http://video.nguoi-viet.com/?p=24807
Lễ Tưởng niệm 40 năm Quốc Hận
208 Views0 Comments0 Likes
Lễ Tưởng niệm 40 năm Quốc Hận ( 30 tháng 4 đen ) đã được diễn ra long trọng tại trường Bolsa Grande, trung tâm Little Saigon và hàng ngàn đồng bào hải ngoại đã về tham dự. Phóng sự ngắn do Pv Dân Huỳnh nhật báo Người ...
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=206355&zoneid=1#.VT0p2umJi70
TNS Janet Nguyễn trao nghị quyết Tưởng Niệm Tháng Tư Đen
1,469 Views0 Comments4 Likes
Thượng Nghị Sĩ Tiểu Bang Janet Nguyễn vừa trao nghị quyết tháng tư đen cho một số đại diện, bao gồm lãnh đạo cộng đồng khắp tiểu bang California, cựu chiến binh VNCH, cựu chiến binh Mỹ từng tham chiến tại Việt Nam.
'Tưởng niệm quốc hận 40 năm không phải để kêu gọi sự hận thù'
Saturday, April 25, 2015 8:43:34 PM
Đúng 3 giờ chiều, mưa đổ hạt, dù nhỏ, sau một buổi sáng đầy âm u mây xám. Trên sân vận động, những chiếc dù cá nhân đủ màu đủ cỡ được bung lên, che trên mái đầu của phần đông người lớn tuổi. Họ đến sớm hơn nhiều so với thời gian ban tổ chức ghi trên thông báo, với lý do: sợ không có chỗ và những buổi như thế này làm sao đi trễ được. Và mặc gió thổi lạnh buốt, mặc cho mưa rơi làm ướt áo, chương trình văn nghệ chính thức bắt đầu. Đúng giờ. Dù số người có mặt hãy còn thưa thớt.
Bà Trinh cùng hai con đến dự lễ tưởng niệm từ lúc chưa đến 2 giờ trưa, khi sân vận động hãy còn thưa thớt người. Cũng theo bà, đây là lần thứ hai bà đi dự lễ này, lần đầu là cách đây 10 năm ở Camp Pendleton. Bà Trinh rời khỏi Sài Gòn vào ngày cuối cùng của Tháng Tư, 1975, khi được 20 tuổi.
'Tưởng niệm quốc hận 40 năm không phải để kêu gọi sự hận thù'
Saturday, April 25, 2015 8:43:34 PM
Ngọc Lan/Người Việt
GARDEN GROVE, California (NV) - “Chúng ta tổ chức Lễ Quốc Hận không phải để kêu gọi sự hận thù mà chỉ để nhắc nhở mọi người về căn cước tị nạn Cộng Sản của chúng ta,” ông Ngô Thiện Đức, trưởng ban tổ chức, phát biểu trong lời khai mạc Lễ Tưởng Niệm Quốc Hận năm thứ 40, tổ chức tại sân vận động trường trung học Bolsa Grande, Garden Grove, vào chiều Thứ Bảy, 25 Tháng Tư.
Và có lẽ phần đông người đến tham dự đã mang trong lòng tinh thần nhân bản đó.
Lễ Tưởng Niệm 40 Năm Quốc Hận tại Little Saigon (Hình: Ngọc Lan/Người Việt)
|
Đúng 3 giờ chiều, mưa đổ hạt, dù nhỏ, sau một buổi sáng đầy âm u mây xám. Trên sân vận động, những chiếc dù cá nhân đủ màu đủ cỡ được bung lên, che trên mái đầu của phần đông người lớn tuổi. Họ đến sớm hơn nhiều so với thời gian ban tổ chức ghi trên thông báo, với lý do: sợ không có chỗ và những buổi như thế này làm sao đi trễ được. Và mặc gió thổi lạnh buốt, mặc cho mưa rơi làm ướt áo, chương trình văn nghệ chính thức bắt đầu. Đúng giờ. Dù số người có mặt hãy còn thưa thớt.
Bà Trinh Nguyễn, đang sống ở Westminster, vừa cố gắng giữ cho chiếc dù lớn không bị gió quật qua quật lại, nói với nhật báo Người Việt mà như đang nói với chính mình, “Đến dự lễ 40 năm để nhớ ngày mình ra đi. 40 năm rồi sao vẫn không thể quên được những gì đã diễn ra trong những ngày cuối Tháng Tư đó. 40 năm rồi tôi cũng chưa một lần trở về Việt Nam, còn Cộng Sản là tôi không về.”
