woensdag 11 mei 2016

Vụ kiện Biển Đông : Một tổ chức luật của Đài Loan nhập cuộc : đảo Ba Bình (Itu Aba hay Thái Bình) do Đài Loan kiểm soát, cần được coi là một hòn đảo có người sinh sống và có đời sống kinh tế độc lập, vì vậy cần phải được hưởng quy chế đặc quyền kinh tế 200 hải lý (EEZ), theo UNCLOS

Vụ kiện Biển Đông : Một tổ chức luật của Đài Loan nhập cuộc

mediaĐảo Ba Bình do Đài Loan kiểm soát ở Trường Sa. Ảnh chụp từ trên không ngày 23/03/2016.Reuters
Theo Reuters, hôm nay 10/05/2016, một tổ chức luật của Đài Loan, có quan điểm gần với chính quyền Đài Bắc, đã gửi tài liệu đến Tòa Trọng Tài Thường Trực, có trụ sở tại La Haye. Đây là tòa án đang xử vụ Philippines kiện các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông. Nhiều nhà quan sát ghi nhận, quan điểm của tổ chức nói trên có thể ảnh hưởng đến phán quyết của tòa, chỉ ít tuần trước thời hạn ra phán quyết chính thức.
Hồi tháng trước, các thẩm phán đã nhận được hồ sơ của Society International Law, một tổ chức có liên hệ mật thiết với chính quyền Đài Bắc. Theo một nguồn tin gần gũi với hồ sơ này, sau khi nghiên cứu hàng trăm trang tài liệu, các thẩm phán đã yêu cầu Bắc Kinh và Manila gửi thông tin bổ sung, cho dù Đài Loan không phải là quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc, hay tham gia ký kết Công Ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS).
Trả lời Reuters, người phát ngôn của tổng thống mãn nhiệm Mã Anh Cửu (Ma Ying-jeou) cho biết, tổ chức tư nhân đệ nạp hồ sơ nói trên không nhân danh chính phủ Đài Loan, nhưng lập trường của Society International Law không xa với lập trường chính thức của Đài Bắc. Ông Mã Anh Cửu từng đứng đầu tổ chức này.
Trong văn bản gửi đến Tòa Trọng Tài Thường Trực, tổ chức Đài Loan dẫn lại nhiều báo cáo, thông cáo của chính quyền Đài Bắc, theo đó, đảo Ba Bình (Itu Aba hay Thái Bình) do Đài Loan kiểm soát, cần được coi là một hòn đảo có người sinh sống và có đời sống kinh tế độc lập, vì vậy cần phải được hưởng quy chế đặc quyền kinh tế 200 hải lý (EEZ), theo UNCLOS.
Đây chính là điều mà Philippines hoàn toàn bác bỏ, khi cho rằng Ba Bình chỉ là "đá" (rock), chứ không phải là “đảo” (island), theo định nghĩa của UNCLOS.
Cho đến nay, Trung Quốc không công nhận thẩm quyền của Tòa Trọng Tài Thường Trực trong việc xét xử vụ kiện của Philipinnes, nhưng lập trường của Đài Bắc có thể có lợi cho Trung Quốc.
Trong một thông báo bằng fax gửi Reuters, bộ Ngoại Giao Trung Quốc nhấn mạnh : “Nhân dân hai bên bờ eo biển Đài Loan đều có trách nhiệm phối hợp bảo vệ di sản tổ tiên để lại”.
Hiện tại Tòa Trọng Tài Thường Trực và phía Philippines chưa có trả lời chính thức với Reuters về vụ hồ sơ Đài Loan.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20160510-vu-kien-trung-quoc-ve-bien-dong-mot-to-chuc-luat-cua-dai-loan-nhap-cuoc

Đài Loan tuyên bố sẵn sàng chiến đấu tại Trường Sa

mediaBia kỷ niệm mang chữ ký của tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu dựng tại đảo Itu Aba, mà Đài Loan gọi là đảo Thái Bình, 23/03/2016.REUTERS/Fabian Hamacher
Bộ trưởng Quốc Phòng Đài Loan tuyên bố trong bối cảnh « căng thẳng dâng cao tại Biển Đông do các quốc gia trong vùng gia tăng chạy đua vũ trang, quân đội Đài Loan tại một số vị trí đảo tiền tiêu (ở Biển Đông) được đặt trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu ». Phát biểu được đăng tải trên Đài Bắc Thời Báo (Taipei Times) hôm qua, 31/03/2016.
Trong một báo cáo trước Ủy Ban Đối Ngoại và Quốc Phòng của Nghị Viện, lãnh đạo Quốc Phòng Đài Loan, ông Cao Quảng Kỳ (Kao Kuang-chi), thông báo có đe dọa quân sự nhắm vào một số đảo mà Đài Bắc kiểm soát tại quần đảo Đông Sa, và Trường Sa (Đài Loan gọi là « Nam Sa »), mà Trung Quốc, Việt Nam và Philippines cũng đòi hỏi chủ quyền.
Theo ông Cao Quảng Kỳ, lực lượng phòng vệ tại đảo Ba Bình (tức « Thái Bình ») trong những năm gần đây đã được tăng cường nhiều trọng pháo như Bofor 400 mm và T-63 120 mm, do Đài Loan tự sản xuất, và các phương tiện này thường xuyên được bảo dưỡng, hiệu chỉnh. Tuy nhiên, bộ trưởng Quốc Phòng Đài Loan cũng cho biết không có quyền trả lời câu hỏi : Liệu Đài Bắc đã triển khai hệ thống tên lửa đất đối không tại đảo này.
Báo Đài Loan nhận xét, lãnh đạo bộ Quốc Phòng Đài Loan cũng không nói rõ lực lượng phòng vệ tại đảo Ba Bình, Trường Sa, có thể kháng cự được bao lâu trong trường hợp bị tấn công.
Trung Quốc chưa lập ADIZ « trong thời gian trước mắt »
Về khả năng Trung Quốc lập vùng nhận dạng phòng không ADIZ tại Biển Đông, vừa bị thứ trưởng bộ Quốc Phòng Mỹ Robert Work lên án hôm thứ Tư, 30/03, một giới chức văn phòng An Ninh Quốc Gia Đài Loan tuyên bố, cơ quan này liên tục theo dõi sát tình hình. Ông Chu Ngũ Mỹ (Chou Wu-mei) khẳng định, các tin tức tình báo do văn phòng và quân đội thu thập cho thấy, dù Trung Quốc đang gia tăng cơ sở hạ tầng và bố trí nhiều hệ thống tên lửa, chiến đấu cơ tại đảo Phú Lâm (quần đảo Hoàng Sa), nhưng hiện tại Bắc Kinh « chưa có đủ khả năng quân sự tại khu vực để tuyên bố lập vùng ADIZ trong thời gian trước mắt ». Thông tin nói trên được báo Channel Asia Times đăng tải hôm nay.
Theo báo cáo của bộ trưởng Quốc Phòng Đài Loan, Trung Quốc vừa triển khai nhiều tên lửa đất đối không Hồng Kỳ 9 (Hong-qi 9), với tầm bắn 200 km tại Hoàng Sa, và có khả năng đã bắn thử tên lửa chống hạm YJ-62 tại quần đảo này, với tầm bắn khoảng 300 km. Đây cũng là thông tin được truyền thông khu vực loan tải trong những tuần gần đây.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20160401-dai-loan-tuyen-bo-san-sang-chien-dau-tai-truong-sa


Geen opmerkingen:

Een reactie posten