Thứ Tư, 26/08/2015
Tin tức / Việt Nam
Chiến lược an ninh mới của Mỹ về Biển Đông chưa đủ quyết liệt?
Chiến đấu cơ F/A-18 Hornet của Hải quân Mỹ cất cánh từ tàu sân bay USS Nimitz trong cuộc tuần tra thường lệ ở Biển Đông (ảnh chụp ngày 23/5/2013).
24.08.2015
Ngũ Giác Đài vừa công bố Chiến lược An ninh Biển vùng Á Châu-Thái Bình Dương, nêu lên 3 mục tiêu về an ninh biển cho khu vực này là “bảo vệ tự do hàng hải, răn đe xung đột và các hành vi cưỡng bức, và cổ vũ cho việc tôn trọng luật pháp và các chuẩn mực quốc tế".
Chiến lược mới này được cho là một sự đóng góp tích cực dù có hơi muộn màng, nhưng theo tác giả Andrew Erickson vẫn chưa đi đủ xa. Tác giả bài viết đăng trên tờ The Wall St. Journal hôm nay là Giáo sư Học viện Hải quân Andrew Erickson. Ông nêu lên những điểm mạnh của chiến lược an ninh biển của Mỹ, thứ nhất là chứng minh tầm quan trọng của các tuyến hàng hải quốc tế, đặc biệt tại Ấn Độ Dương, Biển Đông và Biển Hoa Đông đối với các lợi ích của Mỹ.
Thứ hai là dẫn chứng bằng tài liệu những tiến bộ vượt bực của Hải quân Trung Quốc, lực lượng này giờ đây sở hữu nhiều tàu nhất Châu Á với 303 tàu chiến các loại, hoàn toàn áp đảo 202 tàu chiến cộng lại của Nhật Bản, Indonesia, Việt Nam, Malaysia và Philippines.
Điểm mạnh thứ ba của chiến lược của Mỹ là cung cấp dữ liệu về kết quả các công trình xây đảo của Trung Quốc ở Biển Đông, mà cuối cùng đã tạo ra thêm 2,900 mẫu Anh so với Việt Nam chỉ có 80 mẫu, Malaysia 70 mẫu, Philippines 14 mẫu, và Đài Loan, 8 mẫu.
Ngoài ra, chiến lược này cũng cho thấy một cách cụ thể sự cam kết của Hoa Kỳ đối với khu vực, quyết tâm thực hiện chiến lược xoay trục sang Châu Á trước năm 2020 bằng cách chuyển khí tài sang vùng Thái Bình Dương, gia tăng sự hiện diện của Mỹ, tăng cường các cuộc diễn tập quân sự và xây dựng khả năng hàng hải của các nước đối tác.
Về các điểm yếu, ông Erickson cho rằng chiến lược an ninh biển của Mỹ không đi đủ xa khi tìm cách tỏ ra khách quan bằng cách dùng những ngôn từ không rõ ràng cho rằng tất cả các bên đều có lỗi, dù cho Trung Quốc là nước có cách hành xử tiêu cực nhất.
Giáo sư Erickson nói rằng lẽ ra chiến lược của Mỹ phải minh định rõ rệt rằng đường 9 đoạn mà Bắc Kinh dùng để tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, là không có cơ sở trên luật quốc tế.
Giáo sư Erickson lập luận rằng điểm nhấn của chiến lược an ninh biển của Mỹ đặt quá nặng mục tiêu giảm thiểu căng thẳng khiến cho Washington tỏ ra yếu ớt dưới con mắt của quốc tế. Chiến lược này đặt quá nặng vấn đề giảm thiểu rủi ro, chỉ nêu lên những ‘quan ngại’ của phía Hoa Kỳ trong khi không có dấu hiệu nào cho thấy là những lời lẽ của Washington có tác động nào tới hành động của Bắc Kinh.
