Putin 'ủng hộ TQ về Biển Đông'
- 5 giờ trước
Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố ủng hộ lập trường của Trung Quốc không công nhận phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực tại Hague trong vụ kiện biển đảo của Philippines.
Phát biểu tại cuộc họp báo 5/9 sau khi hội nghị G20 kết thúc ở Trung Quốc, ông Putin cũng nói can thiệp của các nước ngoài khu vực Biển Đông chỉ làm hại tình hình.“Việc này không có lợi,” ông Putin tuyên bố.
Ông nói Nga ủng hộ lập trường của Bắc Kinh trong vụ kiện của Philippines mà Trung Quốc từ chối tham gia.
“Chúng tôi đoàn kết và ủng hộ lập trường của Trung Quốc trong việc không công nhận phán quyết của tòa.”
Tin liên quan
http://www.bbc.com/vietnamese/world/2016/09/160905_putin_g20_hague_scs_comment
Việt Nam gặp khó khi Tổng thống Nga ủng hộ TQ về Biển Đông
Phát biểu với báo giới mới đây ở Hàng Châu, Trung Quốc, Tổng thống Nga Vladimir Putin nói Nga ủng hộ lập trường của Trung Quốc về phán quyết của Tòa Trọng tài về Biển Đông. Ông cũng nói Nga phản đối bất kỳ sự can thiệp nào từ bên thứ ba vào vấn đề Biển Đông.
Một số nhà nghiên cứu Việt Nam cho rằng quan điểm của nhà lãnh đạo hàng đầu của Nga đang đặt Việt Nam vào một thế khó. Việt Nam là một bên tranh chấp chính tại vùng biển. Các bên khác là Trung Quốc, Philippines, Đài Loan, Malaysia và Brunei.
Tổng thống Nga đã nói với các phóng viên hôm 5/9 rằng: "Chúng tôi tin rằng can thiệp của bất kỳ nước nào ngoài khu vực sẽ chỉ làm hại cho việc giải quyết. Tôi tin rằng sự can dự của bất kỳ bên thứ ba ngoài khu vực là có hại, gây trở ngại. Thứ hai, về Tòa Trọng tài Hague và phán quyết của tòa, chúng tôi tán thành và ủng hộ lập trường của Trung Quốc không công nhận phán quyết của tòa”.
Ông Putin cũng nói về cuộc tập trận Nga-Trung sẽ diễn ra ở Biển Đông. Ông cho rằng hoạt động đó “không ảnh hưởng lợi ích của ai mà có lợi cho an ninh của cả Nga và Trung Quốc”.
Nhiều báo Việt Nam đã đưa tin này, đồng thời nhận xét phát biểu của ông Putin thật “bất ngờ” và đây là “lần hiếm hoi” khi nhà lãnh đạo Nga công khai nêu rõ quan điểm của mình về vấn đề Biển Đông.
Cho đến cuối ngày 6/9, Bộ Ngoại giao Việt Nam chưa có phản ứng chính thức nào về phát biểu của ông Putin.
Một nhà nghiên cứu Việt Nam đưa ra nhận định trên tư cách cá nhân với VOA rằng phía chính phủ Việt Nam sẽ phải nghiên cứu, đánh giá trong ít ngày tới. Tiến sỹ Trần Việt Thái, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược thuộc Học viện Ngoại giao Việt Nam, nói:
“Nói thật là mình hơi bất ngờ vì từ trước đến nay ít khi đích thân Tổng thống Putin bày tỏ lập trường đối với vấn đề quốc tế. Nội dung của nó khá là khác với lập trường trước đây mà Bộ Ngoại giao Nga hay là các học giả Nga, chính giới Nga bày tỏ từ trước đến nay về vấn đề Biển Đông. Trước mắt thì bọn mình chưa đánh giá được cái chiến lược của Nga là gì, tính toán của họ là cái gì. Mình cũng chưa có thông tin chính thức về quan điểm của Việt Nam. Người phát ngôn cũng chưa nói gì. Mình nghĩ là trong một, hai hôm nữa chắc là các cơ quan nghiên cứu, rồi chính phủ Việt Nam sẽ phải có cái đánh giá”.
