zaterdag 2 mei 2015

Trang bị tên lửa tấn công trên bộ cho tàu ngầm, Việt Nam khiêu khích Trung Quốc ?

Việt NamTrung QuốcQuân sựChâu ÁPhân tíchBiển Đông

Trang bị tên lửa cho tàu ngầm, Việt Nam khiêu khích Trung Quốc ?

mediaTàu ngầm Việt Nam tại quân cảng Cam Ranh - DR
Theo các nhà phân tích, việc Hà Nội trang bị tên lửa tấn công trên bộ cho đội tàu ngầm của Việt Nam có thể bị xem như là một hành động khiêu khích Trung Quốc.
Theo các dữ liệu được cập nhật hóa trên trang web của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm ( SIPRI ), Việt Nam đã mua tên lửa tấn công trên bộ Klub của Nga để trang bị cho các tàu ngầm tấn công hạng Kilo cũng mua của Nga. Nhà nghiên cứu Siemon Wezeman của SIPRI cho biết dữ liệu mới này là dựa trên của bản khai báo các vũ khí quy ước của Việt Nam nộp cho Liên hiệp quốc vào năm ngoái.
Theo nhận định của các tùy viên quân sự trong khu vực và các nhà phân tích, việc trang bị tên lửa nói trên cho các tàu ngầm thể hiện quyết tâm của Việt Nam đối phó với thế lực quân sự ngày càng mạnh của Trung Quốc và nó cũng phản ánh xu thế chung của các nước châu Á hiện nay, gia tăng trang bị vũ khí trong bối cảnh căng thẳng do tranh chấp chủ quyền lãnh thổ.
Việt Nam hiện cũng dự tính mua các tên lửa diệt hạm. Nhưng nếu như những tên lửa này chỉ có thể nhắm vào các mục tiêu là tàu trên mặt nước và tàu ngầm của Trung Quốc, thì tên lửa tấn công trên bộ có tầm bắn tới 300 km, tức là có thể bắn tới các thành phố dọc theo các bờ biển Trung Quốc, nếu giữa hai nước nổ ra xung đột. Cũng cần phải ghi nhận rằng Việt Nam là quốc gia Đông Nam Á đầu tiên trang bị tên lửa tấn công trên bộ cho tàu ngầm.
Đối với giáo sư Carl Thayer, chuyên gia về Việt Nam thuộc Học viện Quốc phòng Úc, hành động nói trên là một sự thay đổi đáng kể so với các chiến thuật diệt hạm bình thường. Giáo sư Thayer cho rằng với việc trang bị tên lửa tấn công trên bộ, Việt Nam tự tạo cho mình một khả năng ngăn chận mạnh hơn và điều này khiến cho những tính toán của Trung Quốc phức tạp hơn.
Thật ra, theo giáo sư Thayer, trong trường hợp xảy ra xung đột Việt-Trung, thay vì mạo hiểm oanh kích vào các thành phố như Thượng Hải, chắc là Hà Nội sẽ nhắm vào những mục tiêu như căn cứ hải quân trên đảo Hải Nam của Trung Quốc, cũng như vào các đảo mà Bắc Kinh đang bồi đắp trên Biển Đông.
Trước khi có tên lửa tấn công nói trên, khả năng tấn công trên bộ của Việt Nam rất giới hạn, vì chỉ dựa vào những tên lửa Scud cũ kỹ và một số vũ khí bắn từ những chiến đấu cơ Su-30 do Nga chế tạo.
Hải quân Việt Nam hiện đã tiếp nhận ba tàu ngầm hạng Kilo của Nga và chờ tiếp nhận chiếc thứ tư trong khuôn khổ hợp đồng 2,6 tỷ euro ký với Matxcơva năm 2009. Chiếc thứ năm hiện đang được cho chạy thử ở ngoài khơi thành phố St Petersburg và chiếc thứ sáu, chiếc cuối cùng, sẽ được hoàn tất vào năm tới.
Nhà phân tích chiến lược tại Matxcơva Vasily Khashin cho biết loại tàu ngầm hạng Kilo bán cho Việt Nam tối tân hơn loại tàu ngầm mà Trung Quốc đang sử dụng và Nga cũng chưa bao giờ bán tên lửa tấn công trên bộ Klub cho Bắc Kinh.
Một giáo sư môn quan hệ quốc tế tại Bắc Kinh cho rằng việc Việt Nam trang bị tên lửa tấn công trên bộ cho tàu ngầm là nằm trong xu hướng tái vũ trang « bình thường » trong khu vực, nhưng theo ông, Hà Nội nên ý thức cái giá phải trả nếu sử dụng vũ khí này chống Trung Quốc.
Còn theo lời ông Trevor Hollingsbee, nguyên là nhà phân tích tin tình báo hải quân của bộ Quốc phòng Anh, thì Việt Nam đang đặt ra cho Trung Quốc một bài toán chiến lược nan giải nhất trên Biển Đông.

