donderdag 4 augustus 2016

Tấm giấy cói 4.500 tuổi mô tả việc xây dựng kim tự tháp Ai Cập Giza

Thứ tư, 27/7/2016 | 16:44 GMT+7
Chia sẻ bài viết lên facebookChia sẻ bài viết lên twitterChia sẻ bài viết lên google+|

Tấm giấy cói 4.500 tuổi mô tả việc xây dựng kim tự tháp Ai Cập

Các nhà khảo cổ phát hiện một tấm giấy cói hàng nghìn năm tuổi ghi chép chi tiết việc xây dựng Đại kim tự tháp Giza, Ai Cập.

tam-giay-coi-4500-tuoi-mo-ta-viec-xay-dung-kim-tu-thap-ai-cap
Một trong những tấm giấy cói nhật ký cổ đại ghi chép việc xây dựng Đại kim tự tháp Giza. Ảnh: Bộ Cổ vật Ai Cập.
Theo International Business Times, một bản giấy cói cổ xưa ghi chép chi tiết việc xây dựng Đại kim tự tháp Giza cũng như cuộc sống hàng ngày của những người làm việc ở công trường này được trưng bày tại Bảo tàng Ai Cập ở Cairo từ ngày 15/7.
Đại kim tự tháp Giza được xây dựng để tôn vinh Pharaoh Khufu, người cai trị Vương triều thứ tư của Ai Cập kéo dài từ năm 2551 đến năm 2528 trước Công nguyên.
Đây là kim tự tháp lớn nhất trong số ba kim tự tháp trên cao nguyên Giza. Đại kim tự tháp Giza lúc mới xây dựng xong cao 146 mét, nhưng đến nay chỉ còn 138 mét. Một số học giả cho rằng, phòng của vua ở trung tâm kim tự tháp chứa hài cốt Pharaoh Khufu.
Năm 2013, Pierre Tallet và Gregory Marouard dẫn đầu một nhóm khảo cổ Pháp và Ai Cập phát hiện bản nhật ký viết trên giấy cói tại Wadi el-Jarf, một bến cảng ven Biển Đỏ. Bản nhật ký viết chữ tượng hình có niên đại 4.500 năm, khiến nó trở thành tài liệu giấy cói cổ xưa nhất con người từng biết đến.
Trong bài báo xuất bản trên tạp chí Khảo cổ học Vùng Cận Đông năm 2014, Tallet và Marouard cho biết tác giả của mảnh giấy cói là Merer, giám sát viên phụ trách nhóm công nhân gồm khoảng 200 người đàn ông.
"Bản nhật ký ghi chép nhiều hoạt động liên quan đến việc xây dựng Đại kim tự tháp Giza và công việc tại mỏ đá vôi ở bờ bên kia sông Nile dưới dạng thời gian biểu, chia hai cột mỗi ngày", Tallet và Marouard cho biết.
Nội dung của nhật ký nói rằng, Đại kim tự tháp Giza đã gần hoàn thành. Công việc còn lại tập trung vào việc xây dựng lớp vỏ đá vôi bên ngoài kim tự tháp. Công nhân khai thác đá vôi tại Tura, gần Cairo ngày nay. Họ vận chuyển đá vôi tới kim tự tháp bằng thuyền dọc theo sông Nile và một hệ thống kênh rạch. Thời gian vận chuyển mất khoảng 4 ngày từ Tura đến kim tự tháp.
Theo bản nhật ký, tể tướng Ankhaf là người giám sát quá trình xây dựng Đại kim tự tháp Giza vào năm thứ 27 dưới thời cai trị của Pharaoh Khufu. Một trong những chức danh Ankhaf nắm giữ là "người đứng đầu cho tất cả công việc của nhà vua".
Tuy nhiên, nhiều học giả tin rằng người giám sát việc xây dựng kim tự tháp có thể là tể tướng Hemon. Ông phụ trách xây dựng kim tự tháp trong suốt những năm đầu của triều đại Pharaoh Khufu.
Lê Hùng
http://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/tam-giay-coi-4-500-tuoi-mo-ta-viec-xay-dung-kim-tu-thap-ai-cap-3443078.html?utm_source=detail&utm_medium=box_topic&utm_campaign=boxtracking
Thứ năm, 23/6/2016 | 16:00 GMT+7
Chia sẻ bài viết lên facebookChia sẻ bài viết lên twitterChia sẻ bài viết lên google+|

Đại kim tự tháp Giza có lỗi lớn trong xây dựng

Các nhà khoa học phát hiện đại kim tự tháp Giza ở Ai Cập bị lệch về một bên, với sườn phía tây dài hơn sườn phía đông.

dai-kim-tu-thap-giza-co-loi-lon-trong-xay-dung
Đại kim tự tháp Giza bị lệch về một bên. Ảnh: Reuters.
Theo International Business Times, các nhà khoa học đã cố gắng tìm ra kích thước chính xác của kim tự tháp, nhưng đây là lần đầu tiên họ nhận thấy các đường chân đế công trình không tạo thành hình vuông hoàn hảo.
Là kỳ quan cổ đại lâu đời nhất và duy nhất còn nguyên vẹn, đại kim tự tháp Giza là biểu tượng cho thành tựu kỹ thuật của nhân loại từ cách đây 4.500 năm. Công trình hoàn thành vào năm 2.560 trước Công nguyên, dưới thời trị vì của pharaoh Khufu thuộc Vương triều thứ tư.
Hình dáng của kim tự tháp thay đổi đôi chút trong những thế kỷ qua. Lúc đầu, công trình được ốp 84.984 m2 đá trắng nhưng phần lớn đá được dỡ xuống sau nhiều năm và tái sử dụng ở những dự án xây dựng khác. Điều này khiến các nhà khoa học càng gặp nhiều khó khăn trong việc tìm ra kích thước chính xác của kim tự tháp.
Một nhóm nhà khoa học ở viện Glen Dash Research Foundation và Hiệp hội Nghiên cứu Ai Cập cổ đại (AERA) tiến hành dự án vẽ bản đồ và khai quật cao nguyên Giza trong ba thập kỷ qua. Để xác định chiều dài các cạnh kim tự tháp, họ xem xét lớp đá ốp còn lưu lại ở chân công trình.
Họ cũng quan sát dấu vết ở chân công trình như những đường cắt gọt để tìm vị trí các cạnh lúc đầu. Mark Lehner, một trong các tác giả chính của nghiên cứu, phát hiện 84 điểm dọc theo 155 m chu vi kim tự tháp. Dựa vào phương pháp lập bản đồ những dấu vết và đá ốp còn sót lại, nhóm nghiên cứu có thể tìm ra chiều dài gốc của đường chân đế kim tự tháp.
Kết quả nghiên cứu chỉ ra sườn phía đông của kim tự tháp dài khoảng 230.295-230.373 m, trong khi sườn phía tây có kích thước 230.378-230.436 m. Như vậy, sườn phía tây dài hơn một chút so với phía đông. Các nhà khoa học chưa rõ cách người Ai Cập cổ đại xây đại kim tự tháp Giza nên họ không thể suy đoán lỗi xây dựng này bắt nguồn từ đâu.
Phương Hoa


Geen opmerkingen:

Een reactie posten