woensdag 9 maart 2016

Việt Nam : Đường gần 2 tỷ đồng một mét ở thủ đô Hà Nội

Thứ tư, 9/3/2016 | 14:24 GMT+7
Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ |
Thứ tư, 9/3/2016 | 14:24 GMT+7

Đường gần 2 tỷ đồng một mét ở thủ đô

Sau nhiều lần không giải phóng được mặt bằng, dự án đường Ô Đông Mác - Nguyễn Khoái (Hà Nội) đã phải nâng tổng mức đầu tư cao gấp nhiều lần so với dự kiến. Hiện con đường dài hơn 500 m có trị giá 1.139 tỷ đồng.
Dự án đường Vành đai 1 (đoạn Ô Đống Mác - Nguyễn Khoái) dài 570 m, rộng 50 m, được UBND TP Hà Nội phê duyệt vào cuối năm 2005 với tổng mức đầu tư 383 tỷ đồng. Sau nhiều lần thay đổi mức đầu tư, đến nay dự án tăng lên 1.139 tỷ đồng (trên 1,7 tỷ đồng/mét).
 
Dự án đã hoàn thành một nửa từ trong Tết Nguyên đán 2016 để phục vụ việc đi lại của người dân. Để nhường đất làm đường, 661 hộ gia đình và 7 tổ chức, cơ quan đơn vị phải di dời.
 
Đoạn giáp với đường Trần Khát Chân còn một ngôi nhà chưa được giải phóng mặt bằng. Trao đổi với VnExpress, ông Nguyễn Thế Bình, Giám đốc Ban quản lý hạ tầng Tả Ngạn, chủ đầu tư dự án cho biết, do một số vướng mắc chưa thể giải quyết giữa các bên nên gia đình trên vẫn chưa bàn giao mặt bằng. Dự kiến hết quý này, quận Hai Bà Trưng sẽ giải phóng mặt bằng trên toàn tuyến và đơn vị sẽ tập trung thi công để hoàn thành trong quý 2.
 
Tại điểm cuối của dự án, đoạn nối với đê Nguyễn Khoái đã có mặt bằng sạch, các lực lượng đang tích cực thi công.
 
Theo thiết kế, mặt đường rộng 50 m, mỗi bên đường có 3 làn xe chạy. 
 
Đoạn đường gần điểm cuối của dự án khá trũng, khi công đến đâu, nước thấm đến đó, nên đơn vị thi công phải dùng máy bơm, bơm nước lên đường để chảy xuống cống. Việc này cũng khiến nhiều người và phương tiện đi qua đây bị bắn bẩn.
 
Dự án cũng gặp trở ngại với những cây cổ thụ và miếu ở giữa đường.
 
Đoạn đường có địa hình phức tạp, chỗ thấp, chỗ cao. Có đoạn đã hoàn thành, xe đang chạy cao hơn đoạn đang làm dang dở gần 2 m. Theo Ban quản lý dự án hạ tầng Tả Ngạn, đoạn đường thấp là do lịch sử để lại và đến nay phương án thi công cũng phải tính đến việc phù hợp với địa hình. Không nên để quá thấp và cũng không quá cao so với nhà dân để không ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt.
 
Theo phương án thi công hiện tại, nhiều nhà dân thấp hơn đường vài chục cm. Trước đây, tại đoạn này, đường thấp hơn cả mét.
 
Đường Ô Đông Mác - Nguyễn Khoái hoàn thành một bên vỉa hè rộng khoảng 6 m. Nhiều người dân cho biết đã mong chờ tuyến đường này từ 10 năm nay, nhưng giờ mới thành hiện thực. 
 
Tuyến đường đang làm chưa hoàn thiện, nhiều ngôi nhà ven đường bị thu hồi đất còn hơn chục mét vuông chưa thể xây dựng nhưng vẫn cố bám trụ ở ngôi nhà chật chội và bán hàng nước. Dự kiến tuyến đường dài hơn 500 m này sẽ hoàn thiện vào quý 2 năm nay.
 

