zondag 17 mei 2015

Mẹo cực hay đuổi kiến + 10 cách đuổi muỗi không dùng hóa chất

Mẹo cực hay đuổi kiến, diệt kiến không cần thuốc

Thái Phong (T.H) | 17/05/2015 10:47


Nhà có kiến, kiến hay bò vào thức ăn gây khó chịu và đem mầm bệnh đến cho gia đình bạn. Hãy đuổi chúng bằng những mẹo sau mà không cần dùng hóa chất.

Kiến là loại côn trùng sống thành từng bầy. Nếu trong nhà có kiến, chúng không chỉ gây khó chịu khi bò vào thức ăn mà kiến còn tấn công người. Một số loài kiến cắn rất đau và nọc của chúng có thể gây dị ứng nghiêm trọng.
Đối tượng kiến thường tấn công là trẻ em trong gia đình.
Bên cạnh đó, kiến là tác nhân gây nhiều bệnh truyền nhiễm như bệnh tiêu chảy, đậu mùa... Khi kiến bò vào thức ăn có thể đem theo nhiều chất độc hại gây ngộ độc thức ăn.
Bởi vậy, khi trong nhà có kiến, bạn nên tìm cách đuổi chúng để tránh những nguy cơ nêu trên.
Cũng như muỗi, kiến rất sợ mùi bạc hà.
Cũng như muỗi, kiến rất sợ mùi bạc hà.
1. Mẹo đuổi kiến:
- Lấy chút dầu hỏa, nước cốt chanh tươi , dầu gió hoặc giấm cho vào bình xịt và xịt và tổ kiến, kiến sẽ sợ mà đi mất.
- Xay vỏ cam với nước rồi dùng hỗn hợp này xịt vào tổ kiến.
- Rắc hạt tiêu lên bệ bếp để kiến sợ mùi mà bỏ đi.
- Rắc phấn rôm trẻ em vào đường kiến hay đi.
- Trồng cây bạc hà để đuổi kiến vì kiến không ưa mùi bạc hà.
2. Mẹo diệt kiến:
- Đổ nước sôi, nước xà phòng, dầu hỏa vào tổ kiến 1,2 lần.
- Sau khi diệt kiến trong tổ, hãy dùng miếng bọt biển và chút xà phòng lau hết chỗ kiến còn sót lại và xóa đường đi của chúng.
- Trộn bột soda banking vào thức ăn có đường để dụ kiến ăn. Chất này sẽ làm kiến bị trương phình bụng và chết.
>> Nguy hại "chết người" không ngờ từ mướp đắng bạn phải biết
--------------
* Để đặt câu hỏi tư vấn sống khỏe, mời bạn
BẤM VÀO ĐÂY
theo Trí Thức Trẻ
Bạn đọc có thể báo tin, gửi bài viết, clip, ảnh về email songkhoe@ttvn.vn để nhận NHUẬN BÚT CAO TRONG VÒNG 24H.

http://soha.vn/song-khoe/meo-cuc-hay-duoi-kien-diet-kien-khong-can-thuoc-20150517104649538.htm

Mẹo nhỏ đơn giản giúp trong nhà không có 1 bóng muỗi

Thái Phong (T.H) | 10/05/2015 12:28

Theo các chuyên gia, bạc hà được coi là thảo dược an toàn, hữu dụng trong việc chữa bệnh và xua đuổi côn trùng, nhất là muỗi.

