Nỗi lo về thực phẩm
Câu chuyện về lựa chọn thực phẩm an toàn không còn mới mẻ gì ở Việt Nam. Nhưng điều đáng để bàn là bao giờ người Việt mới hết đầu độc người Việt bằng những hóa chất kích thích tăng trưởng, kích thích quả chín hoặc tạo độ siêu nạc cho heo? Những người trực tiếp sử dụng hóa chất không biết tác hại của nó hay sao mà vẫn ngày ngày sử dụng và đưa một lượng thực phẩm, trái cây chứa tàn dư chất hóa học tràn ra thị trường?
Người nội trợ đau đầu
Chi Thêm, một người nội trợ ở quận Bình Thạnh, Sài Gòn chia sẻ: “Bữa nay muốn chắc ăn thì vô siêu thị mua cho chắc ăn, hoặc ra chợ cái gì tươi thì mua. Thứ gì họ cũng bơm, thôi táo lê khỏi ăn. Bữa nay cũng đừng ăn cá nữa vì cá chết nhiều lắm. Chỗ nào bán đồ mà mình biết, tin tưởng thì mua, coi kĩ kĩ chút!”Bữa nay muốn chắc ăn thì vô siêu thị mua cho chắc ăn, hoặc ra chợ cái gì tươi thì mua. Thứ gì họ cũng bơm, thôi táo lê khỏi ăn. Bữa nay cũng đừng ăn cá nữa vì cá chết nhiều lắm. Chỗ nào bán đồ mà mình biết, tin tưởng thì mua, coi kĩ kĩ chút!Theo chị Thêm, trước đây chừng mười năm, mỗi khi chồng lãnh lương tháng về, và chị đi chợ, lúc đó chị hạnh phúc biết nhường nào. Bởi có thể nấu cho gia đình nhỏ của mình một bữa ngon, từ việc vun vén tình cảm gia đình cho đến độ ngon, độ an toàn đúng nghĩa của một bữa ăn. Nhưng khoảng 3 năm trở lại đây, khi kinh tế gia đình khấm khá, chị có tiền và thời gian để đi chợ hằng ngày. Những tưởng sẽ đỡ chi phí và an toàn hơn nhưng có vẻ chị đã lầm.
-Chị Thêm
Chị nói rằng không biết từ khi nào, việc đi chợ trở thành nỗi ám ảnh của chị. Từ việc chọn thực phẩm tươi cho đến thực phẩm khô. Thịt heo thì bị tiêm thuốc siêu nạc, trái cây thì nghe đâu người ta mua hóa chất Trung Quốc hoặc phân bón lá, ngâm hoặc tiêm vào, chỉ sau một đêm là mọi thứ đã khác. Từ trái đu đủ xanh chưa đủ ngày cho đến bó rau, bó hành hoặc mít, sầu riêng. Mọi thức đều trở nên bắt mắt người mua. Nhưng tiềm ẩn bên trong nó là chứng đau mắt, bỏng da, gan, mật, dạ dày đều có thể bị ảnh hưởng.
Cứ mỗi buổi sáng bước ra khỏi nhà và đến khu chợ cuối phố là chị lại thở dài một tiếng rồi tìm đến những hàng quen để mua đồ. Nói là quen vì mua bán lâu ngày nhưng trước khi mua, chị cũng nhìn kỹ xem miếng thịt có nạc quá không, bó rau có tươi quá không, hay cuống của các loại rau, củ, trái có lấm chấm vài chỗ vì người ta tiêm thuốc hay không, xong đâu đấy, chị thực hiện bước cuối cùng là nhắc đi nhắc lại với người bán rằng: có chắc không chị, đảm bảo chứ?
Việc mua hay không của chị quyết định phụ thuộc vào sự trả lời nhanh hay chậm, ú ớ hay không của người bán. Dẫu biết rằng mọi thứ chỉ là cảm tính nhưng chị mong rằng những người bán hàng này sẽ giữ chút uy tín còn lại của mình.
Nhưng đó là việc của người mua, còn những người bán họ nói gì?
Một phụ nữ tên Hân, là chủ một vựa rau trái ở Đắk Lăk, chuyên phân phối về Sài Gòn và miền Trung yêu cầu giấu tên chia sẻ: “Mít thì cắt nơi đầu cuống rồi bôi thuốc trắng trắng vào. Sầu riêng mà không ngâm thuốc là sầu riêng mình, chứ sầu riêng ghép thì toàn là có dùng thuốc... Hiện nay ít nhất là 80% hàng đều có dùng thuốc. Thì thuốc này dùng liều lượng thấp vẫn an toàn mà, nhà nước cho phép. Đa số người ta dùng số lượng nhiều, không can gì cả đâu.”
Chị này cho hay, không riêng gì vựa của chị dùng hóa chất để ép trái chín, mà hầu hết các vựa khác ở khu vực này đều vậy. Chỉ cần dùng ít bột nghệ, cộng thêm ít phân bón lá thông thường hoặc muốn nhanh hơn thì dùng loại phân bón lá cao cấp. Một vài nhân công ngồi nhúng trong vài giờ đồng hồ là đã có mấy tấn sầu riêng chín để chuẩn bị xuất hàng đi. Hoặc chỉ cần mua một lọ nhỏ bằng ngón tay út chứa chất ethephon, ở các chợ đầu mối với giá vài ngàn đồng, khi hòa tan ra rồi tiêm vào cuống mít non, đu đủ xanh, chỉ cần vài tiếng đồng hồ là tất cả đã chín mọng.