Đến sớm, đội mưa,bất chấp gió dự Lễ Tưởng Niệm 40 Năm Quốc Hận (Hình: Ngọc Lan/Người Việt)
|
Bà Trinh cùng hai con đến dự lễ tưởng niệm từ lúc chưa đến 2 giờ trưa, khi sân vận động hãy còn thưa thớt người. Cũng theo bà, đây là lần thứ hai bà đi dự lễ này, lần đầu là cách đây 10 năm ở Camp Pendleton. Bà Trinh rời khỏi Sài Gòn vào ngày cuối cùng của Tháng Tư, 1975, khi được 20 tuổi.
Cũng là một trong số những người đến sớm là bà Liên Hương Nguyễn, cư dân Westminster, sang Mỹ từ năm 1989. Bằng giọng nói đôi khi mất tiếng vì trời lạnh bất ngờ, bà cho biết, “Mọi năm ít đi dự nhưng lần này phải đi vì năm nay đánh dấu 40 năm, đi để biết rằng 40 năm rồi vẫn chưa quên, năm nào đến ngày này cũng đều buồn như thế, hôm nay trời lại còn buồn khi mưa như thế.”
“Hôm nay đáng lẽ tôi ở nhà vì tôi đang bệnh, sụt mất 8 pound, sự thật là tôi rất mệt nhưng thay vì nằm nhà thì tôi nghĩ mình cần phải đến đây vì tôi nghĩ hôm nay không đi thì rất ân hận. Buổi lễ 40 năm như vầy phải đi, phải hiện diện ở đây, nếu không khi những hình ảnh này được quay phim chiếu đi khắp nơi mà thấy người tị nạn Cộng Sản tập trung về đây để nhớ ngày này chỉ có chừng ấy người thôi thì người ta sẽ nghĩ gì, thế nên không thể chỉ ngồi nhà coi TV được,” bà Trinh nói tiếp trong khi trên sân khấu, nhóm Du Ca Nam California đang làm không khí sân vận động trở nên rộn ràng hơn.
Càng lúc, số người bước vào sân lễ càng nhiều. Không chỉ có người lớn tuổi, mà còn có những người rất trẻ đi theo ông bà, cha mẹ. Có cả những cựu quân nhân Hoa Kỳ từng tham chiến ở Việt Nam cũng đến tham dự trong những bộ sắc phục nhà binh.
Khắp trên sân lễ, ngoài phóng viên báo đài của cộng đồng Việt Nam, người ta còn nhận thấy có rất nhiều đài truyền hình địa phương của Mỹ có mặt để ghi nhận lại những gì đang diễn ra trong buổi lễ.
Chương trình lễ tưởng niệm kéo dài từ lúc 3 giờ chiều đến 9 giờ tối và kết thúc bằng lễ thắp nến.
Ngay sau phần chào cờ, mọi người có mặt được nghe một số người chia sẻ những tâm tình, nỗi niềm của người đã đi qua thời khắc 30 Tháng Tư 1975 như thế nào và nghĩ gì sau 40 năm ngày tang thương đó.
Một số dân cử các cấp, cùng đại diện các đoàn thể hội đoàn đã có mặt tham dự buổi lễ này.
Ông Michael Hà, ở Anaheim, từng trải qua thời gian sống ở Camp Pendleton vào những ngày đầu đặt chân đến Mỹ năm 1975 khi mới 16 tuổi cho biết ông luôn đến dự những buổi lễ như thế này khi có cơ hội.
“Đến đây để nhớ lại 40 năm trước, ngày tôi còn ở Việt Nam, 16 tuổi, và 40 năm sau, tôi ở đây. Đến để nhớ lúc đó người nhà đem mình ra Tân Sơn Nhất, nhìn máy bay lên xuống, cũng chẳng biết nghĩ gì. 40 năm rồi tôi chưa một lần trở về, cũng chưa thấy có lý do gì để trở về,” ông nói.
Một cựu quân nhân VNCH chào cờ VNCH trong buổi lễ. (Hình: Ngọc Lan/Người Việt)
|
Trong bộ quân phục đặc trưng của người lính Không Quân, ông Nam Phạm khiến phóng viên Người Việt chú ý bởi vì dù đứng gần cuối sân vận động, ông vẫn thể hiện tác phong chào cờ một cách trang trọng, thiêng liêng.
Ông cho biết, “Mấy năm trước có khi dự khi không những lễ tưởng niệm này, không thấy sốt sắng lắm. Riêng năm nay 40 năm rồi, tôi nghĩ mình cần phải có một nghĩa cử gì đó cho quốc gia.”
Bất chấp nhiều người chào cờ một cách “máy móc, vô hồn,” ông Nam nói, “Tôi chào cờ đúng theo tinh thần của một người dân Việt. Khi chào cờ thì mình cần có thái độ kính trọng lá cờ của mình, chứ không ai bắt buộc mình, mình làm là do lòng mình muốn làm thôi.”
