dinsdag 23 augustus 2016

Việt Nam : Biển miền Trung đã ‘an toàn’ hay chính quyền lại lừa dối người dân? + ảnh quan chức tắm biển, ăn hải sản nhằm thuyết phục biển đã sạch, hải sản đã an toàn và phát giác ảnh được chụp từ... tháng 9 năm ngoái (!)


Biển miền Trung đã ‘an toàn’ hay chính quyền lại lừa dối người dân?



Giáo dân giáo xứ Quý Hòa, Hà Tĩnh, biểu tình sáng 21 tháng 8, 2016, đa số là ngư dân chịu ảnh hưởng nặng nề nhất sau vụ thảm họa môi trường. (Hình: GNsP)
ÐÔNG HÀ (NV) – Bộ Tài Nguyên-Môi Trường CSVN mở một cuộc họp ở thị trấn Ðông Hà, tỉnh Quảng Trị tuyên bố rằng nước biển miền Trung đã “sạch, đẹp, an toàn” và dân lại còn “có cả thép” nữa.
“Người dân miền trung sẽ có cả thép, cả cá và cả một môi trường biển sạch, đẹp, an toàn.” Ông Trần Hồng Hà, bộ trưởng Tài Nguyên-Môi Trường của Việt Nam cả quyết như thế tại “Hội nghị báo cáo kết quả đánh giá hiện trạng môi trường biển từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế,” tổ chức buổi sáng ngày 22 tháng 8, 2016.
Tham gia hội nghị, ngoài các quan chức của Bộ TN&MT, còn có giới chức của “Viện Hàn Lâm Khoa Học Việt Nam, các nhà khoa học trong, ngoài nước và đại diện các địa phương chịu thiệt hại trong vụ Formosa xả thải.”
Cho đến nay, chưa có dấu hiệu gì đời sống người dân hồi sinh trên một dọc biển dài hơn 200 km từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế. Tàu thuyền phơi nắng trên bãi, hàng quán đìu hiu, du khách chẳng thấy. Có nhiều người nhìn thấy cái đói trước mặt đã bỏ xứ mà đi, theo nhiều bài viết gần đây.
Theo các bản tin tường thuật rất dài của tất cả các báo ở trong nước, không thấy có một vấn đề xã hội tức hệ quả của vụ biển bị đầu độc được được thông báo giúp dân giải quyết ngoài những lời kêu ca của một số quan chức đầu tỉnh. Chỉ thấy Bộ TN-MT đưa một vài ông giáo sư đại học tới loan báo tóm tắt một ít kết quả khảo sát tại một số vùng biển với những nhận xét là biển miền Trung đang có dấu hiệu hồi sinh.
Tại hội nghị nói trên, tờ Người Ðưa Tin thuật lời ông Giáo Sư Tiến sĩ Mai Trọng Nhuận – Ðại Học Quốc Gia Hà Nội, thay mặt nhóm tác giả nghiên cứu trình bày báo cáo kết quả hiện trạng môi trường biển tại 4 tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên-Huế rằng, “Kết quả phân tích môi trường biển từ Hà Tĩnh đến Quảng Bình cũng như nghiên cứu các mẫu lấy từ 19 bãi biển trong khu vực cho thông số kết quả quan trắc đều nằm trong quy định tiêu chuẩn môi trường (chuẩn Việt Nam) cho phép.”
Báo Người Ðưa Tin thuật tiếp lời của ông Nhuận là “tuy nhiên, một số khu vực cách bờ 1.5km có dòng xoáy cục bộ, trong đó có cảng Sơn Dương (Hà Tĩnh), phía Ðông bãi biển Nhật Lệ (Quảng Bình), hòn Sơn Chà (Huế) khả năng phân tán các chất trong nước kém hơn, đồng thời khả năng tích lũy độc tố trong trầm tích cao hơn cần tiếp tục được theo dõi, giám sát chặt chẽ. Như vậy, 16 bãi biển còn lại đã đảm bảo an toàn. So sánh mức độ giữa các địa phương, các nhà khoa học cho rằng, môi trường biển Quảng Trị và Thừa Thiên-Huế có lượng phenol, xyanua thấp hơn Quảng Bình, Hà Tĩnh.”
Tờ Người Ðưa Tin thuật lời ông Nhuận cả quyết, “Các thông số đặc trưng môi trường biển, trầm tích biển ở phần lớn các khu vực đã nằm trong giới hạn cho phép, đạt quy chuẩn đối vùng bãi tắm, thể thao dưới nước và nuôi trồng thủy sản, bảo tồn thủy sinh.”