Việc chiến lược an ninh mới của Mỹ đề cập tới việc Trung Quốc được mời để tham gia các cuộc diễn tập đa quốc Vành Đai Thái Bình Dương (RIMPAC) 2016 ở mức tương tự như hồi năm 2014, theo tác giả, nêu lên một điểm yếu quan trọng trong sự lãnh đạo của Tổng Thống Obama, trong khi lẽ ra chiến lược này phải khẳng định sự sẵn sàng của Hoa Kỳ đối mặt với Trung Quốc chống lại một loạt hành động tiêu cực cao độ của Bắc Kinh trong mấy năm gần đây.
Ông Erickson đề nghị chính phủ của Tổng Thống Obama nên công bố một ‘Chiến lược Á Châu-Thái Bình Dương’, tuyên bố Bắc Kinh phải chịu trách nhiệm về hành động của mình tương tự như đã làm trong trường hợp của Nga trong cuộc khủng hoảng ở bán đảo Crimea của Ukraine, và phải tỏ thái độ dứt khoát, sẵn sàng để căng thẳng gia tăng với Bắc Kinh để tăng cái giá mà Trung Quốc phải trả nếu nước này tiếp tục các hành động gây phương hại an ninh và ổn định khu vực.
Theo The Diplomat, WSJ.com
http://www.voatiengviet.com/content/chien-luoc-an-ninh-moi-cua-my-ve-bien-dong-chua-du-quyet-liet/2930036.html
Chiến lược mới này được cho là một sự đóng góp tích cực dù có hơi muộn màng, nhưng theo tác giả Andrew Erickson vẫn chưa đi đủ xa. Tác giả bài viết đăng trên tờ The Wall St. Journal hôm nay là Giáo sư Học viện Hải quân Andrew Erickson. Ông nêu lên những điểm mạnh của chiến lược an ninh biển của Mỹ, thứ nhất là chứng minh tầm quan trọng của các tuyến hàng hải quốc tế, đặc biệt tại Ấn Độ Dương, Biển Đông và Biển Hoa Đông đối với các lợi ích của Mỹ.
Thứ hai là dẫn chứng bằng tài liệu những tiến bộ vượt bực của Hải quân Trung Quốc, lực lượng này giờ đây sở hữu nhiều tàu nhất Châu Á với 303 tàu chiến các loại, hoàn toàn áp đảo 202 tàu chiến cộng lại của Nhật Bản, Indonesia, Việt Nam, Malaysia và Philippines.
Điểm mạnh thứ ba của chiến lược của Mỹ là cung cấp dữ liệu về kết quả các công trình xây đảo của Trung Quốc ở Biển Đông, mà cuối cùng đã tạo ra thêm 2,900 mẫu Anh so với Việt Nam chỉ có 80 mẫu, Malaysia 70 mẫu, Philippines 14 mẫu, và Đài Loan, 8 mẫu.
Ngoài ra, chiến lược này cũng cho thấy một cách cụ thể sự cam kết của Hoa Kỳ đối với khu vực, quyết tâm thực hiện chiến lược xoay trục sang Châu Á trước năm 2020 bằng cách chuyển khí tài sang vùng Thái Bình Dương, gia tăng sự hiện diện của Mỹ, tăng cường các cuộc diễn tập quân sự và xây dựng khả năng hàng hải của các nước đối tác.
Về các điểm yếu, ông Erickson cho rằng chiến lược an ninh biển của Mỹ không đi đủ xa khi tìm cách tỏ ra khách quan bằng cách dùng những ngôn từ không rõ ràng cho rằng tất cả các bên đều có lỗi, dù cho Trung Quốc là nước có cách hành xử tiêu cực nhất.
Giáo sư Erickson nói rằng lẽ ra chiến lược của Mỹ phải minh định rõ rệt rằng đường 9 đoạn mà Bắc Kinh dùng để tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, là không có cơ sở trên luật quốc tế.
Giáo sư Erickson lập luận rằng điểm nhấn của chiến lược an ninh biển của Mỹ đặt quá nặng mục tiêu giảm thiểu căng thẳng khiến cho Washington tỏ ra yếu ớt dưới con mắt của quốc tế. Chiến lược này đặt quá nặng vấn đề giảm thiểu rủi ro, chỉ nêu lên những ‘quan ngại’ của phía Hoa Kỳ trong khi không có dấu hiệu nào cho thấy là những lời lẽ của Washington có tác động nào tới hành động của Bắc Kinh.
