woensdag 10 augustus 2016

Chiến đấu cơ Trung Quốc 'tuần tra' Biển Đông + xây nhà để máy bay trên đảo ở Biển Đông

Chiến đấu cơ TQ 'tuần tra' Biển Đông

  • 6 tháng 8 2016


Image copyright Reuters
Image caption Trung Quốc tiến hành diễn tập bắn đạn thật trên Biển Đông hôm 9/7, trước khi PCA ra phán quyết ít hôm

Không quân Trung Quốc đưa một số máy bay ném bom và các chiến đấu cơ ra "tuần tra chiến đấu" gần các khu vực đảo có tranh chấp trên Biển Đông, hãng tin Reuters nói.
Đây là bước đi nhằm bình thường hóa các hoạt động như tập trận, và để đối phó với các mối đe dọa về an ninh, một sỹ quan cao cấp của Trung Quốc được Reuters dẫn lời.
Việc triển khai máy bay diễn ra vào lúc đang có căng thẳng gay gắt về vùng biển có tranh chấp, sau khi Toà Trọng tài Thường trực (PCA) tại The Hague ra phán quyết nói Bắc Kinh không có chủ quyền lịch sử đối với Biển Đông.

'Bình thường hóa hoạt động tuần tra'

Các phi cơ được đưa ra gồm có một số máy bay ném bom tầm xa, loại H-6, và các chiến đấu cơ Su-30.
Mục đích là nhằm điều tra không phận quanh Quần đảo Trường Sa và Bãi cạn Scarborough, nơi Trung Quốc gọi là Bãi Hoàng Nham, Tân Hoa Xã dẫn lời Đại tá không quân Thân Tiến Khoa thuộc lực lượng Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc nói.
Công tác tuần tra bao gồm việc theo dõi giám sát, tiếp nhiên liệu cho phi cơ, Tân Hoa Xã tường thuật, tuy không nói rõ thời điểm diễn ra các hoạt động này là khi nào.


Image copyright CNS
"Lực lượng không quân đang tổ chức việc bình thường hóa các hoạt động tuần tra chiến đấu, thao luyện các chiến thuật... nhằm làm tăng khả năng phản ứng trước bất kỳ đe dọa an ninh nào, và nhằm bảo vệ chủ quyền, an ninh và các lợi ích trên biển của quốc gia," phát ngôn nhân không lực Trung Quốc, Đại tá Thân Tiến Khoa nói.
Việc tuần tra trên không đã được tiến hành thường xuyên kể từ 18/7, theo trang deccanchronical.com, sau khi Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) tại The Hague ra phán quyết hôm 12/7/2016.
Trung Quốc từ trước tới nay không công nhận phán quyết của PCA theo đó nói các đòi hỏi chủ quyền của Bắc Kinh đối với 'đường lưỡi bò' trên Biển Đông là không có cơ sở pháp lý.
Trung Quốc cũng từ chối tham dự tiến trình tố tụng của PCA trong vụ kiện do Philippines đệ đơn từ 2013.
Bắc Kinh đã phản ứng giận dữ trước những lời kêu gọi từ các nước phương Tây và Nhật Bản, theo đó nói phán quyết của PCA cần được tuân theo.
Sau khi PCA ra phán quyết, Bắc Kinh đã công bố những hình ảnh cho thấy phi cơ Trung Quốc bay phía trên bãi cạn.
Trung Quốc liên tục nói rằng Hoa Kỳ đã làm tăng căng thẳng thông qua các hoạt động tuần tra quân sự nhằm 'bảo đảm quyền tự do hàng hải' tại Biển Đông, vùng biển chiến lược với lượng hàng hóa giao thương qua lại đại hơn 5 nghìn tỷ đô la mỗi năm.
Trung Quốc, Brunei, Malaysia, Philippines, Đài Loan và Việt Nam đều tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông.

'Chiến tranh nhân dân trên biển'



Image copyright AFP
Image caption Poster tuyên truyền về quân sự của quân đội Trung Quốc được quảng cáo ở nhiều nơi
Hồi đầu tuần, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn đã cảnh bảo quân đội, công an và người dân nước này là hãy chuẩn bị cho một "cuộc chiến tranh nhân dân trên biển" để bảo vệ chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ, giữa lúc căng thẳng vẫn dâng cao.
Tân Hoa Xã đưa tin ông bộ trưởng trong chuyến thị sát tỉnh duyên hải Chiết Giang đã kêu gọi người dân Trung Quốc hãy "nhận thức được tình hình an ninh quốc gia nghiêm trọng, nhất là đe dọa [an ninh] trên biển.
Lời cảnh báo của ông được đưa ra chỉ một ngày sau khi Bộ Quốc phòng Trung Quốc hôm 2/8 đã phản ứng giận dữ trước các cáo buộc từ phía Nhật Bản, theo đó nói Trung Quốc đang gây bất ổn cho tình thế cân bằng an ninh khu vực qua việc nỗ lực làm thay đổi thực trạng tại Biển Hoa Đông và Biển Đông.
Mới đây nhất, Nhật Bản đã triệu quan chức ngoại giao Trung Quốc tới để phản đối sự kiện mà Tokyo nói là Trung Quốc đã gửi đội tàu gồm hơn 230 chiếc, đa phần là các tàu đánh cá tới sát khu quần đảo có tranh chấp ở Biển Hoa Đông.