Cá biển miền Trung chết dạt trắng bờ suốt một dọc từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế từ đầu tháng 4 2016 do nhà máy gang thép xả chất thải dộc hại ra biển. Người dân tại Việt Nam ở các vùng biển bị ảnh hưởng và cả Sài Gòn, Hà Nội đã biểu tình nhiều ngày đòi đuổi Formosa ra khỏi Việt Nam và phải có các biện pháp phục hồi sự sống cho biển.
Trước sự phẫn nộ của quần chúng, nhà cầm quyền trung ương chậm chạp quy tụ “7 bộ, ngành cùng các viện nghiên cứu, 100 nhà khoa học trong và ngoài nước vào cuộc tìm hiểu nguyên nhân.”
Sau gần 2 tháng mới kết luận được nguyên nhân làm cá chết, sau hơn 4 tháng mới có thông tin về việc biển 4 tỉnh miền Trung đã an toàn hay chưa. Trên các trang mạng xã hội đã không thiếu những lời nghi ngờ sự thành thật, vì dân vì nước của những kẻ cầm đầu guồng máy đảng và nhà nước.
Trong cuộc họp kể trên, người ta thấy ông Ðỗ Hữu Tuấn, phó cục trưởng Cục An Toàn Thực Phẩm , Bộ Y Tế, trình bày báo cáo về chất lượng an toàn đối với thủy sản, hải sản tại 4 tỉnh miền Trung. Tuy nhiên, ông Tuấn nói “hiện chưa có kết quả chính xác đánh giá độ an toàn thủy sản.”
Trên tờ Tuổi Trẻ có một phóng ảnh chụp lại một phần báo cáo của Bộ Y Tế Hà Nội về mức độ an toàn của hải sản tại khu vực. Người ta dọc thấy báo cáo viết khá mơ hồ là “hàm lượng một số chất ô nhiễm trong hải sản giảm dần theo thời gian…”
Tức là các hóa chất độc hại vẫn còn đó, ăn chưa được, chỉ không nói thẳng. Ðời sống hàng triệu người dân miền Trung bị ảnh hưởng vì biển bị đầu độc đang đối diện với một tương lai bất định.
Hồi tháng 4 vừa qua, sau khi cá biển chết hàng loạt tại 4 tỉnh miền Trung, nhiều quan chức và lãnh đạo các tỉnh như Hà Tĩnh, Quảng Bình, Ðà Nẵng,… đã xuống tắm biển, ăn cá nhằm trấn an dân chúng rằng biển vẫn sạch và an toàn, nhưng sau đó cá tiếp tục chết và biển tiếp tục bị đầu độc. Truyền thông xã hội ở Việt Nam gọi việc làm này của các quan chức là lừa dối người dân.
Trong khi người đứng đầu Bộ TN&MT khẳng định biển “đã sạch” thì dân chúng địa phương ở Nghệ An và Hà Tĩnh tiếp tục tuần hành phản đối đòi đuổi Formosa cút khỏi Việt Nam.
Hôm Chủ Nhật, 21 tháng 8, 2016 vừa qua, khoảng 1,000 giáo dân giáo xứ Phú Yên, tỉnh Nghệ An và 500 giáo dân giáo xứ Quý Hòa, thuộc giáo hạt Kỳ Anh, giáo Phận Vinh, xuống đường biểu tình yêu cầu nhà cầm quyền bồi thường và lo lắng cho cuộc sống của bà con sau vụ thảm họa ô nhiễm môi trường biển.
Theo tường thuật của trang mạng Tin Mừng Cho Người Nghèo, giáo dân giáo xứ Quý Hòa đa số là bà con ngư dân bám biển và là một trong những nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất sau vụ thảm họa môi trường. Giáo xứ Quý Hòa, thuộc xã Kỳ Hà, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh, cách khu công nghiệp Formosa khoảng vài cây số.
“Bà con ngư dân nơi đây cũng cho biết, bà con đã mất hết ngư nghiệp, đi đánh bắt cá về không ai mua, làm muối cũng không có nơi tiêu thụ, nhà cầm quyền không một hỏi thăm, hay hỗ trợ hoặc chuyển đổi nghề nghiệp cho bà con.”
“Cuộc sống của bà con ngư dân giáo xứ Quý Hòa nói riêng, đặc biệt bà con ngư dân miền Trung nói chung đang rơi vào đói nghèo, bế tắc và thất học.” (TN)

http://www.nguoi-viet.com/viet-nam/bien-mien-trung-da-toan-hay-chinh-quyen-lai-lua-doi-nguoi-dan/


