woensdag 23 december 2015

Mỹ : Nạn nhân gốc Việt bị cảnh sát bắn ở San Jose được đền $11.3 triệu

Nạn nhân gốc Việt bị cảnh sát bắn được đền $11.3 triệu
Tuesday, December 22, 2015 5:33:10 PM



Bài liên quan


SAN JOSE, California (AP)Một bồi thẩm đoàn liên bang vừa đồng ý cho người đàn ông gốc Việt bị cảnh sát bắn trúng sau lưng và trở thành tàn phế được bồi thường $11.3 triệu.
Biện Lý John Burris trước tòa ở San Jose. (Hình: AP)

Nhật báo San Jose Mercury News tường trình hôm Thứ Ba, rằng bồi thẩm đoàn hồi tuần qua xét thấy cảnh sát viên Dondi West của thành phố San Jose đã có lỗi khi bắn ông Hung Lam trong một cuộc đối đầu.
Tờ nhật báo viết, ông Lam cầm dao trên tay và huơ chập choạng trong cuộc đối đầu với cảnh sát vào Tháng Giêng 2014.
Một cảnh sát trưởng San Mateo County hồi hưu sống cạnh bên và làm chứng rằng ông Lam không có hành động gì gây đe dọa đến sự an toàn của cảnh sát.
Biện Lý John Burris nói, không có gì có thể biện minh cho hành động nổ súng của cảnh sát và việc làm ấy đã “khiến ông Hung Lam bị liệt cả hai chân, phải ngồi xe lăn suốt đời.” (TP)

http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=219656&zoneid=1

Sinh viên du học bị cảnh sát San Jose đánh được đền $90,000
Tuesday, May 10, 2011 7:57:49 PM



Bài liên quan







Linh Nguyễn/Người Việt

SAN JOSE (BBC) - Hôm Thứ Ba, ngày 10 tháng 5, trang mạng BBC loan tin sinh viên Hồ Quang Phương, 22 tuổi, sinh viên Việt Nam du học khoa toán tại Ðại Học San Jose, đã vừa được chính quyền thành phố bồi thường $90,000 vào hôm Thứ Hai.

Sinh viên Hồ Quang Phương, nạn nhân vụ bạo hành của cảnh sát San Jose năm 2009. (Hình: Trang mạng BBC)

Tiếp xúc với báo Người Việt qua điện thoại, Luật Sư Nguyễn Hoàng Duyên cho biết: “Chưa thể công bố gì lúc này về sự việc thân chủ của tôi được bồi thường như tin của BBC đã loan, vì liên quan đến vấn đề pháp lý.”
Bản tin dẫn lời BBC phỏng vấn Hồ Quang Phương: “Mặc dù không bị thương tích nặng nề, vấn đề danh dự mới là điều quan trọng,” sinh viên Việt Nam này nói. “Số tiền đó không thể đền bù được những tổn thương danh dự khi họ vừa dùng vũ lực vừa đem tôi ra làm trò cười.”
Nội vụ xảy ra vào ngày 3 tháng 9 năm 2009, Phương bị bốn cảnh sát San Jose đến khám căn phòng anh ở vì được báo cáo anh cãi vã và đe dọa người bạn ở chung phòng. Các nhân viên cảnh sát cho rằng Phương có hành vi chống cự nên đã tấn công và dùng súng Taser bắn điện để khống chế anh.
Bản tin cho biết thêm hồi đó, sau khi nội vụ xảy ra, Luật Sư Nguyễn Hoàng Duyên, đại diện anh Phương đã công bố đoạn phim quay bằng điện thoại di động ghi hình cảnh sát cưỡng chế anh, trong đó một cảnh sát viên đã dùng dùi cui đánh Phương hơn 10 lần, lần cuối khi sinh viên này đã bị còng tay, còn một người khác thì dùng súng điện Taser kiềm chế Phương.
Ðoạn phim tung ra đã gây nhiều tranh cãi trong cộng đồng người Việt trong thời điểm đó.

http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=130955&zoneid=1

Tòa bác bỏ tố cáo cảnh sát mạnh tay bắn chết Daniel Phạm
Wednesday, October 02, 2013 5:44:55 PM



Bài liên quan



SAN JOSE, California (NV) - Trong một phán quyết có thể nói là một cái tát vào mặt các nhà hoạt động dân quyền trong cộng đồng gốc Châu Á tại San Jose, một tòa án liên bang vừa bác bỏ tố cáo cảnh sát mạnh tay trong lúc thi hành công vụ dẫn đến cái chết của anh Daniel Phạm hồi Tháng Năm, 2009.
Chánh Án Edward J. Davila hôm Thứ Hai cho rằng cảnh sát San Jose đã không dùng vũ lực quá đáng khi tiếp cận và bắn chết anh Daniel Phạm, 27 tuổi, bị bệnh tâm thần, đang cầm dao trên tay.