Trong khi đó, một chuyên gia về Biển Đông nói với VOA rằng ông đã dự đoán Nga sẽ ủng hộ Trung Quốc ngay từ sau khi Tòa Trọng tài Quốc tế ra phán quyết hồi tháng 7 không công nhận tính pháp lý của tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông. Thạc sĩ Hoàng Việt, thành viên Quỹ Nghiên cứu biển Đông và Ban Nghiên cứu Luật Biển và Hải đảo, Liên đoàn Luật sư Việt Nam, giải thích rõ hơn:
“Thứ nhất là Nga sau lần chiếm Crimea thì bị nhiều quốc gia phản đối, đặc biệt là nhiều quốc gia phương Tây. Nga bị cô lập khá nhiều, và vì vậy Nga rất cần tìm đồng minh, và người đó chính là Trung Quốc. Thứ hai, Trung Quốc cũng là đối tác kinh tế quan trọng của Nga. Đặc biệt là nền kinh tế của Nga vẫn còn nhiều vấn đề, thì Trung Quốc là đối tác mà hỗ trợ về kinh tế cho Nga khá nhiều. Vấn đề thứ ba là thái độ của Nga và Trung Quốc đối với luật quốc tế, đặc biệt là Công ước Biển có nhiều điểm tương tự”.
Chuyên gia Hoàng Việt nhận định rằng trong bối cảnh hiện đại với những lợi ích, tính toán của các quốc gia đan xen nhau rất phức tạp, các nhà chính trị Việt Nam đang đứng trước bài toán khó khi tìm cách bảo vệ lợi ích của đất nước. Ông cho rằng việc vạch ra chiến lược mới không phải điều một sớm một chiều có thể làm được.
Phát biểu ủng hộ Trung Quốc của Tổng thống Nga cũng đã một lần nữa làm dấy lên câu hỏi rằng Việt Nam có cần phải lựa chọn rõ ràng một nước lớn nào đó làm đồng minh hay không. Về vấn đề này, Thạc sỹ Hoàng Việt nhắc lại quan điểm chính thức trong Sách trắng Quốc phòng của Việt Nam về không liên minh, liên kết quân sự với nước ngoài. Ông nói chính sách đó đặt Việt Nam vào thế khó.
Ông cũng chỉ ra rằng Việt Nam có thể còn ngần ngại khi nhìn vào quan hệ đồng minh Philippines-Mỹ và giữa Việt Nam và Mỹ chưa tuyệt đối tin tưởng nhau.
Ông Việt nói:
“Rất nhiều người bảo Việt Nam cần là đồng minh của Hoa Kỳ thì sẽ được tốt hơn. Thế nhưng có những người đặt ngược lại, ngay cả Philippines đang là đồng minh của Hoa Kỳ đó, nó cũng có những vấn đề của nó. Và ngay cả Philippines nhiều lúc cũng cảm thấy thất vọng, đặc biệt trong sự kiện Scarborough năm 2012, bởi vì là hiệp ước đồng minh với cả Hoa Kỳ dường như không ngăn nổi các tham vọng, các hành động của Trung Quốc. Giữa người Việt Nam với cả Hoa Kỳ cái độ tin cậy càng ngày càng phát triển, nhưng mà tin tưởng tuyệt đối có lẽ là chưa đâu. Vì vậy, họ cũng phải tính toán là đồng minh thì sẽ giải quyết được vấn đề gì, và không đồng minh thì sẽ có vấn đề gì”.
Vị chuyên gia về Biển Đông lưu ý rằng có thể Việt Nam thận trọng trong việc trở nên thân thiết với các nước lớn còn vì về mặt địa lý Việt Nam ở ngay cạnh và có chung đường biên giới trên bộ với Trung Quốc, dễ bị tác động nhiều mặt từ Trung Quốc, dễ thấy trước mắt là trong quan hệ kinh tế.
Một số nhà nghiên cứu Việt Nam cho rằng quan điểm của nhà lãnh đạo hàng đầu của Nga đang đặt Việt Nam vào một thế khó. Việt Nam là một bên tranh chấp chính tại vùng biển. Các bên khác là Trung Quốc, Philippines, Đài Loan, Malaysia và Brunei.
Tổng thống Nga đã nói với các phóng viên hôm 5/9 rằng: "Chúng tôi tin rằng can thiệp của bất kỳ nước nào ngoài khu vực sẽ chỉ làm hại cho việc giải quyết. Tôi tin rằng sự can dự của bất kỳ bên thứ ba ngoài khu vực là có hại, gây trở ngại. Thứ hai, về Tòa Trọng tài Hague và phán quyết của tòa, chúng tôi tán thành và ủng hộ lập trường của Trung Quốc không công nhận phán quyết của tòa”.
Ông Putin cũng nói về cuộc tập trận Nga-Trung sẽ diễn ra ở Biển Đông. Ông cho rằng hoạt động đó “không ảnh hưởng lợi ích của ai mà có lợi cho an ninh của cả Nga và Trung Quốc”.