Thảm họa ô nhiễm biển miền Trung: Chỉ một người xin ‘khiển trách’

Người sử dụng Internet truy xuất lai lịch tấm ảnh được dùng để giới thiệu sự kiện bộ trưởng Tài Nguyên-Môi Trường mới tắm biển, ăn hải sản nhằm thuyết phục biển đã sạch, hải sản đã an toàn và phát giác ảnh được chụp từ tháng 9 năm ngoái. (Hình: Facebook)
HÀ TĨNH (NV) – Trong cả hệ thống công quyền từ trên xuống dưới của nhà nước CSVN chỉ có một viên chức xin “khiển trách” về trách nhiệm đối với thảm họa ô nhiễm ở vùng biển phía Bắc miền Trung hồi đầu tháng 4 vừa qua.
Theo ông Phạm Quang Ðệ, chánh thanh tra Sở Nội Vụ tỉnh Hà Tĩnh, sau khi chính quyền tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu Sở Tài Nguyên-Môi Trường, Sở Công Thương, Phòng Cảnh Sát Môi Trường của công an Hà Tĩnh, Ban Quản Lý khu kinh tế tỉnh và chính quyền thị xã Kỳ Anh, tổ chức kiểm điểm về trách nhiệm đối với thảm họa ô nhiễm ở vùng biển phía Bắc miền Trung, đến nay, chỉ có Sở Tài Nguyên-Môi Trường của tỉnh này thực hiện.
Kết quả là chỉ có ông Ðặng Bá Lục, chi cục trưởng Chi Cục Bảo Vệ Môi Trường tự nhận hình thức kỷ luật ở mức… khiển trách. Tất cả những người còn lại chỉ xác định sẽ… “rút kinh nghiệm.”
Ông Ðệ nói thêm, nhiều người tin rằng, Sở Tài Nguyên-Môi Trường tỉnh Hà Tĩnh phải là một trong những cơ quan đầu tiên chịu trách nhiệm nhưng ông Võ Tá Ðinh, giám đốc sở này chỉ xác định sẽ… “rút kinh nghiệm.” Khi được đề nghị phải kiểm điểm nghiêm túc hơn, ông Ðinh giải thích là vì hai phó giám đốc của sở chưa nhận trách nhiệm nên ông cần thời gian suy nghĩ.
Chánh thanh tra Sở Nội Vụ tỉnh Hà Tĩnh nhận định, kết quả kiểm điểm như thế là chưa thỏa đáng thành ra ông ta đã yêu cầu phải tổ chức kiểm điểm lại.
Cuối tháng 6 vừa qua, chính quyền Việt Nam chính thức xác định thảm họa ô nhiễm ở vùng biển phía Bắc miền Trung hồi đầu tháng 4 là do Formosa xả chất thải vào biển. Ngoài việc làm cá chết trắng biển, hủy diệt môi sinh của toàn bộ vùng biển phía Bắc miền Trung, thảm họa còn đẩy khoảng 100,000 người đến chỗ mất sinh kế và khoảng 180,000 người phụ thuộc lâm vào cảnh khốn cùng vì gia đình không có thu nhập. Không chỉ có ngư nghiệp tê liệt mà thương mại, du lịch, xuất cảng cũng suy sụp vì thảm họa.
Ðáng chú ý là ngoài việc xả chất thải ra biển, Formosa còn thuê chôn chất thải ở nhiều nơi tại tỉnh Hà Tĩnh. Theo một số chuyên gia, do có lẫn độc chất, chất thải của Formosa sẽ lẫn vào đất, ngấm vào mạch nước ngầm, thẩm thấu ra suối, sông và hậu quả không thể lường hết.
Chưa thấy chính quyền tỉnh Hà Tĩnh chỉ đạo kiểm điểm về việc để Formosa chôn chất thải khắp nơi trong khi đây mới đúng là vấn đề thuộc phạm vi trách nhiệm của các cơ quan công quyền tại tỉnh này. Còn chỉ buộc các cơ quan công quyền ở tỉnh Hà Tĩnh kiểm điểm trách nhiệm về thảm họa ô nhiễm ở vùng biển phía Bắc miền Trung thì rõ ràng là chưa thỏa đáng vì nó vốn thuộc về chính phủ Việt Nam và các viên chức lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh.
Formosa là một tập đoàn đa ngành của Ðài Loan. Sau khi Formosa trình dự án đầu tư xây dựng nhà máy thép tại khu kinh tế Vũng Áng, với tổng vốn đầu tư là 15 tỉ Mỹ kim, chính phủ Việt Nam đã quyết định giao cho tập đoàn này 2,000 hecta đất và 1,200 hecta mặt nước để làm cảng Sơn Dương. Việc chấp thuận dự án của Formosa đã làm 3,000 gia đình bị thu hồi đất, giải tỏa nhà, ảnh hưởng đến sinh hoạt và sinh kế của khoảng 20,000 người. Chưa kể có 15,000 ngôi mộ bị cải táng, 58 nhà thờ bị dỡ bỏ…