Bên cạnh những người sống quanh vùng Litlle Saigon, còn có nhiều người từ các tiểu bang khác đến tham dự như anh em ông Trần Hữu Lượng ở Washington và em trai Trần Hữu Thành ở Oregon, cùng gia đình người nhà từ Canada sang “hẹn gặp nhau nhân dịp Tháng Tư này” để “cảm thấy mình may mắn quá nhiều so với đông đảo mọi người khi có cơ hội rời khỏi Việt Nam vào ngày cuối Tháng Tư, 1975.”
Bất chấp mưa, bất chấp gió, bất chấp cả âm thanh đôi khi khiến sân vận động, nhất là những người đứng từ phía sau, không nghe được bất cứ điều gì rõ ràng từ sân khấu, và bất chấp tất cả để nhận ra rằng, 40 năm sau biến cố 30 Tháng Tư, 1975, sự hoài niệm về một thời khắc khốc liệt vẫn còn là nỗi u hoài trong lòng người nơi đây.
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=206355&zoneid=1#.VT0p2umJi70
Hoài bão về tượng đài 40 năm người Việt tỵ nạn
3,244 Views0 Comments8 Likes
Hoài bão về tượng đài 40 năm người Việt tỵ nạn
USS Midway – Một ký ức 30 tháng 4
1,780 Views0 Comments5 Likes
USS Midway - Một ký ức 30 tháng 4
Kathy Pham – cô gái “Google” gốc Việt
4,457 Views0 Comments9 Likes
San Jose, Mountain Valley – Áo phông xanh, quần jean, phong thái linh hoạt cùng nụ cười rất tươi, và đặc biệt, rất đúng giờ hẹn, đó là tất cả những ấn tượng đầu tiên của tôi về Kathy Phạm, cô gái gốc Việt được mời đến...
Nghề lái taxi của người Việt ở Hawaii
4,925 Views0 Comments18 Likes
Nghề lái taxi của người Việt ở Hawaii
Viet Fashion Week debuts in Little Saigon’s Rose Center
1,227 Views0 Comments3 Likes
Viet Fashion Week made it's second debut at the Rose Center April 2-3 and Nguoi Viet got a chance to go behind the scenes for an intimate look at what it takes to put a show together.
Tuần lễ Thời trang Việt – VIET FASHION WEEK 2015
1,810 Views0 Comments8 Likes
Tuần lễ Thời trang Việt - VIET FASHION WEEK 2015
Triệu phú gốc Việt tại Hawaii
8,729 Views0 Comments22 Likes
Từ doanh thu hơn 500 ngàn đô la ở năm đầu mở tiệm bánh mì Ba Lẹ, sau 30 năm, Ba Le Bakery nay trở thành La Tour Bakehouse với hơn 19 triệu đô la thu về trong năm 2014, trở thành tiệm bánh đứng đầu cả về phẩm chất, số ...
Giật mình chuyện lưu thông ở Little Saigon
10,881 Views0 Comments19 Likes
Giật mình chuyện lưu thông ở Little Saigon
MOMSOC
1,367 Views0 Comments5 Likes
MOMS Orange County is a non profit organization that helps low income, expectant mothers through their journey of pregnancy. For Vietnamese mothers like Jane Ngo, this program is an excellent resource.
Người thợ sửa đồng hồ ở chợ trời
1,662 Views0 Comments2 Likes
Nếu là một người thường xuyên đi chợ trời và thích đồng hồ chắc ai cũng có dịp để ghé thăm một cửa hàng sửa chữa đồng hồ nhỏ nằm trong chợ từ xa xưa đến nay và bạn sẽ biết một người chuyên sửa đồng hồ...
Gặp gỡ học sinh giỏi gốc Việt trường Westminster High School
3,465 Views0 Comments7 Likes
Gặp gỡ học sinh giỏi gốc Việt trường Westminster High School
Diễn hành Tết Ất Mùi 2015
8,821 Views0 Comments36 Likes
Chủ đề diễn hành Tết 2015 là “Người Việt Hải Ngoại 40 Năm Đoàn Kết và Phát Triển” với sự tham dự của gần 100 hội đoàn, các tổ chức của chính quyền địa phương, dân cử các cấp, trường học, học khu cũng như các cơ sở thư...
Đông vui hội chợ Tết Ất Mùi ở Quận Cam
5,214 Views0 Comments14 Likes
Hai hội chợ Tết lớn nhất của Quận Cam, Hội Tết Cộng Đồng và Hội Tết Sinh Viên, vừa mở cửa vào chiều Thứ Sáu, 20 Tháng Hai. Tuy chưa chính thức khai mạc, hàng ngàn người đã đến tham dự, ăn uống, vui chơi.
Trường Tiểu Học Murdy – Garden Grove mừng Tết
1,335 Views0 Comments4 Likes
Trường Tiểu Học Murdy - Garden Grove mừng Tết
Geen opmerkingen:
Een reactie posten