Việc chiến lược an ninh mới của Mỹ đề cập tới việc Trung Quốc được mời để tham gia các cuộc diễn tập đa quốc Vành Đai Thái Bình Dương (RIMPAC) 2016 ở mức tương tự như hồi năm 2014, theo tác giả, nêu lên một điểm yếu quan trọng trong sự lãnh đạo của Tổng Thống Obama, trong khi lẽ ra chiến lược này phải khẳng định sự sẵn sàng của Hoa Kỳ đối mặt với Trung Quốc chống lại một loạt hành động tiêu cực cao độ của Bắc Kinh trong mấy năm gần đây.
Ông Erickson đề nghị chính phủ của Tổng Thống Obama nên công bố một ‘Chiến lược Á Châu-Thái Bình Dương’, tuyên bố Bắc Kinh phải chịu trách nhiệm về hành động của mình tương tự như đã làm trong trường hợp của Nga trong cuộc khủng hoảng ở bán đảo Crimea của Ukraine, và phải tỏ thái độ dứt khoát, sẵn sàng để căng thẳng gia tăng với Bắc Kinh để tăng cái giá mà Trung Quốc phải trả nếu nước này tiếp tục các hành động gây phương hại an ninh và ổn định khu vực.
Theo The Diplomat, WSJ.com
http://www.voatiengviet.com/content/chien-luoc-an-ninh-moi-cua-my-ve-bien-dong-chua-du-quyet-liet/2930036.html
Chuyên gia Mỹ : Chiến lược Biển Đông của Hoa Kỳ còn quá rụt rè
Máy bay trinh sát Northrop Grumman E-2 Hawkeye của hải quân Mỹ hạ cánh xuống tàu sân bay USS George Washington trong lần ghé qua Biển Đông ngày 7/11/2013.REUTERS/Tyrone Siu/Files
Bộ Quốc phòng Mỹ hôm 21/08/2015 đã xác định quyết tâm chống lại việc Trung Quốc quân sự hóa vùng Biển Đông, đe dọa quyền tự do hàng không và hàng hải trong khu vực. Tài liệu gọi là « Chiến lược an ninh hàng hải ở Châu Á Thái Bình Dương » nhìn chung đã được đánh giá tích cực vì làm rõ thêm lập trường của Mỹ chống các hành vi ỷ mạnh hiếp yếu, coi thường luật pháp quốc tế trong tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng Washington còn quá rụt rè trước Trung Quốc.
Trong bài viết mang tựa đề « Chiến lược an ninh mới của Mỹ không đi đủ xa về Biển Đông », được đăng trên trang blog của nhật báo Mỹ Wall Street Journal vào hôm qua 24/08/2015, Giáo sư Andrew Erickson, thuộc Trường Hải chiến Mỹ (US Naval War College) đã phân tích kỹ tài liệu mới của Lầu Năm góc và cho rằng đó là một bước tích cực, nhưng không đủ sức ngăn chận dã tâm của Trung Quốc.
Đối với Giáo sư Erikson, Lầu Năm Góc đã liệt kê được rõ ràng ba mục tiêu mà cho đến nay chỉ được nói phớt qua và rải rác. Đó là « bảo vệ quyền tự do hàng hải ; ngăn ngừa xung đột và cưỡng chế ; và thúc đẩy việc tuân thủ luật lệ và chuẩn mực quốc tế ». Theo ông, mọi người đã chờ đợi một chiến lược mạch lạc như vậy từ lâu, do đó tài liệu của Bộ Quốc phòng Mỹ là một đóng góp tích cực.