Chính phủ Việt Nam cũng là cấp quyết định dành cho Formosa nhiều ưu đãi: Cho thuê đất 70 năm nhưng từ năm thứ 16 mới phải trả tiền thuê đất. Chỉ tính thuế thu nhập doanh nghiệp khi có thu nhập chịu thuế và tỷ lệ chỉ là 10% thay vì phải 25% như thông lệ. Chưa kể khi có thu nhập chịu thuế còn được miễn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp trong 4 năm và trong 9 năm sau đó được giảm 50% tính trên tổng số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp.
Dự án Formosa Hà Tĩnh khởi công vào cuối năm 2012 và ngay sau đó trở thành túi chứa công nhân từ Trung Quốc sang Việt Nam làm việc.
Trong vài năm gần đây, Formosa liên tục đòi thêm nhiều ưu đãi khác. Ví dụ đề nghị cho phép lập “Ðặc khu kinh tế gang thép Vũng Áng” với Ban Quản Lý “trực thuộc Văn Phòng Chính Phủ.” Ðề nghị thiết lập cơ chế bảo hộ ngành thép. Ưu đãi cân đối ngoại tệ trong phạm vi hạng mục kinh doanh. Trực tiếp vay vốn từ các tổ chức tài chính nước ngoài. Miễn thu thuế khấu trừ tại nguồn. Miễn thuế nhập khẩu máy móc, thiết bị và nguyên vật liệu… Chưa kể Formosa còn đề nghị “được cắt đất để bán cho khoảng 15,000 nhân viên mà nếu tính cả thân nhân thì khoảng 60,000 người nhằm xây dựng một thị trấn riêng ở Vũng Áng.”
Cần lưu ý rằng, việc cho phép Formosa đầu tư vào Vũng Áng đã từng được cảnh báo là nguy hại cho môi trường, tất cả những ưu đãi dành cho Formosa đã từng bị chỉ trích là bất thường, thậm chí là vi phạm luật pháp Việt Nam (ví dụ chính quyền các tỉnh chỉ có quyền cho thuê đất tối đa là 50 năm nhưng khi chính quyền tỉnh Hà Tĩnh giao đất cho Formosa đến 70 năm, thủ tướng Việt Nam lúc đó là ông Nguyễn Tấn Dũng vẫn gật đầu) nhưng không có ai cản được sự nâng đỡ mà hệ thống công quyền Việt Nam dành cho Formosa.
Lờ đi trách nhiệm của các viên chức lãnh đạo chính phủ và lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh thì không thể bắt các viên chức cấp thấp hơn “nghiêm túc” khi… “kiểm điểm.”
*Biển đã sạch?
Cũng liên quan đến thảm họa ô nhiễm vùng biển phía Bắc miền Trung, trong ngày 22 tháng 8, tại “Hội nghị báo cáo kết quả đánh giá hiện trạng môi trường biển từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên-Huế,” ông Trần Hồng Hà, nộ trưởng Tài Nguyên-Môi Trường, long trọng công bố, biển đã sạch, hải sản đã an toàn để ăn và “người dân miền Trung sẽ có cả thép, cả cá và môi trường biển sạch, đẹp, an toàn.” Theo báo chí Việt Nam, sau hội nghị, ông Hà đã xuống biển tắm rồi lên bờ ăn hải sản nhằm thuyết phục dân chúng tin mình.
Tuy nhiên truy xuất gốc tích tấm ảnh mà VNExpress dùng để giới thiệu sự kiện ông Hà tắm biển, ăn hải sản tại Quảng Trị hôm 22 tháng 8 năm 2016, những người sử dụng Internet tại Việt Nam phát giác nó được chụp vào ngày 19 tháng 9 năm 2015.
Vì vậy cần nhắc lại một câu chuyện khác. Hồi đầu tháng 5, hàng loạt viên chức từ trung ương đến địa phương từng thi nhau đến Hà Tĩnh tắm biển và ăn hải sản kèm những tuyên bố biển đã sạch và hải sản đã an toàn để ăn. Tới đầu tháng 7, các chuyên gia thuộc Viện Hàn Lâm Khoa Học-Công Nghệ Việt Nam công bố kết quả khảo sát đáy biển của bốn tỉnh phía Bắc miền Trung để xác định hậu quả thảm họa cá chết. Theo đó vùng biển phía Bắc miền Trung bị ô nhiễm nặng nề tới mức phải 50 năm nữa môi trường biển mới có thể hồi phục.
Việc khảo sát đáy biển bốn tỉnh phía Bắc miền Trung với kết quả như vừa kể được thực hiện từ ngày 4 tháng 5 đến ngày 15 tháng 5. Nó cho thấy, những viên chức kéo nhau xuống biển tắm và ăn hải sản vào lúc đó đã cố tình dối gạt dân chúng. (G.Ð)