Phương Sơn

http://vnexpress.net/photo/giao-thong/duong-gan-2-ty-dong-mot-met-o-thu-do-3367007.html

Chủ nhật, 17/1/2016 | 14:58 GMT+7
Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ |
Chủ nhật, 17/1/2016 | 14:58 GMT+7

Đường vành đai 2 Nhật Tân - Cầu Giấy (6.000 tỷ đồng) thông xe

Sáng 17/1, tuyến đường Vành đai 2 với tổng mức đầu tư trên 6.000 tỷ đồng chính thức thông xe, góp phần rút ngắn nửa thời gian quãng đường đi từ Nhật Tân đến Cầu Giấy (Hà Nội).
Dự án xây dựng đường vành đai 2 Hà Nội, đoạn Nhật Tân - Xuân La - Bưởi - Cầu Giấy dài 6,4 km có tổng mức đầu tư 304,7 triệu USD (tương đương 6.400 tỷ đồng). Khởi công từ tháng 3/2012, công trình chính thức thông xe kỹ thuật vào sáng nay, 17/1.
 
Dự án có điểm đầu nối với đường Võ Chí Công. Đường vành đai 2 là tuyến giao thông đường bộ nội đô khép kín của Hà Nội có tổng chiều dài 43,6 km. Đường chạy qua các điểm khống chế sau: Vĩnh Tuy - Minh Khai - Đại La - Ngã Tư Vọng - đường Trường Chinh - Ngã Tư Sở - đường Láng - Cầu Giấy - Bưởi - Nhật Tân - Vĩnh Ngọc - Đông Hội - cầu chui Gia Lâm - khu công nghiệp Hanel - Vĩnh Tuy.
Hai cầu vượt sông Hồng trên đường vành đai 2 là cầu Vĩnh Tuy và cầu Nhật Tân, một cầu vượt sông Đuống là cầu Đông Trù.
 
Từ đoạn cầu vượt Bưởi - Hoàng Quốc Việt, đường được thiết kế với mặt cắt ngang rộng 58-64m, bố trí mỗi bên hai làn xe cơ giới, một làn xe buýt, hai làn xe hỗn hợp. Vỉa hè mỗi bên rộng 8m.
 
Dự án có ba cầu vượt chạy qua. Đến sáng nay, phần lớn các hạng mục đã hoàn thành.
 
"Thay vì đi mất hơn 20 phút từ cầu Nhật Tân tới Cầu Giấy như trước đây, sáng nay tôi chỉ mất khoảng hơn 10 phút, vì quãng đường thẳng, rút ngắn đáng kể và không có đèn đỏ", anh Nguyễn Hoàng Quân ở Xuân La, chia sẻ.
 
Ngoài cầu vượt thứ 2 tại nút Bưởi - Nguyễn Khánh Toàn, cầu vượt tại nút giao Cầu Giấy được coi là hạng mục lớn nhất trong toàn bộ dự án. Đây cũng là điểm cuối của dự án.
 
Nút giao Cầu Giấy là nút giao lớn và khá phức tạp, thường xuyên xảy ra ùn ứ giao thông và cũng là nơi nhiều công trình đang thi công đan xen.
 
Hai bên đường vành đai 2 trồng các loại cây cao tới 5m. Hệ thống đèn đã hoàn thiện.
 
Song song với việc thông xe, các hạng mục khác ở hai bên đường, các hệ thống đường dẫn, cầu chui... cũng đang được thi công, dự kiến hoàn thiện trước Tết Nguyên đán.
 
Dự án đường từ Nhật Tân về Cầu Giấy với chiều dài hơn 6km không bố trí các đường dẫn xuống các nút giao. Các phương tiện đi từ Cầu Giấy đến Hoàng Quốc Việt bắt buộc phải đi qua cầu vượt cuối cùng (Hoàng Quốc Việt - Bưởi), vòng lên điểm quay đầu trên đường Võ Chí Công và ngược lại.
Cùng với dự án cầu Nhật Tân, dự án vành đai 2 nối từ cầu Nhật Tân đến nút Cầu Giấy hoàn thành sẽ góp phần hoàn chỉnh kết nối trung tâm Thủ đô đến sân bay Nội Bài nhằm giảm áp lực giao thông trên tuyến đường Bắc Thăng Long - Nội Bài hiện tại.
 

Bá Đô
 

Geen opmerkingen:

Een reactie posten