Đối với chuyên gia theo sát vấn đề Biển Đông này, chiến lược mới của Mỹ hàm chứa nhiều điểm có thể gọi là tích cực. Trước hết là nêu bật được tầm quan trọng của các tuyến hàng hải quốc tế đối với các lợi ích của Mỹ. Kế đến là vạch trần được bằng tài liệu cụ thể tính chất áp đảo của lực lượng trên biển của Trung Quốc so với tất cả những nước khác trong khu vực gộp lại, từ Nhật Bản, Indonesia, cho đến Việt Nam, Malaysia và Philippines, cũng như vạch trần được các hoạt động quá đáng của Trung Quốc đặc biệt là tại Biển Đông, với việc bồi đắp đảo nhân tạo.
Ứu điểm thứ ba là xác định rõ thêm quyết tâm dấn thân của Mỹ vào khu vực Châu Á nói chung và Biển Đông nói riêng, đặc biệt trong lãnh vực quân sự và Quốc phòng.
Cho dù vậy, Giáo sư Erikson vẫn phê phán rằng chiến lược mới đó còn quá rụt rè và thể hiện một thái độ nhút nhát nào đó trước một Trung Quốc ngoan cố.
Yêu tố đầu tiên mà chuyên gia này nêu bật là dù Trung Quốc đã có rất nhiều hành vi bị cho là quá đáng, nhưng Hoa Kỳ vẫn có những lời lẽ thiếu dứt khoát, gần như là đánh đồng các hành động bồi đắp đảo của Trung Quốc với hành động của nước khác chẳng hạn. Đối với giáo sư Erikson, Hoa Kỳ phải « đi xa hơn và nói rõ là đường 9 đoạn của Bắc Kinh không có cơ sở về luật pháp quốc tế ».
Ngoài ra, Giáo sư Erikson cũng cho rằng chủ trương không gây căng thẳng quá mức của Washington đối với Bắc Kinh đã tạo ra cảm tưởng là Mỹ nhút nhát và khiếp sợ. Nhà phân tích này nêu bật sự kiện là chương về vấn đề « giảm thiểu rủi ro » trong bản chiến lược đã nói dông dài rằng Mỹ luôn luôn bày tỏ « quan ngại » với Trung Quốc, trong lúc không thấy bất kỳ dấu hiệu nao núng nào từ phía đối phương. Đối với Giáo sư Erikson, lẽ ra chiến lược của Mỹ là phải bắn đi tín hiệu cho Trung Quốc hiểu là Mỹ sẽ sẵn sàng va chạm để đối phó với một loạt hành vi tiêu cực của Trung Quốc như đã từng có trong những năm gần đây.
Theo ông Erikson, Trung Quốc đã gây sức ép lên các láng giềng, sách nhiễu cả tàu thăm dò Mỹ lẫn tàu của các nước khác trong khu vực (cắt cáp tàu thăm dò dầu khí của Việt Nam) và nuốt phăng lời cam kết trở về hiện trạng trước năm 2012 sau vụ đối đầu với Philippines về bãi Scarborough. Trung Quốc cũng đã áp sát một cách nguy hiểm tàu chiến Mỹ Cowpens vào năm 2013, sách nhiễu máy bay trinh sát P 8 của Mỹ vào năm 2014, cắm giàn khoan trong vùng biển mà Việt Nam đòi chủ quyền và sử dụng vũ lực đánh đuổi tàu Việt Nam. Đó là chưa kể đến việc rầm rộ bồi đắp đảo trên quy mô lớn.
Nhìn chung, Giáo sư Erikson cho rằng Hoa Kỳ cần quyết liệt hơn với Trung Quốc, có chính sách cụ thể hơn nữa để buộc Bắc Kinh phải trả giá cao cho hành động sai trái của họ.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20150825-chuyen-gia-my-chien-luoc-bien-dong-cua-hoa-ky-con-qua-rut-re
Đối với Giáo sư Erikson, Lầu Năm Góc đã liệt kê được rõ ràng ba mục tiêu mà cho đến nay chỉ được nói phớt qua và rải rác. Đó là « bảo vệ quyền tự do hàng hải ; ngăn ngừa xung đột và cưỡng chế ; và thúc đẩy việc tuân thủ luật lệ và chuẩn mực quốc tế ». Theo ông, mọi người đã chờ đợi một chiến lược mạch lạc như vậy từ lâu, do đó tài liệu của Bộ Quốc phòng Mỹ là một đóng góp tích cực.