http://www.nguoi-viet.com/viet-nam/tham-hoa-o-nhiem-bien-mien-trung-chi-mot-nguoi-xin-khien-trach/
Người Buôn Gió (trái) và Ðiếu Cày (phải) trong buổi ra mắt sách “Ðại Vệ Chí Dị” tại Houston, Texas, ngày 13 tháng 8, 2016. (Hình: CTV/Người Việt)
Năm 2007, khi trong nước rầm rộ những cuộc biểu tình chống Trung Quốc xâm lược Hoàng Sa-Trường Sa thì Người Buôn Gió, tức Bùi Thanh Hiếu, từ Hà Nội vào gặp chúng tôi tại Sài Gòn.
Màn hình check in tại phi trường Nội Bài được cho là bị tin tặc tấn công. (Hình: Pháp Luật Sài Gòn)
Màn hình hiển thị thông tin chuyến bay tại nhà ga T1 phi trường Nội Bài đã không thể hoạt động và hiện lên các sọc xanh, đỏ, tím, vàng… suốt 30 phút, khiến dư luận rộ tin phi trường này lại bị tin tặc tấn công.

Sập hầm đào vàng ở Lào Cai, 5 người chết

Hiện trường sạt lở bãi đào vàng ở thôn Ma Sà Phình, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai. (Hình: báo Thanh Niên)
“Ðã có 5 người chết trong vụ sập hầm khai thác vàng ở xã Nậm Xây, huyện Văn Bản, do ảnh hưởng của mưa lũ bão số 3.” Tuy nhiên cũng có tin cho rằng có đến 18 người thiệt mạng.
Không ảnh cho thấy một số nhà chứa máy bay cỡ lớn được xây dựng trên đảo nhân tạo Đá Thập. (Hình: NYT/CSIS)
Trung Quốc đe dọa Nhật rằng nếu Tokyo tiếp tục lập trường như từng tuyên bố về tranh chấp Biển Đông, Bắc Kinh có thể có hành động quân sự.

Sài Gòn chơi Pokemon suốt đêm; Bình Định bị cấm trong đơn vị quân đội

Cảnh đông vui, nhộn nhịp của người săn Pokemon tại công viên cảng du lịch Bạch Đằng. (Hình: Tuổi Trẻ)
Dân Sài Gòn thức thâu đêm chơi trò chơi điện tử Pokemon Go trong khi ở tỉnh Bình Định, quân đội bị cấm chơi trò chơi này.

