Nepal mất đi nhiều di sản thế giới sau động đất
Hình ảnh đối lập quảng trường Durbar ở Katmandou, trước (trái) và sau trận động đất hôm 25/04/2015.DR / Reuters / Wikipedia
Nepal không chỉ nổi tiếng là trung tâm du lịch leo núi của thế giới mà còn là nơi tập trung nhiều công trình văn hóa lịch sử lâu đời. Trận động đất lớn hôm 25/4 đã bỗng chốc tàn phá tan hoang vùng Katmandou. Một phần di sản văn hóa lịch sử và tôn giáo của đất nước trở thành đống đổ nát không thể phục hồi.
Thủ đô Katmandou, thành phố được coi là trung tâm lịch sử của cả nước, sau trận động đất lớn hôm thứ Bảy, nhiều đền đài, công trình kiến trúc lịch sử được xây dựng từ thế kỷ thứ 12 và thế kỷ 18 giờ đây chỉ còn là những đống gạch đá đổ nát. Nhiều chuyên gia lo ngại một phần di sản văn hóa quý giá của Nepal sẽ vĩnh viễn bị mất sau trận động đất kinh khủng vừa qua.
Không thể chịu được sức rung chấn tới 7,8 độ Richter, ngọn tháp Dharhara, biểu tượng lịch sử của đất nước và là nơi thu hút chính du khách đến thăm thủ đô Nepal, đã bị đổ sập trong vòng vài phút. Tòa tháp trắng 9 tầng có cầu thang soắn ốc 200 bậc này được xây dựng từ thế kỷ thứ 19, giờ là một đống đổ nát.
Unesco đang cố gắng thu thập thông tin để đánh giá chính xác mức độ tàn phá đối với các cung điện Patan và Bhaktapur của các triều đại vua trước đây nằm trong khu thung lũng Katmandou. Đại diện của Unesco tại Nepal, Christian Manhart cho biết các di tích lịch sử quan trọng tại Katmandou đều bị hư hại nghiêm trọng.
« Nhiều khu đền đã bị sập. Trong đó có hai ngôi đền ở khu hoàng cung Patan bị sập hoàn toàn, còn khu vực quảng trường Durbar ở trung tâm Katmandou thì còn tồi tệ hơn ». Hiện tại vẫn còn quá sớm để có thể nói đến phục hồi các công trình đó cũng như nói đến sự trợ giúp của Unesco trong lĩnh vực này.
Mối quan tâm của Unesco giờ đây còn được dành cho di tích lịch sử Lumbini, nơi được cho là điểm phát tích của Đức Phật cách đây 2600 năm. Địa điểm được xếp hạng di sản thế giới của nhân loại cũng bị ảnh hưởng của trận động đất mặc dù Lumbini ở cách Katmandou 280 km.
Tại thủ đô Katmandou, khi động đất xảy ra lúc 11 giờ 59 phút hôm 25/4, quảng trường Durbar đang tập trung rất đông du khách trong và ngoài nước. Còn lúc này, mọi ưu tiên là đào bới đống đổ nát với hy vọng tìm được người sống sót. Không còn ai nghĩ tới tòa tháp được vua Nepal xây dựng từ thế kỷ 19, được Unesco xếp hạng di sản thế giới và là một biểu tượng của thủ đô Katmandou.
Unesco từng ghi nhận những công trình lịch sử của Nepal là « trung tâm xã hội, tôn giáo và đô thị của Katmandou, thành phố có lịch sử rất phong phú và truyền thống tôn giáo đa dạng. « Katmandou, với di sản kiến trúc độc đáo, những cung điện, đền đài, các khu nội cung luôn là nguồn cảm hứng cho rất nhiều văn nghệ sĩ , thi sĩ của Nepal cũng như nước ngoài », Unesco đánh giá trên trang mạng của tổ chức.
