vrijdag 15 april 2016

Những người biến bãi sình lầy thành khu phố nhà giàu Sài Gòn : khu chế xuất Tân Thuận, đô thị Phú Mỹ Hưng, nhà máy điện Hiệp Phước, trường Quốc tế Nam Sài Gòn (SSIS)...

Thứ sáu, 15/4/2016 | 13:35 GMT+7
Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ | Print
Thứ sáu, 15/4/2016 | 13:35 GMT+7

Những người biến bãi sình lầy thành khu phố nhà giàu Sài Gòn

Họ là những người đầu tiên đặt nền móng cho khu chế xuất Tân Thuận, đô thị Phú Mỹ Hưng, nhà máy điện Hiệp Phước, trường Quốc tế Nam Sài Gòn (SSIS)... tại TP HCM.
Lawrence S. Ting - Cố chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Central Trading & Development (CT&D) và Công ty TNHH Phát triển Phú Mỹ Hưng, cùng với người bạn thân, một cộng sự tin cậy là Ferdinand P. Tsien - hai ông đã góp phần tạo nên một diện mạo TP HCM hiện đại, năng động như ngày nay bằng những quyết định táo bạo tại các dự án quy mô lớn ở những năm 90.
Hơn 23 năm trước, Ferdinand P. Tsien cùng ông Lawrence S. Ting đã đưa Tập đoàn CT&D đến Việt Nam. Trong quá trình tìm hiểu Việt Nam, cả hai ông đều ấp ủ quyết tâm sẽ làm việc gì đó tại đất nước xinh đẹp, thân thiện này và điều đó đồng nghĩa với việc cần phải đầu tư lâu dài và bền vững nhất.
nhung-nguoi-bien-bai-sinh-lay-thanh-noi-o-cho-gioi-nha-giau-o-sai-gon-bai-edit-1
Hai vị Cố chủ tịch Tập đoàn CT&D và Công ty TNHH Phát Triển Phú Mỹ Hưng - Ferdinand P. Tsien và ông Lawrence S. Ting.
Chung lý tưởng, hai ông quyết định chọn huyện Nhà Bè (nay là quận 7) là nơi để Tập đoàn CT&D đem hết tâm trí để đầu tư và phát triển. Chỉ một thời gian ngắn, sự nỗ lực của hai ông đã được đền đáp khi khu chế xuất Tân Thuận, sau vài năm hoạt động đã chuyển dịch cơ cấu kinh tế cả một vùng, tạo công ăn việc làm cho hàng chục nghìn lao động. Nhà máy điện Hiệp Phước cung cấp 40% điện cho toàn TP HCM.
Đặc biệt ghi dấu ấn phải đến khu đô thị Phú Mỹ Hưng với hàng chục nghìn căn hộ, biệt thự hiện đại trong một môi trường sống xanh, sạch, đẹp… đúng nghĩa với khu đô thị kiểu mẫu đầu tiên của Việt Nam. Nơi đây hiện cũng là một trong những điểm nhấn đáng tự hào của thành phố với một cộng đồng dân cư đa quốc gia văn minh, đẳng cấp.
Nếu ông Lawrence S. Ting là người nghị lực, tháo vát, sáng suốt, luôn có những sáng kiến mới và nổi tiếng là người rất nghiêm khắc, thì bù lại, ông Ferdinand P. Tsien khá trầm tĩnh, ôn hòa, khiêm tốn, uyên bác. Ông từng được đồng nghiệp ví như kim chỉ nam, bởi luôn có giải pháp hợp lý, kịp thời.
Sự bù đắp trong tính cách đã giúp hai ông luôn phối hợp ăn ý, nhịp nhàng trong công việc để lần lượt đưa các dự án đầu tư, vượt qua nhiều trở ngại, để có được sự thành công mỹ mãn như hiện nay.
Có khoảng thời gian 6 năm làm thư ký cho ông Lawrence S. Ting, bà Ba Dah Wen - Thường trực Hội đồng thành viên Công ty TNHH Phát triển Phú Mỹ Hưng hiểu những thói quen cũng như khâm phục tính cách của ông.
"Thời đó, chưa có điện thoại cầm tay, nhưng tôi không bao giờ gặp khó trong việc liên lạc hoặc tìm kiếm ông khi việc cần gấp. Ngày đi làm đầu tiên của tôi, ông đã dặn dò, nếu lịch trình không có gì đột xuất, sau giờ ăn trưa mà không thấy ông thì nhất định ông đang trao đổi công việc tại văn phòng của người bạn thân là Ferdinand P. Tsien", bà Ba Dah Wen kể lại.
Năm 2004, ông Lawrence S. Ting qua đời, người cộng sự thân tín - Ferdinand P. Tsien đã kiên cường dẫn dắt Tập đoàn CT&D, Công ty TNHH Phát triển Phú Mỹ Hưng tiếp tục tiến về phía trước nhằm hoàn thành tâm nguyện lúc sinh thời của ông Lawrence S. Ting.
