maandag 15 augustus 2016

Singapore đầu tư gần 38 tỷ USD vào Việt Nam, với 1600 doanh nghiệp, đứng thứ 3 sau Hàn, Nhật + Chuỗi 7 khu công nghiệp Singapore VSIP ở Bình Dương, Bắc Ninh, Hải Phòng, Quảng Ngãi, Hải Dương và Nghệ An.

Thứ tư, 20/7/2016 | 17:17 GMT+7
Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ | Print
Thứ tư, 20/7/2016 | 17:17 GMT+7

Singapore đầu tư gần 38 tỷ USD vào Việt Nam

Các doanh nghiệp Singapore có mặt ở hầu hết các ngành kinh tế của Việt Nam, từ thăm dò dầu khí, sản xuất công nghiệp tới chế biến nông lâm hải sản... và hiện là nhà đầu tư lớn thứ ba với trên 1.600 dự án. 

Tại diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Singapore 2016 diễn ra tại TP HCM ngày 20/7, ông Đoàn Duy Khương, Phó chủ tịch Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết, hiện Việt Nam có 500.000 doanh nghiệp, mục tiêu đến 2020 sẽ có một triệu doanh nghiệp. Muốn đạt được điều này thì Việt Nam phải tạo ra hệ sinh thái khởi nghiệp tốt hơn, trong đó vai trò của doanh nghiệp nước ngoài FDI khá quan trọng.
Theo ông Khương, Việt Nam - Singapore có quan hệ đối tác chiến lược, tạo nền tảng 2 quốc gia, giúp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh cũng như tham gia vào kinh tế toàn cầu. Singapore có mặt hầu hết ở các ngành kinh tế của Việt Nam, từ thăm dò dầu khí, sản xuất công nghiệp tới chế biến nông lâm hải sản, đặc biệt tập trung nhiều trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng, dịch vụ và kinh doanh bất động sản.
singapore-dau-tu-gan-38-ty-usd-vao-viet-nam
Ông Đoàn Duy Khương tại diễn đàn ngày 20/7. Ảnh: Phương Đông.
Nhiều dự án đầu tư của các doanh nghiệp Singapore tại Việt Nam hoạt động khá hiệu quả, điển hình là Công ty liên doanh Khu công nghiệpViệt Nam - Singapore (VSIP). Tính đến tháng 6/2016, Singapore là nhà đầu tư lớn thứ 3 tại Việt Nam, nếu tính luỹ kế đến nay nguồn vốn đầu tư dự kiến của nước này đạt 37,9 tỷ USD với trên 1.600 dự án khác nhau.
Ngoài ra, theo số liệu của Tổng cục Hải quan, thương mại hàng hóa song phương giữa Việt Nam - Singapore luôn đạt tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước. Hiện, Singapore là đối tác thương mại lớn của Việt Nam, chỉ đứng sau Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc. Xét ở khu vực ASEAN, Singapore lại là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam.
Trong 6 tháng đầu năm, Việt Nam đã xuất sang Singapore kim ngạch hàng hóa hơn một tỷ USD và nhập khẩu 2,57 tỷ USD. Các mặt hàng Việt Nam xuất chủ yếu là dầu thô, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, máy móc thiết bị; và nhập về các loại xăng dầu, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, sản phẩm dầu mỏ, chất dẻo nguyên liệu, máy móc…