Tin liên quan

http://www.bbc.com/vietnamese/world/2016/08/160806_scs_china_patrol_over_disputed_islands

TQ xây nhà để máy bay ở Biển Đông

  • 9 tháng 8 2016

Image copyright Reuters
Image caption Đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa

Hình chụp từ vệ tinh cho thấy Trung Quốc đã xây nhà để máy bay kiên cố trên các đảo tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông.
Hãng tin Reuters dẫn nguồn tổ chức nghiên cứu độc lập CSIS ở Washington nói các hình ảnh vệ tinh chụp hồi tháng 07/2016 cho thấy các nhà để máy bay được xây trên đảo Đá Chữ Thập, Subi và Vành Khăn ở quần đảo Trường Sa.
Báo cáo của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế phân tích, chưa có chứng cứ “cho thấy Bắc Kinh triển khai phi cơ quân sự tới những tiền đồn này. Nhưng việc nhanh chóng xây dựng các nhà để máy bay gia cố ở cả ba địa điểm là chỉ dấu cho thấy điều này có thể sẽ thay đổi”.
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với đa số khu vực ở Biển Đông. Tuy nhiên hồi tháng Bảy, tòa Trọng tài Thường trực (PCA) đưa ra phán quyết rằng tuyên bố của Bắc Kinh không có cơ sở, sau khi Philippines khởi kiện nước này về yêu sách ‘Đường Chín đoạn’.

(Video)
Các nhà để máy bay trên ba đảo ở Trường Sa cho thấy cấu trúc đã được củng cố.
“Chúng dày hơn nhiều so với [những cấu trúc] được xây cho mục đích dân dụng,” theo Gregory Poling, giám đốc Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á (AMTI) nói với New York Times.
“Chúng được gia cố để có thể tiếp nhận tấn công,” ông được dẫn lời nói.

Chiến đấu cơ


Image copyright XINHUA
Image caption Đảo Đá Chữ Thập có đường băng quy mô
Các cơ sở khác gồm các tòa tháp chưa được nhận diện rõ và cấu trúc lục giác cũng được xây dựng trên các đảo nhỏ trong thời gian gần đây.
Trang Philstar.com của Philippines đưa tin, nhà để máy bay nhỏ nhất có thể chứa bất kỳ chiến đấu cơ nào của quân đội Trung Quốc, trong khi nhà để máy bay cỡ trung có thể chứa máy bay thả bom, máy bay tiếp nhiên liệu, máy bay dân dụng và một máy bay Kiểm soát và Cảnh báo trên không.
“Nhà để máy bay lớn nhất có thể chứa được phi cơ lớn nhất trong đội hình PLAAF [Không quân Trung Quốc] – máy bay vận tải Y-20 và II-76, máy bay tiếp nhiên liệu II-78, và máy bay giám sát KJ-2000,” bài báo dẫn báo cáo của AMTI.
Các hình ảnh vệ tinh được đưa ra sau phán quyết của PCA chỉ một tháng. Bắc Kinh tuyên bố không chấp nhận phán quyết này và khẳng định có chủ quyền “không thể tranh cãi” ở quần đảo Trường Sa và vùng nước xung quanh đó.

(Video)
Việt Nam, Philippines, Malaysia, Đài Loan và Brunei cũng tuyên bố chủ quyền đối với nhiều khu vực trên Biển Đông.
Hoa Kỳ thúc giục Trung Quốc và các bên liên quan không quân sự hóa Biển Đông, tuy nhiên Trung Quốc phủ nhận điều này và ngược lại cũng chỉ trích các hoạt động tập trận và tuần tra trên biển của Hoa Kỳ trong khu vực.
Hôm 04/08, Bộ Ngoại giao Việt Nam đưa ra phản hồi hai ngày sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc được Tân Hoa Xã dẫn lời kêu gọi người dân Trung Quốc chuẩn bị "chiến tranh nhân dân ngoài biển" để đối phó đe dọa an ninh và bảo vệ chủ quyền.
Người Phát ngôn Ngoại giao Lê Hải Bình nói trong cuộc họp báo rằng, "quan chức của các nước cần phát biểu và hành động một cách phù hợp với các tuyên bố chính thức cũng như nghĩa vụ của quốc gia mình là tôn trọng luật pháp quốc tế, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, đóng góp tích cực vào hòa bình, ổn định của khu vực cũng như trên thế giới".

Tin liên quan

Geen opmerkingen:

Een reactie posten