Mưa lũ miền Bắc Việt Nam làm 15 người chết và mất tích

Mưa lũ khiến nước dâng cao làm ngập nhiều tuyến đường tại huyện Kỳ Sơn, Nghệ An. (Hình: Tuổi Trẻ)
Lũ lụt đang làm một số khu vực bị chia cắt và đã có 15 người bị chết và mất tích từ hậu quả bão số 3 tại miền Bắc và bắc Trung phần Việt Nam.
Vinh-02
VINH (NV) – Khoảng 1,500 giáo dân của hai giáo xứ Phú Yên (tỉnh Nghệ An) và Quý Hòa (Hà Tĩnh) thuộc Giáo phận Vinh tiếp tục biểu tình sáng 21 Tháng Tám, 2016, đòi đóng cửa Formosa và đuổi nhà máy này cút khỏi Việt Nam. Trang mạng ‘Tin Mừng Cho Người Nghèo’ tường […]

Trận Long Tân 1966 và nhạy cảm chính trị 2016

Quân đội và cựu chiến binh đặt vòng hoa tưởng niệm 50 năm trận Long Tân tại Sydney, Australia, hôm 18 tháng 8, 2016. (Hình: PETER PARKS/AFP/Getty Images)
Chính quyền Việt Nam trước đây đồng ý việc tổ chức kỷ niệm 50 năm trận chiến giữa quân đội Australia với Việt Cộng ở đồn điền cao su Long Tân tỉnh Phước Tuy, nhưng đến giờ chót thay đổi quyết định và chỉ cho phép hành lễ trong một quy mô nhỏ.
Hai tù nhân lao động trong trại tù Phước Cơ, Vũng Tàu, Việt Nam. (Hình: Getty Images)
Trong buổi gặp, anh Thức cho biết vào ngày 8 tháng 8, quản giáo của trại giam đã ép buộc anh phải lao động, công việc là xếp giấy vàng mã mỗi ngày 8 tiếng.
Banner tại cuộc tuần hành của giáo dân giáo xứ Vĩnh Hòa. (Hình: Anh Nguyên cung cấp)
Tóm lại, là khi có một trẻ em chào đời, bất kể lành lặn hay tật nguyền, đều phải cõng trên lưng món nợ công truyền kiếp khổng lồ hàng chục triệu đồng và món nợ đó đang không ngừng gia tăng từng ngày.
Cá ngựa khô từ Guinea về Việt Nam bị hải quan Pháp bắt. (Hình: AFP)
Hải Quan Pháp hôm Thứ Sáu, 19 tháng 8, 2016 cho hay họ đã chận giữ khoảng 2,000 cá ngựa sấy khô trên đường từ một nước Châu Phi về Việt Nam.

Máy bay bị chiếu laser ở phi trường Tân Sơn Nhất

Biển cấm chiếu đèn laser được lắp ở quận Bình Thạnh. (Hình: Thanh Niên)
Nhiều phi công phàn nàn, khi máy bay hạ thấp độ cao tiếp cận đường cất hạ cánh ở phi trường Tân Sơn Nhất thì phát hiện đèn laser chiếu vào buồng lái cách khoảng 40-45 cây số.

Indonesia đánh chìm 66 tàu cá nước ngoài

Một tàu cá của ngư dân Việt Nam mang số hiệu tỉnh Kiên Giang bị Hải Quân Indonesia đánh chìm hồi tháng 2, 2015. (Hình: AFP)
Chính quyền Indonesia hôm Thứ Năm loan báo đã đánh chìm 66 tàu đánh cá của nước ngoài mà họ nói rằng khai thác thủy sản bất hợp pháp trong vùng biển đặc quyền kinh tế của họ.

Bão số 3 gây ngập lụt miền Bắc Việt Nam

Gần 12 giờ trưa ngày 19 tháng 8, 2016, cây đổ trên đường Hai Bà Trưng, Hà Nội, do hậu quả của bão số 3. (Hình: VNExpress)
Bão số 3 thổi vào miền Bắc Việt Nam trưa và chiều ngày Thứ Sáu, 19 tháng 8, 2016 kéo theo mưa tầm tã và ngập lụt nhiều nơi. Hiện chưa có thống kê về thiệt hại, đặc biệt là nhân mạng.