Theo chuyên gia Balaiji, không dễ gì các công trình như vậy có thể được phục dựng trở lại. Trận động đất này đã gây ra những tổn thất về di sản không thể nào bù đắp được cho Nepal cũng như cho cả nhân loại. Nhìn vào mức độ hủy hoại các công trình, các chuyên gia trong lĩnh vực đều cho rằng việc phục chế là hầu như không thể.
Nhưng Unesco cũng nhắc lại là vào năm 1833 và 1934, sau hai trận động đất kinh hoàng một số công trình của thung lũng Katmandou cũng đã được phục dựng.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20150427-nepal-mat-di-nhieu-di-san-the-gioi-sau-dong-dat/
Không thể chịu được sức rung chấn tới 7,8 độ Richter, ngọn tháp Dharhara, biểu tượng lịch sử của đất nước và là nơi thu hút chính du khách đến thăm thủ đô Nepal, đã bị đổ sập trong vòng vài phút. Tòa tháp trắng 9 tầng có cầu thang soắn ốc 200 bậc này được xây dựng từ thế kỷ thứ 19, giờ là một đống đổ nát.
Unesco đang cố gắng thu thập thông tin để đánh giá chính xác mức độ tàn phá đối với các cung điện Patan và Bhaktapur của các triều đại vua trước đây nằm trong khu thung lũng Katmandou. Đại diện của Unesco tại Nepal, Christian Manhart cho biết các di tích lịch sử quan trọng tại Katmandou đều bị hư hại nghiêm trọng.
« Nhiều khu đền đã bị sập. Trong đó có hai ngôi đền ở khu hoàng cung Patan bị sập hoàn toàn, còn khu vực quảng trường Durbar ở trung tâm Katmandou thì còn tồi tệ hơn ». Hiện tại vẫn còn quá sớm để có thể nói đến phục hồi các công trình đó cũng như nói đến sự trợ giúp của Unesco trong lĩnh vực này.
Mối quan tâm của Unesco giờ đây còn được dành cho di tích lịch sử Lumbini, nơi được cho là điểm phát tích của Đức Phật cách đây 2600 năm. Địa điểm được xếp hạng di sản thế giới của nhân loại cũng bị ảnh hưởng của trận động đất mặc dù Lumbini ở cách Katmandou 280 km.
Tại thủ đô Katmandou, khi động đất xảy ra lúc 11 giờ 59 phút hôm 25/4, quảng trường Durbar đang tập trung rất đông du khách trong và ngoài nước. Còn lúc này, mọi ưu tiên là đào bới đống đổ nát với hy vọng tìm được người sống sót. Không còn ai nghĩ tới tòa tháp được vua Nepal xây dựng từ thế kỷ 19, được Unesco xếp hạng di sản thế giới và là một biểu tượng của thủ đô Katmandou.
Unesco từng ghi nhận những công trình lịch sử của Nepal là « trung tâm xã hội, tôn giáo và đô thị của Katmandou, thành phố có lịch sử rất phong phú và truyền thống tôn giáo đa dạng. « Katmandou, với di sản kiến trúc độc đáo, những cung điện, đền đài, các khu nội cung luôn là nguồn cảm hứng cho rất nhiều văn nghệ sĩ , thi sĩ của Nepal cũng như nước ngoài », Unesco đánh giá trên trang mạng của tổ chức.
Theo chuyên gia Balaiji, không dễ gì các công trình như vậy có thể được phục dựng trở lại. Trận động đất này đã gây ra những tổn thất về di sản không thể nào bù đắp được cho Nepal cũng như cho cả nhân loại. Nhìn vào mức độ hủy hoại các công trình, các chuyên gia trong lĩnh vực đều cho rằng việc phục chế là hầu như không thể.
Nhưng Unesco cũng nhắc lại là vào năm 1833 và 1934, sau hai trận động đất kinh hoàng một số công trình của thung lũng Katmandou cũng đã được phục dựng.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20150427-nepal-mat-di-nhieu-di-san-the-gioi-sau-dong-dat/
Geen opmerkingen:
Een reactie posten