân nơi đây có dám ăn con cá biển dù đó là quà tặng thiên nhiên cho đời sống của họ. Đời con đời cháu của họ rồi sẽ ra sao khi nhà máy Formosa còn đó, nhà máy còn đó thì chất độc vẫn cứ điềm nhiên thải ra biển, độc tố quạch đắng trong biển cả thì cá tôm đâu còn là cá tôm.
Cái nắng gắt chói chang của mùa hè nóng nực, cái gió Lào oi ả như thiêu đốt da thịt con người, thiên nhiên chẳng ưu ái người dân miền Trung là bao, cái dãi đất khô cằn này chỉ còn trông chờ nương nhờ biển cả mặn mòi, ấy thế mà bọn đương quyền lại nỡ ra tay cướp nốt đi cái lựa chọn sống của họ.
Thương về miền Trung, trong lòng trĩu nặng những ưu tư và lắng lo cho những người anh chị em, cảm xúc bâng khuâng tự trào vài vần thơ để giãi bày nỗi niềm:
Hắt lưng ta gió Lào thiêu đốt
Đống lúa bỏ hoang, biển chết thuyền tang
Những con cá ngấm độc không đủ nuôi người
Sống đời lao đao nói cười lịm tắt
Chỉ còn nước mắt quyện máu tươi thành biển
Và gian tà và đói khổ lên ngôi
Ôi đất nước tôi!
Chúng ta nhìn về lịch sử con người xứ Ví giặm soi vào thời kỳ phong kiến độc lập (từ thế kỷ X trở đi), miền đất Nghệ-Tĩnh nói chung và Hà Tĩnh nói riêng từng là trung tâm của nhiều cuộc kháng chiến chống ngoại xâm. Rồi đến những năm đầu thế kỷ XV, người dân nơi đây đã vùng dậy khởi nghĩa chống giặc Minh xâm lược. Điển hình là tấm gương Đặng Tất (Can Lộc) trong cuộc khởi nghĩa Trần Ngỗi; Đặng Dung (con Đặng Tất) và Nguyễn Biểu (huyện Chi La –-Đức Thọ) trong cuộc khởi nghĩa Trần Quý Khoáng.
Và còn bao phen họ vùng dậy chống lại ách thống trị hà khắc của bọn lại tặc cường hào, ác bá. Trong đó có cuộc khởi nghĩa của nhân dân Hương Sơn do Lê Hữu Tạo dẫn đầu (1818), rồi đến khởi nghĩa Phan Bô (1833-1837) ở Thạch Hà. Phong trào đấu tranh của nhân dân còn tiếp diễn trong suốt nhiều năm của triều Nguyễn.
Thời khắc này không lẽ gì chúng ta lại không tin thêm một lần nữa người dân xứ này sẽ là hứng khởi cho cả dân tộc Việt Nam vùng lên đánh đuổi bọn giặc môi trường Formosa và những kẻ nhuộm đỏ đất biển miền Trung.
Geen opmerkingen:
Een reactie posten