Cho đến cuối ngày 6/9, Bộ Ngoại giao Việt Nam chưa có phản ứng chính thức nào về phát biểu của ông Putin.
Một nhà nghiên cứu Việt Nam đưa ra nhận định trên tư cách cá nhân với VOA rằng phía chính phủ Việt Nam sẽ phải nghiên cứu, đánh giá trong ít ngày tới. Tiến sỹ Trần Việt Thái, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược thuộc Học viện Ngoại giao Việt Nam, nói:
“Nói thật là mình hơi bất ngờ vì từ trước đến nay ít khi đích thân Tổng thống Putin bày tỏ lập trường đối với vấn đề quốc tế. Nội dung của nó khá là khác với lập trường trước đây mà Bộ Ngoại giao Nga hay là các học giả Nga, chính giới Nga bày tỏ từ trước đến nay về vấn đề Biển Đông. Trước mắt thì bọn mình chưa đánh giá được cái chiến lược của Nga là gì, tính toán của họ là cái gì. Mình cũng chưa có thông tin chính thức về quan điểm của Việt Nam. Người phát ngôn cũng chưa nói gì. Mình nghĩ là trong một, hai hôm nữa chắc là các cơ quan nghiên cứu, rồi chính phủ Việt Nam sẽ phải có cái đánh giá”.
Trong khi đó, một chuyên gia về Biển Đông nói với VOA rằng ông đã dự đoán Nga sẽ ủng hộ Trung Quốc ngay từ sau khi Tòa Trọng tài Quốc tế ra phán quyết hồi tháng 7 không công nhận tính pháp lý của tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông. Thạc sĩ Hoàng Việt, thành viên Quỹ Nghiên cứu biển Đông và Ban Nghiên cứu Luật Biển và Hải đảo, Liên đoàn Luật sư Việt Nam, giải thích rõ hơn:
“Thứ nhất là Nga sau lần chiếm Crimea thì bị nhiều quốc gia phản đối, đặc biệt là nhiều quốc gia phương Tây. Nga bị cô lập khá nhiều, và vì vậy Nga rất cần tìm đồng minh, và người đó chính là Trung Quốc. Thứ hai, Trung Quốc cũng là đối tác kinh tế quan trọng của Nga. Đặc biệt là nền kinh tế của Nga vẫn còn nhiều vấn đề, thì Trung Quốc là đối tác mà hỗ trợ về kinh tế cho Nga khá nhiều. Vấn đề thứ ba là thái độ của Nga và Trung Quốc đối với luật quốc tế, đặc biệt là Công ước Biển có nhiều điểm tương tự”.
Chuyên gia Hoàng Việt nhận định rằng trong bối cảnh hiện đại với những lợi ích, tính toán của các quốc gia đan xen nhau rất phức tạp, các nhà chính trị Việt Nam đang đứng trước bài toán khó khi tìm cách bảo vệ lợi ích của đất nước. Ông cho rằng việc vạch ra chiến lược mới không phải điều một sớm một chiều có thể làm được.
Phát biểu ủng hộ Trung Quốc của Tổng thống Nga cũng đã một lần nữa làm dấy lên câu hỏi rằng Việt Nam có cần phải lựa chọn rõ ràng một nước lớn nào đó làm đồng minh hay không. Về vấn đề này, Thạc sỹ Hoàng Việt nhắc lại quan điểm chính thức trong Sách trắng Quốc phòng của Việt Nam về không liên minh, liên kết quân sự với nước ngoài. Ông nói chính sách đó đặt Việt Nam vào thế khó.
Ông Việt nói:
“Rất nhiều người bảo Việt Nam cần là đồng minh của Hoa Kỳ thì sẽ được tốt hơn. Thế nhưng có những người đặt ngược lại, ngay cả Philippines đang là đồng minh của Hoa Kỳ đó, nó cũng có những vấn đề của nó. Và ngay cả Philippines nhiều lúc cũng cảm thấy thất vọng, đặc biệt trong sự kiện Scarborough năm 2012, bởi vì là hiệp ước đồng minh với cả Hoa Kỳ dường như không ngăn nổi các tham vọng, các hành động của Trung Quốc. Giữa người Việt Nam với cả Hoa Kỳ cái độ tin cậy càng ngày càng phát triển, nhưng mà tin tưởng tuyệt đối có lẽ là chưa đâu. Vì vậy, họ cũng phải tính toán là đồng minh thì sẽ giải quyết được vấn đề gì, và không đồng minh thì sẽ có vấn đề gì”.
