donderdag 30 april 2015

Mẹ 80 tuổi tìm con thất lạc trong chiến dịch Babylift

Thứ tư, 29/4/2015 | 14:41 GMT+7
Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ |
Thứ tư, 29/4/2015 | 14:41 GMT+7

Mẹ 80 tuổi tìm con thất lạc trong chiến dịch Babylift

Mỗi lần có người quen chuẩn bị sang Mỹ, bà Long lại tìm đến tận nhà trao cho họ một mẩu giấy tường trình nhờ tìm giúp con gái thất lạc từ năm 1975. 
tim-con-2-8341-1430292459.jpg
Tờ tường trình "Tìm con" của người mẹ 80 tuổi. Ảnh: LT.
Bà Lưu Thị Long sinh năm 1935, hơi lãng tai nhưng đôi mắt hãy còn tinh anh. Hằng ngày cụ vẫn tự đạp xe đi nhà thờ đọc kinh cầu nguyện xin sớm tìm được đứa con gái bé bỏng thất lạc. Ở tuổi gần đất xa trời, niềm vui lớn nhất của người mẹ là nuôi được 4 đứa con nên người, thành đạt, có gia đình riêng êm ấm. Tận sâu cõi lòng bà luôn khắc khoải một nỗi đau mỗi lần chạm đến lại quặn thắt. "Những đêm trời mưa, tôi nhớ con không ngủ được. Chỉ mong sao được một lần gặp lại nó, được ôm con vào lòng, tôi mới yên tâm mà ra đi", bà nuốt nghẹn nói.
Viết một tờ tường trình "Tìm con" gửi đi khắp nơi, bà Long nhớ những năm 1970, thời kỳ đói khổ, đông con, là phụ nữ chân yếu tay mềm song bà phải gánh vác việc đồng áng lo cho gia đình. Năm 1975 cuộc chiến khốc liệt, cảnh bom rơi đạn lạc rối ren trăm bề, bà Long cùng chồng bồng bế bọn trẻ chạy loạn. Nhắm không đủ sức lo cho đàn con, bà đành đem con gái 5 tuổi tên Lê Thị Tâm (sinh năm 1969) đến cô nhi viện Sao Biển thuộc quận 3, thành phố Đà Nẵng, để nhờ các xơ giữ giùm.
"Vì quen xơ người Pháp tên là Hăng-rô-la nên tôi đem Tâm đến cô nhi viện nhờ  chăm sóc giúp. Tôi định sẽ đưa những đứa lớn vào miền Nam trước, sau đó trở lại đón con bé nên không để lại giấy tờ gì hết. Ai ngờ đó là lần cuối cùng mẹ con bên nhau", người mẹ ngày nay mái tóc bạc phơ hồi tưởng. Điều bà Long tiếc nhất là trong lúc trốn chạy bị kẻ gian lấy mất túi xách nên toàn bộ của cải, hình ảnh, giấy tờ, đặc biệt là khai sinh của Tâm mất hết. 
tim-con-4-9359-1430292459.jpg
Suốt gần 40 năm qua bà Long không ngơi hy vọng tìm được con gái. Theo bà, Tâm trông rất giống em gái tên Hà (mặc áo dài xanh trong ảnh). Ảnh: LT.
Hành trình rong ruổi tìm con chẳng có gì ngoài tình mẹ. Sau ngày giải phóng, bà Long nhiều lần quay lại Đà Nẵng và đến cô nhi viện ngày xưa để xin nhận lại con. Thế nhưng bà được biết tất cả cô nhi ngày ấy đã được di tản ra nước ngoài theo chiến dịch không vận trẻ em Babylift trước ngày đất nước thống nhất, trong số đó có bé Lê Thị Tâm.
Thất vọng và đau đớn, bà Long quay lại miền Nam, tỉnh Đồng Nai tiếp tục cuộc sống mưu sinh với đàn con nheo nhóc, trong lòng không thôi khắc khoải về đứa con thất lạc không biết sống chết ra sao. "Còn nước còn tát", luôn tâm niệm như thế nên gần 40 năm qua bà vẫn nuôi hy vọng, hễ nghe có ai chuẩn bị sang Mỹ, bà lại mang tờ tường trình đến nhờ họ tìm con giúp. Thế nhưng mọi cố gắng chỉ như hạt sỏi ném vào lòng biển khơi.
Vào năm 1998, người ta báo tin có cô gái tên Lê Thị Tâm từ Mỹ về cô nhi viện ở Đà Nẵng tìm mẹ. Tâm về chung với một người bạn, có đến gặp xơ bề trên đương nhiệm tên Lưu Thị Kim Anh. Theo lời kể của các nữ tu, cô gái tên Tâm nhớ mình từng ở cô nhi viện Sao Biển, có mẹ họ Lưu nhưng không nhớ rõ tên và địa chỉ nhà, chỉ biết quê ở Trà Kiệu (thuộc xã Duy Sơn, huyện Duy Xuyên, Quảng Nam). Xơ bề trên đã dẫn cô gái đến gặp một người tên là Lưu Thị Mầu gốc Trà Kiệu nhưng Tâm khẳng định không phải mẹ mình. Tâm hứa một ngày nào đó sẽ quay trở lại Việt Nam tìm mẹ.
Năm 2000 mới biết được tin Tâm về nước qua lời kể của một người chị họ, bà Long lập tức bắt xe từ Đồng Nai ra Đà Nẵng với hy vọng mơ hồ sẽ có thêm tin tức về đứa con bao năm xa cách. Bà chôn chân trước cửa cô nhi viện khi nghe các xơ bảo không còn giữ bất kỳ thông tin gì về cô gái tên Tâm kia, ngay cả hình ảnh chuyến thăm ấy cũng không có.
Lại thêm một lần thất vọng, người mẹ đau khổ vẫn chờ đợi, bà tin rằng sẽ có một phép màu nào đó sẽ đưa con gái về bên mình trong những ngày cuối đời. Chị Lê Thị Thủy, con của bà Long cho biết, vào những ngày lễ Tết gia đình đoàn tụ, người mẹ luôn nói với các con: "Mẹ giờ đã có đầy đủ vì các con của mẹ ngoan và hiếu thảo, chỉ còn một mong mỏi nữa là được gặp Tâm, mẹ mong nó từng ngày. Mẹ hận mẹ sao ngày xưa không mang nó theo để gia đình khỏi phải cảnh ly tán như bây giờ”.
tim-con-8665-1430292459.jpg
Các con dâu rể quy tụ bên bà Long trong ngày mừng thọ 80 tuổi. Ảnh: Gia đình cung cấp.
Theo các nữ tu kể lại, bà Long chỉ biết cô gái Lê Thị Tâm có thể là con của mình đang làm tiếp viên hàng không ở Mỹ nhưng không biết rõ thuộc hãng bay nào. Bây giờ các con còn lại đã trưởng thành, bà luôn miệng nhắn nhủ: "Nếu lỡ may Chúa gọi mẹ về sớm thì các con ở lại nhớ đi tìm Tâm giúp mẹ nhé. Nó có đôi mắt to, mũi cao, miệng hơi hô, gương mặt giống mẹ và em Hà lắm".
Qua tờ tường trình và những tấm ảnh của gia đình, bà Long bày tỏ mong mỏi nếu Tâm biết được thông tin này hoặc bất kỳ ai có tin gì về con gái của bà hãy liên hệ đến địa chỉ số 186 D13 Khu B, Ấp Hưng Long, Xã Hưng Thịnh, Trảng Bom, Đồng Nai. Điện thoại: 0909 246 828. Hoặc gọi cho cháu của bà đang ở Mỹ là chị Nguyễn Thu Thảo số 374 Sposito Circle, San Jose, California, 95136. Điện thoại: 001 408 833 2776.
Thi Ngoan