Bà Leow Siu Lin, Tổng lãnh sự Singapore tại TP HCM chia sẻ thêm, các doanh nghiệp nước này luôn xem Việt Nam là điểm đến đầu tư hấp dẫn với dân số trẻ, có kỹ năng lao động, thị trường lớn trong khu vực Đông Nam Á. Tính đến hết tháng 6/2016, các doanh nghiệp Singapore đã đầu tư hơn 9 tỷ USD với 847 dự án chỉ riêng tại TP HCM, tập trung trong các lĩnh vực như: logistic, dịch vụ, bất động sản...
"Hiện nay, nhiều doanh nghiệp đang đầu tư tại Việt Nam đều có lợi nhuận. Bảy khu công nghiệp VSIP thu hút trên 8 tỷ USD, giải quyết việc làm cho hơn 155.000 lao động. Các doanh nghiệp Singapore luôn đầu tư các dự án lâu dài và bền vững ở Việt Nam", bà nhấn mạnh.
singapore-dau-tu-gan-38-ty-usd-vao-viet-nam-1
Bà Leow Siu Lin, Tổng lãnh sự Singapore tại TP HCM. Ảnh: Phương Đông
Ông Đặng Xuân Quang, Phó cục trưởng đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch đầu tư cũng cho biết, đến nay Việt Nam thu hút trên 300 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài, giải ngân được 147 tỷ USD tập trung chủ yếu ở khu vực Đông Nam Á và các quốc gia vùng Đông Bắc Á. Riêng với Singapore, hết tháng 6 có hơn 1.600 dự án, đứng thứ 3 sau Hàn Quốc và Nhật Bản, tập trung chủ yếu vào công nghiệp, chế biến chế tạo…
Theo ông Quang, giữa Việt Nam và Singapore còn rất nhiều dư địa để hai nước xúc tiến hợp tác trong thời gian tới, trong đó Singapore có thế mạnh về vốn còn Việt Nam thì lợi thế về tài nguyên, nguồn nhân lực... Hiện nay, Chính phủ Việt Nam đang thu hút đầu tư các dự án công nghệ cao, thân thiện với môi trường, công nghiệp chế biến..., có hẳn một Nghị định riêng về mô hình hợp tác công tư PPP nhằm khuyến khích các doanh nghiệp tư nhân đầu tư vào cơ sở hạ tầng.
Ông Quang cho rằng, 6 tháng qua GDP của Việt Nam tăng trưởng có sự chững lại do sụt giảm của sản xuất công nghiệp (nhất là khai khoáng). Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn có những khởi sắc đáng khích lệ khi có 54.000 doanh nghiệp thành lập mới, tăng 20% về số lượng và 51% về vốn so với cùng kỳ 2015. Số doanh nghiệp quay lại hoạt động cũng đạt 14.900 doanh nghiệp, tăng 2,2% so với cùng kỳ.
Riêng khu vực có vốn đầu tư nước ngoài thì 6 tháng qua có vốn đầu tư tăng gấp đôi, vốn giải ngân đạt 7,25 tỷ USD tăng mạnh so với cùng kỳ 2015, khả năng vốn giải ngân 2016 sẽ đạt 15-16 tỷ USD. Đây là con số cao nhất suốt 30 năm qua (những năm trước đây chỉ đạt 12 tỷ USD). Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 25% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, đóng góp 20% vào GDP và 75% vào xuất khẩu, góp phần chuyển dịch công nghiệp hoá hiện đại hoá của Việt Nam.
Lệ Chi - Phương Đông