Ông Ferdinand P. Tsien  và ông Lawrence S. Ting đã góp phần biến vùng đất Nhà Bè hoang sơ ngày nào trở thành khu đô thị Phú Mỹ Hưng sầm uất và hiện đại bậc
Ông Ferdinand P. Tsien và ông Lawrence S. Ting đã góp phần biến vùng đất Nhà Bè hoang sơ ngày nào trở thành khu đô thị Phú Mỹ Hưng sầm uất và hiện đại bậc nhất TP HCM.
Với tâm niệm "nhận từ xã hội, đền đáp xã hội", trong suốt thời gian làm việc tại Việt Nam, ông Ferdinand P. Tsien đã cống hiến rất nhiều cho cộng đồng và xã hội. Vị lãnh đạo tài ba này chú trọng đến lĩnh vực giáo dục bởi ông tin rằng chỉ có giáo dục mới có thể nâng cao sự hiểu biết về thế giới, về con người, trau dồi về nhân cách. Và trường Quốc tế Nam Sài Gòn (Saigon South International School - SSIS) đã ra đời từ tâm huyết đó.
SSIS là một trong những trường quốc tế đầu tiên tại TP HCM, thành lập năm 1997, do Công ty TNHH Phát triển Phú Mỹ Hưng làm chủ đầu tư. SSIS ra đời với mục đích tạo môi trường học tập tiên tiến, hiện tại từ nền giáo dục Mỹ cho các học sinh đến từ nhiều quốc gia khác nhau.
Với 5 giá trị cốt lõi gồm Học tập xuất sắc (Academic Excellence); Nhận thức bản thân (Sense of Self); Tận tâm trong công việc (Dedicated Service); Thăng bằng trong cuộc sống (Balance in Life); Tôn trọng mọi người (Respect for All), trường SSIS cam kết sự phát triển trí tuệ và cá nhân của mỗi học sinh, giúp các em trở thành một công dân toàn cầu.
Bên cạnh đó, ông Ferdinand P. Tsien cũng rất quan tâm đến việc chăm lo đời sống xã hội, y tế, sức khỏe cộng đồng. Qua những cuộc trò chuyện, ông luôn nhắc nhở mọi người phải quan tâm, giữ gìn sức khỏe của bản thân. Ông dặn dò đồng nghiệp, nhất là khi công ty thành đạt, phải thường xuyên quan tâm, đóng góp công ích xã hội, đặc biệt là đối với những bệnh nhân nghèo không thể tự chăm sóc.
Từ tấm lòng và tâm huyết của ông, ngày 25/11/2005, Quỹ hỗ trợ cộng đồng mang tên Lawrence S. Ting được thành lập. Bên cạnh các chương trình tài trợ cho ngành giáo dục theo tâm nguyện của ông Lawrnce S. Ting, Quỹ còn có những đóng góp thiết thực cho cộng đồng trong lĩnh vực y tế theo tâm tư, nguyện vọng của người bạn - ông Ferdinand P. Tsien.
Các hoạt động cụ thể như tài trợ trang thiết bị y tế, tổ chức khám chữa bệnh miễn phí cho bệnh nhân nghèo, phẫu thuật bàn tay, hỗ trợ phẫu thuật tim cho trẻ em, xây dựng trung tâm chạy thận nhân tạo tại huyện Nhà Bè, các trạm xá ở nhiều địa phương, hỗ trợ bộ thiết bị kính hiển vi kết nối máy vi tính…
Đặc biệt, từ 2009 đến nay, Quỹ chủ động liên hệ với Hội Chữ thập đỏ của các tỉnh thành nhằm tìm kiếm, giúp đỡ những người khuyết tật, nạn nhân chất độc da cam có cơ hội vươn lên trong cuộc sống thông qua chương trình “Trao xe lăn, xe lắc tình thương”.
Ròng rã trong 7 năm thực hiện, Quỹ đã trao tặng 13.597 chiếc xe lăn và xe lắc tình thương cho các trường hợp tại 51 tỉnh thành trong cả nước với tổng kinh phí hơn 19,3 tỷ đồng. Đến nay, sau hơn 10 năm hoạt động, Quỹ hỗ trợ cộng đồng Lawrence S. Ting đã tài trợ cho ngành y tế số tiền lên đến 44,9 tỷ đồng.
Ngày 15/4 năm nay, tròn 10 năm ngày mất của ông Ferdinand P. Tsien - cố Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn CT&D và Công ty TNHH Phát triển Phú Mỹ Hưng.
Đã nhiều năm trôi qua nhưng hình ảnh của ông Ferdinand P. Tsien, một người lãnh đạo tận tụy, uyên bác, giàu lòng nhân ái và đặc biệt góp phần không nhỏ trong việc biến vùng đất Nhà Bè hoang sơ ngày nào trở thành khu đô thị Phú Mỹ Hưng sầm uất và hiện đại bậc nhất như hôm nay, sẽ luôn được mọi người nhắc nhớ.
Phan Thiên Di

Geen opmerkingen:

Een reactie posten