http://vi.rfi.fr/viet-nam/20150430-trang-bi-ten-lua-cho-tau-ngam-viet-nam-khieu-khich-trung-quoc/

Việt NamTrung QuốcChâu ÁBiển ĐôngVũ khíQuân sự

Tên lửa từ tàu ngầm Việt Nam đủ sức tấn công miền nam Trung Quốc

mediaTàu ngầm Việt Nam tại quân cảng Cam Ranh - DR
Vào lúc hạm đội tàu ngầm Việt Nam đang ngày càng rõ nét, giới chuyên gia quân sự đã quan tâm nhiều hơn đến hỏa lực của loại vũ khí mới này. Báo mạng Đài Loan Want China Times hôm nay 27/12/2014, đã trích một bài viết trên tạp chí nghiên cứu quốc phòng hoa ngữ Hán hòa (Kanwa), trụ sở tại Canada, nêu bật khả năng tên lửa đạn đạo bắn đi từ tàu ngầm Kilo của Việt Nam đủ sức vươn tới Tổng hành dinh của Hạm đội Nam Hải Trung Quốc tại Trạm Giang.
Theo tạp chí nghiên cứu quốc phòng Kanwa, với một tầm hoạt động 280 km, tên lửa đạn đạo loại 3M-14E Klub-S trên tàu ngầm Việt Nam từ Vịnh Cam Ranh có thể tấn công vào các tỉnh Hải Nam và Quảng Đông của Trung Quốc.
Theo chuyên gia phân tích quân sự Andrei Chang (còn có bút hiệu là Pinkov), với loại tên lửa 3M-14E của Nga, sáu chiếc tàu ngầm lớp Kilo 636MV của Việt Nam mạnh hơn hẳn loại tàu Kilo mà Trung Quốc cũng mua của Nga, chỉ được trang bị loại tên lửa 3M-54E, có tầm bắn 220 km.
Chuyên gia Andrei Chang nhấn mạnh : Hiện nay Nga chỉ cho phép xuất khẩu loại tên lửa 3M-14E cho Algeri, Ấn Độ và Việt Nam mà thôi. Nếu chiến sự bùng lên giữa Trung Quốc và Việt Nam, có rất nhiều khả năng Hải quân Việt Nam đưa tàu ngầm của mình đi đầu trong chiến lược đối phó với Hải quân Trung Quốc, và các tên lửa 3M-14E có thể được sử dụng trong sự phối hợp với các vệ tinh để đối phó với Hạm đội Nam Hải của Trung Quốc đặt bản doanh tại Trạm Giang ở Quảng Đông.
Sở dĩ Việt Nam được Nga ưu tiên, đó là vì Việt Nam không có truyền thống quay cóp công nghệ học được chuyển giao, trái với trường hợp của Trung Quốc. Ngoài Nga, Việt Nam có Ấn Độ là đồng minh chính trong khu vực, và trong lãnh vực tàu ngầm, Ấn Độ có thể giúp đỡ thêm cho Việt Nam, thaamh chí còn tốt hơn Nga vì lẽ Ấn Độ có thêm kinh nghiêm cho tàu ngầm Kilo hoạt động trong vùng biển có nhiệt độ tương tự với vùng Biển Đông.
Trong những ngày gần đây, tiến trình Nga cung cấp tàu ngầm cho Việt Nam đã tăng tốc rõ rệt. Từ sau hợp đồng mua 6 chiếc Kilo ký kết năm 2009, đến nay Việt Nam đã được bàn giao ba chiếc, chiếc thứ tư đang trên đường từ Nga về Cam Ranh, chiếc thứ năm sẽ được hạ thủy ngày mai, 28/12/2014, để bắt đầu việc chạy thử, và theo báo chí Nga, công việc đóng chiếc Kilo thứ sáu đã khởi sự từ cuối tháng Năm vừa qua.
Cũng trong lãnh vực phòng thủ Biển Đông, Không quân Việt Nam được cho là cũng sắp triển khai tại Cam Ranh các chiến đấu cơ Su-30MK2 đầu tiên vừa mua từ Nga. Theo kế hoạch, đến năm 2015, Việt Nam có tổng cộng 32 chiếc Su-30MK2 trong khu vực, giúp Việt Nam tăng cường năng lực tung lực lượng chống lại Trung Quốc tại vùng Biển Đông.

http://vi.rfi.fr/viet-nam/20141227-ten-lua-tu-tau-ngam-viet-nam-du-suc-tan-cong-mien-nam-trung-quoc/

