Hợp tác quốc phòng : Ấn Độ cấp 500 triệu đô la tín dụng cho Việt Nam
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc (P) và đồng nhiệm Ấn Độ Narendra Modi chứng kiến lễ ký kết các thỏa thuận hợp tác song phương, Hà Nội, 03/09/2016REUTERS
Trong cuộc họp báo tại Hà Nội ngày 03/09/2016, kết thúc hai ngày thăm Việt Nam, thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi thông báo cấp 500 triệu đô la tín dụng cho Việt Nam nhằm tăng cường hợp tác quốc phòng song phương. Quyết định trên được đưa ra trong bối cảnh Trung Quốc phô trương sức mạnh quân sự ở Biển Đông.
Khoảng 50 % trao đổi mậu dịch của Ấn Độ được vận chuyển ngang qua Biển Đông. Do vậy, thủ tướng Modi lưu ý : Việc thắt chặt quan hệ giữa New Delhi và Hà Nội sẽ góp phần tăng cường « ổn định, an ninh và thịnh vượng trong khu vực ».
Theo AFP, thủ tướng Modi không đi sâu vào chi tiết khoản tín dụng nói trên, nhưng thông thường Việt Nam sẽ phải ký kết hàng loạt thỏa thuận với các tập đoàn Ấn Độ.
Năm 2014 Ấn Độ đã thông báo cấp cho Việt Nam 100 triệu đô la tín dụng nhằm mục đích Việt Nam mua tàu tuần tra, tăng cường khả năng phòng thủ trên biển. Trung Quốc đã chỉ trích Ấn Độ hợp tác quốc phòng với Việt Nam.
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc, trong cuộc họp báo chung với đồng nhiệm Ấn Độ, cho biết là hai bên đã « thảo luận về mối quan ngại liên quan đến Biển Đông » và ông Phúc nhấn mạnh rằng trên hồ sơ này, « tất cả các bên liên quan cần giải quyết tranh chấp trên cơ sở luật phát quốc tế ».
Ông Phúc còn thông báo là hai nước đã thống nhất nâng quan hệ song phương lên cấp đối tác chiến lược toàn diện.
Trong chuyến công du Việt Nam của thủ tướng Ấn Độ, lần đầu tiên kể từ 15 năm nay, hai nước đã ký kết tổng cộng 12 thỏa thuận bao gồm nhiều lĩnh vực hợp tác, từ quốc phòng đến khoa học.
Thủ tướng Ấn Độ kết thúc chuyến viếng thăm Việt Nam hôm nay và lên đường sang Hàng Châu, Trung Quốc dự thượng đỉnh G20, diễn ra trong hai ngày 4 và 05/09/2016.
http://vi.rfi.fr/viet-nam/20160903-hop-tac-quoc-phong-an-do-cap-500-trieu-do-la-tin-dung-cho-viet-nam
Theo AFP, thủ tướng Modi không đi sâu vào chi tiết khoản tín dụng nói trên, nhưng thông thường Việt Nam sẽ phải ký kết hàng loạt thỏa thuận với các tập đoàn Ấn Độ.
Năm 2014 Ấn Độ đã thông báo cấp cho Việt Nam 100 triệu đô la tín dụng nhằm mục đích Việt Nam mua tàu tuần tra, tăng cường khả năng phòng thủ trên biển. Trung Quốc đã chỉ trích Ấn Độ hợp tác quốc phòng với Việt Nam.
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc, trong cuộc họp báo chung với đồng nhiệm Ấn Độ, cho biết là hai bên đã « thảo luận về mối quan ngại liên quan đến Biển Đông » và ông Phúc nhấn mạnh rằng trên hồ sơ này, « tất cả các bên liên quan cần giải quyết tranh chấp trên cơ sở luật phát quốc tế ».
Trong chuyến công du Việt Nam của thủ tướng Ấn Độ, lần đầu tiên kể từ 15 năm nay, hai nước đã ký kết tổng cộng 12 thỏa thuận bao gồm nhiều lĩnh vực hợp tác, từ quốc phòng đến khoa học.
Thủ tướng Ấn Độ kết thúc chuyến viếng thăm Việt Nam hôm nay và lên đường sang Hàng Châu, Trung Quốc dự thượng đỉnh G20, diễn ra trong hai ngày 4 và 05/09/2016.
http://vi.rfi.fr/viet-nam/20160903-hop-tac-quoc-phong-an-do-cap-500-trieu-do-la-tin-dung-cho-viet-nam
Biển Đông : Việt Nam gia hạn hợp đồng thăm dò dầu khí với Ấn Độ
Các khu vực khai thác dầu khí tại khu vực thềm lục địa Việt NamẢnh : Petro Vietnam
Hợp đồng thăm dò dầu khí của tập đoàn quốc gia Ấn Độ OVL (ONGC Videsh Ltd - OVL) tại Biển Đông hết hạn vào tháng 6/2016. Nhưng vì quyền lợi địa chính trị của hai bên, Việt Nam lập tức gia hạn hợp đồng để Ấn Độ tiếp tục hiện diện trong khu vực bị Trung Quốc tranh giành chủ quyền.