Chị này biện minh rằng không thể không làm thế vì nếu mua trái cây chín ở vườn người ta thì không tài nào vận chuyển đến các tỉnh để tiêu thụ, chúng sẽ bị thối hoặc chín quá trên đường đi. Chưa kể nhiều khoản thuế đường, thuế bảo kê ở các khu chợ mà chị phải đóng. Rồi hàng loạt trái cây Trung Quốc đội lốt trái cây Thái ồ ạt nhập vào Việt Nam. Chỉ có cách dùng dung dịch hóa chất của Trung Quốc, để ép chín trái cây rồi hạ giá bán chị mới có thể cạnh tranh được với hàng Trung Quốc trên đất Việt Nam.
Cách nhận biết!
Như để tỏ chút tử tế còn sót lại, người phụ nữ này bày cho chúng tôi cách phân biệt các loại rau trái Việt Nam và Trung Quốc rồi trái cây an toàn và trái cây phun, ngâm thuốc để mua.Trước tiên, nên nhìn vào độ bóng và tươi ngon của rau trái. Như đu đủ ép chín sẽ có màu vàng óng, vỏ trơn, khi ấn tay vào không có độ lún. Khi gọt vỏ vẫn còn nhiều nhựa, khi ăn ruột không mềm, ngọt, thơm mà cứng, sượng, vị ngọt rất nhẹ. Khác với đu đủ chín cây có vị ngọt tự nhiên, vỏ hay bị rám, không còn nhựa, thịt quả ăn mềm, thơm. Rồi mít chín cây thì vị ngọt tự nhiên, thơm đằm, không như mít bị ép bằng hóa chất thì có vị sượng, không ngọt lắm và nhìn lúc nào cũng rất bắt mắt.
Rồi thì sầu riêng, dù có vẻ nhìn trái sầu riêng rất đẹp, tự bung vỏ rồi múi vàng óng thơm, nhưng khi ăn vào có phần mềm có phần sượng, ắt hẳn là sầu riêng đã được ngâm hóa chất. Nếu để ý kĩ, sẽ thấy phần đít trái sầu riêng sẽ bị thâm đen.
Ở Việt Nam thường sử dụng loại rẻ tiền hơn là acetylene và ethephon để làm chín trái cây. Nhưng những chất này rất độc. Có thể bị ngứa ngày, rát cháy rát da và có thể làm hỏng vĩnh viễn mắt và một số triệu chứng khác nữa nếu ở nồng độ cao...Chúng tôi ngồi hơn 2 giờ đồng hồ để nghe chị chỉ cách phân biệt những loại rau trái an toàn để mua. Sau cùng, khi được hỏi, vậy chị có nghĩ rằng lúc ra chợ để mua những thức khác, chị cũng phải áp dụng những kinh nghiệm nhà nghề của mình để phân biệt? Và rằng như thế có phải chúng ta đang tự đầu độc nhau, người phụ nữ này lặng thinh.
-TS Phạm Văn Tấn
Có rất nhiều loại hóa chất dùng đề kích thích tăng trưởng trong rau trái, hay thậm chí là hô biến từ thực phẩm thối thành thực phẩm tươi. Giới chuyên môn cho rằng người ta thường dùng khí ethylene và acetylene hay còn gọi là “khí đá” để làm chín trái cây. Đây là phương pháp mà nhiều người ở Việt Nam, Ấn Độ… thường sử dụng. Bản thân mỗi loại khí hay dung dịch khi sử dụng ít đều không sao nhưng khi liều lượng được tích tụ, có thể dẫn đến nhiều bệnh lý về tim mạch, ngất xỉu hoặc thậm chí là bị mù mắt.
Nói về vấn đề này, phát biểu với báo Tuổi Trẻ, Tiến sĩ bác sĩ Phạm Văn Tấn, chuyên khoa ngoại tổng quát cho hay: “Hiện nay, các nước thường dùng ethylene để làm chín trái cây. Ủ trái cây thì khoảng 24 giờ đưa ra ngoài bán được rồi, điều này tùy vào nồng độ. Cùng một lượng trái cây, tính về nồng độ, nếu chỉ cần dùng 1 phần khí ethylene thì cần đến 10 phần Acetylene để ủ trái cây chín được như nhau. Chất này không độc nhưng lại đắt tiền nên nhiều người ở Việt Nam thường sử dụng loại rẻ tiền hơn là acetylene và ethephon để làm chín trái cây. Nhưng những chất này rất độc. Có thể bị ngứa ngày, rát cháy rát da và có thể làm hỏng vĩnh viễn mắt và một số triệu chứng khác nữa nếu ở nồng độ cao...”
Nỗi lo về an toàn rau, củ, quả nghe có vẻ chẳng còn mới mẽ gì tại Việt Nam. Tuy nhiên, nhà nước càng tỏ ra cố gắng khắc phục tình trạng này bằng nhiều khoản ngân sách bao nhiêu thì vệ sinh an toàn thực phẩm càng trở nên nguy hiểm bấy nhiêu. Có thể nói rằng chưa bao giờ vệ sinh an toàn thực phẩm lại trở thành đề tài nhức nhối như hiện nay!
Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam.
Geen opmerkingen:
Een reactie posten