Mùa hè nóng ẩm là môi trường thuận lợi cho các loài côn trùng trong đó có muối phát triển. Sự có mặt của muỗi không chỉ gây khó chịu trong sinh hoạt mà muỗi còn là tác nhân gây một số dịch bệnh nguy hiểm. Không có gì lý tưởng hơn là một căn nhà sạch bóng muỗi.
Tuy nhiên, việc sử dụng hóa chất để diệt muỗi vừa không tiện lợi lại vừa gây e ngại về độ an toàn. Nhiều người vẫn ưa chuộng các giải pháp tự nhiên như là làm bẫy muỗi, xua đuổi muỗi bằng những vật liệu có nguồn gốc thiên nhiên.
Trong số nhiều giải pháp xua đuổi và diệt muỗi tận gốc, cách sử dụng cây bạc hà có vẻ dễ dàng và hiệu quả hơn cả.
Bạc hà có thể trồng rất đơn giản trong chậu cây cảnh.
Bạc hà có thể trồng rất đơn giản trong chậu cây cảnh.
Theo các chuyên gia, bạc hà được coi là thảo dược an toàn, hữu dụng trong việc chữa bệnh và xua đuổi côn trùng. Tinh dầu bạc hà có chứa chất ngăn chặn muỗi hiệu quả gấp 10 lần DEET - thành phần được tìm thấy trong các loại hóa chất đuổi côn trùng.
Hơn nữa, trong cây bạc hà còn có chứa chất nepetalactone, một loại tinh dầu mà muỗi không thể chịu nổi.
Không chỉ xua đuổi muỗi, bạc hà còn giúp xua đuổi các loài côn trùng khác như kiến, gián, ong. Nếu sử dụng tinh dầu bạc hà để tiêu diệt muỗi thì cũng hiệu quả hơn nhiều các loại hóa chất khác mà lại thân thiện với môi trường sống.
Trong trường hợp nhà bạn không có sẵn cây bạc hà, bạn có thể mua 1,2 bó rau bạc hà ngoài chợ về để trên bàn ăn, bệ bếp, cửa sổ... cũng có thể giúp xua đuổi muỗi trong vòng 1 - 2 ngày.
Tuy nhiên, tốt nhất là bạn hãy chủ động tạo ra "hàng rào" chống muỗi bằng cách sử dụng những chậu, bồn cây nhỏ, thậm chí là 1 chiếc cốc nhựa có chứa đất rồi cắm những cây bạc hà vào đó. Loại cây này rất dễ sống, chỉ cần có đủ nước và ánh sáng là có thể mọc xanh tốt.
Đất để trồng bạc hà có thể sử dụng đất thịt, đất cát, đất xám... hoặc bạn có thể mua đất có sẵn từ những cửa hàng cây cảnh.
Đặt những chậu bạc hà này ngoài ban công hoặc trên bậc cửa sổ, đảm bảo trong nhà bạn sẽ không có 1 bóng loài côn trùng khó chịu này.
>> Có dấu hiệu sau rất có thể bạn đã mắc ung thư gan giai đoạn đầu
>> "Thần dược" chữa bệnh tiểu đường cực dễ kiếm mà ít ai ngờ tới
--------------
* Để đặt câu hỏi tư vấn sống khỏe, mời bạn
BẤM VÀO ĐÂY
theo Trí Thức Trẻ
Bạn đọc có thể báo tin, gửi bài viết, clip, ảnh về email songkhoe@ttvn.vn để nhận NHUẬN BÚT CAO TRONG VÒNG 24H.

http://soha.vn/song-khoe/meo-nho-don-gian-giup-trong-nha-khong-co-1-bong-muoi-20150510103201803.htm

10 cách đuổi muỗi không dùng hóa chất

Giang Thanh | 18/03/2015 09:46

Khi muốntiêu diệt muỗi, bạn thường hay dùng vợt muỗi, đèn bắt muỗi, chai xịt côn trùnghay đốt nhang muỗi? Trong những cách đó, hầu hết đều không tỏ ra hiệu quả lâudài hoặc có thể còn ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe của gia đình. Thay vào đó,hãy áp dụng những cách đuổi muỗi thân thiện với môi trường dưới đây:

