Thắp nến tưởng niệm 40 năm 30.4 tại thủ đô Washington
Cát Linh tường trình cuộc canh thức diễn ra vào đêm trước ngày 30 tháng tư năm nay ở vùng thủ đô Washington DC, Virginia và Maryland.
Chương trình sinh hoạt thắp nến “Tưởng niệm 40 ngày quốc hận 30.4” diễn ra vào đêm 29 tháng tư ngay trước toà đại sứ Việt Nam ở Washington DC. Đoàn anh, chi, em ca, nhạc sĩ của trung tâm Asia có mặt để cùng những người Việt lưu vong tổ chức buổi tưởng niệm tròn 40 năm ngày Sài Gòn thất thủ.
Rất nhiều những người Việt ở khu vực thủ đô Washington và cả những người từ một số tiểu bang xa đều tề tựu về. Họ đến rất sớm. Ngay từ khoảng 6 giờ chiều, công viên phía trước toà đại sứ Việt Nam đã phủ đầy một màu vàng của quốc kỳ VNCH do chính những người tham gia đêm tưởng niệm mang đến.
“Một nửa phẫn nộ. một nửa vui mừng. Vui mừng vì cộng đồng của mình đã lớn mạnh và ý thức được vấn đề quốc gia và cộng sản. Phẫn nộ vì ngày nay đất nước mình vẫn còn dưới gông cùm cộng sản tang thương. Tôi hy vọng ngày toàn dân đứng lên lật đổ không xa.” – Đó lời của ông Nhân, người đã bay từ Texas về Washington DC để tham dự đêm tưởng niệm 40 năm.
Một nửa phẫn nộ. một nửa vui mừng. Vui mừng vì cộng đồng của mình đã lớn mạnh và ý thức được vấn đề quốc gia và cộng sản. Phẫn nộ vì ngày nay đất nước mình vẫn còn dưới gông cùm cộng sản tang thương. Tôi hy vọng ngày toàn dân đứng lên lật đổ không xaVà ông Sự, cư dân của vùng Hoa Thịnh Đốn thì cho biết:
ông Nhân
“Chúng tôi đến để kỷ niệm ngày buồn nhất, của mình và của dân tộc Việt Nam”.
Họ đến không chỉ là lần đầu tiên.
“Nhiều lần lắm rồi. Cứ có là đi.”
Trong đêm canh thức nơi xứ người của 40 năm sau ngày 30 tháng 4 lịch sử, bên cạnh những người trẻ giờ đây có cùng chung tiếng nói, những người may mắn đã đến được bến bờ tự do, mà còn có cả những mái đầu bạc đã không ngừng nghĩ đấu tranh trong suốt 40 năm qua. Giờ đây, họ đến để ủng hộ và khuyến khích tinh thần cho thế hệ sau. Như lời của bà Trương Anh Thuỵ, sáng lập viên nhà xuất bản Cành Nam:
“Tôi ở đây từ những ngày đầu. Tinh thần của những người di cư và những người xa quê thì lúc nào cũng nồng nàn với quê hương. Nhất là bây giờ, lòng yêu quê hương càng dạt dào và thôi thúc hơn. Bây giờ về hưu rồi thì lại trở lại với không khí cùng với giới trẻ để nối tiếp, khuyến khích họ.”
Khẳng định như khi chương trình bắt đầu, MC Nam Lộc đã nói cùng mọi người rằng đêm hôm nay mọi người đến để cùng ôn lại nỗi buồn trong quá khứ của cuộc đời tị nạn nhưng cũng không quên những người đã nằm xuống cho chúng ta được sống. cho nên, đêm nay không phải là một đêm của đại nhạc hội.
Bên cạnh đó, có lẽ một sự khác biệt rõ nhất trong nội dung của chương trình tưởng niệm tròn 40 năm ngày quốc hận 30.4, đó là mọi người cùng nhau có những chia sẻ về vi phạm nhân quyền tại Việt Nam của giới trẻ và văn nghệ sĩ đang sinh sống và trưởng thành tại Hoa Kỳ. Như lời của MC Thuỳ Dương:
“Đối với những người trẻ đêm hôm nay là một cơ hội để chúng ta cám ơn những người đã nằm xuống vì hai chữ tự do và bên cạnh đó chúng ta ở đây để chia sẽ cho con em chúng ta biết vì sao chúng ta ở đây.”
Điều này đã được thể hiện xuyên suốt trong 4 giờ diễn ra “Đêm Canh thức và văn nghệ đấu tranh” – một tên gọi khác của chương trình.
Đối với những người trẻ đêm hôm nay là một cơ hội để chúng ta cám ơn những người đã nằm xuống vì hai chữ tự do và bên cạnh đó chúng ta ở đây để chia sẽ cho con em chúng ta biết vì sao chúng ta ở đâyNhạc sĩ Trúc Hồ phát biểu:
Thuỳ Dương
“Đây là đêm canh thức. chúng ta cùng nhau hát. Chúng ta cùng nhau tưởng niệm ngày đó tháng đó người thân của chúng ta đã ra đi như thế nào.”
Và nhạc sĩ Nam Lộc, người dẫn chương trình trong đêm canh thức cũng có trình bày:
“Chúng ta cùng canh thức, cùng nhắc nhở nhau rằng Mẹ Việt Nam vẩn đang khổ đau dưới ách thống trị của ĐCS, người dân trong nước vẫn đang sống trong nhục nhằn, tủi hận”
Đúng như mong mỏi của nhạc sĩ Trúc Hồ, sân khấu nhỏ trong khuôn viên trước toà đại sứ Việt Nam vang dội những bài hát về nỗi buồn lưu vong, những ca khúc đấu tranh cho dân tộc, nhân quyền. Không chỉ ca sĩ của trung Asia, mà toàn thể những người đứng quanh sân khấu cùng hát vang:
“Cảm giác như là mình đặt tâm trạng của mình trong bài hát đó. Rất là thích.” Chi Phương, đến từ Wahsington DC cho biết.
Nhạc sĩ Trúc Hồ cũng nhận định:
“Đây là ngọn lửa tự do. Hôm nay ngày linh thiêng của dân tộc. chúng ta có mặt ở đây từ khắp nơi, có mặt ở đây vì một lý do duy nhất, chúng ta thề mang ngọn lửa tự do này về trên đất nước Việt Nam của chúng ta. Tự do, dân chủ, nhân quyền cho Việt Nam.”
Đoàn người nối tiếp nhau đi vòng quanh sân khấu chính. Trên tay mỗi người là một ngọn lửa nhỏ. Rồi những ca khúc chất chứa tình yêu quê hương dân tộc, và cả sự căm hờn đau đớn được hát vang như “Thiên thần trong bóng tối” / “Đáp lời sông núi”/ “Anh là ai”/ “Việt Nam tôi đâu”/”Một ngày Việt Nam”… được hát vang, ngạo nghễ và oai hùng.
Geen opmerkingen:
Een reactie posten