Vị chuyên gia về Biển Đông lưu ý rằng có thể Việt Nam thận trọng trong việc trở nên thân thiết với các nước lớn còn vì về mặt địa lý Việt Nam ở ngay cạnh và có chung đường biên giới trên bộ với Trung Quốc, dễ bị tác động nhiều mặt từ Trung Quốc, dễ thấy trước mắt là trong quan hệ kinh tế.
Liên quan
http://www.voatiengviet.com/a/vn-gap-kho-khi-tong-thong-nga-ung-ho-tq-ve-bien-dong/3495577.html
Phát biểu tại cuộc họp báo 5/9 sau khi hội nghị G20 kết thúc ở Trung Quốc, ông Putin cũng nói can thiệp của các nước ngoài khu vực Biển Đông chỉ gây hại cho tình hình.
Đây là lần đầu tiên Nga công khai ủng hộ Bắc Kinh trong vấn đề liên quan tới tòa trọng tài quốc tế.
Ông Putin giải thích rằng lập trường của ông "hoàn toàn mang tính chất pháp lý, chứ không phải chính trị".
"Mọi thủ tục trọng tài cần do các bên liên quan tranh chấp đề xuất, và tòa trọng tài nên nghe luận điểm và lập trường các bên liên quan tranh chấp. Trung Quốc đã không ra Tòa Trọng tài The Hague và không ai ở đó nghe lập trường của họ."
BBC đã hỏi một số chuyên gia về Biển Đông về phát ngôn bất ngờ và gây tranh cãi của Tổng thống Putin.
Vasily Kashin, chuyên gia về Trung Quốc tại Đại học Nghiên cứu Quốc gia Nga ở Moscow:
"Phần đầu trong tuyên bố của Putin chỉ là lặp lại lập trường lâu nay của Nga, rằng chúng tôi không có ý kiến gì về tranh chấp lãnh thổ giữa Nga và các nước láng giềng, nhưng chúng tôi cực lực phản đối các thế lực ngoài khu vực (ám chỉ Hoa Kỳ) can thiệp vào vấn đề này.
Phần thứ hai thì quan trọng hơn. Đây là lần đầu tiên ông Putin tuyên bố Nga không thừa nhận phán quyết của tòa trọng tài PCA.
Phát biểu của Putin có thể nói là thành tựu to lớn của phía Trung Quốc. Bắc Kinh đã rất nỗ lực để kêu gọi ủng hộ của quốc tế nhưng cho tới nay mới chỉ có một số quốc gia, đa phần không có biển, lên tiếng ủng hộ Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông.
Bắc Kinh cũng vận động Moscow một thời gian rất dài nhưng không có kết quả.
Có một giải thích rất đơn giản cho câu hỏi tại sao Nga lại đột ngột thay đổi lập trường: Nga có thể sắp lâm vào tình trạng phân xử tương tự với Ukraine.
Hồi cuối tháng Tám, Ngoại trưởng Ukraine Pavlo Klimkin cho hay Ukraine đang cân nhắc kiện Nga lên Tòa Trọng tài PCA theo Công ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS) về Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Crimea.
Khiếu nại có thể bao gồm các vùng biển Azov, Biển Đen và Eo biển Kerch cùng tài nguyên tại các vùng biển đó.
Bởi vậy, lập trường của Trung Quốc về phán quyết của tòa theo UNCLOS đâm ra lại trở nên có lợi cho Nga."
TS Ian Storey, chuyên gia từ Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS - Yusof Ishak Institute) ở Singapore:
"Trước đây Nga luôn kiềm chế không giữ lập trường mạnh mẽ về tranh chấp Biển Đông vì muốn duy trì quan hệ tốt với cả Trung Quốc và Việt Nam, hai đối tác chính của Nga ở Á châu. Thế nhưng nay Putin dường như đã bước hẳn sang phía Trung Quốc với tuyên bố không thừa nhận phán quyết của Tòa PCA.
Trong khi tinh thần của phán quyết này là có lợi cho Việt Nam, chắc chắn Hà Nội sẽ rất tức giận.
Tuy nhiên phát biểu của Putin cho thấy ông ta không hiểu biết lắm về quá trình phân định trước khi đưa ra phán quyết.
Ông ta nói rằng Trung Quốc không có điều kiện trình bày quan điểm của mình nhưng thực ra không phải vậy. Trung Quốc đã có nhiều cơ hội, nhưng họ từ chối không làm."
Tại sao Putin lại 'bênh Trung Quốc'?