Cây ngũ sắc
Đây là loại cây quen thuộc, mọc hoang rất nhiều ven đường, bãi đất trống (có nơi còn gọi là cây trư ni thảo, cây cỏ hôi). Ngũ sắc được coi là loại cây đuổi muỗi khá hữu hiệu, hay được dùng ở vùng nông thôn.
Ngũ sắc là loại cây rất dễ trồng nhưng lại hiệu quả trong việc đuổi muỗi. Hình minh họa.
Cây hoa ngũ sắc có chứa nhóm hợp chất tự nhiên coumarin có tác dụng đuổi muỗi rất hiệu quả nên được sử dụng làm thành phần chính trong rất nhiều loại thuốc chống muỗi.
Tuy nhiên, khi bị muỗi chích, không nên chà xát hoa ngũ sắc trực tiếp lên da vì nó có thể gây kích ứng da.
Húng lủi (bạc hà)
Ngoài tác dụng ngăn ngừa ong, gián, kiến đến gần nhà, chậu cây húng lủi còn là trợ thủ đắc lực của con người trong việc xua đuổi muỗi.
Cây húng lủi. Hình minh họa
Nên trồng quanh nhà một vài bụi húng lủi để làm nhiệm vụ đuổi muỗi và các loại côn trùng gây khó chịu.
Nếu nhà không trồng cây húng lủi, bạn có thể ra chợ mua một nắm húng lủi, vò nát, đặt trong góc nhà, nóc tủ, bệ cửa sổ… cũng có tác dụng ngăn muỗi trong 1-2 ngày.
Cây phong lữ
Phong lữ (phong lữ thảo) là loài cây cho hoa nhiều màu, đẹp và có mùi thơm quyến rũ.
Tinh dầu hoa phong lữ chứa a-pinene, myrcene, limonene, menthone, linalool, geranyl acetate, citronellol, geraniol và geranyl butyrate, có tác dụng an thần, giảm stress nhưng lại là mùi mà muỗi cực ghét.
Hoa phong lữ với nhiều màu sắc đẹp chính là khắc tinh của muỗi. Hình minh họa.
Bạn nên trồng trong sân, nhà vài chậu hoa phong lữ để trang trí nhà cửa và tận dụng luôn tác dụng đuổi muỗi cực đỉnh của nó loài hoa này.
Cây chân chim
Cây chân chim (hay còn có những tên gọi khác là ngũ gia bì chân chim, sâm nam, chân vịt).
Cây chân chim vừa làm sạch không khí, vừa đuổi muỗi rất hiệu quả. Hình minh họa.
Theo nghiên cứu của NASA (cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ), cây chân chim là loại cây có khả năng làm sạch không khí và có khả năng chống muỗi. Khi trồng chậu cây chân chim trong nhà, muỗi sẽ tự bay đi, không dám lảng vảng trong nhà nữa.
Vỏ cam, quýt
Sau khi ăn cam, quýt, bạn nên giữ lại vỏ, phơi khô, cất giữ để dùng xua muỗi khi cần đến.
Hãy đốt một vài mẩu vỏ cam, quýt nếu bạn muốn xua đuổi muỗi ra khỏi nhà. Hình minh họa.
Tinh dầu thơm trong vỏ cam, quýt rất hấp dẫn với con người, nhưng lại là thứ mà muỗi phải tránh xa. Để xua muỗi, chỉ cần dùng vài mẩu vỏ cam, quýt đã phơi khô đốt cháy trên lửa.
Tuy cách này chỉ tác dụng trong thời gian ngắn, chừng một buổi, nhưng nó cũng giúp không gian nhà bạn có mùi thơm dễ chịu hơn.
Cúc vạn thọ
Mùi hương từ lá và hoa cúc vạn thọ là mùi muỗi không ưa thích. Hình minh họa.
Mùi hương của bông và lá cây cúc vạn thọ là mùi mà muỗi rất không ưa. Trồng một vài chậu hoa cúc vạn thọ quanh nhà, ngoài vườn cũng là cách để hạn chế muỗi tấn công con người.
Hoa dạ hương
Nằm đầu bảng các loài hoa đuổi muỗi chính là hoa dạ hương. Một khóm hoa dạ hương ngoài vườn với mùi hương ngào ngạt vào ban đêm sẽ giúp nhà gần như không bao giờ có muỗi bén mảng tới.
Hoa dạ hương đuổi muỗi rất hiệu quả, nhưng cần lưu ý vì nó có thể gây chóng mặt, nhức đầu. Hình minh họa.
Tuy nhiên, cần phải lưu ý, hoa dạ hương có mùi rất nồng, nếu ngửi lâu với mùi hoa đậm đặc sẽ khiến bạn đau đầu, hoa mắt, chóng mặt. Vì vậy, chỉ cần một bụi hoa nhỏ với 1, 2 cành hoa ngoài vườn là đủ để bảo vệ bạn khỏi muỗi.
Dầu tràm
Khi bị muỗi đốt, nên thoa dầu tràm lên vết chích để không bị sưng, ngứa. Hình minh họa.
Tinh dầu chiết xuất từ cây tràm cũng có thể là vệ sĩ giúp bạn đuổi muỗi. Nhỏ vài giọt dầu tràm vào bồn tắm, thoa dầu tràm lên quần áo, da… cũng hạn chế muỗi đến gần bạn.
Khi bị muỗi chích, hãy thoa một chút dầu tràm lên vết chích. Dầu tràm sẽ làm cho vết chích không ngứa, không sưng đỏ, không để lại sẹo thâm.
Cây hương thảo
Cây hương thảo. Hình minh họa.
Một trong những mùi mà muỗi không thích nữa đó chính là mùi tinh dầu của cây hương thảo. Nếu có điều kiện, bạn nên trồng vài chậu cây hương thảo, vừa làm cảnh, vừa làm sạch không khí, vừa có tác dụng xua đuổi muỗi.
Nếu không, bạn có thể dùng tinh dầu hương thảo. Thoa vài giọt dầu hương thảo lên gối, mền, quần áo cũng giúp  cho muỗi không dám tới gần bạn.
Cây sả
Sả là loài cây cho tinh dầu thơm được dùng rất rộng rãi. Để giúp đuổi muỗi, rất nhiều gia đình đã trồng sả quanh nhà. Sả có hương thơm đặc biệt khiến cho muỗi không thể định hướng, không thể tìm được bạn ở đâu để chích.
Cây sả. Hình minh họa.
Nếu không có đất để trồng sả, bạn có thể dùng tinh dầu chiết xuất từ cây sả. Hoặc cầu kỳ hơn, mua cây sả ở ngoài chợ về, sau đó cắm vào ly nước. Vài ngày sau, lá sả sẽ bật lên, bạn cũng sẽ có một bụi sả trong nhà để giúp xua muỗi.
theo PLO
Bạn đọc có thể báo tin, gửi bài viết, clip, ảnh về email songkhoe@ttvn.vn để nhận NHUẬN BÚT CAO TRONG VÒNG 24H.

http://soha.vn/song-khoe/10-cach-duoi-muoi-khong-dung-hoa-chat-20150316144623903.htm

Geen opmerkingen:

Een reactie posten