Kính Bác, theo cháu nghĩ chuyện rất đơn giản (nếu có thể). Bác chỉ cần liên lạc với cơ quan Xuất, Nhập cảnh. Năm 1998 chị Lê Thị Tâm từ Mỹ về thì sẽ biết địa chỉ của chị ấy mà thôi. Chúc Bác và gia đình được toại nguyện .
vt.nguyen - 16:35 29/4

Cảm ơn VT.Nguyễn. Mình nghĩ chị mình đã thay tên đổi họ, vì nhà mình có đăng tin bên Mỹ tìm chi lâu rồi mà ko thây. Nêu thay tên thi dù chị co vê Việt Nam vân ko thê tìm qua cục XNC đc. Thân.
@Lê Thị Lệ Thuỷ: theo mình được biết thì bên Mỹ đang có chương trình hỗ trợ những trẻ em trong cuộc chiến không vận năm xưa '' tức mồ côi'' tìm lại cha mẹ qua giám định ADN đã có rất nhiều người làm xét nghiệm gủi đến cục quản lý mỹ vậy nên gia đình bác hãy ra Đà Nẵng làm xét nghiệm ADN rồi gửi qua Mỹ chắc chắn sẽ tìm được chị Tâm.. . 
tuan hoang - 20 giờ trước

http://doisong.vnexpress.net/tin-tuc/nhip-song/me-80-tuoi-tim-con-that-lac-trong-chien-dich-babylift-3207565.html



Geen opmerkingen:

Een reactie posten