Mỹ đưa cả 3 loại máy bay ném bom nguyên tử đến Guam

Chiếc B-52 Stratofortress dẫn đầu, theo sau theo đội hình là B-1 Lancer và B-2 Spirit bay trên đảo Guam hôm 17 tháng 8, 2016. (Hình: USAF)
Lần đầu tiên, người ta thấy cả 3 loại máy bay ném bom tầm xa của Mỹ có khả năng mang bom nguyên tử đã cùng bay theo đội hình trên căn cứ không quân của đảo Guam.
Lò đốt rác hơn một tỷ đồng bị bỏ hoang suốt 8 năm. (Hình: VnExpress)
Ðược đầu tư hơn một tỷ đồng lắp đặt lò xử lý rác thải y tế, nhưng 8 năm qua bệnh viện đa khoa huyện Bù Ðốp chưa một lần sử dụng.

Chưa cấm, nhưng không cho chơi Pokemon nơi ‘nhạy cảm’

Người chơi game điện tử Pokemon Go ngồi dọc theo các lối đi ở hồ Hoàn Kiếm Hà Nội. (Hình: Hoàng Ðình Nam/AFP/Getty Images)
Việt Nam chưa cấm toàn diện nhưng vừa ra lệnh cấm chơi game Pokemon Go “gần hoặc trong khu vực các cơ quan của đảng và nhà nước, các khu vực quân sự, an ninh quốc phòng và các khu vực cấm.”
Bùn thải được bỏ trong hàng trăm bao nhỏ, vứt bừa bãi tại khu đất trống phía sau UBND xã Lộc An. (Hình: Lao Ðộng)
Một lượng lớn chất thải công nghiệp độc hại đổ trộm bừa bãi gần ủy ban xã Lộc An, huyện Long Thành, gây ô nhiễm nhưng chính quyền không biết và rồi người dân phát hiện.

Báo động bão toàn bộ khu vực Bắc vĩ tuyến 17

Sơ đồ biểu thị đường đi của trận bão thứ ba trong năm nay tại Việt Nam. (Hình: Trung Tâm Dự Báo Khí Tượng-Thủy Văn Việt Nam)
Dianmu, trận bão thứ ba trong năm nay tại Việt Nam vẫn đổ vào miền Bắc Việt Nam, cường độ của trận bão này sẽ từ cấp 11 đến 12 và sức gió giật từ cấp 12 đến cấp 14.

Chủ quán cà phê ‘Xin Chào’ bị trù dập

Công trình được cho là vi phạm của ông Tấn tại quán cà phê Xin Chào. (Hình: Dân Việt)
Nói với phóng viên báo Tuổi Trẻ, chủ quán cà phê Xin Chào, huyện Bình Chánh cho biết, suốt một năm qua ông đã quá mệt mỏi vì thường xuyên bị cơ quan chức năng dò xét.

Cuong

YÊN BÁI (NV) – Hai lãnh đạo cao cấp nhất của tỉnh Yên Bái là bí thư tỉnh ủy và chủ tịch Hội đồng nhân dân bị thuộc cấp nổ súng bắn chết ngay tại phòng làm việc, gây chấn động dư luận tại Việt Nam. Truyền thông tại Việt Nam hôm 18 Tháng Tám đồng […]

Việt Nam lo đối phó bão số 3

Bão số 3 hướng vào vịnh Bắc Bộ. (Hình: VietNamNet)
Một vùng áp thấp nhiệt đới gia tăng sức mạnh thành bão xuất hiện ở vùng biển phía Tây tỉnh Quảng Ðông với khả năng tiến về bán đảo Lôi Châu và phía Bắc Vịnh Bắc Bộ.

Giao thông ở Sài Gòn như keo dính chuột

Các phương tiện giao thông đủ loại trên đường phố Sài Gòn đan xen và như dính vào nhau. (Hình: Khôi Nguyên/Người Việt)
Chưa bao giờ sự rối loạn giao thông ở Sài Gòn lại ở mức kinh khủng như hiện nay. Nếu trước đây, tình trạng kẹt xe và tai nạn giao thông chỉ diễn ra vào giờ cao điểm tan học, tan tầm thì nay ở mọi ngõ, mọi đường phố từ nội thành đến ngoại thành.

Hoàn tất khung Ứng Xử Biển Ðông vào giữa năm 2017

Bản đồ Biển Ðông với tuyên bố chủ quyền chồng lấn của các nước trong khu vực. (Hình: abc.au)
Trung Quốc và Hiệp Hội ASEAN dự tính hoàn tất đàm phán cho một bộ khung về Quy Tắc Ứng Xử trên Biển Ðông vào giữa năm tới nhằm tránh chiến tranh.

Geen opmerkingen:

Een reactie posten