Việt Nam xây dựng lực lượng tàu ngầm để đối đầu với Trung Quốc

mediaViệt Nam hiện có 2 chiếc tàu ngầm và sẽ tiếp nhận chiếc thứ 3 cuối 2014 - DR
Việt Nam sắp tới đây sẽ có được một lực lượng hải quân có thể đối đầu với Trung Quốc trên Biển Đông với việc tiếp nhận những tàu ngầm hạng Kilo từ nước Nga. Theo các chuyên gia được hãng tin Reuters trích dẫn trong một bản tin hôm qua 08/09/2014, lực lượng tàu ngầm nói trên có thể khiến Bắc Kinh phải cân nhắc thật kỹ trước khi đụng độ với Hà Nội tại các vùng biển tranh chấp.
Hiện nay, Việt Nam đang có trong tay hai chiếc tàu ngầm và sẽ tiếp nhận chiếc thứ ba vào tháng 11 tới trong khuôn khổ hợp đồng trị giá tổng cộng 2,6 tỷ đôla ký với Matxcơva vào năm 2009.
Mặc dù đều là hai quốc gia theo chế độ Cộng sản và trao đổi mậu dịch song phương Việt – Trung hiện đã lên tới 50 tỷ đôla, Hà Nội vẫn rất lo ngại trước tham vọng lãnh thổ Bắc Kinh, nhất là với việc Trung Quốc khẳng định chủ quyền trên gần như toàn bộ Biển Đông.
Khi Trung Quốc đặt giàn khoan Hải Dương 981 ở khu vực Hoàng Sa ngay trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, Hà Nội đã rất phẫn nộ và đã điều tàu cảnh sát biển đến khu vực giàn khoan này, nhưng đã bị các tàu lớn hơn của Trung Quốc đánh đuổi.
Theo các chuyên gia, một khi các tàu ngầm mua của Nga đi vào hoạt động hoàn toàn, Việt Nam sẽ có thể tiến hành các chiến dịch ngoài khơi cũng như chung quanh các căn cứ quân sự trên quần đảo Trường Sa để ngăn chận việc xâm nhập vào các vùng biển của Việt Nam.
Điều này sẽ gây phức tạp thêm cho những tính toán của Trung Quốc khi tấn công vào các vị trí mà Việt Nam đang nắm giữ trên quần đảo Trường Sa hoặc khi nổ ra xung đột vũ trang ở các khu vực khai thác dầu khí, cho dù Bắc Kinh có một lực lượng hải quân mạnh hơn, với một đội tàu ngầm 70 chiếc.
Chuyên gia Collin Koh, thuộc Trường Quan hệ Quốc tế S. Rajaratnam của Singapore, nhận định: “Đây là chiến lược bất đối xứng cổ điển mà một nước yếu thường sử dụng để đối đầu với một nước mạnh. Tôi nghĩ Việt Nam hiểu điều đó rất rõ. Vấn đề là họ có thể hoàn thiện chiến lược đó như thế nào.”
Theo Reuters, ngoài hai chiếc tàu ngầm hạng Kilo đã tiếp nhận, các thủy thủ Việt Nam cũng đang tập luyện trên chiếc tàu ngầm thứ ba ngoài khơi thành phố St Petersbourg trước khi chiếc này được giao cho Việt Nam vào tháng 11 tới. Chiếc tàu ngầm thứ tư hiện đang được cho chạy thử ngoài khơi St Petersbourg và hai chiếc còn lại đang được đóng.
Hiện chưa biết là khi nào các thủy thủ Việt Nam mới điều khiển được hoàn toàn các tàu ngầm tối tân của Nga, nhưng một số chuyên gia nghĩ rằng chẳng bao lâu nữa, Hà Nội sẽ triển khai các tàu ngầm này ra vùng Biển Đông.
Ngoài việc được trang bị các thủy lôi tầm ngắn, tàu ngầm hạng Kilo từ dưới nước có thể phóng các tên lửa diệt hạm với tầm bắn 300 km. Theo lời nhà nghiên cứu Siemon Wazeman, thuộc Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm, trong năm nay, Việt Nam đã tiếp nhận ít nhất 10 trong số 50 tên lửa diệt hạm Klub trong khuôn khổ một hợp đồng ký với Nga.
Theo Reuters, một chuyên gia về an ninh của Trung Quốc tại Hồng Kông cho rằng các nhà chiến lược gia của Bắc Kinh đang quan ngại về những tàu ngầm của Việt Nam. Về phần các quan chức quân sự cao cấp của Việt Nam thì cho Reuters biết họ hài lòng về những tiến bộ đạt được và khẳng định là việc tập luyện trên biển và việc đưa các tàu ngầm vào kế hoạch phát triển lực lượng hải quân đang diễn ra êm thắm.
Cũng theo Reuters, các cựu thủy thủ tàu ngầm phương Tây nói họ ngạc nhiên trước tiến bộ đạt được của Việt Nam, mặc dù phát triển một lực lượng tàu ngầm là một thách đố to lớn đối với nước này. Nhất là so với Philippines, một quốc gia khác cũng đang tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc, nhưng hiện chưa có tàu ngầm hay chiến hạm tối tân nào.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20140909-viet-nam-xay-dung-luc-luong-tau-ngam-de-doi-dau-voi-trung-quoc/


Geen opmerkingen:

Een reactie posten