- 1 giờ trước
Hôm 5/9, Tổng thống Nga Vladimir Putin gây ngạc nhiên khi tuyên bố ủng hộ lập trường của Trung Quốc không công nhận phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực tại The Hague trong vụ kiện biển đảo của Philippines.
“Chúng tôi đoàn kết và ủng hộ lập trường của Trung Quốc trong việc không công nhận phán quyết của tòa [PCA].”Phát biểu tại cuộc họp báo 5/9 sau khi hội nghị G20 kết thúc ở Trung Quốc, ông Putin cũng nói can thiệp của các nước ngoài khu vực Biển Đông chỉ gây hại cho tình hình.
Đây là lần đầu tiên Nga công khai ủng hộ Bắc Kinh trong vấn đề liên quan tới tòa trọng tài quốc tế.
Ông Putin giải thích rằng lập trường của ông "hoàn toàn mang tính chất pháp lý, chứ không phải chính trị".
"Mọi thủ tục trọng tài cần do các bên liên quan tranh chấp đề xuất, và tòa trọng tài nên nghe luận điểm và lập trường các bên liên quan tranh chấp. Trung Quốc đã không ra Tòa Trọng tài The Hague và không ai ở đó nghe lập trường của họ."
BBC đã hỏi một số chuyên gia về Biển Đông về phát ngôn bất ngờ và gây tranh cãi của Tổng thống Putin.
Vasily Kashin, chuyên gia về Trung Quốc tại Đại học Nghiên cứu Quốc gia Nga ở Moscow:
"Phần đầu trong tuyên bố của Putin chỉ là lặp lại lập trường lâu nay của Nga, rằng chúng tôi không có ý kiến gì về tranh chấp lãnh thổ giữa Nga và các nước láng giềng, nhưng chúng tôi cực lực phản đối các thế lực ngoài khu vực (ám chỉ Hoa Kỳ) can thiệp vào vấn đề này.
Phần thứ hai thì quan trọng hơn. Đây là lần đầu tiên ông Putin tuyên bố Nga không thừa nhận phán quyết của tòa trọng tài PCA.
Phát biểu của Putin có thể nói là thành tựu to lớn của phía Trung Quốc. Bắc Kinh đã rất nỗ lực để kêu gọi ủng hộ của quốc tế nhưng cho tới nay mới chỉ có một số quốc gia, đa phần không có biển, lên tiếng ủng hộ Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông.
Bắc Kinh cũng vận động Moscow một thời gian rất dài nhưng không có kết quả.
Có một giải thích rất đơn giản cho câu hỏi tại sao Nga lại đột ngột thay đổi lập trường: Nga có thể sắp lâm vào tình trạng phân xử tương tự với Ukraine.
Hồi cuối tháng Tám, Ngoại trưởng Ukraine Pavlo Klimkin cho hay Ukraine đang cân nhắc kiện Nga lên Tòa Trọng tài PCA theo Công ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS) về Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Crimea.
Khiếu nại có thể bao gồm các vùng biển Azov, Biển Đen và Eo biển Kerch cùng tài nguyên tại các vùng biển đó.
Bởi vậy, lập trường của Trung Quốc về phán quyết của tòa theo UNCLOS đâm ra lại trở nên có lợi cho Nga."
TS Ian Storey, chuyên gia từ Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS - Yusof Ishak Institute) ở Singapore:
"Trước đây Nga luôn kiềm chế không giữ lập trường mạnh mẽ về tranh chấp Biển Đông vì muốn duy trì quan hệ tốt với cả Trung Quốc và Việt Nam, hai đối tác chính của Nga ở Á châu. Thế nhưng nay Putin dường như đã bước hẳn sang phía Trung Quốc với tuyên bố không thừa nhận phán quyết của Tòa PCA.
Trong khi tinh thần của phán quyết này là có lợi cho Việt Nam, chắc chắn Hà Nội sẽ rất tức giận.
Tuy nhiên phát biểu của Putin cho thấy ông ta không hiểu biết lắm về quá trình phân định trước khi đưa ra phán quyết.
Ông ta nói rằng Trung Quốc không có điều kiện trình bày quan điểm của mình nhưng thực ra không phải vậy. Trung Quốc đã có nhiều cơ hội, nhưng họ từ chối không làm."
Tin liên quan
- Putin 'ủng hộ TQ về Biển Đông'
- Obama nói chuyện Biển Đông với TQ
- Indonesia quyết giữ 'từng tấc đất, biển'
http://www.bbc.com/vietnamese/world/2016/09/160906_putin_scs_opinions
Geen opmerkingen:
Een reactie posten