http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/doanh-nghiep/singapore-dau-tu-gan-38-ty-usd-vao-viet-nam-3439261.html?utm_source=detail&utm_medium=box_recommend&utm_campaign=boxtracking

Thứ tư, 15/6/2016 | 16:20 GMT+7
Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ | Print
Thứ tư, 15/6/2016 | 16:20 GMT+7

VSIP - dự án mang đậm dấu ấn Singapore tại Việt Nam

Từ dự án ban đầu tại Bình Dương, chuỗi 7 khu công nghiệp Singapore đã hiện diện tại Bắc Ninh, Hải Phòng, Quảng Ngãi, Hải Dương và Nghệ An.

Trong hơn 101 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam, Singapore hiện là nhà đầu tư lớn nhất của ASEAN với 32,7 tỷ USD và hơn 1.350 dự án ở hầu hết các lĩnh vực công nghiệp. Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore (VSIP) là một trong những điểm nhấn của quá trình công nghiệp hiện đại hóa Việt Nam thời gian qua.
vsip-du-an-mang-dam-dau-an-singapore-tai-viet-nam
Từ một khu công nghiệp kiểu mẫu, VSIP trở thành Khu phức hợp đô thị - công nghiệp hiện đại.
Khu công nghiệp VSIP đầu tiên đi vào hoạt động từ năm 1996 sau cái bắt tay hữu nghị giữa Thủ tướng Võ Văn Kiệt và Thủ tướng Singapore Goh Chok Tong.
Khi đó, Tập đoàn Sembcorp Industries (trước đây là SembCorp Parks Holdings), một trong những công ty lớn nhất khu vực châu Á Thái Bình Dương trong lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng, được Chính phủ Singapore đề nghị dẫn đầu một đoàn gồm các thành phần kinh tế tư nhân để thực hiện dự án VSIP cùng với Becamex IDC Corp tại Việt Nam.
Từ sự hợp tác ban đầu, đến nay, sau 20 năm, mối quan hệ giữa Singapore và Việt Nam đã chính thức được nâng lên tầm đối tác chiến lược trên nhiều lĩnh vực. Suốt thời gian qua, khu công nghiệp này đã có nhiều đóng góp quan trọng giúp thúc đẩy kinh tế - xã hội Việt Nam. VSIP tạo ra môi trường đầu tư thông thoáng, thu hút nhiều nhà đầu tư trong, cơ sở hạ tầng hiện đại, đạt tiêu chuẩn quốc tế, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và đáp ứng yêu cầu về nhân lực cho các nhà đầu tư trong khu vực.
polyad
The Habitat Bình Dương tọa lạc tại trung tâm khu phức hợp đô thị - công nghiệp - dịch vụ VSIP (số 8 Đại lộ Hữu Nghị, VSIP, phường Bình Hòa, thị xã Thuận An, Bình Dương). Lễ mở bán từ 8h30-11h30 sáng ngày 19/6. Hotline:0909 68 68 38.
Từ một dự án ban đầu tại Bình Dương, đến nay đã có tổng cộng 7 khu công nghiệp trên cả nước tại Bắc Ninh, Hải Phòng, Quảng Ngãi, Hải Dương và Nghệ An.
Tính đến tháng 6/2016, chuỗi khu công nghiệp này đã thu hút 8,5 tỷ USD từ gần 600 doanh nghiệp thuộc 30 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào 5 nhóm lĩnh vực gồm điện - điện tử, dược phẩm và chăm sóc sức khỏe, cơ khí chính xác và tự động hóa, thực phẩm - đồ uống, và công nghiệp phụ trợ.
Các khu công nghiệp tạo việc làm cho gần 160.000 lao động tại các địa phương, giúp các tỉnh, thành nơi VSIP hiện diện có những bước chuyển mình và phát triển. Do đó, các dự án VSIP luôn nhận được sự quan tâm hỗ trợ mạnh mẽ từ phía Chính phủ Việt Nam và Singapore.
Bên cạnh cơ sở hạ tầng hiện đại của một khu công nghiệp điển hình, khu công nghiệp Việt Nam - Singapore còn là một mô hình xanh luôn cam kết bảo vệ môi trường. Ngay từ bước kêu gọi đầu tư, VSIP sắp xếp các ngành công nghiệp được ưu tiên theo thứ tự. Từ việc sắp xếp này, ban quản lý luôn từ chối các dự án gây ô nhiễm môi trường mà khi đi vào hoạt động sẽ thải ra chất thải rắn hoặc chất thải khó xử lý. Đối với các công ty được đặt trong khu công nghiệp cũng phải cam kết và thực hiện hệ thống xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn quốc tế, thực hiện đánh giá xử lý chất thải thường xuyên và nghiêm ngặt.
polyad
 Lễ ký kết giữa Công ty cổ phần bất động sản UniHomes và Công ty TNHH Phát triển VSIP-Sembcorp Gateway trong dự án The Habitat Bình Dương hồi cuối tháng 4 vừa qua.
Trong quá trình phát triển, VSIP đã chuyển mình từ một khu công nghiệp truyền thống trở thành khu liên hợp đô thị - công nghiệp thu hút các nhà đầu tư nước ngoài với cơ sở hạ tầng hiện đại và thân thiện với môi trường. Có thể nói VSIP là một khu phức hợp đô thị với sự giao thoa của nhiều nền văn hóa trên khắp thế giới.
Hiện VSIP tập trung triển khai khu liên hợp đô thị - công nghiệp hiện đại ngay tại trung tâm văn hóa thành phố mới Bình Dương để tiếp tục thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Dự án The Habitat Bình Dương là một trong những bước tiến quan trọng trong kế hoạch phát triển cơ sở hạ tầng vững chắc cho người lao động tại đây nhằm thu hút nguồn nhân lực trong khu vực khi Việt Nam ký kết hiệp định TPP xóa bỏ rào cản thương mại của các quốc gia trong khu vực.
The Habitat Bình Dương là dự án khu căn hộ đầu tiên nằm trong ý tưởng phát triển Khu phức hợp đô thị - công nghiệp - dịch vụ VSIP. Sembcorp và MCDA là các cổ đông của VSIP. Dự án được phân phối độc quyền bởi công ty cổ phần bất động sản UniHomes - một trong những đối tác đáng tin cậy của các nhà đầu tư lớn đến từ Singapore và Nhật Bản như CapitaLand,VinaCapital, Hankyu, Nishitetsu...
Thanh Thư

http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/bat-dong-san/vsip-du-an-mang-dam-dau-an-singapore-tai-viet-nam-3419662.html?utm_source=detail&utm_medium=box_recommend&utm_campaign=boxtracking


Geen opmerkingen:

Een reactie posten