Theo web site Infracircle Ấn Độ, tập đoàn dầu khí quốc gia OVL tiếp tục thăm dò lô 128. Một nguồn tin xin ẩn danh cho biết quyết định triển hạn hợp đồng đã được phía Việt Nam chấp thuận.
Sự kiện này xảy ra trong bối cảnh những lập luận của Trung Quốc tranh giành chủ quyền ở biển Đông bị Toà Án Trọng Tài La Haye bác bỏ.
OLV đã được triển hạn hợp đồng thăm dò và khai thác lô 128 hai lần, lần đầu tiên hai năm từ tháng 6/2014 đến tháng 6/2016. Và lần thứ hai là một năm kể từ tháng sáu vừa qua. Một nhân vật thứ hai thông thạo hồ sơ này cho biết thêm là chính phủ Việt Nam muốn Ấn Độ « song hành » với Việt Nam tại Biển Đông, không muốn tập đoàn dầu khí của Ấn Độ rời khu vực bị Trung Quốc dòm ngó. Được triển hạn hợp đồng, tập đoàn OVL tiết kiệm được 15 triệu đô la, không phải bồi thường cho Việt Nam do không khoan đủ số giếng quy định.
Vì sao OVL đã bỏ lô 217, nhưng tiếp tục bám trụ lô 218 cho dù chưa tìm thấy dầu khí ? Theo chuyên gia Jabin T. Jacob thuộc viện nghiên cứu Trung Quốc, có trụ sở tại New Delhi, lợi nhuận không phải là lý do chính yếu của OVL tại Biển Đông. Trên thực tế, sự hiện diện của tập đoàn dầu khí quốc gia ở vùng tranh chấp là nhu cầu chiến lược tối quan trọng của Ấn Độ để cầm chân Trung Quốc. Lô 128 tại biển Đông là một thách thức khó khăn của OVL.
Báo mạng Ấn Độ Infracircle cho biết đã gửi email đến bộ Ngoại Giao Ấn Độ, Tập Đoàn Dầu Khí Việt Nam, các sứ quán Trung Quốc và Việt Nam tại New Delhi để xin thêm thông tin, nhưng chưa được trả lời.
Các dự án thăm dò dầu khí của Ấn Độ tại hai lô 127 và 128 ngoài khơi Việt Nam đã bị Bắc Kinh phản đối với lý do là nằm trong một khu vực thuộc chủ quyền của Trung Quốc.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20160822-bien-dong-viet-nam-gia-han-hop-dong-tham-do-dau-khi-voi-an-do
Sự kiện này xảy ra trong bối cảnh những lập luận của Trung Quốc tranh giành chủ quyền ở biển Đông bị Toà Án Trọng Tài La Haye bác bỏ.
OLV đã được triển hạn hợp đồng thăm dò và khai thác lô 128 hai lần, lần đầu tiên hai năm từ tháng 6/2014 đến tháng 6/2016. Và lần thứ hai là một năm kể từ tháng sáu vừa qua. Một nhân vật thứ hai thông thạo hồ sơ này cho biết thêm là chính phủ Việt Nam muốn Ấn Độ « song hành » với Việt Nam tại Biển Đông, không muốn tập đoàn dầu khí của Ấn Độ rời khu vực bị Trung Quốc dòm ngó. Được triển hạn hợp đồng, tập đoàn OVL tiết kiệm được 15 triệu đô la, không phải bồi thường cho Việt Nam do không khoan đủ số giếng quy định.
Vì sao OVL đã bỏ lô 217, nhưng tiếp tục bám trụ lô 218 cho dù chưa tìm thấy dầu khí ? Theo chuyên gia Jabin T. Jacob thuộc viện nghiên cứu Trung Quốc, có trụ sở tại New Delhi, lợi nhuận không phải là lý do chính yếu của OVL tại Biển Đông. Trên thực tế, sự hiện diện của tập đoàn dầu khí quốc gia ở vùng tranh chấp là nhu cầu chiến lược tối quan trọng của Ấn Độ để cầm chân Trung Quốc. Lô 128 tại biển Đông là một thách thức khó khăn của OVL.
Các dự án thăm dò dầu khí của Ấn Độ tại hai lô 127 và 128 ngoài khơi Việt Nam đã bị Bắc Kinh phản đối với lý do là nằm trong một khu vực thuộc chủ quyền của Trung Quốc.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20160822-bien-dong-viet-nam-gia-han-hop-dong-tham-do-dau-khi-voi-an-do
Geen opmerkingen:
Een reactie posten