Đối với chuyên gia theo sát vấn đề Biển Đông này, chiến lược mới của Mỹ hàm chứa nhiều điểm có thể gọi là tích cực. Trước hết là nêu bật được tầm quan trọng của các tuyến hàng hải quốc tế đối với các lợi ích của Mỹ. Kế đến là vạch trần được bằng tài liệu cụ thể tính chất áp đảo của lực lượng trên biển của Trung Quốc so với tất cả những nước khác trong khu vực gộp lại, từ Nhật Bản, Indonesia, cho đến Việt Nam, Malaysia và Philippines, cũng như vạch trần được các hoạt động quá đáng của Trung Quốc đặc biệt là tại Biển Đông, với việc bồi đắp đảo nhân tạo.
Ứu điểm thứ ba là xác định rõ thêm quyết tâm dấn thân của Mỹ vào khu vực Châu Á nói chung và Biển Đông nói riêng, đặc biệt trong lãnh vực quân sự và Quốc phòng.
Cho dù vậy, Giáo sư Erikson vẫn phê phán rằng chiến lược mới đó còn quá rụt rè và thể hiện một thái độ nhút nhát nào đó trước một Trung Quốc ngoan cố.
Yêu tố đầu tiên mà chuyên gia này nêu bật là dù Trung Quốc đã có rất nhiều hành vi bị cho là quá đáng, nhưng Hoa Kỳ vẫn có những lời lẽ thiếu dứt khoát, gần như là đánh đồng các hành động bồi đắp đảo của Trung Quốc với hành động của nước khác chẳng hạn. Đối với giáo sư Erikson, Hoa Kỳ phải « đi xa hơn và nói rõ là đường 9 đoạn của Bắc Kinh không có cơ sở về luật pháp quốc tế ».
Ngoài ra, Giáo sư Erikson cũng cho rằng chủ trương không gây căng thẳng quá mức của Washington đối với Bắc Kinh đã tạo ra cảm tưởng là Mỹ nhút nhát và khiếp sợ. Nhà phân tích này nêu bật sự kiện là chương về vấn đề « giảm thiểu rủi ro » trong bản chiến lược đã nói dông dài rằng Mỹ luôn luôn bày tỏ « quan ngại » với Trung Quốc, trong lúc không thấy bất kỳ dấu hiệu nao núng nào từ phía đối phương. Đối với Giáo sư Erikson, lẽ ra chiến lược của Mỹ là phải bắn đi tín hiệu cho Trung Quốc hiểu là Mỹ sẽ sẵn sàng va chạm để đối phó với một loạt hành vi tiêu cực của Trung Quốc như đã từng có trong những năm gần đây.
Theo ông Erikson, Trung Quốc đã gây sức ép lên các láng giềng, sách nhiễu cả tàu thăm dò Mỹ lẫn tàu của các nước khác trong khu vực (cắt cáp tàu thăm dò dầu khí của Việt Nam) và nuốt phăng lời cam kết trở về hiện trạng trước năm 2012 sau vụ đối đầu với Philippines về bãi Scarborough. Trung Quốc cũng đã áp sát một cách nguy hiểm tàu chiến Mỹ Cowpens vào năm 2013, sách nhiễu máy bay trinh sát P 8 của Mỹ vào năm 2014, cắm giàn khoan trong vùng biển mà Việt Nam đòi chủ quyền và sử dụng vũ lực đánh đuổi tàu Việt Nam. Đó là chưa kể đến việc rầm rộ bồi đắp đảo trên quy mô lớn.
Nhìn chung, Giáo sư Erikson cho rằng Hoa Kỳ cần quyết liệt hơn với Trung Quốc, có chính sách cụ thể hơn nữa để buộc Bắc Kinh phải trả giá cao cho hành động sai trái của họ.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20150825-chuyen-gia-my-chien-luoc-bien-dong-cua-hoa-ky-con-qua-rut-re
Geen opmerkingen:
Een reactie posten