Nạn nhân Daniel Phạm bị cảnh sát San Jose bắn chết ngay ngày Hiền Mẫu năm 2009. (Hình: Gia đình cung cấp)


Vì thế, theo vị chánh án, thành phố San Jose không thể bị kiện và bồi thường cho gia đình nạn nhân.

Sự việc xảy ra khi người nhà anh Daniel Phạm gọi cảnh sát tới nhà, sau khi anh cầm dao cứa cổ một người trong gia đình, ngay trong ngày Hiền Mẫu.

Sau khi nhận được điện thoại 911, hai cảnh sát viên Matthew Blackerby và Brian Jeffrey đến nơi, bước vào nhà, và nổ súng sau khi anh Daniel Phạm không tuân lệnh bỏ dao xuống.

Theo lời công tố viên thì hai cảnh sát viên này đã bắn nạn nhân khi anh đang ở tư thế tấn công họ bằng dao. Cảnh sát nói họ không biết anh Daniel Phạm bị bệnh tâm thần.

Một đại bồi thẩm đoàn sau đó xác nhận các cảnh sát viên này hành động đúng theo luật định.

Tuy nhiên, cộng đồng gốc Châu Á tại San Jose không hài lòng với quyết định này, và sau đó thành lập một liên minh đấu tranh dân quyền, bao gồm các tổ chức dân quyền của người gốc da màu khác, có tên là De-bug.

Ðược sự ủng hộ của De-bug, gia đình anh Daniel Phạm nộp đơn kiện thành phố.

Gia đình cho rằng, vì cảnh sát nhảy qua hàng rào phía sau nhà, nên Daniel Phạm bị khiêu khích, thay vì bao vây nhà, di tản mọi người, và gọi cảnh sát viên đặc biệt, được huấn luyện để đối phó với người bị tâm thần, đến để hỗ trợ.

Tuy nhiên, Chánh Án Edward J. Davila nghiêng về lập luật của luật sư đại diện thành phố, ông Clifford Greenberg.

Ông Greenberg lập luận rằng lúc đó, cảnh sát phản ứng trong tình trạng khẩn cấp, và có quyền sợ rằng Daniel Phạm có thể quay vào nhà và đâm cô bạn gái của người anh.

“Cái chết của một người bị cảnh sát bắn là đau buồn và đáng tiếc,” vị chánh án viết trong phán quyết. “Nhưng luật liên bang cho thấy những gì cảnh sát làm không vi phạm Tu Chính Án số 4 (cấm xâm phạm gia cư bất hợp pháp), hoặc vi phạm luật trách nhiệm ở California.”

Luật sư thành phố, ông Rick Doyle, nói cái chết của anh Daniel Phạm là một “bi kịch,”nhưng nhấn mạnh rằng cảnh sát hành động trong một tình huống khẩn trương đặc biệt.

“Cảnh sát có quy định phải làm gì khi đối đầu với người bị bệnh tâm thần, nhưng họ không có đủ thời gian để phản ứng đúng mức,” ông Doyle nói. “Sau vụ này, chúng tôi có tổ chức nhiều hoạt động để cộng đồng và cảnh sát thông cảm nhau hơn.”

Nhật báo The San Jose Mercury cho biết họ không thể liên lạc được với gia đình nạn nhân để phỏng vấn. Dù chánh án ra phán quyết như vậy, gia đình nạn nhân vẫn có thể nộp đơn kháng án.

Về phía cộng đồng, nhiều người tỏ vẻ thất vọng với phán quyết của tòa.

“Ðiều này thật là vô lý,” ông Richard Konda, chủ tịch Asian Law Alliance kiêm chủ tịch liên minh dân quyền đấu tranh cho gia đình nạn nhân, nói. “Một con người đã bị chết một cách không đáng bị chết.”

Một người khác, ông Raj Jayadev của De-bug, lại không bi quan đến như vậy.

Ông nói, qua vụ này, liên minh tạo được một số ảnh hưởng trong chính sách của thành phố, trong đó có cả việc tuyển chọn cựu Cảnh Sát Trưởng Chris Moore.

Liên minh này cũng ủng hộ chính sách mới, liên quan đến vấn đề thành kiến chủng tộc, là bắt buộc cảnh sát viên San Jose phải ghi chép lại mỗi khi chặn hoặc bắt người dân.

“Cái chết của Daniel làm các cộng đồng xích lại gần nhau hơn,” ông Jayadev nói. “Và sự việc này thực sự làm tiếng nói của chúng tôi được chú ý hơn.” (Ð.D.)


http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=174534&zoneid=1

Geen opmerkingen:

Een reactie posten